Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Ý nghĩa ngày lễ Vu Lan

Hằng năm cứ mỗi độ thu về, tiếng ve sầu rộn rã ngày hè giờ đây đã đi vào lặng lẽ, nhường lại cho tiếng nói cười của trẻ thơ rộn rã đến trường. Đây là dấu hiệu mùa hạ oi bức đã qua, nhường chỗ cho mùa thu mát mẽ lại đến trong sư hân hoan chào đón của mọi người.

 Mùa thu đến, tiết trời mát mẽ, từng cơn mưa lại đến làm cho cảnh vật thêm ảm đạm, gơị cho lòng người bất chợt nhớ về những kỷ niệm thân thương khó phai trong ký ức của mỗi con người. Trong đạo Phật, mùa Thu đúng vào ngày rằm tháng bảy còn gọi là ngày Vu Lan Báo Hiếu, hay gọi là ngày Vu Lan Thắng Hội theo truyền thống Phật Giáo từ xa xưa cho đến ngày nay.

Bởi đạo Phật là đạo trí tuệ, tôn vinh cái đẹp của nhân loại từ thời tiền sử cho đến ngày nay và mãi về sau. Trong muôn vàn vẽ đẹp, tình thương của cha mẹ là nghĩa cử cao đẹp nhất, mà mỗi con người từ khi có mặt trên cuộc đời này, đã tự thừa hưởng. Nếu thiếu đi tình thương đó, thì dẫu rằng bạn có đó cũng như không; nếu thiếu đi tình thương người mẹ nơi bạn, thì dẫu rằng bạn có sống cũng như đã chết rồi, như cây khô không có nhựa sống. Thử hỏi có cái đẹp nào so sánh được với tình thương của Cha và Mẹ hay không ? Không có một sự cao đẹp nào để ngang bằng tình yêu thương của cha và mẹ cả, nên các Thi nhân mượn những hình ảnh rộng lớn của thiên nhiên để nói lên tình thương cao cả của cha và mẹ:

 Công cha như núi Thái Sơn,

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

 

doc15 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 668 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Ý nghĩa ngày lễ Vu Lan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI GIẢNG VỀ Ý NGHĨA NGÀY LỄ VU LAN. I - MỞ ĐỀ : Hằng năm cứ mỗi độ thu về, tiếng ve sầu rộn rã ngày hè giờ đây đã đi vào lặng lẽ, nhường lại cho tiếng nói cười của trẻ thơ rộn rã đến trường. Đây là dấu hiệu mùa hạ oi bức đã qua, nhường chỗ cho mùa thu mát mẽ lại đến trong sư hân hoan chào đón của mọi người. Mùa thu đến, tiết trời mát mẽ, từng cơn mưa lại đến làm cho cảnh vật thêm ảm đạm, gơị cho lòng người bất chợt nhớ về những kỷ niệm thân thương khó phai trong ký ức của mỗi con người. Trong đạo Phật, mùa Thu đúng vào ngày rằm tháng bảy còn gọi là ngày Vu Lan Báo Hiếu, hay gọi là ngày Vu Lan Thắng Hội theo truyền thống Phật Giáo từ xa xưa cho đến ngày nay. Bởi đạo Phật là đạo trí tuệ, tôn vinh cái đẹp của nhân loại từ thời tiền sử cho đến ngày nay và mãi về sau. Trong muôn vàn vẽ đẹp, tình thương của cha mẹ là nghĩa cử cao đẹp nhất, mà mỗi con người từ khi có mặt trên cuộc đời này, đã tự thừa hưởng. Nếu thiếu đi tình thương đó, thì dẫu rằng bạn có đó cũng như không; nếu thiếu đi tình thương người mẹ nơi bạn, thì dẫu rằng bạn có sống cũng như đã chết rồi, như cây khô không có nhựa sống. Thử hỏi có cái đẹp nào so sánh được với tình thương của Cha và Mẹ hay không ? Không có một sự cao đẹp nào để ngang bằng tình yêu thương của cha và mẹ cả, nên các Thi nhân mượn những hình ảnh rộng lớn của thiên nhiên để nói lên tình thương cao cả của cha và mẹ: Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Đức Phật với trí tuệ Ngài thấy rằng tình thương của cha mẹ quá lớn lao không một vị Thánh nhân nào có thể ngang bằng, nên Ngài mượn hình ảnh một vị Phật so sánh ngang bằng công ơn của cha va mẹ : “ Cha mẹ tại tiền như