Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 138: Tổng kết Tập làm văn - Năm học 2019-2020 - Ngô Thị Thủy

Văn bản tự sự - Trình bày các sự việc ( sự kiện) có quan hệ nhân quả dẫn đến kết cục, biểu lộ ý nghĩa.

- Mục đích: Biểu hiện con người, quy luật đời sống, bảy tỏ tình cảm, thái độ - Cốt truyện, nhân vật, lời kể - Bản tin báo chí.

- Bản tường thuật, tường trình

- Tác phẩm lịch sử

- Tác phẩm văn học nghệ thuật: truyện, tiểu thuyết, kí sự.

Văn bản miêu tả -Tái hiện các tính chất, thuộc tính sự vật, hiện tương làm cho chúng hiển hiện.

- Mục đích: Giúp con người cảm nhận và hiểu được chúng.Hình dung được phong cảnh, con người, sự vật. Cảnh sắc thiên nhiên, chân dung con người,.được cảm nhận từ giác quan : mắt nhìn, tai nghe, mũi ngửi, cảm giác, cảm xúc, .của chủ thể sáng tạo. - Văn tả cảnh, tả người, tả sự vật.

- Đoạn văn miêu tả trong tác phẩm tự sự

Văn bản biểu cảm - Bày tỏ trực tiếp hoặc gián tiếp tình cảm, cảm xúc của con người đối với con người, thiên nhiên, xã hội sự vật.

- Mục đích. Bày tỏ tình cảm và khơi gợi sự đồng cảm. - Trạng thái tâm trạng: vui, buồn, yêu, ghét, phẫn lộ, lo âu, đau đớn, suy nghĩ. - Điện mừng, lời thăm hỏi, chia buồn, văn tế, điếu văn.

- Thư từ biểu hiện tình cảm giữa người với người.

- tác phẩm văn học: thơ trữ tình, tùy bút, bút kí.

 

