2. Cảm nghĩ về vầng trăng hiện tại:
Vầng trăng đi qua ngõ
Như người dưng qua đường.
- Là hoàn toàn xa lạ, không hề quen biết -. Lúc này nhà thơ trở thành hoàn toàn xa lạ với vầng trăng.
- Trăng vẫn tình nghĩa như xưa nhưng lòng người đã thay đổi.
- Thình lình đèn điện tắt
- Phòng buynh đinh tối om.
- Bật tung cửa sổ -> tìm nguồn sáng khác thay thế cho ánh điện bị tắt.
- Lúc này trăng và người không còn tri kỉ vì con người chỉ tìm đến trăng như một vật chiếu sáng thay thế cho ánh điện mà thôi.
- Không gian khác biệt
- Thời gian cách biệt
- Đời sống của con người đã đổi thay.
=> Cuộc sống hiện đại, sung sướng khiến người ta dễ dàng lãng quên những kỉ niệm tốt đẹp trong quá khứ.
3. Cảm xúc và suy ngẫm của nhà thơ:
- Vì tác giả muốn đối diện với sự thật, đó là một cách viết độc đáo và sâu sắc, trăng cũng có tâm hồn giống con người, và lúc này chính là hai người bạn đang đối diện với nhau và lúc này tác giả mới cảm nhận hết cảm giác mình là một người phản bội.
3 trang |
Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 458 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 62: Văn bản Ánh trăng (Tiếp theo) - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:..../..../20 Ngày dạy: ...../..../20
Tiết 62:
ÁNH TRĂNG (tiếp)
( Nguyễn Duy)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- Học sinh hiểu được ý nghĩa của hình ảnh vầng trăng, từ đó thấm thía cảm xúc ân tình với quá khứ gian lao, tình nghĩa của Nguyễn Duy và biết rút ra bài học về cách sống cho mình.
- Cảm nhận được sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố trử tình và yếu tố tự sự trong bố cục, giữa tính khái quát và tính cụ thể trong hình ảnh của bài thơ.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng phân tích và cảm nhận hình ảnh thơ..
3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh ý thức gìn giữ các giá trị truyền thống, gìn giữ quá khứ.
- Ý thức gìn giữ quá khứ, trân trọng tình cảm đối với quê hương, đất nước.
4. Năng lực
* Năng lực chung
- Năng lực tự học
- Năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực giao tiếp.
- Năng lực hợp tác
* Năng lực riêng
- Năng lực giao tiếp tiếng Việt
- Năng lực thưởng thức văn học / cảm thụ thẩm mỹ
B. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Soạn giáo án., đọc các tài liệu về nhà thơ Nguyễn Duy.
2. Học sinh: Đọc bài thơ và soạn bài theo hệ thống câu hỏi ở sgk.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp (1’)
2. Bài mới ( 43’ )
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động
của HS
Nội dung
cần đạt
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG ( 3’)
GV tổ chức Thi đọc diễn cảm bài thơ
2 học sinh có giọng đọc tốt
- Đọc diễn cảm bài thơ, thể hiện được cảm xúc của tác giả
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI ( 30’)
Gọi học sinh đọc 2 khổ thơ tiếp theo
Sau chiến tranh nhà thơ trở về thành phố, khi đó vầng trăng xuất hiện như thế nào?
? Theo em người dưng qua đường nghĩa là như thế nào?
Vì sao lại xảy ra điều ấy?
Vậy con người chợt nhớ đến vầng trăng trong hoàn cảnh nào?
Hành động bật tung cửa sổ và cảm giác đột ngột nhận ra vầng trăng cho thấy trăng và người có còn tri kỉ như xưa không?
Vì sao lại có sự khác biệt này?
Từ sự xa lạ của con người đối với ánh trăng nhà thơ muốn nhắc nhở điều gì?
Gọi học sinh đọc hai khổ thơ cuối.