Phật tại thế”. Nghĩa là Cha Mẹ còn sống ở bên ta ngày nào, giống như đức Phật còn ở trên đời vậy. Qua đây chúng ta đủ biết được ân nghĩa sinh thành và dưỡng dục của cha và mẹ rộng lớn biết chừng nào! Nếu chúng ta không báo đáp công ơn rộng lớn như trời biển của cha mẹ, thì dẫu rằng chúng ta có sống cũng bằng không; sự nghiệp chúng ta dẫu có lớn lao bao nhiêu đi nữa thì cũng không ai thấy được; huống nữa là chúng ta cầu công danh phú quý hiển hách ở đời mà quên đi công ơn của cha và mẹ hay sao ? Để hướng dẫn chúng ta sống đời an lạc cho đời này và nhiều đời sau, đức Phật dạy rằng, sống biết ơn và báo ơn là phương pháp thiết thực nhất. Đức Phật chỉ dạy sống và thực hành hiếu đạo trong đời sống hằng ngày, và đặc biệt được Ngài nhắc nhỡ các đệ tử nhiều nhất là tinh tấn tu tập và thiết lễ cúng dường Tam Bảo trong mùa chúng Tăng An Cư Kiết Hạ, để nương vào năng lực chú nguyện của chúng Tăng, nguyện cầu cho Cha Mẹ được siêu sanh khi đã khuất bóng, hoặc được tăng trưởng phước thọ, sống an vui ngay hiện tại. Nên ngày rằm tháng bảy còn gọi là ngày lễ Vu Lan, hay là ngày Vu Lan Thắng Hội vv... II - ĐỊNH NGHĨA : 1 / Giải thích hai chữ Vu Lan và Vu Lan và Vu Lan Thắng Hội : - Chữ Vu Lan là dịch âm từ tiếng Phạn Ullambana, Trung Hoa dịch là đảo huyền nghĩa là cứu nổi thống khổ ( như bị treo ngược )của người đã mất. - Còn một tên nữa là Vu Lan Thắng Hội, nghĩa là ngày lễ Vu Lan là ngày lễ hội lớn thù thắng nhất cả hình thức và cả nội dung vậy.( lâu nay trong nhân gian thường hay nói Vu Lan Bồn, nên chúng ta có thể giải thích thêm về chữ Bồn ) 2 / Duyên khởi về sự tích và ý nghĩa của ngày lễ Vu lan: Ngài Mục Kiền Liên tu hành chứng được sáu phép thần thông cao nhất trong các đệ tử của đức Phật, nên Ngài là vị đại đệ tử thần thông bậc nhất của đức Phật. Với năng lực trí tuệ này Ngài muốn biết được sau khi mẫu thân mất, thác sanh vào cảnh giới nào. Ngài rất buồn khi thấy mẫu thân đang còn da bọc xương vì đói khát và bị giam cầm trong chốn ngạ quỷ vì tâm niệm tham lam và hạnh nghiệp độc ác đã tạo ra khi còn sanh tiền, nên phải chịu nổi thống khổ này ( dụ như bị treo ngược ). Ngài bèn dùng thần thông của mình, với bình bát đựng đầy cơm đem vào địa ngục để dâng cho mẫu thân, nhưng than ôi ! vì nghiệp lực quá nặng do tâm tham lam bỏn xẻn, nên khi nhìn thấy bát cơm, bà vội vàng tay trái đỡ lấy, tay phải bốc ăn vì sợ các loài ngạ quỷ ở bên cạnh dành lấy. Nhưng khi vừa bỏ cơm vào miệng thì cơm liền hoá thành lửa đỏ. Ngài Mục Kiền Liên đau xót vô cùng liền trở về bạch với đức Phật và cầu xin Ngài cứu khổ mẫu thân. Đức phật dạy rằng: Do mẹ ngươi tội chướng quá ư nặng nề, một mình ngươi dù thần lực thế nào cũng không thể nào cứu được, nên cầu thỉnh chư tăng trong mười phương vào ngày rằm tháng bảy là ngày lễ Tự tứ của chúng Tăng. Vào ngày ấy nên sắm sửa tịnh tài, tịnh vật như thức ăn trăm vị cao quý và tinh khiết dâng lên cúng dường chúng Tăng để cầu thỉnh năng lực của chúng Tăng mới có thể cứu độ mẫu thân của ngươi ở trong chốn ngạ quỷ. Vâng theo lời dạy của đức Phật, Ngài tận tâm lo lắng sắm sửa lễ vật cúng dường chúng Tăng và nương nhờ năng lực chú nguyện của chúng Tăng , nên mẫu thân Ngài xã bỏ tâm địa tham lam và bỏn xẻn nên được sanh về cõi trời. Vì lợi ích cho chúng sanh sau này, nên Ngài thưa thỉnh với đức Phật : Nếu chúng sanh đời sau khi cha mẹ qua đời có thể dùng phương