I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả, tác phẩm:
2. Đọc văn bản ( tóm tắt):
3. Chú thích:
4. Bố cục: 3 phần:
- Từ đầu -> không nhúc nhích: Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin đồn làng Chợ Dầu theo giặc.
- tiếp theo -> đôi phần: tâm trạng xấu hổ, đau buồn của ông Hai.
- Phần còn lại: Tâm trạng của ông Hai khi tin đồn được cải chính.
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Tìm hiểu tình huống truyện:
- Tình huống truyện rất đặc sắc: Ông Hai tình cờ nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc, làm Việt gian bán nước.
- tình huống đó đã tạo ra nút thắt của câu chuyện gây ra những mâu thuẩn giằng xé trong nội tâm của nhân vật để từ đó bộc lộ ngững nét tính cách nổi bật.
=> Tính cách nhân vật được thể hiện một cách chân thực. Từ đó ca ngợi lòng yêu nước chân thành, giản dị của người nông dân Việt Namtrong kháng chiến chống Pháp.
7 trang |
Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 577 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 60: Văn bản Làng (Kim Lân) - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:..../..../20 Ngày dạy: ...../..../20
Tiết 60:
LÀNG
(Kim Lân)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- Học sinh cảm nhận được tình yêu làng quê thống nhất với lòng yêu nước và tình yêu kháng chiến của nhân vật ông Hai. Qua đó thấy được một biểu hiện cụ thể, sinh động về tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp.
- Thấy được những đặc sắc trong nghệ thuật truyện: Xây dựng tình huống, miêu tả sinh động diễn biến tâm trạng, ngôn ngữ của nhân vật.
2. Kỹ năng: Rèn luyện năng lực phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự, đặc biệt là phân tích tâm lí nhân vật
3. Thái độ: Giáo dục tình yêu làng quê, đất nước.
- Từ tình yêu làng của ông Hai mở rộng đến tình yêu quê hương, đất nước.
4. Năng lực
- Năng lực tự học
- Năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực thẩm mỹ.
- Năng lực thể chất.
- Năng lực giao tiếp.
- Năng lực hợp tác
- Năng lực công nghệ thông tin và truyền thông
B. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Soạn giáo án, đọc tác phẩm “Làng”, tóm tắt tác phẩm.
2. Học sinh: Đọc văn bản, soạn bài theo các câu hỏi ở sgk.
C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức: ( 1’)
2. Kiểm tra bài cũ: ( 3’) Từ đồng âm, từ đồng nghĩa, cho ví dụ?
3. Bài mới: ( 40’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động
của học sinh
Nội dung
cần đạt
HT&PT năng lực
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG ( 3’)
- GV cho học sinh chơi trò chơi
Gọi 4 học sinh lên bảng
Câu hỏi: Hãy ghi nhanh lên bảng 5 tác phẩm có thể loại là truyện ngắn
GV nhận xét: Chuyển ý
- 4 HS được chọn lên ghi
- HS khác theo dõi, bổ sung (nếu có)
- Năng lực ngôn ngữ
- Năng lực sáng tạo.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI ( 30’)
- Năng lực ngôn ngữ
- Năng lực thuyết trình
- Năng lực hợp tác.
- Năng lực CNTT
Trình bày hiểu biết của em về tác giả.
Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm?
Bố cục văn bản?
GV chuyển ý, sang phần II
Truyện có mấy tình huống? Tình huống nào là cơ bản? Vì sao?
GV nhận xét, chốt ý.
- HS trả lời cá nhân.
- Các học sinh khác theo dõi, bổ sung (nếu có)
- HS đọc văn bản
- HS trả lời cá nhân.
- Các học sinh khác theo dõi, bổ sung (nếu có)
- Học sinh đọc phần 2 ở sgk
- HS trả lời cá nhân.
- Các học sinh khác theo dõi, bổ sung (nếu có)
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả, tác phẩm:
2. Đọc văn bản ( tóm tắt):
3. Chú thích:
4. Bố cục: 3 phần:
- Từ đầu -> không nhúc nhích: Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin đồn làng Chợ Dầu theo giặc.
- tiếp theo -> đôi phần: tâm trạng xấu hổ, đau buồn của ông Hai.
- Phần còn lại: Tâm trạng của ông Hai khi tin đồn được cải chính.
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Tìm hiểu tình huống truyện:
- Tình huống truyện rất đặc sắc: Ông Hai tình cờ nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc, làm Việt gian bán nước.
