Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 51+52: Văn bản Đoàn thuyền đánh cá - Năm học 2020-2021

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5’)

- Nhóm 1 lên tổ chức cho các bạn chơi trờ chơi “Ai là triệu phú”

-> GV dẫn vào bài

 Sự gặp gỡ và giao hòa của 2 cảm hứng: cảm hứng lãng mạn tràn đầy niềm vui hào hứng về cuộc sống mới trong thời kỳ MB bước vào XD CNXH và cảm hứng thiên nhiên, vũ trụ đã tạo ra những hình ảnh rộng lớn, tráng lệ, lung linh như những bức tranh sơn mài trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá mà chúng ta sẽ tìm hiểu ngày hôm nay

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (35’)

Hoạt động: Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu chung

Nhóm 2:

Thuyết trình về tác giả Huy Cận.

GV chốt: Nếu trước CM, thơ ông thẫm đẫm nỗi sầu nhân thế thì sau 1945, thơ Huy Cận vừa triết lí suy tư, lại hồn nhiên tươi trẻ, vừa bay bổng lãng mạn,vừa hiện thực đời thường

Đại diện nhóm 2 thuyết trình

Các nhóm khác bổ sung (nếu cần) I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả : Huy Cận

Tên : Cù Huy Cận

- Quê: Hà Tĩnh

- Được nhà nước trao tặng Giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật (năm 1996)

- Phong cách: dạt dào niềm vui, yêu thiên nhiên, con người

 

