Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 37: Văn bản "Kiều ở lầu Ngưng Bích"

I. Mục tiêu bài học:

 Giúp HS :

- Qua tâm trạng cô đơn, đau buồn, thương nhớ của Kiều, cảm nhận được tấm lòng thuỷ chung nhân hậu của nàng.Thấy được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du, diễn biến tâm trạng được thể II. Phương tiện thực hiện :

 - GV: Sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu tham khảo, giáo án, 1 số tranh ảnh.

 Đọc hiểu, phân tích, nêu vấn đề,vấn đáp, gợi mở, giảng bình, thảo luận nhóm

IV. Tiến trình dạy học:

A. Ổn định: 9A:

B. Kiểm tra bài cũ:

- Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng đoạn trích “Cảnh ngày xuân” và nêu khái quát nội dung, nghệ thuật của đoạn trích

- Tích hợp: Như các em đã biết, trong bức tranh xinh đẹp “ Cảnh ngày xuân”, đại thi hào Nguyễn Du đã không chỉ miêu tả bức tranh thiên nhiên tươi sáng mà ông còn miêu tả lễ hội mùa xuân thật sinh động. Các em biết đấy, người Việt Nam ta luôn tự hào về truyền thuyết dòng họ. Vào dịp trước hoặc sau tết, các gia đình thường họp nhau ở nhà thờ tổ, thăm ngôi mộ tổ, thắp 1 nén nhang, kể cho nhau nghe chuyện các cụ đời trước để khuyên răn con cháu học tập và rèn luyện, kế nghiệp xưa không để hổ danh dòng họ. Đó chính là 1 nét đẹp văn minh thanh lịch của người Việt Nam nói chung và người Hà Nội ta nói riêng.

 