docx11 trang | Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 461 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 138: Tổng kết Tập làm văn - Năm học 2019-2020 - Ngô Thị Thủy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày dạy: TIẾT 138: TỔNG KẾT TẬP LÀM VĂN A. Mục tiêu cần đạt. 1.Kiến thức: - Ôn lại để nắm vững các kiểu văn bản đã học từ lớp 6 đến lớp 9, phân biệt các kiểu văn bản và nhận biết sự cần thiết phải đối hợp chúng trong thực tế làm bài. - Phân biệt kiểu văn bản và thể loại văn học. - Biết đọc các kiểu văn bản theo đặc trưng kiểu văn bản, nâng cao năng lực tích hợp đọc và viết các văn bản thông dụng. 2. Kĩ năng. - Rèn luyện kĩ năng vận dụng các phương thức biểu đạt trong văn bản. 3.Thái độ. - Có ý thức sử vận dụng lí thuyết vào thực hành. B. Chuẩn bị của thầy và trò. 1. Giáo viên: Chuẩn bị nội dung lên lớp, sưu tầm thêm bài tập cho h/s luyện tập. 2. Học sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên. C. Tiến trình tổ chức các hoạt động. 1. Ổn định lớp (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: Lồng ghép trong tiết học 3. Bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5’) Trò chơi ô chữ: Kể tên các kiểu văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn THCS? - Hs tham gia trả lời B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (35’) Lập bảng tổng kết. STT Kiểu văn bản Phương thức biểu đạt Các yếu tố thường có trong văn bản Ví dụ về hình thức văn bản cụ thể 1 Văn bản tự sự - Trình bày các sự việc ( sự kiện) có quan hệ nhân quả dẫn đến kết cục, biểu lộ ý nghĩa. - Mục đích: Biểu hiện con người, quy luật đời sống, bảy tỏ tình cảm, thái độ - Cốt truyện, nhân vật, lời kể - Bản tin báo chí. - Bản tường thuật, tường trình - Tác phẩm lịch sử - Tác phẩm văn học nghệ thuật: truyện, tiểu thuyết, kí sự... 2 Văn bản miêu tả -Tái hiện các tính chất, thuộc tính sự vật, hiện tương làm cho chúng hiển hiện. - Mục đích: Giúp con người cảm nhận và hiểu được chúng.Hình dung được phong cảnh, con người, sự vật. Cảnh sắc thiên nhiên, chân dung con người,...được cảm nhận từ giác quan : mắt nhìn, tai nghe, mũi ngửi, cảm giác, cảm xúc, ...của chủ thể sáng tạo. - Văn tả cảnh, tả người, tả sự vật. - Đoạn văn miêu tả trong tác phẩm tự sự 3 Văn bản biểu cảm - Bày tỏ trực tiếp hoặc gián tiếp tình cảm, cảm xúc của con người đối với con người, thiên nhiên, xã hội sự vật. - Mục đích. Bày tỏ tình cảm và khơi gợi sự đồng cảm. - Trạng thái tâm trạng: vui, buồn, yêu, ghét, phẫn lộ, lo âu, đau đớn, suy nghĩ... - Điện mừng, lời thăm hỏi, chia buồn, văn tế, điếu văn. - Thư từ biểu hiện tình cảm giữa người với người. - tác phẩm văn học: thơ trữ tình, tùy bút, bút kí... 4 Văn bản thuyết minh -Trình bày thuộc tính, cấu tạo, nguyên nhân, kết quả, tính có ích hoặc có hại của sự vật, hiện tương. - Mục đích: Giúp người đọc có tri thức khách quan và có thái độ đúng đắn đối với chúng. Giới thiệu phong cảnh, phong tục, tập quán, đồ vật, tác phẩm nghệ thuật... - Bản thuyết minh sản phẩm hàng hóa. - Lời giới thiệu di tích, thắng cảnh, nhân vật. - Văn bản trình bày tri thức và phương pháp trong khoa học tự nhiên và xã hội. 5 Văn bản nghị luận -Trình bày tư tưởng, quan điểm đối với tự nhiên, xã hội con người và tác phẩm văn học bằng các luận điểm luận cứ và cách lập luận. - Mục đích: Thuyết phục mọi người tin theo cái đúng, cái tốt, từ bỏ cái sai, cái xấu. -luận điểm, luận cứ, lập luận Cáo, hịch, chiếu, biểu -Xá luận, bình luận, lời kêu gọi. - Sách lí luận - Lời phát biểu trong hội thảo về khoa học xã hội. -Tranh luận về một vấn đề chính trị, xã hội, văn học. 6 Văn bản điều hành (hành chính công vụ) - Trình bày theo mẫu chung và chịu trách nhiệm pháp lí về các ý kiến, nguyện vọng của cá nhân, tập thể đối với cơ quan quản lí; hay ngược lại, bày tỏ yêu cầu, quyết định của người có thẩm quyền đối với người có trách nhiệm thực thi, hoặc thỏa thuận giữa công dân với nhau về lợi ích và nghĩa vụ. - Mục đích: Đảm bảo các quan hệ bình thường giữa người và người theo quy