docx7 trang | Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 820 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 51+52: Văn bản Đoàn thuyền đánh cá - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : Ngày dạy : TIẾT 51, 52 : ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ HUY CẬN A. Mục tiêu cần đạt : Qua bài học HS có được: 1. Kiến thức: - Những hiểu biết bước đầu về tác giả Huy Cận và hoàn cảnh ra đời cảu bài thơ - Những xúc cảm của nhà thơ trước biển cả rộng lớn và cuộc sống lao động của ngữ dân trên biển. - Nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại, cách tạo dựng những hình ảnh tráng lệ, lãng mạn. 2. Kỹ năng: - Đọc –hiểu tác phẩm thơ văn hiện đại - Phân tích 1 số các chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong bài thơ. - Cảm nhận được cảm hứng về thiên nhiên và cuộc sống lao động của tác giả được đề cập đến trong tác phẩm. 3. Thái độ: Tự hào về vẻ đẹp và sự giàu có của biển Việt Nam 4 Năng lực: - Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo; Năng lực thẩm mỹ; Năng lực thể chất; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực công nghệ thông tin và truyền thông. - Năng lực riêng: Năng lực ngôn ngữ, năng lực thuyết trình, năng lực đọc – hiểu văn bản. B. Chuẩn bị: 1. Giáo viên : - Soạn giáo án. - Chuẩn bị bảng phụ hoặc máy chiếu - Chuẩn bị ảnh chân dung các tác giả và tranh ảnh minh hoạ cho bài học 2. Học sinh : - Soạn bài . - Chuẩn bị giấy khổ to & bút dạ để thảo luận nhóm . C Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học 1. Ổn định tổ chức (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong học bài mới 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5’) - Nhóm 1 lên tổ chức cho các bạn chơi trờ chơi “Ai là triệu phú” -> GV dẫn vào bài Sự gặp gỡ và giao hòa của 2 cảm hứng: cảm hứng lãng mạn tràn đầy niềm vui hào hứng về cuộc sống mới trong thời kỳ MB bước vào XD CNXH và cảm hứng thiên nhiên, vũ trụ đã tạo ra những hình ảnh rộng lớn, tráng lệ, lung linh như những bức tranh sơn mài trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá mà chúng ta sẽ tìm hiểu ngày hôm nay B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (35’) Hoạt động: Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu chung Nhóm 2: Thuyết trình về tác giả Huy Cận. GV chốt: Nếu trước CM, thơ ông thẫm đẫm nỗi sầu nhân thế thì sau 1945, thơ Huy Cận vừa triết lí suy tư, lại hồn nhiên tươi trẻ, vừa bay bổng lãng mạn,vừa hiện thực đời thường Đại diện nhóm 2 thuyết trình Các nhóm khác bổ sung (nếu cần) I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả : Huy Cận Tên : Cù Huy Cận - Quê: Hà Tĩnh - Được nhà nước trao tặng Giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật (năm 1996) - Phong cách: dạt dào niềm vui, yêu thiên nhiên, con người - Hướng dẫn cách đọc: Đọc với giọng vui, phấn chấn, nhịp vừa phải, ở những khổ thơ hai, ba và bảy, giọng đọc cần cao lên một chút và nhịp cũng nhanh hơn Nhóm 3 : Thuyết trình về tác phẩm « Đoàn thuyền đánh cá » HS đọc theo hướng dẫn Đại diện nhóm 3 thuyết trình Các nhóm khác bổ sung 2. Tác phẩm Giáo viên nhận xét, chốt ý Hoàn cảnh sáng tác : 1958, trong chuyến đi thực tế của tác giả ở vùng biển Quảng Ninh . Đây là thời kì miền Bắc đi lên xây dựng CNXH. - Xuất xứ: « Trời mỗi ngày lại sáng » (1958) Thể thơ : 7 chữ Cảm hứng bao trùm : cảm hững vũ trụ và cảm hứng về con người lao động Mạch cảm xúc : vận động theo trình tự không gian, thời gian của 1 chuyến ra khơi: ra khơi lúc bình minhàđánh cá trên biển đêmàtrở về lúc bình minh e. Bố cục: + Hai khổ đầu : là cảnh đoàn thuyền ra khơi. + 4 khổ tiếp theo là cảnh hoạt động của đoàn thuyền đánh cá + Khổ cuối là cảnh đoàn thuyền trở về Hoạt động 2: HS đọc và tìm hiểu văn bản -HS trả lời II. Tìm hiểu chi tiết 1. Cảnh đoàn thuyền ra khơi - Gọi HS đọc lại khổ đầu bài thơ. - Với đôi mắt quan sát sắc sảo, trí tưởng tượng phong phú, trái tim nhạy cảm và tài năng nghệ thuật điêu luyện, nhà thơ đã vẽ ra một bức tranh thiên nhiên trước mắt người đọc. Đoàn thuyền ra khơi giữa khung cảnh thiên nhiên như thế nào (thời gian, không gian, thiên nhiên được miêu tả bằng những hình ảnh nào)? GV giảng: Với cảm hứng về thiên nhiên, vũ trụ, mặt