doc12 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 25/06/2022 | Lượt xem: 324 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 37: Văn bản "Kiều ở lầu Ngưng Bích", để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN TÍCH HỢP VĂN MINH THANH LỊCH Tiết 37: KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH (Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du) I. Mục tiêu bài học: Giúp HS : - Qua tâm trạng cô đơn, đau buồn, thương nhớ của Kiều, cảm nhận được tấm lòng thuỷ chung nhân hậu của nàng.Thấy được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du, diễn biến tâm trạng được thể hiện qua ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình. - RÌn kü n¨ng ph©n tÝch nh©n vËt qua ng«n ng÷ ®éc tho¹i vµ bót ph¸p t¶ c¶nh ngô t×nh. - Gi¸o dôc lßng thủy chung, hiếu thảo, sự c¶m th«ng , chia xẻ víi con ng­êi trong hoµn c¶nh bÊt h¹nh. Qua đó thể hiện nét văn minh thanh lịch của con người Hà Nội. II. Phương tiện thực hiện : - GV: Sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu tham khảo, giáo án, 1 số tranh ảnh. - HS: SGK,vë so¹n. III. Cách thức tiÕn hµnh : Đọc hiểu, phân tích, nêu vấn đề,vấn đáp, gợi mở, giảng bình, thảo luận nhóm IV. Tiến trình dạy học: A. Ổn định: 9A: B. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng đoạn trích “Cảnh ngày xuân” và nêu khái quát nội dung, nghệ thuật của đoạn trích - Tích hợp: Như các em đã biết, trong bức tranh xinh đẹp “ Cảnh ngày xuân”, đại thi hào Nguyễn Du đã không chỉ miêu tả bức tranh thiên nhiên tươi sáng mà ông còn miêu tả lễ hội mùa xuân thật sinh động. Các em biết đấy, người Việt Nam ta luôn tự hào về truyền thuyết dòng họ. Vào dịp trước hoặc sau tết, các gia đình thường họp nhau ở nhà thờ tổ, thăm ngôi mộ tổ, thắp 1 nén nhang, kể cho nhau nghe chuyện các cụ đời trước để khuyên răn con cháu học tập và rèn luyện, kế nghiệp xưa không để hổ danh dòng họ. Đó chính là 1 nét đẹp văn minh thanh lịch của người Việt Nam nói chung và người Hà Nội ta nói riêng. C. Bài mới: GV giới thiệu, dẫn vào nội dung bài học mới Giờ trước cô và các em đã cùng nhau tìm hiểu mét trÝch ®o¹n rÊt hay trong kiÖt t¸c TruyÖn KiÒu cña ®¹i thi hµo d©n téc NguyÔn Du. H«m nay chóng ta sÏ cïng nhau t×m hiÓu tiÕp mét ®o¹n trÝch còng rÊt hay kh¸c cña «ng qua tiÕt 37: KiÒu ë lÇu NB. GV hướng dẫn đọc: chú ý ngắt nghỉ, đặc biệt chú ý đoạn độc thoại nội tâm của nhân vật GV đọc mẫu 1 đoạn -> HS đọc ? Hãy cho biết đoạn trích nằm ở phần nào của truyện? Gđình Kiều bị vu oan, Vương ông và Vương Quan bị bắt giữ, bị đánh đập dã man, K qđ bán mình cứu cha và em. MGS đến mua Kiều với danh nghĩa cưới nàng làm vợ lẽ. Sau khi bị MGS lừa gạt, làm nhục,bị tú bà mắng nhiếc, Kiều nhất định không chịu tiếp khách làng chơi, không chịu chấp nhận cuộc sống lầu xanh. Đau đớn, tủi nhục, phẫn uất, nàng định tự vẫn. Tú Bà sợ mất vốn bèn lựa lời khuyên giải, dụ dỗ Kiều. Mụ vờ chăm sóc, thuốc thang, hứa hẹn khi nàng bình phục sẽ gả nàng cho người tử tế. Tú Bà đưa Kiều ra sống riêng ở lầu có tên là lầu Ngưng Bích, thực chất là giam lỏng nàng để thực hiện âm mưu mới, đê tiện hơn, tàn bạo hơn. GV : để nắm vững về văn bản, các em cần chú ý các chú thích trong SGK. Chú ý cho cô các chú thích : Khóa xuân, Quạt nồng ấp lạnh, Sân Lai, gốc tử? ? Xác định kiểu VB và PTBĐ? ? Đoạn trích có thể chia thành mấy