định. - Theo mẫu: phần tiêu đề, tiêu ngữ... - Đơn từ - Báo cáo - Biên bản -Đề nghị - Hợp đồng - Tường trình - Thông báo.. GV nêu các câu hỏi hướng dẫn học sinh trả lời. ? Sự khác nhau của các kiểu văn bản trên? Các kiểu văn bản có thể thay thế cho nhau được không? ? Các phương thức biểu đạt có kết hợp với nhau được hay không? ? Từ bảng trên, hãy cho biết các kiểu văn bản và hình thức thể hiện, thể loại tác phẩm văn học có gì giống nhau và khác nhau? ? Hãy kể tên các thể loại văn học đã học ghi vào vở? ? Mỗi thể loại văn học đó sử dụng các phương thức biểu đạt nào? ? Các tác phẩm như thơ, kịch, truyện có khi nào sử dụng yếu tố nghị luận không? Cho ví dụ minh họa? Và cho biết yếu tố nghị ,luận đó có đặc điểm gì? ? Kiểu văn bản tự sự và thể loại văn học tự sự khác nhau ở điểm nào? ? Tính nghệ thuật trong tác phẩm văn học tự sự thể hiện ở đỉêm nào? ? Kiểu văn biểu cảm và thể loại văn học trữ tình giống và khác nhau ở những điểm nào? Nêu đặc điểm của thể loại văn học trữ tình? Cho ví dụ minh họa? ? Tác phẩm nghị luận có cần các yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự không? Cần ở mức độ nào? Ví dụ? GV khái quát chuyển ý. ? Phần Văn và Tập làm văn có mối quan hệ với nhau như thế nào? Hãy nêu ví dụ cho thấy mối quan hệ đó trong chương trình đã học? ? Phần Tiếng việt có quan hệ như thế nào với phần Tập làm văn và phần Văn ? Nêu ví dụ chứng minh? ? Các phương thức biểu đạt có ý nghĩa như thế nào đối với việc rèn luyện kĩ năng làm văn? ? Đọc văn bản tự sự, miêu tả giúp em học kể chuyện và làm văn miêu tả như thế nào? ? Đọc văn bản nghị luận, thuyết minh có tác dụng như thế nào đối với cách tư duy , trình bày một tư tưởng, một vấn đề? GV khái quát chuyển ý ?Văn bản thuyết minh có đích biểu đạt là gì? ? Muốn làm tốt văn bản thuyết minh người viết cần chuẩn bị những gì? ? Trình bày các phương pháp thuyết minh? Ngôn ngữ của văn bản thuyết minh? ? Văn bản tự sự có đích biểu đạt là gì? ? Nêu các yếu tố tạo thành văn bản tự sự? ? Vì sao văn bản tự sự thường kết hợp với các yếu tố miêu tả, nghị luận, biểu cảm? Hãy cho biết tác dụng của các yếu tố đó đối với văn bản tự sự? ? Ngôn ngữ trong văn bản tự sự có đặc điểm gì? ? Trình bày dàn bài của bài văn tự sự? GV nhắc lại ngôi kể: - Ngôi kể thứ 3: tức là người đứng ngoài kể chuyện mọt cách khách quan câu chuyện mình biết về nhân vật - Kể theo ngôi thứ nhất: là người kể xưng Tôi kể về những gì mình đã trải qua và nói ra những cảm tưởng, ý nghĩ của mình ( người xưng tôi không nhất thiết là tác giả) ? Văn nghị luận có mục đích biểu đạt là gì? ? Các yếu tố tạo tạo thành văn bản nghị luận? ? Thế nào là luận điểm, luận cứ, lập luận? ? Yêu cầu đối với luận điểm, luận cứ, lập luận? ? Nêu dàn ý chung của bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống hoặc một vấn đề tư tưởng đạo lí? ? Trình bày dàn bài chung của bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) hoặc về một bài thơ, đoạn thơ? -Trao đổi nhóm - Nhận xét - So sánh - Độc lập - Nhận xét - Nhận xét - So sánh - Suy luận - So sánh - Nhận xét - Nghe, ghi - Trình bày - Rút ra nhận xét - Liên hệ - Liên hệ - Liên hệ - Nhận xét - Khái quát - Trình bày - Nhận xét - Trình bày Lí giải - Trình bày - Trình bày -Nghe - Nhận xét - Trình bày - Nêu ý kiến - Trình bày - Trình bày - Dàn bài 2. Sự khác nhau của các kiểu văn bản? Các kiểu văn bản có thể thay thế cho nhau được không? - Theo bảng thống kê. - Các kiểu văn bản trên khác nhau ở hai điểm chính: + Phương thức biểu đạt. + Hình thức thể hiện. - Các văn bản không thể thay thế cho nhau được vì: + Phương thức biểu đạt khác nhau. + Hình thức thể hiện khác nhau + Mục đích khác nhau: Tự sự: để nắm được diễn biến các sự việc, sự kiện. Miêu tả: để cảm nhận được các sự việc, hiện tượng. Biểu cảm: để hiểu được thái độ tình cảm của người viết đối với sự vật, hiện tượng. Thuyết minh: để nhận thức được đối tượng. Nghị luận: để thuyết phục người nghe tin theo một vấn đề nào đó. Hành chính công vụ: để tạo lập quan hệ xã hội trong khuôn khổ pháp luật. + Các