Treo bảng phụ các VD phần I- gạch dưới các từ in đậm SGK, HS theo dõi
? Những câu trên trích từ văn bản nào?
? Xác định cấu trúc cú pháp các câu trên?
? Các từ ngữ gạch chân trong 2 câu trên thể hiện nhận định của người nói đối với sự việc nêu trong câu như thế nào? Tìm một số từ tương tự như những từ đó
( Gợi ý:? Từ nào thể hiện thái độ tin cậy cao hơn?)
? Nếu bỏ những từ ngữ đó đi thì nghĩa sự việc của câu chứa chúng có thay đổi không? Vì sao?
? Vậy em hiểu thế nào là thành phần tình thái - Dự kiến TL:
a)Với lòng anh, chắc anh nghĩ rằng.cổ anh.
(Khởi ngữ) (CN) (VN)
b) Anh quay lại nhìn con vừa .vừa cười.
(CN) (VN)
Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi.
(CN) (VN)
- “ chắc”, “ có lẽ” là nhận định của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.
+ “chắc”: độ tin cậy cao hơn.
+ “có lẽ”: độ tin cậy thấp.
- một số từ khác:
+chắc chắn, chắc hẳn, chắc là, nhất định, thế nào cũng .-> độ tin cậy cao.
+ hình như, dường như, nghe nói, có lẽ là -> độ tin cậy thấp.
- Bỏ chúng thì nghĩa của câu Không thay đổi
6 trang |
Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 462 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 96: Các thành phần biệt lập - Năm học 2020-2021 - Ngô Thị Thủy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :
Ngày dạy:
Tiết 96: CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- Nhận biết hai thành phần biệt lập: tình thái, cảm thán.
- Phân biệt tác dụng riêng của mỗi thành phần trong câu.
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng sử dụng các thành phần đó trong câu.
3. Thái độ: Học tập nghiêm túc
4. Năng lực:
- Năng lực chung: đọc – hiểu, giải quyết vấn đề, tư duy logic, hợp tác
- Năng lực riêng: đánh giá, giao tiếp bằng ngôn ngữ
II. PHƯƠNG TIỆN/HỌC LIỆU
1. Giáo viên: Sưu tầm tài liệu, lập kế hoạch dạy học .
+ Thiết kể bài giảng điện tử.
+ Chuẩn bị phiếu học tập và dự kiến các nhóm học tập.
+Các phương tiện : Máy vi tính, máy chiếu đa năng...
2. Học sinh : Đọc trước và chuẩn bị.
+ Sưu tầm tài liệu liên quan đến bài học
+ Thực hiện hướng dẫn chuẩn bị học tập theo văn bản của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp: 1’
2. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh: trong lúc dạy bài mới
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU
* Mục tiêu:
- Tạo tâm thế hứng thú cho HS.
- Kích thích HS tìm hiểu những đặc điểm cơ bản của các thành phần biệt lập
* Nhiệm vụ: HS nghiên cứu bài học.
* Phương thức thực hiện: Hđ cá nhân, hđ cả lớp.
* Yêu cầu sản phẩm: Hs suy nghĩ trả lời
- Chao ôi, các em chăm học quá!
- Có lẽ Lan nghỉ học vì ốm.
? Xác định kết cấu C-V của 2 câu văn trên? Cho biết từ “Chao ôi”, “Có lẽ” có tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu không? Vậy nó là thành phần gì?
Không tham gia vào diễn đạt nghĩa sự việc nên nó là thành phần phụ.
HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ, suy nghĩ và trả lời
-2 Hs phản biện
- GV dẫn dắt vào bài học
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
* Mục tiêu: Giúp HS nắm được những nét cơ bản về Thành phần tình thái
* Nhiệm vụ: HS tìm hiểu ở nhà
* Phương thức thực hiện: trình bày dự án, hoạt động chung, hoạt động nhóm.
*Yêu cầu sản phẩm phiếu học tập, câu trả lời của HS
Treo bảng phụ các VD phần I- gạch dưới các từ in đậm SGK, HS theo dõi
? Những câu trên trích từ văn bản nào?
? Xác định cấu trúc cú pháp các câu trên?
? Các từ ngữ gạch chân trong 2 câu trên thể hiện nhận định của người nói đối với sự việc nêu trong câu như thế nào? Tìm một số từ tương tự như những từ đó
( Gợi ý:? Từ nào thể hiện thái độ tin cậy cao hơn?)
? Nếu bỏ những từ ngữ đó đi thì nghĩa sự việc của câu chứa chúng có thay đổi không? Vì sao?
? Vậy em hiểu thế nào là thành phần tình thái
Dự kiến TL:
a)Với lòng anh, chắc anh nghĩ rằng...cổ anh.
(Khởi ngữ) (CN) (VN)
b) Anh quay lại nhìn con vừa .......vừa cười.
(CN) (VN)
Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi.
(CN) (VN)
- “ chắc”, “ có lẽ” là nhận định của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.
+ “chắc”: độ tin cậy cao hơn.
+ “có lẽ”: độ tin cậy thấp.
- một số từ khác:
+chắc chắn, chắc hẳn, chắc là, nhất định, thế nào cũng.-> độ tin cậy cao.