phần? ND từng phần? ? Trong 3 phần của bố cục, phần nào gợi cho em sự thương cảm nhiều nhất đối với nhân vật Thúy Kiều? ( Tích hợp: Đọc đoạn thơ nói .. ko ai là ko thương cảm cho nàng KIỀU> Cô rất vui vì các em biết quan tâm, chia sẻ, không thờ ơ, vô cảm, lạnh nhạt trước nỗi đau của người khác, sẵn sàng phối hợp, giúp đỡ người khác khi cần thiết => Đó là cách ứng xử thanh lịch, văn minh của người Hà Nội ta đấy các em ạ, các em hãy luôn phát huy truyền thống ấy nhé. HS đọc 6 câu thơ đầu GV: Khi miêu tả chị em TKiều, Nguyễn Du viết: “ Vẫn nghe thơm nức hương lân Một nền Đông Tước khóa xuân hai Kiều” Mở đầu đoạn trích “ Kiều ở lầu Ngưng Bích” tác giả cũng viết: “Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân” ? Em hiểu từ khóa xuân ở đây là gì? ( khóa kín tuổi xuân, ý nói cấm cung con gái nhà quyền quý thời xưa không được ra khỏi phòng ở) GV: Chỉ qua 1 từ khóa xuân, ta có thể phần nào hình dung ra được tâm trạng của nàng Kiều. Nhà thơ đã khéo léo gợi tả tâm trạng nhân vật qua thời gian, không gian, cảnh vật nơi lầu NB => vậy cảnh vật nơi lầu NB ntn, chúng ta tìm hiểu. ? Khung cảnh thiên nhiên nơi lầu NB được mtả qua những câu thơ nào? ? Trong đoạn thơ, em thấy những từ ngữ nào đáng chú ý? ( non xa, tấm trăng gần, Bốn bề bát ngát, Cát vàng, bụi hồng) ? Tại sao em lại chú ý đến những từ ngữ ấy? ( gợi tả khung cảnh lầu NB) ? Tại sao nhà thơ lại viết: non xa, trăng gần? (Đó là quy luật của cảm giác về sự phát sáng. Ánh sáng trăng tròn mọi nẻo tạo cảm giác gần gũi -> núi xa) Bình: hình ảnh thơ gợi thời gian của buối hoàng hôn,trời chiều đang dần về tối. ? Từ láy bát ngát gợi ra không gian ntn? ( mênh mông, rộng lớn) ? Em cảm nhận ntn về khung cảnh thiên nhiên trước lầu NB? (không gian vô cùng rộng lớn, đẹp) Tích hợp:Đúng là rất đẹp. Chắc hẳn ai trong số chúng ta cũng đều nhận thấy đây là bức tranh thiên nhiên xiết bao ngoạn mục ,bức tranh trời như dệt gấm thêu hoa, có đủ màu sắc, đường nét. Vì sao vậy? Vì chúng ta là những con người đầy lạc quan, yêu đời, biết yêu, biết thưởng thức cái đẹp rất thanh lịch rất Hà Nội. Bình: Với nàng Kiều- 1 con ng tài hoa, hội tụ đủ các yếu tố cầm, kì, thi, họa với 1 trái tim đa sầu đa cảm mà được ra lầu NBđể thưởng ngoạn cái đẹp có lẽ nàng đã để lại cho đời thêm nhiều thiên kì bút. Nhưng ở đây, Kiều bị giam lỏng. ? Kiều cảm nhận bức tranh thiên nhiên ấy như thế nào? ( GV: Cảnh gợi sự rợn ngợp của không gian “non xa”, hình ảnh “trăng gần” gợi độ cao ngất ngểu của lầu NB. Từ lầu NB, Kiều chỉ thấy 1 dãy núi xa mờ với rất nhiều những cồn cát cuốn theo bụi bay mịt mù ) ? Vì sao bức tranh thiên nhiên đẹp là thế mà K lại cảm nhận như vậy? Bình: ND viết: “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Huống chi nàng vừa trải qua bao biến cố dữ dội, bị thất thân với MGS, xác thịt, nhân phẩm, danh dự bị vùi dập, thân gái bơ vơ nơi đất khách quê người.Nỗi buồn lan tỏa, thấm sâu vào cảnh vật) ? Tâm trạng Kiều được diễn tả qua từ ngữ nào? ? Em hiểu tâm trạng bẽ bàng là tâm trạng như thế nào? ( Bẽ bàng là tâm trạng tủi hổ, xót xa của người con gái tài sắc vẹn toàn, có sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành mà giờ đây bị bán mình vào lầu xanh, suýt nữa đã trở thành ca kĩ dưới bàn tay của Tú bà) ? Cụm từ “mây sớm đèn khuya” gợi cho em điều gì? Bình: Thời gian cũng như không gian giam hãm con người. Sớm và khuya, ngày và đêm, Kiều cô đơn, lẻ bóng. Mọi vật xung quanh đều lặng lẽ, không có sự giao lưu Dẫn: Cảnh thế ấy, tình thế này. ? Em thấy tâm trạng của Kiều ntn qua câu thơ: “ Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng”? ? Miêu tả cảnh thiên nhiên nơi lầu NB nhưng qua đó nhà thơ lại cho ta thấy rõ tâm trạng của nhân vật.Như vậy, theo em biết, tác giả đã sử dụng bút pháp nghệ thuật nào? GV: Cảnh buồn thì hay gợi nhớ. Vậy nàng nhớ ai? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu tám câu thơ tiếp. - Quan sát 8 câu thơ tiếp. ? Kiều đã nhớ những ai? (Nhớ người yêu và cha mẹ) ? Kiều nhớ ai trước, ai sau? ( Nhớ người yêu trước, nhớ cha mẹ sau) ? Diễn tả nỗi nhớ của Kiều như vậy có hợp lí không? Vì sao? (Thoạt đọc thì không hợp lí nhưng đặt trong hoàn cảnh của Kiều lúc đó thì rất hợp lí vì: +Lúc này Kiều đang bị giam hãm trong lầu NB, bị MGS làm nhục, bị ép tiếp khách làng chơi nên khi nhìn thấy vầng trăng giữa trời, Kiều lại thấy xót xa đau đớn vì mối tình đầu đẹp đẽ tan vỡ + Kiều thấy mình có lỗi, lúc nào cũng day dứt vì đã bội ước với chàng Kim. +Với cha mẹ, dù sao phần nào Kiều cũng đã làm tròn được chữ hiếu khi bán mình để cứu cha và em) => Cách diễn tả này phù hợp với quy luật tâm lý của nhân vật, vừa thể hiện rõ sự tinh tế trong ngòi bút của Nguyễn Du đồng thời cho thấy sự cảm thông sâu sắc của tác giả đối với nhân vật. ? Nỗi nhớ Kim Trọng của K được thể hiện qua những câu thơ nào? ? Từ ngữ nào đáng chú ý?( tưởng) ? Từ “tưởng” trong trường hợp này được hiểu như thế nào? ( Tưởng: nhớ,mơ tưởng, tưởng tượng, nghĩ đến ) Gv bình. Từ tưởng là một từ rất hay . Bao trùm lên nỗi nhớ Kt là từ tưởng. Tưởng là nhớ đến mức như thấy chàng Kim đang hiển hiện trước mắt. ? Vậy Kiều đã tưởng tượng, đã nhớ đến điều gì? =>Vầng trăng còn đó, lời thề nguyền chưa ráo mà 2 người đã muôn dặm quan san. ? Ở câu sau, tác giả sử dụng thành ngữ nào? ? Qua thành ngữ “Rày công mai chờ”, em thấy nàng Kiều còn tưởng tượng ra điều gì khác nữa? GV: Sau đó, Kiều quay trở về với cảnh ngộ bơ vơ nơi chân trời góc bể của mình. Nàng xót xa: “Tấm son gột rửa bao giờ cho phai” ? Em hiểu tấm son là gì? ( Tấm lòng son sắc, thủy chung) Bình: tấm lòng thủy chung son sắc được thể hiện nhiều trong văn thơ VN.. Đó là h/a người phụ nữ trong Bánh trôi nước của HXH. Đó là nàng Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ Họ là những tấm gương ngời sáng đáng để cho chúng ta học tập và noi theo. Nghĩ về tấm lòng son, Kiều đau đớn: “Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”? ? Em hiểu ntn về câu thơ? (câu thơ có hai cách hiểu: tấm lòng son là tấm lòng nhớ thương Kim Trọng dù trong bất cứ hoàn cảnh nào vẫn không bao giờ nguôi quên hoặc tấm lòng son của Kiều đã bị vùi dập, hoen ố biết bao giờ mới gột rửa được Tích hợp: Chung thủy, chân thành trong tình yêu cũng là một nét đẹp của người phụ nữ VN ta nói chung và người HN ta nói riêng. Với các em, sự chung thủy được thể hiện trong các mối quan hệ,ngay cả trong mqh với bạn bè . Ca dao có câu: Vợ chồng đạo nghĩa cho bền Bạn bè chung thủy, dưới trên đàng hoàng. Đặt mình vào bi kịch của người khác, nỗi nhớ của Kiều đối với cha mẹ thật cảm động. - HS đọc 4 câu tiếp. ? Em chú ý từ ngữ nào nhất? ( Xót, Quạt nồng ấp lạnh..) ? Em hiểu như thế nào về từ xót? ( xót