Giáo án Ngữ văn: Nguyễn Đình Chiểu_ Võ Văn Sơn

 

 

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

- Hiểu được những nét chính về cuộc đời, nghị lực, nhân cách và giá trị thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu

- Hiểu được vẻ đẹp bi tráng của bức tượng đài có một không hai trong lịch sử văn học trung đại về người nông dân

- Tiếng khóc bi tráng của Nguyễn Đình Chiểu: khóc thương cho những nghĩa sĩ hi sinh, khóc thương cho một thời kì đau khô của lịch sử dân tộc

- Nghệ thuật của bài văn: ngôn ngữ, xây dựng hình tượng, giọng điệu

B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN: SGK, SGV, thiết kế bài giảng, bảng phụ, gio n trình chiếu

C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH : Kết hợp các hình thức trao đổi, thảo luận, đọc sáng tạo

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

- Ổn định, kiểm tra bài cũ

- Kiểm tra tỉ số lớp.

- Vào bài mới

 

doc6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1809 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn: Nguyễn Đình Chiểu_ Võ Văn Sơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 11- 4 - 2009 Tuần: 15 Người soạn: Võ Văn Sơn NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU (1822 -1888) {{{{{ A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: - Hiểu được những nét chính về cuộc đời, nghị lực, nhân cách và giá trị thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu - Hiểu được vẻ đẹp bi tráng của bức tượng đài có một không hai trong lịch sử văn học trung đại về người nông dân - Tiếng khóc bi tráng của Nguyễn Đình Chiểu: khóc thương cho những nghĩa sĩ hi sinh, khóc thương cho một thời kì đau khô của lịch sử dân tộc - Nghệ thuật của bài văn: ngôn ngữ, xây dựng hình tượng, giọng điệu… B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN: SGK, SGV, thiết kế bài giảng, bảng phụ, giáo án trình chiếu… C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH : Kết hợp các hình thức trao đổi, thảo luận, đọc sáng tạo… D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: - Ổn định, kiểm tra bài cũ - Kiểm tra tỉ số lớp. - Vào bài mới Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt Hoạt động 1: - GV: Dựa vào SGK, các em hãy nêu những nét chính về cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu? - HS phát biểu. - GV chốt lại một số ý chình trọng tâm và trình chiếu lên bảng về: chân dung, mộ và những hình ảnh liên quan đến cụ Nguyễn Đình Chiểu. - HS lắng nghe, nhìn và ghi chép. - GV: Thơng tin thêm về Nguyễn Đình Chiểu: + Con gái thứ năm của ơng là Nguyễn Thị Ngọc Khuê tức nữ sĩ Sương Nguyệt Anh và con thứ bảy tên Nguyễn Đình Chiêm, đều là người nổi tiếng trong giới văn chương. + Tồn thể khu đền mộ của Nguyễn Đình Chiểu tại huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre đã được Bộ Văn hĩa Thơng tin cơng nhận di tích Lịch sử Văn hĩa ngày 16 tháng 3 năm 1993. + Trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, Hội Văn nghệ Giải phĩng Miền Nam đã lập ra Giải thưởng Nguyễn Đình Chiểu cơng bố năm 1965 dành tặng cho các tác giả, tác phẩm nổi bật trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật ở miền Nam. + Ngơi trường chuyên đầu tiên của tỉnh Đồng Tháp, tại thị xã Sa Đéc, được đặt theo tên ơng, tức Trường THPT chuyên Nguyễn Đình Chiểu Hoạt động 2: + TT1: - GV : Kể tên những tác phẩm chính (trước và sau khi thực dân Pháp xâm lược nước ta)? - HS liệt kê những tác phẩm tiêu biểu. + TT2: - GV: Nội dung thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu, bao gồm những nội dung gì ? - HS phát biểu - GV thuyết giảng và nhấn mạnh những nội dung