Vì sao nhà thơ viết “ Ngửa mặt lên nhìn mặt” mà không phải “ ngửa mặt lên nhìn trăng”
Từ rưng rưng phản ánh được cảm xúc gì? Tg đang hướng về những kỉ niệm nào?
Trong câu thơ: “Ánh trăng im phăng phắc” tác giả sử dụng nghệ thuật gì? Tác dụng ra sao?
Vì sao khi đối diện với vầng trăng nhà thơ lại giật mình?
? Qua những cảm xúc đó nhà thơ muốn nhắc nhở chúng ta điều gì?
? Từ vẻ đẹp của thiên nhiên trong bài đặc biệt là vẻ đẹp của ánh trăng gợi cho em những cảm nhận gì thiên nhiên?
Hoạt động 3: Tổng kết:
- HS đọc
- HS trả lời cá nhân
- HS khác theo dõi, bổ sung
(nếu có)
- HS trả lời cá nhân
- HS khác theo dõi, bổ sung
(nếu có)
- HS trả lời cá nhân
- HS khác theo dõi, bổ sung
(nếu có)
- HS trả lời cá nhân
- HS khác theo dõi, bổ sung
(nếu có)
2. Cảm nghĩ về vầng trăng hiện tại:
Vầng trăng đi qua ngõ
Như người dưng qua đường.
- Là hoàn toàn xa lạ, không hề quen biết -. Lúc này nhà thơ trở thành hoàn toàn xa lạ với vầng trăng.
- Trăng vẫn tình nghĩa như xưa nhưng lòng người đã thay đổi.
Thình lình đèn điện tắt
Phòng buynh đinh tối om.
Bật tung cửa sổ -> tìm nguồn sáng khác thay thế cho ánh điện bị tắt.
- Lúc này trăng và người không còn tri kỉ vì con người chỉ tìm đến trăng như một vật chiếu sáng thay thế cho ánh điện mà thôi.
Không gian khác biệt
Thời gian cách biệt
Đời sống của con người đã đổi thay.
=> Cuộc sống hiện đại, sung sướng khiến người ta dễ dàng lãng quên những kỉ niệm tốt đẹp trong quá khứ.
3. Cảm xúc và suy ngẫm của nhà thơ:
- Vì tác giả muốn đối diện với sự thật, đó là một cách viết độc đáo và sâu sắc, trăng cũng có tâm hồn giống con người, và lúc này chính là hai người bạn đang đối diện với nhau và lúc này tác giả mới cảm nhận hết cảm giác mình là một người phản bội.
Trạng thái xúc động dồn nén.
Lúc này tác giả đang hướng về những kỉ niệm tươi đẹp trong quá khứ.
- Nhân hóa, trăng như một người bạn nhân hậu mà nghiêm khắc.
- Vì lúc này trăng vẫn tròn, vẫn sáng, vẫn ân nghĩa, thủy chung dù lòng người thay đổi, chính điều đó làm cho tác giả phải giật mình.
=> Hãy trân trọng,gìn giữ vẻ đẹp và những giá trị truyền thống. Lãng quên quá khứ là con người đang phản bội chính mình.
III. Tổng kết: (Ghi nhớ).
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH - ỨNG DỤNG (10’)
Thảo luận nhóm
Hình thức: Nhóm lớn
Thời gian: 3 phút
Trình bày ra bảng phụ
Tại sao trong bài thơ tác giả rất nhiều lần dung hình ảnh “vầng trăng”, thế mà nhan đề lại dung hình ảnh ánh trăng?
- HS làm việc nhóm
- Các nhóm trưởng cáo cáo
- HS khác theo dõi, bổ sung
(nếu có)
Vầng trăng: khi tròn, khi khuyết.
Ánh trằng: Lúc nào cũng màu vàng không đổi.
-> Nhan đề làm nổi bật chủ đề tác phẩm
4. Củng cố - HDVN (1’): - Học thuộc lòng bài thơ, Chuẩn bị bài Tổng kết từ vựng
* Rút kinh nghiệm:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
**********************************
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_9_tiet_62_van_ban_anh_trang_tiep_theo_na.doc