yếu tố cấu thành văn bản khác nhau: Tự sự: nguyên nhân, diễn biến, kết quả của sự việc, sự kiện. Miêu tả: hình tượng về mộth sự vật, hiện tượng được tái hiện, tái tạo. Biểu cảm: các cảm xúc cụ thể của người viết đối với sự vật, hiện tượng. Thuyết minh: cung cấp tri thức Nghị luận: hệ thống luận điểm, luận cứ, lập luận. Hành chính: Trình bày theo mẫu. 3. Khả năng kết hợp của các phương thức biểu đạt. -Các phương thức có thể kết hợp với nhau được. Vì ngoài chức năng thông tin các văn bản còn có chức năng tạo lập và duy trì quan hệ xã hội, do đó không có văn bản nào là thuần chủng một cách cực đoan được. Ví dụ: Cố hương ( Lỗ Tấn ), Lão Hạc ( Nam Cao), Làng ( Kim Lân) đều sử dụng nhiều phương thức biểu đạt. 4. Điểm gì giống và khác nhau của các phương thức biểu đạt. - Giống: Các kiểu văn bản có thể dùng chung một phương thức biểu đạt nào đó. - Khác nhau: Kiểu văn bản là cơ sở của các loại thể văn học - Thể loại văn học là môi trường xuất hiện các kiểu văn bản. -Tự sự, trữ tình, kịch. * Tự sự: Có tiểu thuyết, kí, truyện dân gian... tự sử chủ yếu dùng phương thức biểu đạt tự sự và miêu tả. * Trữ tình có thơ, trường ca, thơ ca dân gian, tùy bút...trữ tình chủ yếu dùng phương thức biểu đạt biểu cảm. * Kịch có bi kịch, hài kịch, chính kịch. Kịch chủ yếu sử dụng ngôn ngữ nói và hành động của nhân vật. - Các tác phẩm thơ, kịch, tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận. Ví dụ: Chó sói và Cừu non, Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu... +Các yếu tố nghị luận đó thể hiện cách nhìn nhận và đánh giá, bình luận của người viết về vấn đề. 5. Kiểu văn bản tự sự và thể loại văn học tự sự khác nhau là. - Kiểu văn bản tự sự không chỉ dùng cho văn bản nghệ thuật mà còn dùng trong rất nhiều tình huống và các thể loại văn bản khác như trong văn bản báo chí, đơn từ, khoa học, bản tin... - Còn thể loại văn học tự sự là một thể loại nhằm phân biệt với các thể loại trữ tình và kịch. Tác phẩm tự sự là loại tác phẩm nhằm phản ánh cuộc sống " thông qua các sự kiện, biến cố và hành vi của con người làm cho tác phẩm trở thành một câu chuyên về ai đó và về cái gì đó" (Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục, Hà Nôi, 2004) -Tính nghệ thuật trong tác phẩm văn học tự sự thể hiện ở nhiều điểm. + Dùng lời kể và lời miêu tả để thông báo thời gian , địa điểm, gọi ra đặc điểm nhân vật, sự việc xảy ra, phân tích tâm trạng, tình huống nhằm làm hiện lên bức tranh đời sống một cách khách quan. + Có cốt truyện, có các biến cố, có quan hệ nhân quả với nhau, tác động vào nhau, đẩy tới một đỉnh cao buộc phải có một kết cục. + Tác phẩm tự sự có khả năng thể hiện nhân vật một cách toàn diện nhất so với các thể loại trữu tình và kịch. + Tác phẩm tự sự rất giàu các loại hình và hình thức ngôn ngữ ( ngôn ngữ người kể chuyện, ngôn ngữ nhân vật sinh động, đa dạng) 6. Kiểu văn biểu cảm và thể loại văn học trữ tình giống và khác nhau ở những điểm sau: - Giống nhau: + Thể loại văn học trữ tình chủ yếu dùng phương thức biểu đạt biểu cảm. Văn biểu cảm là cơ sở của thể loại trữ tình. - Khác nhau: + Kiểu văn biểu cảm không chỉ dùng cho văn bản nghệ thuật mà còn dùng trong rất nhiều tình huống và các loại văn bản khác như trong điện mừng, lời thăm hỏi, chia buồn, văn tế, điếu văn. + Thể loại văn học trữ tình là một thể loại nhằm phân biệt với các thể loại tự sự và kịch. 7. Tác phẩm nghị luận có cần các yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự không? Cần ở mức độ nào? Ví dụ? - Tác phẩm nghị luận cũng cần các yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự - Các yếu tố này giúp cho việc trình bày luận điểm, luận cứ trong bài văn được rõ ràng, cụ thể, sinh động hơn. Do đó bài viết có sức thuyết phục hơn. - Việc đưa các yếu tố miêu tả, thuyết minh, tự sự vào văn nghị luận cần phải xuất phát từ nhu cầu nghị luận, chúng phải phù hợp với luận điểm, luận cứ và phục vụ làm rõ luận điểm, luận cứ và khônglàm vỡ mạch nghị luận. II. Phần tập làm văn trong chương trình Ngữ văn THCS. 