trọng tâm. - HS lắng nghe và ghi chép. + TT3: - GV: Lí tưởng đạo đức được xây dựng trên cơ sở tình cảm nào? - HS: phát biểu. - GV thuyết giảng và gợi mở. - HS lắng nghe và ghi chép +TT4: Thảo luận (tổ) nhĩm (5p) - GV: Chia tổ (nhĩm) và đặt câu hỏi thảo luận: Nội dung thơ văn yêu nước được thể hiện như thế nào? - Các tổ tiến hành thảo luận và đại diện trình bày trước lớp (kèm theo bảng phụ). - GV: Nhận xét, thuyết giảng thêm những vấn đề trọng tâm. - HS lắng nghe và ghi chép. + Hoạt động 3: Thảo luận tại chổ( HS ngồi chung bàn) làm việc. - GV đặt vấn đề cho HS: Sắc thái Nam Bộ độc đáo của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu biểu hiện ở những điểm nào? - HS đại diện nhĩm phát biểu. - GV gọi tiếp những HS khá, giỏi phát biểu. - GV nhận xét, đánh giá và chốt lại vấn đề. - HS lắng nghe và ghi chép. Hoạt động 4: - GV: Chốt lại những nội dung trọng tâm về vị trí tác gia Nguyễn Đình Chiểu trên văn đàn Việt Nam. - HS lắng nghe và ghi nhận. - GV gọi 2 HS đọc phần ghi nhớ SGK trang 59. - HS nhìn sách và đọc. Hoạt động 5: - GV cho HS một số câu hỏi và bài tập kiểm tra kiến thức về tác gia Nguyễn Đình Chiểu. - Câu 1: Những đặc điểm cơ bản về tư tưởng và nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu? - HS suy nghĩ và phát biểu - GV gợi dẫn và định hướng dẫn HS làm bài tập câu 1. Câu 2 : Nguyễn Đình Chiểu viết “chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm – Đâm mây thằng gian bút chẳng tà”. Hãy giải thích ý nghĩa của hai câu thơ trên và chứng minh: thơ văn Nguyễn Đình Chiểu là sự hiện thực nhất quán và có hiệu quả cao quan điểm sáng tác nói trên của ông. - GV gợi mở và gọi HS phát biểu. - HS tổng hợp kiến thức lại và phát biểu. - GV nhận xét cách khai thác đề tài của HS và tiến hành định hướng cho HS giải quyết vần đề. - HS lắng nghe và ghi nhận. I) CUỘC ĐỜI: - Sinh (1822 – 1888), Tân Thới, Bình Dương, Gia Định, xuất thân trong một gia đình nhà nho. - Cha: Nguyễn Đình Huy người Thừa Thiên, mẹ là Trương Thị Thiệt người làng Tân Thới . - Năm 1843 đỗ tú tài. Năm 1846 lại ra Huế chuẩn bị thi tiếp. Năm 1849, sắp thi thì mẹ mất, bỏ thi về Nam chịu tang, dọc đường thương mẹ khóc nhiều bị mù cả hai mắt. - Trở về Gia Định sống gắn bó với nhân dân. Mở trường dạy học, làm thuốc, chữa bệnh cho dân. - Yêu nứơc tha thiết, căm thù giặc sâu sắc. Khi giặc pháp đánh chiếm Gia Định (1859), tuy bị mù không cầm gươm giết giặc được, vẫn tiếp xúc với các lãnh tụ nghĩa quân ( Trương Định ) bàn mưu kế đánh giặc. - Giặc chiếm ba tỉnh miền Đông, ông lánh về Ba Tri. Giặc chiếm nốt ba tỉnh miền Tây, ông mù loà, phải ở lại nơi giặc chiếm, nhưng không chịu làm việc cho giặc dù chúng ra sức lôi kéo dụ dỗ. - Ông nhiệt tình dạy dân, cứu dân (làm thuốc) và sáng tác thơ yêu nước chống thực dân pháp, giữ trọn tấm lòng thuỷ chung với dân, với nước. -> Nguyễn Đình Chiểu là người con chí hiếu và yêu nước, thương dân rất mực. II Sự nghiệp văn chương 1. Những tác phẩm chính: -Trước khi thực dân pháp xâm lược: Lục Vân Tiên và Dương Từ - Hà Mậu nhằm mục đích truyền bá đạo lí làm người - Khi thực dân Pháp đến Nam Kì, ông viết: Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Văn tế Trương Định, Ngư Tiều y thuật vấn đáp… thể hiện lòng yêu nước chống ngoại xâm 2. Nội dung thơ văn (trọng tâm) a. Lí tưởng đạo đức, nhân nghĩa: Lục Văn Tiên Ra đời chống chế độ phong kiến suy tàn, “ Lục Văn Tiên” bảo vệ đạo đức xã hội : Thể hiện đạo lí làm người, ca ngợi những người sống nhân nghĩa, thuỷ chung, ca ngợi tình nghĩa cha con, mẹ con, tình vợ chồng, bè bạn…, đề cao tinh thần nghĩa hiệp, khát vọng về một xã hội công bằng tốt