pháp này để cứu độ cha mẹ trong nhiều đời nhiều kiếp được hay không ? Đức Phật khen ngợi : Lành thay! Lành thay! Chúng sanh đời sau nên theo theo phương pháp này, cứ đến ngày rằm tháng bảy là ngày chúng Tăng tự tứ, nên sắm sửa lễ vật cao quý và tinh khiết dâng lên cúng dường chúng Tăng để nương nhờ thần lực của Tam Bảo chú nguyện cho ông bà cha mẹ trong nhiều đời nhiều kiếp được nương nhờ vào công đức chú nguyện này, để người mất được sanh vào cảnh giới tốt đẹp, người còn nương vào công đức này tuổi thọ tăng trưởng, sống an vui, tinh thần sáng suốt. Với ý nghĩa cao đẹp từ tâm hiếu thảo của Ngài đại hiếu Mục Kiền Liên, nên hàng đệ tử của đức Phật từ xuất gia cho đến tại gia đều học hiểu và thực hành cho đến ngày hôm nay. Đây là ngày lễ hiếu đạo có một hình thức trong sáng và ý nghĩa thanh cao, là ngày lễ hội truyền thống của dân tộc Việt Nam và tất cả người con Phật trên thế giới, được gọi là ngày lễ Vu Lan Báo Hiếu hay là ngày Vu Lan Thắng Hội. 3 / Người con Phật nên thực hiện trọn vẹn tinh thần hiếu đạo trong ngày lễ Vu Lan. a ) Trước hết phải hiểu rõ về công ơn sinh thành dưỡng dục lớn lao của Cha và Mẹ. Làm người chúng ta không một ai tự mình lớn lên được đều phải nhờ vào lòng thương vô bờ bến, không quản ngại khó khăn gian khổ của cha và mẹ ngày nào. Mẹ hiền khi mang thai đã chịu biết nhiêu điều gian khổ, ăn uống không thấy ngon miệng, lại còn phải kiêng cử các món ăn, để thích hợp và an toàn cho thai nhi những tháng ngày mạng sống còn mong manh như trứng nước. Mẹ còn phải đi đứng, nằm ngồi khoan thai nhẹ nhàng, để bảo đảm cho sự an toàn của thai nhi. Hoặc khi có khi gặp công việc gì quan trọng thu được nhiều tài lợi, nhưng vì để bảo vệ cho thai nhi mẹ vẫn không làm. Khi sanh nở người mẹ còn phải chịu thêm nhiều phần khổ đau, lúc sinh con cơ thể đau như xé thịt, còn có hoàn cảnh nhiều bà mẹ sanh con khó khăn còn phải nhờ đến y khoa mổ xẽ thì thân thể đau đớn biết chừng nào ? Dù đau đớn đến đâu, nhưng khi nhìn lại thấy con mình toàn vẹn và cất tiếng khóc đầu tiên, thì mẹ như quên hết tất cả mọi đớn đau khi thấy con của mẹ ra đời được an lành. Khi con ra đời mẹ vui bao nhiêu, thì sức lực và nhan sắc của mẹ lại giãm sút bấy nhiêu vì lo cho con mẹ đâu còn nghĩ đến nhan sắc thanh xuân ngày nào. mẹ phải thức khuya dậy sớm, chăm lo cho con từng giọt sữa, mỗi khi con thức giấc vào canh khuya, mẹ phải bỏ giấc ngủ để lo cho con, mà không có một chút phiền muộn chỉ mong sao con no khoẻ và ngủ lại ngon giấc là mẹ vui lòng. Nhưng có phải như thế thôi đâu có khi vào canh khuya lạnh lẽo, con thơ có khi tiểu tiện lên thân thể mẹ, mẹ vẫn vui lòng nằm lên chỗ nước tiểu ướt lạnh để dành phần khô ráo cho con thơ trọn phần ngon giấc. khi con lớn lên, mẹ là người thầy đầu tiên dạy dỗ cho con bi bô những tiếng nói đầu tiên trong đời. Khi con chập chững mẹ là người huấn luyện viên đầu tiên tập tành cho con từng bước một, khi con vô ý đụng vào góc dường hay bị té mà khóc oà lên, thì lại lòng mẹ đau đớn biết chừng nào. Lúc này mẹ chỉ biết ôm con vào lòng và dùng nămg lượng từ bi của mình mong sao con mau hết đau nhức. Lớn thêm chút nữa mẹ đưa lại đưa con đến trường, dẫu trường làng có cách xa phải qua nhiều câu tre gập ghềnh mẹ vẫn tận tuỵ vì sự trưởng thành về học vấn của con : Ví dầu cầu ván đóng đinh, Cầu tre lắt lẻo gập ghềnh khó đi. Khó đi mẹ dắt con đi, Con đi