Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 18: Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp - Năm học 2020-2021 - Ngô Thị Thủy

HĐ1. Tìm hiểu cách dẫn trực tiếp

Gọi học sinh đọc ví dụ ở sgk

? Trong đoạn trích (a) bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩ của nhân vật?

? Nó được ngăn với bộ phận đứng trước bằng dấu gì?

? Trong đoạn trích (b) là lời nói hay ý nghĩ?

? Nó được ngăn với bộ phận đứng trước bằng dấu gì?

? Trong cả hai đoạn trích có thể đảo vị trí giữa bộ phận in đậm với bộ phận đứng trước nó không? Vì sao? (HS giỏi)

- Nếu đảo thì phải thêm dấu gì?

=> Như vậy trong hai trường hợp trên người nói đã sử dụng cách dẫn trực tiếp. Em hiểu thế nào là dẫn trực tiếp?

HĐ2. Tìm hiểu cách dẫn gián tiếp:

Gọi học sinh đọc các đoạn trích ở sgk

? Trong đoạn trích (a) phần in đậm là lời nói hay ý nghĩ?

? Đoạn trích (b) là lời nói hay ý nghĩ?

? Hai bộ phận in đậm đó được ngăn với phần trước bằng dấu gì?

Ở ví dụ (a, b) người ta đã dùng cách dẫn gián tiếp. Vậy em hiểu thế nào là cách dẫn gián tiếp?

 

docx3 trang | Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 579 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 18: Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp - Năm học 2020-2021 - Ngô Thị Thủy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: .../.../20 Ngày dạy: .../.../20 Tiết 18: CÁCH DẪN TRỰC TIẾP VÀ CÁCH DẪN GIÁN TIẾP I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1.Kiến thức: - Nắm được cách dân trực tiếp và cách dẫn gián tiếp trong viết văn. 2. Kỹ năng: - Biết vận dụng cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp trong viết văn và trong đời sống. 3. Thái độ: Giáo dục thái độ ham tìm hiểu, học hỏi. 4. Năng lực: - Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo; Năng lực thẩm mỹ; Năng lực thể chất; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực công nghệ thông tin và truyền thong. - Năng lực riêng: Năng lực ngôn ngữ, năng lực thuyết trình, năng lực đọc – hiểu văn bản. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Đọc nghiên cứu tài liệu + soạn bài. 2. Học sinh: Đọc và trả lời câu hỏi ở sgk. II. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: Lồng ghép trong dạy bài mới 3. Bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của học sinh Ghi bảng A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (3’) GV tổ chức cho học sinh các tổ thi đọc thơ GV Giới thiệu vào bài HS đọc thơ theo yêu cầu B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (20’) HĐ1. Tìm hiểu cách dẫn trực tiếp I. Cách dẫn trực tiếp 1. Ví dụ Gọi học sinh đọc ví dụ ở sgk HS đọc 2. Nhận xét ? Trong đoạn trích (a) bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩ của nhân vật? HS trả lời - Lời nói của nhân vật ? Nó được ngăn với bộ phận đứng trước bằng dấu gì? - Dấu hai chấm và dấu ngoặc kép ? Trong đoạn trích (b) là lời nói hay ý nghĩ? HS trả lời - Ý nghĩ ? Nó được ngăn với bộ phận đứng trước bằng dấu gì? HS trả lời - Dấu hai chấm và dấu ngoặc kép ? Trong cả hai đoạn trích có thể đảo vị trí giữa bộ phận in đậm với bộ phận đứng trước nó không? Vì sao? (HS giỏi) HS trả lời - Được - Nếu đảo thì phải thêm dấu gì? HS trả lời - Cần thêm dấu gạch ngang => Như vậy trong hai trường hợp trên người nói đã sử dụng cách dẫn trực tiếp. Em hiểu thế nào là dẫn trực tiếp? - Dẫn trực tiếp: Là dẫn lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của nhân vật. - Lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép. HĐ2. Tìm hiểu cách dẫn gián tiếp: II. Cách dẫn gián tiếp: 1. Ví dụ Gọi học sinh đọc các đoạn trích ở sgk HS đọc 2. Nhận xét ? Trong đoạn trích (a) phần in đậm là lời nói hay ý nghĩ? HS trả lời -Lời nói ? Đoạn trích (b) là lời nói hay ý nghĩ? - Ý nghĩ ? Hai bộ phận in đậm đó được ngăn với phần trước bằng dấu gì? HS trả lời (a): Không có dấu hiệu gì. (b): Có từ “rằng” Ở ví dụ (a, b) người ta đã dùng cách dẫn gián tiếp. Vậy em hiểu thế nào là cách dẫn gián tiếp? HS trả lời - Là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của ai đó có sự điều chỉnh cho thích hợp. Gọi học sinh đọc ghi nhớ HS đọc => Ghi nhớ C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (10’) HĐ3. Luyện tập III. Luỵên tập Gọi học sinh đọc và làm các bài tập Học sinh làm việc độc lập, trả lời Bài 1: Học sinh khác nhận xét -> giáo viên nhận xét, ghi điểm. a. Ý nghĩ - dẫn trực tiếp b. Ý nghĩ - dẫn trực tiếp Học sinh thảo luận: Nhóm 1, 2 câu 1. 3 câu 2, 4 câu 3. Bài 2: D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (9’) - Tìm trên những khẩu hiệu trong lớp học nhưng câu dẫn trực tiếp. Chuyển chúng thành lời dẫn gián tiếp HS làm việc độc lập Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................................................... ...............................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_9_tiet_18_cach_dan_truc_tiep_va_cach_dan.docx
Giáo án liên quan