đẹp, phê phán những thế lực tàn bạo. Vdụ: - Đả kích bọn vua chúa hại dân, hại nước: “ Ghét đời U, Lệ đa đoan để dân luống chịu lầm than muôn phần” -Đả kích bọn quan lại xấu xa : “Thấy người trung chánh chẳng ưa Rắp ranh kế độc, lập lừa mưu xa” - Đả kích thói bội bạc trong xã hội : Võ Công, Võ Thể Loan thế Lục Vân Tiên mù nên bội hôn. - Đả kích những tên bạn xấu như Trịnh Hâm, Bùi Kiệm. - Ca ngợi những người con có hiếu như Lục Vân Tiên : + Nghe tin mẹ mất, bỏ chuyện lập công danh về để tang mẹ … + Khóc thương mẹ đến mù cả mắt. -Ca ngợi những con người chung thủy trong tình yêu như Kiều Nguyệt Nga. - Ca ngợi những người bạn tốt như Hớn Minh Vương Tử Trực. b.Lòng yêu nước thương dân: Nói về thời kì đau thương của đất nước, khích lệ lòng căm thù giặc, ca ngợi người anh hùng của dân tộc, tố cáo tội ác của giặc Ví dụ: Sống trong cảnh nước mất nhà tan, thơ văn Đồ Chiểu chuyển từ đề tài đạo đức sang đề tài đánh giặc cứu nước, Nguyễn Đình Chiểu đã dùng ngòi bút của mình để : - Tố cáo tội ác của giặc Pháp xâm lược : “Bến nghé của tiền tan bọt nước Đồng Nai tranh ngói nhuộm màu mây” (Chạy Tây) - Ca ngợi những gương dũng cảm chống giặc : + Của lãnh tụ nghĩa quân : “Tinh thần hại chữ phau sương tuyết Khí phách ngàn thu rỡ núi non …” (Thơ điếu Phan Tòng) “Tướng quân còn đó, các nơi đạo tặc cũng kiêng đè Tướng quân mất rồi, mấy chỗ nghĩa quân thêm bái xái” (Văn tế Trương Định) + Của nghĩa quân : “Thác mà trả nước non rồi nợ, danh thơm đồ sáu tỉnh chúng đều khen Thác mà ưng đình miếu thờ, tiếng hay trải muôn đời ai cũng mộ” (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc) - Thể hiện tinh thần bất hợp tác với kẻ thù : “Thà đui mà giữ đạo nhà Còn hơn sáng mắt ông cha không thờ” (Ngư Tiều y thuật vấn đáp) - Phê phán những kẻ công tác với kẻ thù : “Sáng chi nhân nghĩa bỏ đi Thảo ngay chẳng biết, lỗi nghì thiên luân” (Ngư Tiều y thuật vấn đáp) - Mong mỏi những người có tài giúp dân giúp nước đánh đuổi kẻ thù : “Hoa cỏ bùi ngùi ngóng gió đông Chúa xuân đâu hỡi có hay không?” - Tin tưởng vào tương lai đất nước : “Bao giờ Thánh Đế ân soi thấu Một trận mưa nhuần rừa núi sông ?” (Xúc cảnh). c.Nghệ thuật (L) - Đóng góp về văn chương trữ tình đạo đức. Bút pháp trữ tình xuất phát từ trái tim nhiệt thành và nồng đượm hơi thở cuộc sống - Thơ văn mang đậm chất Nam Bộ, vận dụng lời ăn tiếng nói mộc mạc của nhân dân. Lối thơ của ông thiên về kể mang màu sắc diễn xướng trong các truyện. d. Vị trí của Nguyễn Đình Chiểu trên văn đàn Việt Nam (Nhấn mạnh) Tĩm lại, sáng tác của ơng gồm nhiều thể loại, thể tài, trong đĩ thành cơng nghệ thuật nổi bật nhất là truyện thơ Nơm và văn tế Nơm. + Ngơn ngữ nghệ thuật bình dị, giàu tính nhân dân cùng những hình tượng nhân vật sinh động trong nhiều thể loại, khiến chơ ngịi bút của ơng cĩ sức thu hút mạnh mẽ người đọc, nhất là đối với nhân dân miền Nam. + Sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu đã gĩp phần bồi đắp tâm hồn dân tộc, nâng vị trí của văn học miền Nam lên ngang tầm văn học cả nước. Ơng là người kết thúc một cách rực rỡ văn học của giai đoạn trước đĩ và mở đầu cho dịng văn chương yêu nước chống xâm lược. Mơ tả về nhân cách của Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Văn Châu đã viết: "Nhân cách của Nguyễn Đình Chiểu là một minh chứng sống động về tính năng động của con người. Cuộc đời dù nghiệt ngã, nhưng sự nghiệp của con người ấy khơng vì thế mà buơng xuơi theo số phận. Vượt qua số phận để đứng vững trước sĩng giĩ của cuộc đời, chính là thái độ sống cĩ văn hĩa, là nhân cách cao đẹp của Nguyễn Đình Chiểu. Trên cương vị của một nhà thơ, cái sâu sắc, thâm thúy