trời lúc hoàng hôn thật huy hoàng, tráng lệ và rực rỡ. Mặt trời như một hòn lửa bị nhúng nước, sóng cồn lên, cài chặt then, nhốt ánh sáng bằng một động tác “sập cửa” thật mau lẹ. Màn đêm buông xuống, vũ trụ đẹp một vẻ đẹp của sự mênh mang, huyền bí nhưng vẫn gần gũi. - HS đọc - trả lời - Thiên nhiên: + So sánh, nhân hoá, liên tưởng Đẹp đẽ, kì vĩ, tráng lệ Gần gũi, ấm áp Nối tiếp cảm hứng về thiên nhiên vũ trụ là nguồn cảm hứng về con người lao động. Trong khổ đầu có sự đối lập về hoạt động của thiên nhiên và con người. Em hãy chỉ rõ và nêu ý nghĩa của sự đối lập ấy? -HS trả lời - HS chỉ rõ sự đối lập - Con người: bắt đầu một ngày lào động GV: Chính sự đối lập ấy cho thấy niềm say mê lao động không ngừng nghỉ của những người ngư dân trong niềm hăng hái chung của cả miền Bắc thời kì đầu đi lên xây dựng CNXH. Đánh cá trên biển đêm là công việc nguy hiểm, vậy mà họ vẫn hồn nhiên qua cách nói “lại ra khơi” như một thói quen, một niềm vui mỗi buổi. Thảo luận nhóm: * Hình thức : Nhóm lớn * Thời gian: 2 phút * Câu hỏi: - So sánh sự giống và khác nhau giữa hai câu hát trong những câu thơ sau: + Câu hát căng buồm cùng gió khơi + Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng Cá thu biển Đông như đoàn thoi Gợi ý: Giống nhau: Thể hiện khí thế hăm hở, say mê của người dân chài Khác nhau + Câu hát căng buồm cùng gió khơi sử dụng nghệ thuật ẩn dụ thể hiện niềm tin, lạc quan của người dân chài vào một chuyến hải trình tốt đẹp + Hát rằng: cá bạc biển Đông lặngsử dụng phép liệt kê, so sánh là câu hát mong trời yên biển lặng và ca ngợi sự giàu có của biển cả Bình Tiếng hát, gió khơi, buồm căng là ba chi tiết nghệ thuật mang tính tượng trưng. Câu hát ấy thể hiện khí thế hăm hở, náo nức cất lên thành khúc hát. Đó là không khí tập thể tưng bừng, cả 1 đoàn thuyền nối nhau ra khơi, người đánh cá hát vang bài ca tiến quân ra biển cả và câu hát góp gió, căng buồm, đẩy thuyền ra khơi trong niềm tự hào về sự giàu đẹp của biển quê hương. Khúc hát ra khơi được khép lại bằng hai câu thơ: “Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi!” Khúc hát gọi cá vào được tác giả khắc họa bằng những đặc sắc nghệ thuật nào? Điều đó cho ta thấy vẻ đẹp gì của con người lao động? GV chốt: “Đoàn cá ơi” cách gọi ấy sao mà thân thương, ấm áp đến vậy. Đối với những người con của biển, tôm cá không chỉ là nguồn tài nguyên quý giá mà phải chăng còn giống như một người bạn. Hơn nữa tiếng hát gọi cá vào lưới còn cho thấy sự gắn bó, tình yêu biển cả, tư thế chủ động, vị thế làm chủ thiên nhiên, làm chủ đất trời và khát vọng chinh phục thiên nhiên Hs Thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. + Câu hát: Niềm hăng say lao động, lạc quan, hi vọng. Ca ngợi biển giàu có. + Ẩn dụ, nhân hóa, câu cầu khiến, từ gọi đáp. à Gắn bó với biển cả Tư thế làm chủ, tình yêu thiên nhiên, khát vọng chinh phục thiên nhiên. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG (4’) Cho HS làm bài tập trắc nghiệm Trò chơi “Đuổi hình bắt chữ” Chủ đề các tỉnh ven biển Việt Nam -HS làm việc độc lập Nhóm 4 lên thực hiện Bài tập 1: Những hiểu biết chung về tác giả và tác phẩm D. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI – MỞ RỘNG (1’) - Học thuộc phần Tìm hiểu chung - Tìm hiểu tiết 2 của bài - Tổ 1+ 2: Giới thiệu về tỉnh Quảng Ninh và nghề đánh bắt cá Tổ 3+ 4: Tìm hiểu về các loại cá quý hiếm của nước ta Rút kinh nghiệm. ..................................................................................................................................................................................................................................................................................... **************************** Tiết 2: *Ổn định tổ chức: 1’ *Kiểm tra bài cũ: Lồng ghép trong dạy bài mới *Bài mới NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Nhóm 1: Giới thiệu về tỉnh Quảng Ninh và nghề đánh bắt cá Giáo viên chuyển ý vào bài. Cả lớp xem, nhận xét, bổ sung (nếu có) B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (25’) HDHS tìm hiểu chi tiết -Đọc lại đoạn 3, 4, 5, 6. -HS đọc 2)Cảnh thuyền đánh cá trên biển Thảo luận nhóm: * Hình thức : Nhóm lớn * Thời gian: 3 phút * Câu hỏi: - Cảnh và