xa, xót thương) ? Tại sao khi nhớ về KT, tác giả dùng từ tưởng thì khi diễn tả nỗi nhớ cha mẹ , tác giả lại dùng từ xót? ( Nói tới “ xót” là nói đến mối quan hệ ruột rà, máu mủ, huyết mạch. Chữ xót được sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, có giá trị gợi tả cao) ? Hãy phân tích làm rõ, Kiều đã “xót” cha mẹ như thế nào ? ? Để làm rõ nỗi xót cha mẹ của TK, tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? GV: Thành ngữ: “ Quạt nồng ấp lạnh” ý nói mùa hè nóng nực thì quạt cho cha mẹ ngủ còn mùa đông lạnh giá thì vào nằm trước trong giường để khi cha mẹ ngủ, chỗ nằm đã ấm sẵn. Điển cố Sân Lai: Theo Hiếu tử truyện: Lão Lai người nước sở thời xuân thu rất có hiếu, tuy đã già mà còn nhảy múa ngoài sân cho cha mẹ xem để mua vui cho cha mẹ. ?Vậy sử dụng thành ngữ và điển cố để nói lên điều gì? - GV chốt phần 2. GV: Trong cảnh ngộ ở lầu NB, Kiều là người đáng thương nhất nhưng nàng đã quên đi cảnh ngộ của bản thân để nghĩ về Kim Trọng, cha mẹ Tích hợp: Người VN ta luôn trân trọng, đề cao chữ tình, chữ hiếu, đặc biệt là chữ hiếu. Ca dao có câu “ Công cha như núi Thái Sơn.........” Thơ Nguyễn Đình Chiểu lại viết: “Trai thời trung hiếu làm đầu Gái thời tiết hạnh làm câu trau mình” Đó là nét đẹp văn minh của người Việt Nam ta nói chung và người Hà Nội nói riêng. ? Là một người con HN, em đã làm gì để cha mẹ vui lòng? ( GV: Với cha mẹ chúng ta phải luôn yêu thương, kính trọng cha mẹ, học cách làm cha mẹ vui lòng thông qua những hành động, cử chỉ, việc làm cụ thể và thiết thực các em nhé.) GV: Với quan niệm thẩm mĩ truyền thống, Nguyễn Du luôn lấy khung cảnh thiên nhiên làm nền cho hoạt động nội tâm của nhân vật. Điều đó thể hiện ntn? Cta cùng nhau tìm hiểu tiếp 8 câu thơ cuối. Đọc đoạn thơ cuối ? Cảm nhận chung của em về âm hưởng những câu thơ cuối ntn? ( Âm hưởng trầm buồn, sâu lắng) ? Đoạn thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật nào nổi bật? =>Buồn trông: điệp khúc của đoạn thơ và cũng là điệp khúc của tâm trạng. GV: Đoạn thơ có 4 cặp câu lục bát tương ứng với 4 cảnh.Mỗi cảnh vật khêu gợi ở Kiều trường liên tưởng khác nhau. - Quan sát bức tranh thứ nhất. ? Bức tranh thứ nhất hiện ra với những hình ảnh nào? ( Cửa bể,, thuyền, buồm) ? Những hình ảnh đó gợi ra một không gian ntn? ( gợi Kg rộng lớn) ? H/a con thuyền được miêu tả qua những từ ngữ nào? (Hai từ láy: Thấp thoáng, xa xa) ? Hai từ láy thấp thoáng, xa xa gợi lên hình ảnh con thuyền ntn? ( hình ảnh con thuyền nhỏ nhoi, đơn độc giữa mênh mông biển nước, lúc ẩn lúc hiện nhô trên sóng biển như mơ hồ, như ảo ảnh.) ? Em đọc được tâm trạng nào của Kiều lúc này? ( Tâm trạng cô đơn, buồn tủi của kiếp người lưu lạc. Con thuyền đang lênh đênh trên mặt biển biết bao giờ mới tìm được bến bờ neo đậu. nó cũng như cđời Kiều nổi trôi vô định. con thuyền trôi gợi nên trong lòng Kiều nỗi nhớ về quê hương và gia đình, gợi niềm khát khao sum họp, đoàn tụ với người thân yêu biết bao.) Quan sát bức tranh thứ hai. ? Khung cảnh thiên nhiên được miêu tả qua những hình ảnh nào? ? Ngọn nước mới sa là ngọn nước ntn? ( là ngọn nước đổ từ trên xuống tung bọt trắng xóa) Trên ngọn nước mới sa, 1 cánh hoa trôi đi lặng lẽ, buồn bã đến nơi nào không biết được. ? Nhìn cánh hoa trôi trên ngọn nước mới sa, Kiều đã liên tưởng đến mình ntn? Ngọn nước ấy, cánh hoa ấy hay