trong thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu chính là chỗ chê khen, biểu dương và phê phán, thương ghét rõ ràng, chánh tà minh bạch, hợp đạo lý, thuận tình người, theo đúng chuẩn mực văn hĩa Việt Nam." * Ghi nhớ: SGK trang 59 III. CÂU HỎI VÀ ĐỀ KIỂM TRA ỨNG DỤNG KIẾN THỨC : Câu 1: Gợi ý trả lời : - Quan điểm sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu là “ Học theo ngòi bút chí công – Trong thơ cho ngụ tấm lòng Xuân thu”, và “ Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm – Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà” . Đó cũng chính là tư tưởng xuyên suốt mọi tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu . - Văn Nguyễn Đình Chiểu là văn giáo huấn, văn chở đạo. Nhưng ở Nguyễn Đình Chiểu đạo lí trở thành tình cảm, thành “ lẽ ghét thương” , vì thế trở thành thơ thật sự. Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu chất phác, giản dị, không trau chuốt, mựơt mà, nhưng sôi nổi nhiệt tình . Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu có màu sắc Nam Bộ đậm đà, rất được nhân dân Nam Bộ yêu thích ( Lục Văn Tiên rất phổ cập). Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc có thể xem là một kiệt tác, đã dựng lên được bức tượng đài hết sức chân thật, sinh động hùng vĩ của những nghĩa sĩ nông dân tự nguyện đứng lên chống quân xâm lược. Câu 2: Gợi ý trả lời : 1.Giải thích ý nghĩa hai câu thơ : “Chở bao nhiêu thuyền không khẩm Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà.” Có nghĩa là: Văn chương phải có trách nhiệm giáo dục đạo lý cho người đời, trách nhiệm đó không bao giờ đựơc coi là đã làm, giống như con thuyền chở đạo, chở bao nhiêu cũng không khẳm ( không đầy ). Ngòi bút chiến đấu chống bọn giam, đâm bao nhiêu cũng vẫn nhọn sắc (“tà” đúng là nghĩa là xiên lệch, không còn thẳng nữa). Như thế, Nguyễn Đình Chiểu đặt lên hàng đầu chức năng giáo dục của văn học. Chức năng này được thực hiện trên hai phương diện: xây và chống (“ chở đạo” và “đâm gian”). 2. Sự nghiệp văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu là sự thực hiện nhất quán và đạt hiệu quả cao quan điểm sáng tác trên . a) Nhất quán có nghĩa là tác phẩm nào cũng được viết theo quan điểm ấy: Lục Vân Tiên là lời ngợi ca những con người chiến đấu cho chính nghĩa (“ trai thời trung hiếu làm đầu – Gái thời tiết hạnh làm câu trau mình”), đồng thời là bản án kết tội những kẻ bất nhân phi nghĩa. Văn Tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Văn tế Trương Định, văn tế nghĩa sĩ trận vong lục tỉnh ngợi ca những tấm gương anh hùng vì nứơc hi sinh và vạch trần tội ác của quân xâm lược. Ngư Tiều y thuật vấn đáp đề cập những con người tuy phải sống trong vùng giặc chiếm, nhưng không chịu hợp tác với chúng….v…v…. b) Đạt hiệu quả cao nghĩa là có tác động lớn tới tư tưởng tình cảm của nhân dân. Đó là do nhiệt tình sôi nổi, yêu ghét phận mình nói đạo đức mà không khô khan, có sức truyền cảm thực sự. Đó là do xây dựng được những nhân vật gần gũi với đại chúng, nhất là người dân Nam Bộ từ tính cách đến ngôn ngữ… IV. CỦNG CỐ VÀ DẶN DỊ: GV: Chốt lại những vấn đề chính yếu nhất về tác gia Nguyễn Đình Chiểu: + Cuộc đời + Sự nghiệp sáng tác + Vị trí và đĩng gĩp của Nguyễn Đình Chiểu HS về nhà làm bài tập ở SGK trang 59 Soạn bài: Văn tế ngĩa sĩ Cần Giuộc Chú ý: Bám sát các câu hỏi SGK và chuẩn bị bảng phụ: Phân tích hình ảnh người nghĩa sĩ trong bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu) V. TÀI LIỆU KHAM KHẢO THÊM: Nguyễn Đình Chiểu tồn tập, tập I, NXB Đại học và THCN, năm 1980 và Web: Quê hương.

File đính kèm:

  • docTAC GAI NGUYEN DINH CHIEUDU THI.doc