A. Mục tiêu cần đạt
B. Tiến trình bài dạy.
1. Kiểm tra:
Vở soạn bài (3vở)
2. Bài mới:
I. Sự phát triển của từ vựng
Vẽ sơ đồ các cách phát triển từ vựng bằng hai cách (2HS)
Cách 1: SGK
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2607 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 10 - Tiết 49: Tổng kết về từ vựng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngữ văn lớp 9
Tuần 10-tiết 49:
Tổng kết về từ vựng
A. Mục tiêu cần đạt
B. Tiến trình bài dạy.
1. Kiểm tra:
Vở soạn bài (3vở)
2. Bài mới:
I. Sự phát triển của từ vựng
Vẽ sơ đồ các cách phát triển từ vựng bằng hai cách (2HS)
Cách 1: SGK
Cách 2:
Các cách phát triển từ vựng
Về chất
Về lượng
Tạo thêm từ mới
Mượn từ
Tạo nghĩa mới
Chuyển nghĩa
ẩn dụ
Hoán dụ
Tìm ví dụ cho mỗi trường hợp:
- Chuột (dưa), Chuột (máy tính): Phát triển nghĩa
- Rừng phòng hộ, sách đỏ, gêm thủ: Từ mới thêm
- Intơnét, côta, email, …: muợn từ
Có thể có ngôn ngữ mà từ vựng chỉ phát triển theo cách phát triển về só lượng không? vì sao?
->Không thể. Vì nếu không có sự phát triển về nghĩa từ, thì mỗi từ chỉ có một nghĩa. Như vậy thì dù số từ có tăng lên bao nhiêu cũng không đủ nhu cầu giao tiếp
-> Bởi vậy, mọi ngôn ngữ đều phải phát triển vốn từ bằng 2 cách.
II. Từ mượn.
Thế nào là từ mượn, ví dụ?
Từ mượn: Là những từ vốn của ngôn ngữ khác, được vay mượn vào tiếng ta
Vd: vô lăng, mít tinh, tivi...
Lượng muợn nhiều nhất là từ nước nào? vì sao?
-> Tiếng Hán (từ Hán Việt) vì lịch sử hơn 1000năm Bắc thuộc, và vì trước đây nước ta phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc.
Ngày nay xu hướng mượn nhiều ở ngôn ngữ nào? vì sao?
->Tiếng Anh, vì nước ta đang phát triển hội nhập với thế giới, mà tiếng Anh đang là ngôn ngữ phổ biến trên thế giới.
-> Trả lời câu hỏi 3 (SGK)
Từ mượn
đã Việt hoá
Chưa Việt hoá
- Săm, lốp, bếp ga là những từ mượn đã đựơc Việt hoá hôầntnf.
- Axít, rađiô, vitamin là những từ chưa Việt hoá.
III. Từ Hán Việt
Thế nào là từ Hán Việt?
- Khái niệm: Là từ có nguồn gốc từ tiếng Hán, được người Việt nam vay mượn và sử dụng
- Vai trò: là một bộ phận quan trọng của tiếng Việt.
- Vd: bình tĩnh, nghiêm túc, ái quốc...
Dùng từ Hán Việt có tác dụng gì? hạn chế gì?
Tạo sắc thái trang trọng, song nếu lạm dụng sẽ gây khó hiểu.
Vậy nên dùng như thế nào?
Dùng 1 cách phù hợp, như trong các văn bản hành chính, nghị luận...
IV. Thuật ngữ và biệt ngữ xã hội.
1. Thuật ngữ:
- Khái niệm: những từ ngữ biểu thị các khái niệm khoa học và công nghệ.
- Vd: Trung cảnh, viễn cảnh, cận cảnh, đúp 1, đúp 2 -> là thuật ngữ điện ảnh
Kết tủa, hợp chất, dung dịch -> là thuật ngữ hoá học
- Vai trò: Rất quan trọng trong đời sống, khoa học công nghệ càng phát triển thì thuật ngữ càng trở thành 1 bộ phận quan trọng của vốn từ chung.
tính chát của thuật ngữ: tính đơn nghĩa, hệ thống và quốc tế.
2. Biệt ngữ.
- Khái niệm: những từ ngữ chỉ tồn tại trong một bộ phận xã hội, một tầng lớp nào đó.
- Vd: Trong hs: cúp cua, quay cóp,...
Trong ngành may mặc: nống, nước, mí,...
- Tác dụng: Khắc hoạ tính cách nhân vật trong văn bản tự sự.
V. Trau dồi vốn từ:
Có những cách nào để trau dồi vốn từ?
2 cách:
+ Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ.
+ Rèn luyện để làm tăng vốn từ.
Luyện tập: Viết một đoạn văn tự sự có sử dụng thuật ngữ và biệt ngữ (gạch chân và chú thích
Bài tập
Giải nghĩa các từ:
- Bách khoa toàn thư: từ điển bách khoa, đủ tri thức của mọi ngành.
- Bảo hộ mậu dịch: Bảo vệ sản xuất trong nước chống lại sự cạnh tranh của hàng hoá nước ngoài trên thị trường nước mình.
- Dự thảo: bản thảo chuẩn bị để thông qua.
- Đại sứ quán: Cơ quan đại diện chính thứuc và toàn diện ở nứơc ngoài.
- Hậu duệ: con cháu của người đã chết.
- Khẩu khí: khí phách qua lời nói.
- Môi sinh: môi trường sống của sinh vật.
Sửa lỗi:
a. sai từ “béo bổ” -> chữa “béo bở” (nhiều lợi nhuận)
b. sai từ “đẩy mạnh” -> chữa “mở rộng” (quy mô)
c. sai từ “đạm bạc” -> chữa “tệ bạc” (không nhớ ơn nghĩa)
d. sai từ “tấp nập” -> chữa “tới tấp” (liên tiếp)
Bài tập phần từ Hán Việt
“ Bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu thể hiện hình tượng người lính cách mạng và sự gắn bó keo sơn của họ qua những chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, chân thực, cô đọng, giàu sức biểu cảm”
a) Tìm những từ Hán Việt: (gạch chân hoặc đổi màu chữ)
Đồng chí
thể hiện
hình tượng
cách mạng
chi tiết
hình ảnh
ngôn ngữ
giản dị
chân thực
biểu cảm
b) Nhận xét về vai trò của từ Hán Việt trong ngôn ngữ?
Bài tập phần thuật ngữ:
Bài tập phần trau dồi vốn từ:
Vd: Từ “tuyệt” có mấy nghĩa?
2 nghĩa: + Nhất: tuyệt cú, tuyệt đỉnh
+ Hết: tuyệt chủng, tuyệt diệt
File đính kèm:
- Tong ket tu vung Van 9.doc