trường học, mẹ đi trường đời. Con đến tuổi trưởng thành, mẹ phải lo cho con có nghề nghiệp và lo chuyện gia thất cho con, chỉ mong cho con không thua kém chúng bạn ở đời là lòng mẹ đã mãn nguyện lắm rồi. Ôi tình mẹ là ngọt ngào và êm dịu như thế vẫn còn lưu lại lại mãi trên những vần ca dao bất hủ của văn hoá việt nam : Mẹ già như chuối ba hương, Như xôi nếp một, như đường mía lau. Công lao của mẹ lớn lao quá làm sao tính đếm được : Đố ai đếm được lá rừng, Đố ai đếm được mấy tầng trời cao. Đố ai đếm hết những vì sao, Đố ai đếm được công lao mẹ hiền. Còn có những lời ca tiếng nhạc ca ngợi tình thương yêu con đằm thắm ngọt ngào của mẹ, mỗi khi nghe đến không ai không tự hào và hạnh phúc vì mình là người đã thừa hưởng được tình thương đó : .Mẹ là dòng suối dịu hiền, Mẹ là bài hát thần tiên. Là bóng mát trên cao, là mắt sáng trăng sao. Là ánh đuốc trong đêm khi lạc lối, Mẹ là lọn mía ngọt ngào, Mẹ là nãi chuối buồng cau, Là tiếng dế đêm thâu, là nắng ấm nương dâu, Là vốn liếng yêu thương cho cuộc đời Bởi thế khi so sánh công lao của cha mẹ qua những hình ảnh thiên nhiên cũng chưa xứng đáng với tình thương của mẹ : Ví rằng công mẹ như non, Thực ta công mẹ lại còn lớn hơn. Tình thương của mẹ hiền dịu dàng và ngọt ngào bao nhiêu, thì tình cha lại thầm lặng sâu kín như biển đông không thể đo lường được, trong lòng biển đông, luôn chứa đựng biết bao nhiêu hải sản vô giá. Cũng vậy tình thương nghiêm nghị và cứng rắn của cha là hải đảo cho con nương tựa, là bến đỗ an toàn cho con thuyền của đời con. Khi con thơ cất tiếng khóc chào đời, đây là một tuyệt tác của cuộc đời của cha và mẹ. Mẹ thì gần gũi ẳm bồng bú mớm, còn cha thì tâm luôn nghĩ ngợi về tương lai cho con làm sao có được nhiều hạnh phúc, có đủ tài năng để thi thố với đời. Nên tình cha là tình thương lo xa, nồng ấm mà nghiêm nghị. Cha phải lo lắng phần kinh tế, để ổn định đời sống gia đình khỏi phải thiếu trước hụt sau. Nếu vì thiếu thốn mà con nhỏ phải chịu khổ sở, bỏ bê việc học hành thì lòng cha đau như xát muối. Nên cha phải thức khuya dậy sớm làm việc với sức lực của mình, quần quật với ruộng vườn, cày sâu cuốc bẩm, để kiếm thêm lúa gạo, trang trãi mọi nhu cầu cuộc sống cho cả gia đình. Gặp khi mùa màng thất bát, có khi Cha phải đi làm thuê, làm mướn để kiếm thêm tiền lo cho con ăn học. Nào là hình ảnh những người Cha đạp xe xích lô khổ sở dưới ánh nắng gay gắt, những người Cha làm nghề bốc vác nặng nhọc ở những bến hàng, những người Cha làn da sạm nắng sau những luống cày dưới nắng gió mưa ngâu, để cho biết bao nhiêu tài năng chấp cánh tung bay vào đời, hứa hẹn nhiều tốt đẹp cho tương lai quê hương đất nước. Tình thương của Cha cứng rắn mà nghiệm nghị, nên có thể ví như cây cột trụ giữ vững và nâng đỡ tất cả sức nặng của ngội nhà lớn. Thiếu đi tình Cha là một nổi khổ lớn nhất của người con. Nổi bất hạnh này được nói rất nhiều trong ca dao dân gian : Con có Cha như nhà có nóc, Con không Cha như nòng nọc đứt đuôi. Hay là : Còn Cha gót đỏ như son, Một khi Cha khuất gót con đen sì, Còn Cha nhiều kẻ yêu vì, Đến khi Cha mất ai thì yêu con. Ôi công ơn lớn lao của Cha làm sao nói hết bằng lời, nó cao sâu diệu vợi biết ngần nào : Bàng bạc đâu đây những tiếng lòng, Âm ba vi diệu tận hư không, Công Cha nuôi dưỡng ân trời biển, Gian khó suốt đời chẵng kể công. Ôi ngôn từ thế gian có hạn lượng, làm sao có thể nói