Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 6+7: Văn bản Đấu tranh cho một thế giới hoà bình - Năm học 2020-2021

2. Chú thích

* Tác giả - tác phẩm

* Từ khó

3. Kiểu loại văn bản, phương thức biểu đạt.

Chiến tranh (một vấn đề bức thiết của toàn nhân loại)

Văn bản nhật dụng

Nghị luận (chính trị - xã hội)

4. Bố cục của văn bản.

- 4 phần

+ Từ đầu -> vận mệnh đất nước

=> Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe doạ sự sống của trái đất.

+ Tiếp theo -> Cho toàn thế giới -> Chạy đua hạt nhân là cực kỳ tốn kém.

+ Tiếp -> Điểm xuất phát của nó -> Chiến tranh hạt nhân là cực kỳ phi lý.

+ Còn lại: Ngăn chặn chiến tranh hạt nhân là nhiệm vụ toàn nhân loại.

II. Tìm hiểu văn bản.

1. Hiểm hoạ chiến tranh hạt nhân

a)Nguy cơ chiến tranh hạt nhân

Để cho thấy tính chất hiện thực và sự khủng khiếp của nguy cơ này, tác giả đã bắt đầu bài viết bằng việc xác định cụ thể thời gian (Hôm nay ngày 8-8-1986) và đưa ra số liệu cụ thể đầu đạn hạt nhân với một phép tính đơn giản: Nói nôm na trên trái đất.

Để thấy rõ hơn sức tàn phá khủng khiếp của kho vũ khí hạt nhân, tác giả còn đưa ra những tính toán lí thuyết: Kho vũ khí ấy có thể tiêu diệt tất hệ mặt trời.

-Kho vũ khí hạt nhân đang được tàng trữ có khả năng huỷ diệt cả trái đất và các hành tinh khác trong hệ mặt trời

 