người lao động được nhà thơ miêu tả như thế nào qua những khổ thơ trên. - Nhận xét về cách sử dụng từ ngữ của tác giả Hs Thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. * Cảnh: NT: Nói quá, ẩn dụ, nhân hoá, + Lái gió, buồm trăng + Đêm thở, sao lùa + Gõ thuyền là nhịp trăng cao, Cảnh vừa hùng tráng, vừa thơ mộng, NT: Liệt kê, liên tưởng, so sánh + Cá nhụ, cá chim, cá đé + Cá song lấp lánh + Biển – lòng mẹ Biển giàu có, phong phú và ân tình * Người Kéo xoăn tay: + Hình ảnh khoẻ khoắn của người dân chài + Những mẻ cá nặng đầy khoang -> Người lao động làm chủ thiên nhiên, làm chủ biển trời, hăng say lao động GV: - Cảm hứng lãng mạn đã giúp cho tác giả phát hiện những vẻ đẹp của cảnh đánh cá giữa biển đêm, trong niềm vui phơi phới, khoẻ khoắn của người lao động làm chủ công việc của mình. -Những hình ảnh được sáng tạo như trên có thể không hoàn toàn đúng như trong thực tế, nhưng làm giàu thêm cách nhìn cuộc sống (thiên nhiên và con người), biểu hiện niềm say sưa, hào hứng và những ước mơ bay bổng của con người muốn hoà hợp với thiên nhiên và chinh phục thiên nhiên bằng công việc lao động của mình -Thiên nhiên, vũ trụ không đối lập với con người, không làm cho hình ảnh con người trở nên nhỏ bé, cô đơn, bơ vơ, mà càng nâng cao, làm nổi bật vẻ đẹp và sức mạnh của con người trong sự hài hoà đẹp với khung cảnh thiên nhiên. -Gọi đọc khổ thơ cuối HS đọc 3. Cảnh đoàn thuyền trở về -So sánh khổ thơ đầu và khổ thơ cuối? Việc lặp lại những hình ảnh và chi tiết ấy có tác dụng gì ? ( Bảng phụ hoặc máy chiếu ) - Hình ảnh đoàn thuyền trở về được tác giả miêu tả ntn? Tìm các biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ? HS trao đổi nhóm HS trả lời Kết cấu đầu cuối tương ứng : câu hát căng buồm ->Niềm vui vì thành quả đạt được NT: Nhân hoá, bút pháp khoa trương, ý thơ phảng phất không khí thần thoại -> Con người sánh ngang với vũ trụ “Mặt trời đội biển”, “Mắt cá huy hoàng” -> Hùng vĩ, tráng lệ. => Con người hoà vào TN trong 1 bức tranh đầy sáng tạo. Bình Bài thơ kết thúc bằng hình ảnh đẹp của 1 ngày mới khi đoàn thuyền đang trở về, các khoang đầy ắp cá.Thuyền và người luôn được đặt ở kích thước vũ trụ, mạnh mẽ, hào hùng. Lời thơ tràn đầy niềm vui và tự hào của những người lao động đã chiến thắng. Bài thơ là 1 khúc ca- khúc tráng ca ca ngợi con người trong LĐ với tinh thần làm chủ, với niềm vui. Bài thơ có nhiều từ hát được lặp lại khiến nó thực sự là khúc ca. Âm hưởng và giọng điệu bài thơ tạo nên chất hùng tráng của khúc ca. Đó là âm hưởng khoẻ khoắn, phơi phới, bay bổng +Thể thơ 7 chữ, nhịp 4/3 là chủ yếu, rất khoẻ khoắn. Lời thơ dõng dạc, điệu thơ như khúc hát say mê, hào hứng. Cách gieo vần biến hoá linh hoạt, vần trắc xen vần bằng, vần liền xen vần cách. HS thảo luận lớp Hoạt động 3: ( 2 phút): Hướng dẫn HS tổng kết III. Tổng kết -HS trả lời câu hỏi 5 tr 142 -Bài thơ là sự kết hợp của 2 cảm hứng của tác giả: Cảm hứng lãng mạn tràn đấy niềm vui hào hứng về cuộc sống mới trong thời kì MB bước vào xây dựng XHCN và cảm hứng thiên nhiên vũ trụ vốn là 1 nét nổi bật trong hồn thơ Huy Cận. Sự gặp gỡ, phối hợp giữa 2 cảm hứng đó đã tạo ra những hình ảnh rộng lớn, tráng lệ lung linh. -Bài thơ là 1 khúc tráng ca khoẻ khoắn, say sưa, bay bổng. HS trả lời Gọi HS đọc ghi nhớ SGK tr 142 -HS đọc *Ghi nhớ : SGK tr 142 C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Hoạt động luyện tập ( 10 phút ): Hướng dẫn HS làm bài luyện tập 1 tr 142 để củng cố kiến thức (Bảng phụ hoặc máy chiếu) Bài tập bổ sung (Phiếu bài tập) Chép chính xác khổ cuối bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” Phân tích biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ thứ 2 của khổ thơ em vừa chép. Tìm một văn bản khác đã học có cùng kết cấu với bài thơ Lấy phiếu của HS là nhanh nhất chấm và chữa -HS làm việc độc lập HS làm độc lập HS khác nhận xét, bổ sung IV. Luyện tập Bài 1: - Chép thơ Phân tích biện pháp nghệ thuật Liên hệ D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG GV nhận xét Nhóm 2: Giới thiệu về các loại cá quý hiếm của nước ta Rút kinh nghiệm. ........................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_9_tiet_5152_van_ban_doan_thuyen_danh_ca.docx