hết được công lao sanh thành dưỡng dục của Mẹ và Cha. Có một Triết gia đã nói một câu ngắn gọn gần như là thách thức với tất cả ngôn từ : “Ngôn ngữ thế gian là túi rách, sao đựng đầy hai chữ Mẹ Cha”. Câu nói này thật chí lý vậy. Riêng đức Phật chúng ta là bậc trí tuệ vô song Ngài đã thấy rõ chúng sanh không những mang ơn Cha Mẹ chỉ một đời này mà đã có mối tương quan tương duyên với nhau trong nhiều đời nhiều kiếp rồi, nên đã có lần Ngài giảng giải cho đệ tử nghe về sự liên hệ giữa con với Cha và Mẹ như sau : “Từ vô lượng kiếp đến nay, chúng sanh lang thang trong sáu nẻo luân hồi, bỏ thân này nhận thân khác, sinh đi, sinh lại bao nhiêu lần, sữa mẹ mà chúng ta đã uống còn nhiều hơn nước của bốn đại dương”. Điều đó nhắc nhở cho chúng ta thấy công ơn Cha Mẹ lớn lao quá không thể nghĩ lường được. Giờ đây chúng ta cùng đọc một đoạn trong kinh Đại Báo Phụ Mẫu Trọng Ân, đức Phật kể ra mười công đức của Mẹ đối con : Một là, chín tháng mang thai khó nhọc. Hai là, đau đớn, sợ hãi, lo lắng khi sinh con. Ba là, cam chịu khổ cực để nuôi con không lớn. Bốn là, ăn cay đắng, nhường phần ngon ngọt cho con. Năm là, Mẹ nằm chỗ ướt, chỗ ráo nhường cho con. Sáu là, mớm nước, nhai cơm cho con khi còn thơ bé. Bảy là, giặt giũ đồ dơ bẩn của con mà không nhờm gớm. Tám là, khi con đi xa Mẹ già trong đợi nhớ thương. Chín là, vì muốn con sung sướng, Mẹ có thể gây nên tội lỗi. Mười là, chịu đói lạnh để con được ấm no. Trong kinh Tâm Địa Quán đức Phật còn nói thêm về công ơn Cha Mẹ rộng lớn khó lường : Ơn Cha lành cao hơn núi Thái, Nghĩa Mẹ hiền sâu tợ biển Đông, Dù cho dâng trọn một đời, Cũng không trả hết ân người sanh ta”. Đến đây, chúng ta đã hiểu từ bậc Thánh nhân cho đến kẻ phàm phu, hoặc là những loại chúng sanh nhỏ bé không một loài nào không nương tựa cha mẹ mà tự có thân, và tự lớn lên được. Nên đã có thân này là đã mang ơn cha mẹ nuôi dưỡng không thể tính lường. Ơn nghĩa ấy, chúng ta làm sao có thể đáp đền ? Muốn đáp đền công ơn Cha Mẹ chúng ta phải hiểu cho thật đúng, thật sâu sắc, thì việc làm báo ân Cha Mẹ mới đúng ý nghĩa mà không rơi vào tình thương vay trả thường tình thế gian. b) Làm con phải có bổn phận báo đáp công ơn Cha Mẹ. Vạn vật trên thế gian sinh trưởng tươi tốt nhờ vào mưa thuận gió hoà trong suốt bốn mùa xuân hạ thu đông. Con người từ khi lọt lòng Mẹ cho đến trưởng thành, luôn được an lành, thành đạt được nhiều điều như ý, đó là nhờ vào đức hạnh hiếu thảo của mỗi người. Cho nên những bậc Cổ đức từng nói: Thiên hữu tứ thời xuân tại thủ, Nhân sinh bách hạnh hiếu vi tiên. Nghĩa là : Trời có bốn mùa xuân là trước, Đời người trăm nết hiếu đứng đầu. Người nào trên đời thành đạt được nhiều điều như ý từ vật chất đến tinh thần, là nhờ vào hạnh nghiệp thiện lành mà chính họ đã tạo ra từ quá khứ. Trong trăm hạnh thiện lành đã tạo, không có hạnh nào thiện lành bằng tâm hiếu thảo của người con đối với cha mẹ. Vì thế đức Phật dạy : “ Bách hạnh hiếu vi tiên” Nghĩa là: trong trăm hạnh, hạnh hiếu là thiện lành nhất. Đức Phật còn dạy thêm : “Hiếu tâm tức thị Phật tâm, Hiếu hạnh vô phi Phật hạnh” Nghĩa là : Tâm hiếu chính là tâm Phật, Hạnh hiếu chính là hạnh Phật”. Khi đã hiểu được lời dạy của bậc Cổ đức và lời vàng ngọc từ kim khẩu của đức Thế Tôn, chúng ta đã có thêm niềm tin, đây là sức mạnh làm tăng trưởng thêm cho đức hạnh hiếu đạo cao quý của chính mình. Báo đáp