- tình huống đó đã tạo ra nút thắt của câu chuyện gây ra những mâu thuẩn giằng xé trong nội tâm của nhân vật để từ đó bộc lộ ngững nét tính cách nổi bật.
=> Tính cách nhân vật được thể hiện một cách chân thực. Từ đó ca ngợi lòng yêu nước chân thành, giản dị của người nông dân Việt Namtrong kháng chiến chống Pháp.
D. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH ( 7’)
- Năng lực thuyết trình
- Năng lực ngôn ngữ
Kể tóm tắt tác phẩm bằng ngôi thứ nhất
- HS kể
- Các nhóm khác theo dõi, bổ sung (nếu có)
4. Củng cố:- Nhắc lại vai trò của tình huống truyện trong việc thể hiện tính cách nhân vật.
5. Hướng dẫn tự học và chuẩn bị bài:
- Nắm được vai trò của việc xây dựng tình huống truyện.
- Tóm tắt cốt truyện.
- Phân tích nhân vật ông Hai.
* Rút kinh nghiệm:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................*********************************
Ngày soạn:..../..../20 Ngày dạy: ...../..../20
Tiết 61, 62
LÀNG ( tiếp) (Kim Lân)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- Học sinh cảm nhận được tình yêu làng quê thống nhất với lòng yêu nước và tình yêu kháng chiến của nhân vật ông Hai. Qua đó thấy được một biểu hiện cụ thể, sinh động về tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp.
- Thấy được những đặc sắc trong nghệ thuật truyện: Xây dựng tình huống, miêu tả sinh động diễn biến tâm trạng, ngôn ngữ của nhân vật.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện năng lực phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự, đặc biệt là phân tích tâm lí nhân vật.
3. Thái độ: Thể hiện tình yêu làng quê, yêu đất nước từ đó có những việc làm cụ thể để thể hiện tình yêu đó.
- Từ tình yêu làng, yêu nước của ông Hai mở rộng đến tình yêu quê hương, đất nước của người dân Việt Nam trong kháng chiến.
4. Năng lực
- Năng lực tự học
- Năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực thẩm mỹ.
- Năng lực thể chất.
- Năng lực giao tiếp.
- Năng lực hợp tác
- Năng lực công nghệ thông tin và truyền thông
B. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Soạn giáo án.
2. Học sinh: Đọc văn bản, tóm tắt cốt truyện, soạn bài theo các câu hỏi ở sgk.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
Tóm tắt cốt truyện và cho biết tác giả đã xây dựng thành công cốt truyện như thế nào?
3. Bài mới
A. Hoạt động khởi động
.Từ việc xây dựng tình huống truyện nhà văn đã rất thành công trong việc xây dựng nhân vật ông Hai với những tính cách nỗi bật đó là tình yêu làng quê sâu đậm...
B. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kiến thức
Hình thành và phát triển năng lực
Hoạt động I. Tìm hiểu chi tiết:
II. Tìm hiểu chi tiết:
2. Diễn biến tâm lí và hành động của ông Hai khi nghe tin làng theo giặc:
Gọi học sinh đọc lại đoạn ông Hai nghe tin làng theo giặc.
Đọc
Đọc diễn cảm
Khi nghe tin làng theo giặc ông Hai đã có những biểu hiện như thế nào?
Trả lời
- Ông sững sờ, cổ nghẹn ắng lại, da mật tê rân rân, lão lặng đi tưởng đến không thở được.
Phát hiện, tìm tòi
Những biểu hiện đó thể hiện tâm trạng gì?
- Ngạc nhiên, hốt hoảng, nghẹn ngào, xấu hổ.
Vì sao ông lão lại có tâm trạng đó?
Trả lời
- Vì làng với ông là tất cả, ông rất yêu và tự hào về nó, ở làng ông cái gì cuãng đẹp, cái gì cũng hay, ông lại có một lòng tin vững chắc về các đ/c ở lại làng nên ban đầu ông không tin, sau đó người nói đã đưa ra các dẫn chứng cụ thể buộc lòng ông phải tin.
Trình bày ngôn ngữ
Vậy những hành động, cử chỉ tiếp theo của ông Hai là gì?
- Ông cười nhạt, lãng chuyện rồi vội vàng bước ra khỏi đám đông.
- Ông cúi gằm mặt xuống, nhục nhã, xấu hổ.
Về nhà ông Hai có tâm trạng như thế nào?
Trả lời
- Thương con, lo lắng sợ bị người ta rẻ rúng, hắt hủi -> Tủi thân.