+ hình như, dường như, nghe nói, có lẽ là-> độ tin cậy thấp.
Bỏ chúng thì nghĩa của câu Không thay đổi
- Tình thái là thành phần được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.
+ HS đọc yêu cầu.
+ HS hoạt động cá nhân.
+ HS hoạt động cặp đôi.
+ HS thảo luận.
Trả lời cá nhân
Đại diện nhóm trình bày.
-Hs phản biện
-Gv chốt: Không thay đổi vì các từ đó không nằm trong thành phần chính, không trực tiếp nêu sự việc(tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu) mà chỉ thể hiện thái độ của người nói đối với sự việc trong câu. Những từ ngữ này là thành phần tình thái.
HS trình bày, nhận xét->Gv chốt
? HS đọc GN
? Lấy VD minh họa
HS phản biện->Gv chốt .
I/ Thành phần tình thái
1. Ví dụ
2. Nhận xét
- Chắc, có lẽ là nhận định của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.
+ “Chắc:: thể hiện độ tin cậy cao.
+ “Có lẽ”: thể hiện độ tin cậy thấp.
->Thể hiện nhận định của người nói với sự việc được nói đến trong câu.
->Không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu.
-> Thành phần tình thái
3. GN/sgk
* Mục tiêu: Giúp HS nắm được những nét cơ bản về Thành phần cảm thán
* Nhiệm vụ: HS tìm hiểu ở nhà
* Phương thức thực hiện: trình bày dự án, hoạt động chung, hoạt động nhóm.
*Yêu cầu sản phẩm phiếu học tập, câu trả lời của HS
Treo bảng phụVD phần II.
? Các từ gạch chân có chỉ sự vật sự việc không? Chúng có tham gia vào nòng cốt câu không?
? Các từ ” trời ơi”,”ồ” thể hiện thái độ tâm trạng gì?
? Các từ này có thể tách thành câu đặc biệt được không? Nếu được là loại câu nào?
GV giảng: những từ trên được gọi là thành phần cảm thán.
? Vậy em hiểu thế nào là thành phần cảm thán?
? Điểm giống nhau của TPTT và TPCT là gì? Thế nào là thành phần biệt lập
+Không chỉ sự vật, sự việc mà biểu lộ thái độ, tình cảm. Không tham gia vào nòng cốt câu.
+ Có thể tách câu->câu đặc biệt (câucảm thán).
-Đều là thành phần phụ
-Không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu
+ HS đọc yêu cầu.
+ HS hoạt động cá nhân.
+ HS hoạt động cặp đôi.
Hđ cặp đôi:
+ HS thảo luận.
Đại diện nhóm trình bày
Hs trình bày, phản biện
Gv chốt.
HS đọc phần GN? VD minh họa
II/ Thành phần cảm thán
Ví dụ
Nhận xét
-“trời ơi”-> tiếc nuối; -“ồ” ->vui sướng
-> Biểu lộ thái độ t́nh cảm của người nói
-> Không tham gia diễn đạt nghĩa sự việc của câu
=> thành phần cảm thán.
Ghi nhớ
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
* Mục tiêu: Giúp HS luyện kĩ năng làm bài: nhận diện TPTT, TPCT, kĩ năng sáng tạo
* Nhiệm vụ: HS tìm hiểubài tập/sgk
* Phương thức thực hiện: hoạt động cá nhân, hđchung, hoạt động nhóm
*Yêu cầu sản phẩm: Vở bài tập
Gv chuyển giao nhiệm vụ lần lượt từng yêu cầu bài tập
vở bài tập+ 1 số hs lên bảng làm
Hs tiếp nhận và làm việc
Hs phản biện
Gv: đánh giá, sửa, chốt
III/ Luyện tập
1. Bài tập 1: Xác định TP tình thái, TP cảm thán.
- TP tình thái:
a) có lẽ c)chả lẽ
b) hình như
- TP cảm thán:
b) chao ôi.
2. Bài tập 2.
3. Bài tập 3.
- Chịu trách nhiệm cao nhất về độ tin cậy
Với lònghình nhưanh nghĩ rằng.
* “ chiếc lược ngà” dùng “ chắc” biểu thị độ tin cậy cao của sự việc nói đến
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
* Mục tiêu: Giúp HS vận dụng sáng tạo kiến thức đã học làm bài tập thực hành.
* Nhiệm vụ: HS tìm hiểu trên lớp
* Phương thức thực hiện: hoạt động cá nhân
*Yêu cầu sản phẩm: Vở bài tập của hs.
? Viết một đoạn văn trình bày tác dụng của việc đọc sách với con người, trong đó có chứa 1 khởi ngữ và 1 thành phần biệt lập
Vở bài tập
HS cá nhân
? Hs trình bày, phản biện
Gv chốt.
4. GV dặn dò và giao bài tập về nhà cho HS:
Bài cũ:
? vẽ sơ đồ tư duy hệ thống bài học
? tìm thành phần biệt lập đã học trong bài “Tiếng nói của văn nghệ”
Bài mới: Soạn Chủ đề nghị luận...
RÚT KINH NGHIỆM:
..................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_9_tiet_96_cac_thanh_phan_biet_lap_nam_ho.docx