công ơn Cha Mẹ theo tinh thần thế gian. Khi nghe nói đến văn hoá Việt Nam, là nói đến đạo đức và lễ giáo. Khi nói đến lễ giáo người Việt Nam, chúng ta thường hay nhớ lại những vần Ca dao mang màu sắc và âm hưởng của Phật Giáo. Bởi giáo lý của đức Phật đã hoà nhập vào nếp sống của dân tộc Việt Nam ta từ thời tổ tiên, thời các Vua Hùng gây dựng cơ nghiệp. Nên nói đến đạo đức, lễ giáo của con người Việt Nam là nói đến giáo lý Phật Giáo. Điều này đã thể hiện sâu sắc qua thi ca dân gian : Tháng Giêng là tháng ăn chơi, Tháng Hai trồng đậu, trồng khoai, trồng cà, Tháng Sáu buôn nhãn, bán trâm, Tháng Bảy ngày rằm xá tội vong nhân. Hay còn có câu : Cha già là Phật Thích Ca, Mẹ già như thể Phật Bà Quan Âm, Nhớ ngày xá tội vong nhân, Lên chùa lạy Phật đền ơn sinh thành. Hiếu thảo với Cha Mẹ phải thể hiện ở sự thành tâm. Hiếu thảo thể hiện ở tâm thành mới tương xứng với tình thương của cha mẹ. Bởi tình thương cha mẹ dành cho con như là yêu thân thể của chính mình, nên khi con đau ốm là Cha Mẹ bỏ ăn ngủ, chạy ngược chạy xuôi, tìm thầy, lo thuốc chỉ mong cho con khoẻ mạnh ăn uống vui chơi là Cha Mẹ vui mừng. Nếu người con đã thành tâm thương và nghĩ đến cha mẹ thì dù ở cách xa nhau, thì thân thể cha mẹ đau lo nghĩ đến con thì giữa mẹ với con sẽ có mối giao cảm tức thì, vì thế có câu chuyện Mẹ của thầy Tăng Tử đau nhức ở ngón tay thì thầy đau nhói trong lòng vội vàng trở về nhà .. Qua đó chúng ta thấy tình thương của Cha Mẹ dành cho con không có phân biệt hay cầu mong đáp đền. Nên người cọn hiếu thảo phụng dưỡng cha mẹ nhất nhất phải có tâm thành. Sự thành tâm phải được thể hiện qua sự nhớ mong, thăm hỏi, và quà tặng thân thương để tỏ bày chút tâm thành. Người con thực đã có tâm hiếu thảo thì dầu ở xa Cha Mẹ, nếu khi Cha Mẹ già yếu thì phải sớm hôm thăm hỏi, chăm sóc sức khoẻ Cha Mẹ như xoa bóp chân tay khi thân thể song thân nhức mỏi, thuốc thang đầy đủ khi song thân ốm đau. Thể hiện tâm hạnh hiếu thảo của những người con hiếu xưa và nay đã ghi lại quá nhiều qua những vần Ca dao Dân gian Việt nam : Đêm đêm khấn nguyện Phạt trời, Cầu cho Cha Mẹ sống đời với con. Không những chỉ thành tâm khấn nguyện mà còn thể hiện qua sự thăm viếng hỏi han : Mẹ già ở túp lều tranh, Sớm hôm tối viếng mới đành dạ con. Để được viếng thăm còn chưa đủ bổn phận người con hiếu thảo, phải có chút quà mọn thân thương để mong được luôn gần gũi bên Cha mẹ suốt đời : Muốn cho gần Mẹ gần Cha, Khi vào thúng thóc, khi ra quan tiền. Nếu ở xa quê thì người con hiếu thảo luôn thương nhớ song thân mà không quên gởi món quà hiếu đạo có nhu cầu cho đời sống của Cha Mẹ : Ai vè tôi gởi buồng cau, Buồng trước kính mẹ, buồng sau kính thầy. Ai về tôi gởi đôi giày, Phòng khi mưa gió để thầy mẹ đi. Nếu ai còn có cha mẹ và được phụng thờ sớm hôm thì đây là một diễm phúc rất lớn, vì thế được phụng dưỡng cha mẹ món ngon vật lạ là tỏ tấm lòng hiếu thảo của mình đói với hai đấng song thân : Tôm càng lột vỏ bỏ đuôi, Giả gạo cho trắng mà nuôi mẹ già. Đói lòng ăn đọt chà là, Để cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng. Khi tâm hiếu thảo đã thành thật thì dẫu rằng con ruột hay dâu rể, lúc này không còn là hai nữa, mà vợ chồng phải biêt hoà thuận để cùng phụng dưỡng cha mẹ, mới thực sự tạo được niềm vui hạnh phúc lớn lao cho cha mẹ, mà còn để lại được tiếng khen ngợi lưu mãi đến ngàn sau. Em thì đi cấy ruộng đông, Anh đi cắt lúa để chung một nhà, Để cùng phụng dưỡng mẹ cha, Muôn đời tiếng hiếu, gần xa lưu truyền. Khi chúng ta trưởng thành khoẻ mạnh bao nhiêu,thì cha mẹ lại gầy yếu bấy nhiêu, và ngày rời xa cha mẹ của chúng ta cũng không còn xa nữa. Người con hiếu thảo ngoài việc cầu nguyện Phật trời gia hộcha mẹ sống lâu. Tuy phụng dưỡng cha mẹ món ngon vật lạ, nhưng cha mẹ vẫn gần đến ngày ra đi mãi mãi. Có hiếu nữ thi sĩ Trinh Tiên đã ước nguyện giãm bớt tuổi đời thanh xuân của mình để mong cha mẹ sống thọ bên con : Con nguyện dâng bớt tuổi thọ mười năm, Mười năm ấy dẫu vàng son gấm vóc, Mười năm ấy dù hương vàng châu ngọc, Phủ che đời danh vọng cũng không ham. Con vui chi mây khói cảnh trần gian, Khi cha mẹ sức mòn theo hạnh nghiệp. Còn anh em với nhau trong một gia đình, phải biết thương yêu, đùm bọc và giúp đỡ lẫn nhau, khuyên nhau sống hiếu thảo bằng cách phải sống thật đạo đức và học hành thành tài để xứng đáng là người con của cha mẹ đã dày công sinh dưỡng. Hiếu thảo không nên vì danh vì lợi. Tâm hiếu là tâm Phật, song chúng sanh rất nhiều người vì bị danh lợi làm mù quáng, mà đánh mất tâm trong sáng hiếu hạnh ( tâm Phật ) của chính mình. Họ trọn một đời chỉ nghĩ đến vinh hoa phú quý, chức trọng quyền cao mà quên đi việc thăm viếng hỏi han, hay chăm sóc sức khoẻ của đấng sanh thành. Nếu vì sợ tiếng dị nghị của thế gian, nên có khi họ lo lắng cho cha mẹ chỉ lấy lệ mà thôi, hoặc giao hết cho người khác ( lược chuyện vua Văn Đế đời Hán chính thân mình loa cho mẹ ..); hoặc có người còn nói rằng vì bận việc lo cho vợ con còn thời gian đâu nữa mà lo cho cha mẹ. hay có khi có chút quà mọn mà tâm không thành, họ chỉ bỏ món quà đó, mà nói lời không vui thì cha mẹ thọ nhận món quà đó nào có ích chi. Cũng có lắm người chỉ nhắm vào gia tài đồ sộ của cha mẹ mà phụng dưỡng, chỉ mong rằng cha mẹ thấu hiểu mà để lại di chúc như ý muốn của họ. Chuyện này xảy ra rất nhiều trên trên những trang báo hằng ngày. ( kể chuyện chứng minh ) Vì hiếu thảo với cha mẹ chỉ vì danh lợi, hay tránh tiếng chê cười của thế gian, hạnh nghiệp hiếu thảo của hạng người này được thế gian chế nhiễu muôn đời, còn ghi lại trong kho tàng ca dao dân gian : Cha mẹ thương con biển hồ lai láng, Con nuôi cha mẹ tính tháng tính ngày. Những gương hiếu thảo cổ kim thơm ngát muôn đời. Tâm hiếu là tâm Phật, nên những tấm gương hiếu thảo vì song thân quên mình đã được sách vở lưu truyền đến muôn đời. Nay xin lược kể vài chuyện để chúng ta cùng suy gẫm và học hỏi theo gương hiếu thảo của người xưa. Chuyện thứ nhất là Sưu Kiềm Lâu. Chuyện thứ hai là Đường Thị. Truyền thống hiếu thảo xưa nay của người Việt từ Vua cho đến dân. * Vua Lý Nhân Tông ( 1072 – 1127 ) đã bãi dịp yến ẩm tết Trung Nguyên của bá quan đối với mình, để làm lễ Vu Lan cầu siêu cho mẹ theo ý nghĩa Phật giáo. * Vua Lý Anh Tông ( 1128 – 1138 ) cũng bỏ yến ẩm chúc mừng của bá quan ở điện Thiên Ân để thiết lễ Đại Trai Đàn cầu siêu cho phụ hoàng là vua Lý Nhân Tông theo nghi lễ của Phật giáo. * Vua Trần Anh Tông ( 1293 – 1314 ) một hôm nọ say rượu nằm trong cung. Khi ấy Thái Thượng Hoàng Trần Nhân Tông ở cung Thiên Trường về thăm. Bách quan hội đủ nhưng không thấy vua Anh Tông ra chầu. Phụ hoàng Nhân Tông liền ra lệnh cho trăm quan về phủ Thiên Trường lập triều ban. Khi tỉnh rượu thấy vắng vẻ, vua hỏi cớ sự, vội vã về Thiên Trường, sai