chính là cuộc đời Kiều? Thân phận Kiều như đóa hoa mỏng manh kia không biết rồi sẽ trôi dạt về đâu, bị vùi dập ra sao? Một tương lai mịt mờ, vô định, không phương hướng. ? Bức tranh thứ ba, tác giả tập trung miêu tả đối tượng thiên nhiên nào? ? Từ láy rầu rầu gợi ra màu sắc nội cỏ ntn? ( Cỏ rầu rầu là cỏ héo úa, tàn tạ) ? Đó có phải là màu sắc thực của nội cỏ ko? (Đó có thể là màu sắc thực, có thể mang tính ước lệ => màu cỏ nhuốm tâm trạng) ? Em hình dung như thế nào về cảnh: “Ch©n m©y mÆt ®Êt mét mµu xanh xanh”? ( màu xanh xanh của nội cỏ trải dài vô tận tưởng như không bao giờ dứtthật đơn điệu, nhàm chán) ? Em đọc được tâm trạng nào của Kiều lúc này? ? Bức tranh thứ 4 có gì khác so với 3 bức tranh đầu? ( có sự xuất hiện của âm thanh tiếng gió, sóng) ? Kiều đã cảm nhận âm thanh của tiếng gió, tiếng sóng qua những từ ngữ nào? ? Để nhấn mạnh âm thanh tiếng gió, tiếng sóng, tác giả đã sử dụng những bpnt nào? ( Nhân hóa, đảo từ) ? Em cảm nhận được bức tranh thiên nhiên ntn? (Cảnh còn ghê gớm hơn, dữ dội hơn.) ? Trước khung cảnh thiên nhiên ấy, Kiều dự cảm thấy điều gì? Lần 4. Tiếng sóng ầm ầm vỗ thét, sóng ko ở xa mà sóng bao quanh Kiều, ôm lấy ghế nơi nàng ngồi. Sóng ko vỗ, ko đập mà tiếng sóng kêu. Đó là điềm báo trước những sóng gió, bão tố của cuộc đời Kiều sẽ nổi lên xô đẩy, vùi dập cuộc đời Kiều. Dự cảm ấy của Kiều như báo trước cuộc sống Thanh lâu 2 lượt, thanh y 2 lần của nàng. ? Như vậy trong 8 câu thơ cuối, em thấy tác giả đã dùng trình tự nào để miêu tả cảnh vật? => từ xa đến gần, từ cao xuống thấp, từ hình ảnh, màu sắc đến âm thanh GV chốt: Bên cạnh việc lựa chọn trình tự miêu tả đầy dụng ý, Nguyễn Du đã rất thành công trong sử dụng biện pháp độc thoại nội tâm, câu hỏi tu từ, những từ láy giàu sức gợi tả kết hợp với bút pháp tả cảnh ngụ tình độc đáo. Tất cả góp phần thể hiện diễn biến của những cung bậc cảm xúc tinh tế của Thúy Kiều . Qua đó cho thấy ND ko chỉ là bậc thầy trong nghệ thuật miêu tả thiên nhiên mà ông còn là bậc thầy trong nghệ thuật miêu tả tâm trạng Như vậy cô và các em vừa tìm hiểu xong đoạn trích. Cta cùng nhau khái quát lại nội dung và nghệ thuật thông qua phần III. ? Hãy khái quát nội dung và nghệ thuật của văn bản? Để khắc sâu thêm nội dung kiến thức mới học, cô có bài tập luyện tập nhỏ như sau: I, Đọc và tìm hiểu chú thích 1, Đọc 2, Tìm hiểu chú thích a, Vị trí đoạn trích * Vị trí: Nằm ở phần 2: “Gia biến và lưu lạc” gồm 22 câu, từ câu 1033- 1054 b, Từ khó II, Tìm hiểu văn bản 1, Kiểu VB và PTBĐ Biểu cảm +miêu tả 2, Bố cục - 3 phần + Đoạn 1: 6 câu thơ đầu: Hoàn cảnh cô đơn, tội nghiệp của Thúy Kiều + Đoạn 2: 8 câu tiếp: Nỗi nhớ người yêu và cha mẹ + Đoạn 3: 8 câu cuối: Tâm trạng đau buồn, lo âu của Thúy Kiều thể hiện qua cách nhìn cảnh vật 3, Phân tích a, 6 câu thơ đầu -Khóa xuân: khóa kín tuổi xuân => ý nói Kiều bị giam lỏng * Khung cảnh thiên nhiên “Vẻ non xa, tấm trăng gần ở chung Bốn bề bát ngát xa trông Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia” => Không gian mênh mông, rợn ngợp, hoang vắng, thiếu vắng sự sống của con người. -*Tâm trạng: bẽ bàng - “Mây sớm đèn khuya”: gợi thời gian tuần hoàn, khép kín => Kiều rơi vào hoàn cảnh cô đơn tuyệt đối - Tâm trạng ngổn ngang, giằng xé. => lòng buồn nên nhìn cảnh cũng buồn hay cảnh làm cho người buồn thêm => bút pháp tả cảnh ngụ tình. Cảnh làm nền, tả cảnh để tả tình b, Tám câu thơ tiếp b1. Nỗi nhớ người yêu “ Tưởng người rày trông mai chờ” - Từ “tưởng”: Nhớ đến lời thề nguyền dưới trăng với Kim Trọng hôm nào - Thành ngữ “Rày công mai chờ” => Tưởng tượng chàng Kim vẫn chưa hay biết những biến cố dữ dội mới xảy ra, vẫn ngày đêm trông ngóng , chờ đợi 1cách uổng công vô ích => Dù hiểu theo cách nào cũng cho thấy Kiều là 1 người tình chung thủy b2. Nỗi nhớ cha mẹ “Xót người tựa cửa hôm mai Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ Sân Lai cách mấy nắng mưa Có khi gốc tử đã vừa người ôm” Chữ “xót” : đúng lúc, đúng chỗ, có giá trị gợi tả cao - Xót: +Tựa cửa hôm mai: cha mẹ già ngày đêm tựa cửa ngóng trông con. + Quạt nồng ấp lạnh: cha mẹ ngày thêm già yếu ko biết ai là người chăm sóc, phụng dưỡng. Thành ngữ: “ Quạt nồng ấp lạnh”, câu hỏi tu từ và điển cố “Sân lai”, “gốc tử” => Tâm trạng nhớ thương, tấm lòng hiếu thảo của Kiều. * Tiểu kết: Màn độc thoại ngắn gọn, sử dụng từ ngữ tinh tế kết hợp thi liệu, thành ngữ, điển cố bộc lộ nội tâm nhân vật. => Kiều là người tình thủy chung, người con hiếu thảo, có tấm lòng vị tha đáng trọng. c, Tám câu cuối -NT: tám câu lục bát chia làm 4 cặp, bắt đầu bằng điệp ngữ “buồn trông” * Bức tranh thứ nhất: Buồn tr«ng cöa bÓ chiÒu h«m ThuyÒn ai thÊp tho¸ng c¸nh buåm xa xa? -Cánh buồm xa xa=>nhớ về quê hương và gia đình, gợi niềm khát khao sum họp * Bức tranh thứ hai Buån tr«ng ngän nưíc míi sa Hoa tr«i man m¸c biÕt lµ vÒ ®©u? - Hoa trôi man mác=>nỗi buồn về số kiếp trôi nổi. Một tương lai mịt mờ, vô định, không phương hướng. * Bức tranh thứ ba Buån tr«ng néi cá rÇu rÇu Ch©n m©y mÆt ®Êt mét mµu xanh xanh -Nội cỏ rầu rầu=>Gợi sự úa tàn, buồn bã, chán chường, vô vọng vì cuộc sống tẻ nhạt, vô vị. * Bức tranh thứ tư Buån tr«ng giã cuèn mÆt duÒnh Çm Çm tiÕng sãng kªu quanh ghÕ ngåi Cảnh ghê gớm, dữ dội . -Ầm ầm tiếng sóng kêu=>một nỗi khủng khiếp, hãi hùng. Sóng gió, bão tố cuộc đời sẽ nổi lên, xô đẩy, vùi dập cuộc đời Kiều. =>Mỗi cảnh vật khêu gợi ở Kiều một nỗi buồn khác nhau. =>Tạo nên nhiều tầng ý nghĩa và nâng mức cảm xúc. III. Tổng kết: + Nghệ thuật: miêu tả nội tâm nhân vật, bút pháp tả cảnh ngụ tình đặc sắc. + Nội dung: Đoạn thơ cho thất cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thủy chung, hiếu thảo của Kiều. IV. Luyện tập: Chọn đáp án đúng 1. Nghệ thuật đặc sắc trong đoạn trích? A. Tả cảnh thiên nhiên hùng vĩ. B. Tả tình của Thuý Kiều. C. Tả cảnh ngụ tình. D. Tả tình ngụ cảnh. 2. Tâm trạng của Kiều ở Lầu Ngưng Bích? A. Bình thản chấp nhận cuộc sống hiện tại. B. Tâm trạng nhớ thương buồn tủi. C. Vui vẻ vì ở đây rất vui. D. Cả ba ý trên. 3. Tích hợp Là học sinh Hà Nội, em học đươc điều gì từ nhân vật Thúy Kiều sau khi học xong đoạn trích KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH? 4. Củng cố Bài tập tích hợp; ?Quan sát hai hình ảnh dưới đây và cho biết từ hai hình ảnh đó gợi cho em nhớ đến những câu ca dao nào nói về nét đẹp văn minh thanh lịch của người Việt Nam ta nói chung và người Hà Nội ta nói riêng? 5. HDVN - Học thuộc lòng đoạn trích. - Phân tích nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong đoạn trích. - Soạn Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga.

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_9_tiet_37_van_ban_kieu_o_lau_ngung_bich.doc