1. Phần Văn và Tập làm văn có mối quan hệ với nhau: - Học phần văn giúp cho biết cách mô phỏng sự vật sự việc, và nắm được kết cấu của tác phẩm, thông qua các văn bản nhà văn giúp cho ta biết cách diễn đạt lưu loát, và từ đó nảy sinh những ý tưởng sáng tạo. Ví dụ: khi học truyện ngắn của Kim Lân ta học tập được nghệ thuật xây dựng tình huống truyện... -> Đọc nhiều để học cách viết tốt, không đọc, đọc ít thì viết không tốt không hay. 2. Phần Tiếng việt có quan hệ như thế nào với phần Tập làm văn và phần Văn ? Nêu ví dụ chứng minh? - Phần tiếng Việt giúp ta có vốn từ phong phú diễn đạt chuẩn xác vấn đề, viết câu đúng, diễn đạt chuẩn và gợi cảm ( thông qua các biện pháp tu từ...) 3. Các phương thức biểu đạt có ý nghĩa như thế nào đối với việc rèn luyện kĩ năng làm văn. - Các phương thức biểu đạt giúp ta biết cách tạo lập văn bản theo đúng đặc trưng thể loại. - Giúp em biết cách xây dựng cốt truyện, tình huống, trong văn tự sự, học tập được cách quan sát, trình tự trong làm văn miêu tả. - Trình bày luận điểm rõ ràng theo một lập luận chặt chẽ... III. Các kiểu văn bản trọng tâm. 1. Văn bản thuyết minh. - Đem cho ngươì đọc nhưũng hiểu biết, tri thức khách quan chính xác về sự vật, hiện tượng để có thái độ hành động đúng đắn. - Cần chuẩn bị: người viết phải hiểu biết về sự vật, hiện tượng được thuyết minh. Có được điều này từ quan sát, thăm quan, tra cứu... - Các phương pháp thuyết minh: giải thích, liệt kê, so sánh, nêu số liệu... -Ngôn ngữ có tính chính xác, cô đọng, chặt chẽ và sinh động. 2. Văn bản tự sự. - Biểu hiện con người, quy luật đời sống và bày tỏ thái độ. - Chi tiết, cốt truyện, nhân vật, lời kể, ngôi kể, thứ tự kể... - Vì: nếu văn bản chỉ có yếu tố tự sự thì sẽ làm cho câu chuyện kể khô cứng, không có hồn. - Tác dụng: Yếu tố miêu tả làm cho sự việc được kể sinh động và như thật. Yếu tố biểu cảm thể hiện được thái độ của người nói đối với sự việc được kể. Còn yếu tố nghị luận nhằm xác lập cho người đọc, người nghe, một tư tưởng, quan điểm nào đó. - Ngôn ngữ giản dị, gần gũi với đời sống hàng ngày. * Dàn bài của bài văn tự sự: - Mở bài: Giới thiệu nhân vật và sự việc. - Thân bài: Diễn biến của sự việc - Kết bài: Kết cục của sự việc. 3.Văn bản nghị luận. - Mục đích biểu đạt: nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, một quan điểm nào đó. - Các yếu tố tạo thành: luận điểm, luận cứ, lập luận + Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức phủ định hay khẳng định. + Luận cứ là các lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm. + Lập luận là cách nêu luận điểm, luận cứ và lập luận. - Luận điểm phải xác đáng, chân thức, đáp ứng được nhu cầu của thực tế. -Luận cứ phải chân thực, đúng đắn và tiêu biểu. -Lập luận phải chặt chẽ, hợp lí. *Dàn ý chung của bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống hoặc nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. -Mở bài: giới thiệu vấn đề tư tưởng, đạo lí cần bàn luận. -Thân bài: + Giải thích chứng minh nội dung vấn đề tư tưởng, đạo lí. + Nhận định, đánh giá vấn đề tư tưởng, đạo lí đó trong bối cảnh của cuộc sống riêng, chung. - Kết bài: Kết luận, tổng kết , nêu nhận thức mới, tỏ ý khuyên bảo hoặc tỏ ý hành động. * Dàn bài chung của bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) hoặc về một bài thơ, đoạn thơ. - Mở bài: Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ và bước đầu nêu nhận xét, đánh giá của mình ( nếu đoạn thơ cần nêu rõ vị trí của đoạn thơ đó trong tác phẩm và khái quát nội dung, cảm xúc của nó) - Thân bài: Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ. - Kết bài: Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ. C. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, SÁNG TẠO (3’) - Nhắc lại nội dung ôn tập. - Chuẩn bị bài: Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận. - Hs lắng nghe * Rút kinh nghiệm: *****************************

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_9_tiet_138_tong_ket_tap_lam_van_nam_hoc.docx
Giáo án liên quan