docx7 trang | Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 340 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 6+7: Văn bản Đấu tranh cho một thế giới hoà bình - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: .../..../20 Ngày dạy: ..../..../20 Tiết 6: ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HOÀ BÌNH (Gac-xi-a Mac-ket) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - Giúp học sinh hiểu được nội dung vấn đề đặt ra trong văn bản. Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe doạ toàn bộ sự sống trên trái đất -> Nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại là đấu tranh cho một thế giới hoà bình. - Thấy được nghệ thuật Nghị luận của tác giả. Chứng cứ cụ thể, xác thực. Cách so sánh rõ ràng, giàu sức thuyết phục, lập luận chặt chẽ. 2. Kỹ năng: - Đọc, hiểu và phân tích hệ thống luận điểm, luận cứ trong văn bản nghị luận chính trị, xã hội. 3. Thái độ: - Có ý thức yêu chuộng hoà bình Năng lực: - Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo; Năng lực thẩm mỹ; Năng lực thể chất; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực công nghệ thông tin và truyền thông. - Năng lực riêng: Năng lực ngôn ngữ, năng lực thuyết trình, năng lực đọc – hiểu văn bản. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: 1. Giáo viên: Soạn bài, nghiên cứu tài liệu 2. Học sinh: Đọc văn bản, trả lời các câu hỏi ở sgk III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (1’): Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HS GHI BẢNG A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (3’) Cho học sinh hát tập thể bài hát về Hoà bình HS hát B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (25’) HĐ1. Tìm hiểu chung I. Tìm hiều chung Yêu cầu: Đọc to, rõ ràng, chú ý những từ viết tắt và cần nhấn mạnh sự nguy hiểm, phi lý của những cuộc chạy đua vũ trang và nhấn mạnh nhiệm vụ cấp thiết của toàn nhân loại. HS đọc 1. Đọc văn bản Gọi học sinh đọc chú thích * ở sgk HS đọc 2. Chú thích * Tác giả - tác phẩm * Từ khó UNICEP? FAO 3. Kiểu loại văn bản, phương thức biểu đạt. ? Văn bản đề cập đến vấn đề gì? HS trả lời Chiến tranh (một vấn đề bức thiết của toàn nhân loại) ? Vậy văn bản thuộc kiểu loại văn bản nào? HS trả lời Văn bản nhật dụng ? Phương thức biểu đạt chính? HS trả lời Nghị luận (chính trị - xã hội) 4. Bố cục của văn bản. ? Bố cục của văn bản? - 4 phần + Từ đầu -> vận mệnh đất nước => Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe doạ sự sống của trái đất. + Tiếp theo -> Cho toàn thế giới -> Chạy đua hạt nhân là cực kỳ tốn kém. + Tiếp -> Điểm xuất phát của nó -> Chiến tranh hạt nhân là cực kỳ phi lý. + Còn lại: Ngăn chặn chiến tranh hạt nhân là nhiệm vụ toàn nhân loại. II. Tìm hiểu văn bản. 1. Hiểm hoạ chiến tranh hạt nhân a)Nguy cơ chiến tranh hạt nhân Để cho thấy tính chất hiện thực và sự khủng khiếp của nguy cơ này, tác giả đã bắt đầu bài viết bằng việc xác định cụ thể thời gian (Hôm nay ngày 8-8-1986) và đưa ra số liệu cụ thể đầu đạn hạt nhân với một phép tính đơn giản: Nói nôm na trên trái đất. Để thấy rõ hơn sức tàn phá khủng khiếp của kho vũ khí hạt nhân, tác giả còn đưa ra những tính toán lí thuyết: Kho vũ khí ấy có thể tiêu diệt tất hệ mặt trời. -Kho vũ khí hạt nhân đang được tàng trữ có khả năng huỷ diệt cả trái đất và các hành tinh khác trong hệ mặt trời Cách vào đề trực tiếp và bằng những chứng cứ rất xác thực đã thu hút người đọc và gây ấn tượng mạnh mẽ về tính chất hệ trọng của vấn đề đang được nói tới HĐ2. Tìm hiểu văn bản GV: Vấn đề mà văn bản đề cập là chiến tranh và đấu tranh cho hoà bình thế giới. Vấn đề đó được triển khai qua các luận điểm nào? Học sinh thảo luận bàn. ? Các luận điểm đó được làm rõ bởi Em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả?các luận cứ nào? HS trả lời HS trả lời C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (7’) Gọi học sinh nhắc lại các luận điểm HS trả lời D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (6’) - Kể tên những quốc gia, vùng lãnh thổ đang có xung đột vũ trang và cho biết em có suy nghĩ gì? Thảo luận nhóm trả lời, bổ sung E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI – MỞ RỘNG (2’) - Đọc kỹ văn bản - Phân tích các luận cứ - Tìm hiểu các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản. IV. Rút kinh nghiệm. ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ...........................................................................................................................................*********************** TUẦN 2 Ngày soạn: .../.../20 Ngày dạy: .../.../20 Tiết 7: ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HOÀ BÌNH (T2) (Gac-xi-a Mac-ket) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - Học sinh hiểu được nội dung vấn đề đặt ra trong văn bản. Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe doạ toàn bộ sự sống trên trái đất -> Nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại là đấu tranh cho một thế giới hoà bình. - Thấy được nghệ thuật Nghị luận của tác giả. Chứng cứ cụ thể, xác thực. Cách so sánh rõ ràng, giàu sức thuyết phục, lập luận chặt chẽ. 2. Kỹ năng: - Đọc, hiểu và phân tích hệ thống luận điểm, luận cứ trong văn bản nghị luận chính trị, xã hội. 3. Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức yêu chuộng hoà bình Năng lực: - Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo; Năng lực thẩm mỹ; Năng lực thể chất; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực công nghệ thông tin và truyền thông. - Năng lực riêng: Năng lực ngôn ngữ, năng lực thuyết trình, năng lực đọc – hiểu văn bản. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: 1. Giáo viên: Soạn bài, nghiên cứu tài liệu 2. Học sinh: Đọc văn bản, trả lời các câu hỏi ở sgk III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: Lồng ghép trong học bài mới 3. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi bảng HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5’) HS trình chiếu vi deo hình ảnh đã sưu tầm Quan sát HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (30’) Tiếp hoạt động 2 b) Sự tốn kém và tính chất vô lý của cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân -Gọi HS đọc lại văn bản -HS đọc -Sự tốn kém và tính chất vô lý của cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân đã được TG chỉ ra bằng những chứng cứ nào? (Bảng phụ hoặc máy chiếu ) -HS trả lời -Cuộc chạy đua vũ trang chuẩn bị cho chiến tranh hạt nhân đã làm mất đi khả năng để con người được sống tốt đẹp hơn +Để làm rõ luận cứ này, tác giả đã đưa ra hàng loạt dẫn chứng với những so sánh thật thuyết phục trong các lĩnh vực xã hội, y tế, tiếp tế thực phẩm, giáo dục. Đây đều là những lĩnh vực hết sức thiết yếu trong cuộc sống con người, đặc biệt là với các nước nghèo, chưa phát triển. +D/c những VD so sánh làm nổi bật sự tốn kém ghê gớm và tính chất phi lí của cuộc chạy đua vũ trang-> cuộc chạy đua vũ trang chuẩn bị cho chiến tranh hạt nhân đã và đang cướp đi của thế giới nhiều điều kiện để cải thiện cuộc sống của con người, nhất là ở các nước nghèo. -Nhận xét nghệ thuật lập luận của tác giả trong đoạn văn? -HS nhận xét -Nghệ thuật lập luận: đơn giản, có sức thuyết phục cao. TG đưa ra những VD so sánh trên nhiều lĩnh vực và những con số ở đây là những con số biết nói. Có ~ so sánh khiến người đọc ngạc nhiên, bất ngờ trước những sự thật hiển nhiên mà rất phi lí. Chẳng hạn như: chỉ 2 chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân là đủ tiền xoá nạn mù chữ cho toàn thế giới -Gọi đọc tiếp đoạn 3 c) Chiến tranh hạt nhân chẳng những đi ngược lại lí trí của con người mà còn phản lại sự tiến hoá của tự nhiên -Vì sao có thể nói: Chiến tranh “không những đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược cả lý trí tự nhiên nữa”? Em có suy nghĩ gì trước lời cảnh báo của TG về nguy cơ huỷ diệt sự sống và nền văn minh trên trái đất 1 khi chiến tranh hạt nhân nổ ra? -HS trả lời -Chiến tranh không chỉ tiêu diệt nhân loại mà còn tiêu huỷ mọi sự sống trên trái đất. Vì nó phản tiến hoá, phản lí trí tự nhiên như cách nói của tác giả - TG đưa ra những chứng cứ từ khoa học địa chất và cổ sinh học về nguồn gốc và sự tiến hoá của sự sống trên trái đất. Sự sống ngày nay trên trái đất và con người là kết quả của 1 quá trình tiến hoá hết sức lâu dài và tự nhiên, 1 quá trình được tính bằng hàng triệu năm +Từ đó dẫn đến 1 nhận thức rõ ràng về tính chất phản tiến hoá, phản tự nhiên của CT HN: Nếu nổ ra, nó sẽ đẩy lùi sự tiến hoá trở về điểm xuất phát ban đầu, tiêu huỷ mọi thành quả của quá trình tiến hoá sự sống trong tự nhiên ->Hiểm hoạ CT đã được nhận thức sâu hơn ở tính chất phản tự nhiên, phản tiến hoá của nó. -Gọi HS đọc đoạn cuối -HS đọc 2 Nhiệm vụ của con người: -Tác giả muốn gửi tới mọi người thông điệp gì? -HS trả lời -Sau khi chỉ ra hết sức rõ ràng về hiểm hoạ hạt nhân đang đe doạ loài người và sự sống trên trái đất, TG không dẫn người đọc đến sự lo âu mang tính bi quan về vận mệnh của nhân loại, mà hướng tới 1 thái độ tích cực. Thông điệp mà tác gỉa muốn gửi tới mọi người: Đấu tranh ngăn chặn CTHN, cho 1 thế giới hoà bình: “Chúng ta đến đây->công bằng” -Nếu CT vẫn xảy ra thì TG tiếp tục khẳng định điều gì? -HS thảo luận nhóm 4 HS - Nhưng liệu những tiếng nói ấy có thể ngăn chặn được hiểm hoạ hạt nhân hay không, và nếu như nó vẫn xảy ra thì sao? Dường như TG cũng tính đến những ý nghĩ như thế của ai đó để rồi tiếp tục khẳng định ý nghĩa của sự có mặt trong hàng ngũ những người đấu tranh ngăn chặn chiến tranh hạt nhân -Kết thúc lời kêu gọi của mình, TG nêu ra lời đề nghị gì? Nhằm mục đích gì? GV: Nhà văn muốn nhấn mạnh: Nhân loại cần giữ gìn ký ức của mình, lịch sử sẽ lên án những thế lực hiếu chiến đẩy nhân loại vào thảm hoạ hạt nhân -HS trả lời -Để kết thúc lời kêu gọi của mình, TG đã nêu ra 1 lời đề nghị: Cần lập ra 1 nhà băng lưu giữ trí nhớ tồn tại được sau thảm hoạ hạt nhân, để nhân loại các thời đại sau biết đến cuộc sống của chúng ta đã từng tồn tại trên trái đất và không quên những kẻ đã vì những lợi ích ti tiện mà đẩy nhân loại vào hoạ diệt vong Hoạt động 3: Tìm hiểu về nội dung nghệ thuật III Tổng kết -Nêu cảm nhận của em về VB? -HS nêu cảm nhận -Gợi ý: HS liên hệ với tình hình thời sự về chiến tranh, xung đột và các cuộc chạy đua vũ trang trên thế giới hiện nay->rút ra được những bài học cần thiết và phương hướng hành động tích cực -Gọi HS đọc ghi nhớ *Ghi nhớ : SGK tr 21 C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (5’) Hướng dẫn HS làm bài luyện tập SGK tr 21 để củng cố kiến thức -HS làm việc độc lập IV. Luyện tập Nhận thức được sự nguy hiểm, tác hại của chiến tranh Tự ý thức phải nâng cao trách nhiệm bản thân trong việc giữ gìn hòa bình D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (3’) Bản thân em và mọi người xung quanh đã làm những gì để góp phần bảo vệ hòa bình thế giới? Trả lời E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG (1 ‘) -Soạn bài : Các phương châm hội thoại IV. Rút kinh nghiệm. .............................................................................................................................................................................................................................................................................. .......................................................................................................................................***********************

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_9_tiet_67_van_ban_dau_tranh_cho_mot_the.docx
Giáo án liên quan