- Căm giận dân làng, ông nguyền rủa họ vì tội bán nước, phản bội lại lòng tin của ông.
Trình bày
Khi nghe tin đồn ấy ông Hai đã thật sự tin chưa?
Trả lời
- Chưa, lúc này trong ông đang diễn ra một cuộc độc thoại nội tâm, ông rất tin những đồng chí của mình ở làng nhưng những cái tên, cái đình mà người đàn bà tản cư đã nói thì đúng là làng ông rồi. Ông không thể hiểu nổi vì sao những đ/c của ông lại đổ đốn ra như thế.
Tư duy, trình bày bằng ngôn ngữ
Sự đau đớn tột cùng của ông Hai được thể hiện qua câu văn nào?
Trả lời
Chao ôi! Cực nhục chưa? Cả làng Việt gian
-> Đau khổ tột cùng, căm ghét tột cùng kẻ bán nước.
Khi bà Hai trở về và trò chuyện thì ông có thái độ ntn?
Suy nghĩ, trả lời
- Ông cáu gắt, trằn trọc thở dài, lo lắng đến mức chân tay nhũn ra.
Tư duy, trình bày bằng ngôn ngữ
Những ngày sau đó tâm trạng ông ntn?
- Ông không dám bước chân ra khỏi nhà, xấu hổ, lo lắng, sợ hải -> Tâm trạng ngày càng u ám, bế tắc.
Điều mà ông lo lắng nhất lúc này là gì? Vì sao?
Trả lời
- Lo lắng, tuyệt vọng, sợ mụ chủ đuổi cả gia đình ông ra khỏi nhà, không nơi nào người ta chứa chấp bố con ông.
Trình bày ngôn ngữ
Lúc đó trong đầu ông thoáng xuất hiện ý nghĩ quay về làng nhưng ngay lập tức ông liền thay đổi, vì sao như vậy?
Thảo luận theo nhóm 2 HS
- Vì theo ông, về lại làng tức là từ bỏ k/c, chịu đầu hàng giặc, làm Việt gian bán nước.
Ý nghĩ làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù chứng tỏ điều gì? (HS giỏi)
- Tình yêu làng quê đã phát triển thành tình yêu nước, yêu kháng chiến.
Gọi học sinh đọc đoạn ông Hai trò chuyện với đứa con.
Qua cuộc trò chuyện này em
có suy nghĩ gì về nhân vật?
- Ông Hai đang tự giải bày, tự minh oan cho chính mình, qua đó để thể hiện đầy đủ tình yêu làng quê, yêu đất nước của nhân vật.
-> Đây cũng chính là đoạn miêu tả nội tâm thành công nhất của truyện.
Qua phân tích em hãy khái quát những nét tính cách nổi bật của nhân vật?
=> Ông Hai là người có tình yêu làng, yêu nước mộc mạc nhưng chân thành và sâu sắc.
3. Tâm trạng của ông Hai khi tin đồn làng theo giặc được cải chính:
Khi tin đồn làng theo giặc được cải chính tâm trạng ông Hai thay đổi như thế nào?
Trả lời
- Ông mừng rỡ, háo hức chia quà cho các con, khoe với mọi người về tin đồn mình vừa nghe được, ông kể với một giọng say mê, náo nức lạ thường cứ như ông là một người trong cuộc vậy.
=> Tấm lòng ân nghĩa, thủy chung với cách mạng với quê hương, đất nước.
Tư duy, trình bày bằng ngôn ngữ
Hoạt động 2. Tổng kết:
Trả lời
III. Tổng kết:
Khái quát, trình bày bằng ngôn ngữ
Gọi học sinh đọc ghi nhớ
- Nhân vật được miêu tả cụ thể, tỉ mỉ qua suy nghĩ, thái độ, cử chỉ, lời nói và hành động.
- Đặt nhân vật vào tình huống bất ngờ mà hợp lí tạo sự căng thẳng mà hấp dẫn, đưa câu chuyện phát triển đến cao trào.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Tìm các văn bản truyện ngắn mà em đã học cũng được kể bằng ngôi thứ ba
Trả lời
Tư duy
D. Hoạt động vận dụng: Liên hệ với hình ảnh người nông dân trong các văn bản đã học để phát hiện những vẻ đẹp của họ
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Nắm được vai trò của yếu tố miêu tả trong văn tự sự.
- Làm bài tập 2, 3. Xem các đề văn ở sgk.
* Rút kinh nghiệm:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_9_tiet_60_van_ban_lang_kim_lan_nam_hoc_2.docx