các quan viết sớ dâng lên quỳ trước vua cha chịu tội và từ đó vua bỏ hẵn không dám uống rượu nữa. * Vua Tự Đức ( 1829 – 1882 ) có lần đi săn chim ở rừng Thuận Trực, An Nông gặp mưa lũ nên thuyền về chậm.Thái Hậu vội sai quân đem thuyền đi đón. Khi về đến nội cung, vua biết lỗi nên vội chỉnh trang y phục, vào chấu Mẫu hậu.Thái Hậu giận ngồi quay mặt vào vách. Vua vội nằm xuống gác cây roi mây lên lưng chịu tội. Thái Hậu vất bỏ cây roi và quơr trách vua nặng lời. Đêm đó vua thức suuót đêm để phê tấu chuẫn cho những công văn mà ngày đi săn chưa phê duyệt. Từ đó về sau vua không bao giờ bỏ bê việc triều chính nữa. * Ở Huế có vị Hoà thượng chơn tu là Hoà thượng Nhất Định ( 1784 – 1847 ) Ngài vừa tu hành vừa phụng dưỡng mẹ già. Khi mẹ Ngài bệnh thầy thuốc nói chỉ có ăn cá thì mới có thể làn bệnh.Hoà thượng tuy đã sáu mươi tuổi nhưng phải lên chợ Bến Ngự mua cá về am An Dưỡng để phụng đưỡng mẹ già, bất chấp mọi tiếng chê bai của mọi người. Vua Tự Đức nghe chuyện này cảm động phong tặng Ngài hai chữ vàng là Từ Hiếu. Hai chữ này xuất xứ từ Thành ngữ Mẫu Từ Hiếu Thảo ( mẹ hiền sanh ra con hiếu thảo ). Câu chuyện đến nay vẫn còn lưu truyền trong nhân gian. * Tại tỉnh Hương Sơn huyện Hà Tỉnh có một người đàn bà goá chuyện hiếu thảo của Thiền sư Nhật Bản. ( như chuyện của thiền sư từ hiếu ) - Những tấm gương hiếu thảo của đệ tử Phật. Báo đáp công ơn Cha Mẹ theo tinh thần xuất thế gian của đạo Phật. Theo tầm nhìn trí tuệ của đức Phật,con người gồm có hai phần vật chất và tinh thần. Phần vật chất thuộc về sắc thân, phần tinh thần thuộc về tâm thức. Tình cha mẹ thương con cũng vậy, lo cho con từ vật chất đến tinh thần. Nếu chúng ta báo hiếu cha mẹ bằng vật chất, mà không chú trọng đến tinh thần của cha mẹ thì còn hạn lượng trong vòng sanh tử luân hồi. Đức Phật là bậc giác ngộ sáng suốt trong ba cõi. Khi đã tu hành thành Phật Ngài vẫn không quên trở về hoàng cung hoá độ vua Tịnh Phạn đắc quả Thánh. Đức Phật có lần lên nhập hạ ở cõi trời Đao Lợi ba tháng để thuyết Pháp độ Thánh mẫu Ma Za chứng đắc quả thánh. Ngài là tấm gương sáng về hiếu hạnh cho cho cả trời người noi theo vậy. Khi nói đến báo đền công ơn cha mẹ, đức Phật dạy chư đệ tử với một tâm lượng vô cùng thắm thiết, như trong kinh Tăng Nhất A Hàm đã minh chứng : “Này các Tỳ kheo, có hai hạng người mà các thấy không thể đền ơn hết cho được, đó là cha và mẹ. ngài dạy nếu có kẻ vai trái cõng cha vai phải cõng mẹ, đi xa ngàn dặm cung phụng đủ món ngon vật lạ, đồ mặc, chăn nệm và thuốc thang; thậm chí cha mẹ còn đại tiểu tiện trên vai mình đi nữa, các thầy cũng chưa đền trả được ânnghĩa sanh thành dưỡng dục của cha mẹ. Các thầy phải biết ân cha mẹ sâu nặng lắm, bồng bế nuôi nấng, dưỡng dục đúng lúc dạy cho ta trưởng thành, vì thế mà biết ân đó rất khó đền trả. Do vậy người con hiếu thảo muốn báo đáp công ơn cha mẹ đúng với chánh pháp, cần phải thực hành những việc sau đây : Một là, nếu cha mẹ chưa có niềm tin phải khuyến khích cha mẹ phát tâm tin tưởng ngôi Tam Bảo. Hai là, nếu cha mẹ xan tham, phải khuyến khích cha mẹ phát tâm bố thí. Ba là, Nếu cha mẹ theo điều ác, phải khuyến khích cha mẹ hướng về đường thiện. Bốn là, Nếu cha mẹ theo tà kiến phải khuyến khích cha mẹ trở về với chánh kiến. Làm được như vậy là đã tr

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_9_y_nghia_ngay_le_vu_lan.doc
Giáo án liên quan