I - Mục tiêu cần đạt.
Giúp học sinh:
- Hiểu được cuộc đời và sự nghiệp thơ văn lỗi lạc của Nguyễn Đình Chiểu.
- Thấy được giá trị tư tưởng, nghệ thuật và vị trí của nhà thơ trong lịch sử văn học dân tộc.
II - Phương pháp, phương tiện.
1,Phương pháp.
-Dạy học theo hình thức giảng giải, thuyết trình, phát vấn, chia nhóm thảo luận.
2,Phương tiện.
-Sử dụng SGK,SGV,Sách tham khảo.
III - Tiến trình dạy học.
1,Ổn định lớp.
2, Kiểm tra bài cũ:Phân tíchphần lung khởi bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc?
3, Bài mới.
3 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 5442 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Tác gia Nguyễn Đình Chiểu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết thứ: 11
Ngày soạn: 12/9/2008
Ngày dạy: 13/9/2008
Đọc văn
Tác gia nguyễn đình chiểu
I - Mục tiêu cần đạt.
Giúp học sinh:
- Hiểu được cuộc đời và sự nghiệp thơ văn lỗi lạc của Nguyễn Đình Chiểu.
- Thấy được giá trị tư tưởng, nghệ thuật và vị trí của nhà thơ trong lịch sử văn học dân tộc.
II - Phương pháp, phương tiện.
1,Phương pháp.
-Dạy học theo hình thức giảng giải, thuyết trình, phát vấn, chia nhóm thảo luận.
2,Phương tiện.
-Sử dụng SGK,SGV,Sách tham khảo.
III - Tiến trình dạy học.
1,ổn định lớp.
2, Kiểm tra bài cũ:Phân tíchphần lung khởi bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc?
3, Bài mới.
Hoạt động của GV và Học Sinh
Yêu cầu cần đạt
CH: Nêu những hiểu biết của Em về cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu?
- Trong cuộc đời của ông em có ấn tượng gì?
CH: Bằng những dẫn chứng trong sự nghiệp thơ văn của NĐC hãy chứng minh những nét đặc sắc trong sự nghiệp văn chương của ông?
GV lấy thêm dẫn chứng và cho học sinh lấy các dẫn chứng ngoài sách giáo khoa để chứng minh các quan điểm văn chương của NĐC.
CH: Nêu các sáng tác tiêu biểu của NĐC sáng tác trước khi thực dân Pháp xâm lược nước ta? Nêu nội dung của các sáng tác đó?
CH: Nêu nội dung sáng tác của NĐC trong thời gian này?
CH: Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật thơ văn NĐC?
4. Củng cố.
5. Dặn dò.
I/ Cuộc đời.
- Nguyễn Đình Chiểu ( 1822- 1888), quê làng Tân Thới, phủ Tân Bình, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định, xuất thân trong một gia đình nhà nho.
- 1833 ra Huế ăn học. Năm 1843 về Gia Định thi tú tài, năm 1849 ra Huế chuẩn bị thi tiếp thì mẹ mất, ông về quê chịu tang khóc thương mẹ mù cả hai mắt.
- Ông về quê vừa dạy học vừa bốc thuốc.
- 1859 thực dân Pháp chiếm Gia Định và các tỉnh miền
Đông và Tây Nam Bộ ông phiêu bạt nhiều nơi, tỏ thái độ bất hợp tác với kẻ thù.
- Ông buồn rầu, đau ốm và mất ngày 3-7-1888.
*Trong con người NĐC có sự hiện hữu của 3 con người:
- Một nhà nho, thầy giáo mẫu mực lấy việc dạy đạo đức làm đầu.
- Một nhà văn, thơ yêu nước dùng gnòi bút làm thứ vũ khí chiến đấu.
- Một thầy thuốc lấy y đức làm đầu.
II/ Sự nghiệp văn học.
- Nguyễn Đình Chiểu để lại nhiều tác phẩm có giá trị như: Truyện thơ Lục Vân Tiên, Dương Từ – Hà Mậu, Ngư Tiều y thuật vấn đáp, một số bài văn tế như : Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, văn tế Trương Định, văn tế nghã sĩ trận vong Lục tỉnh và một số bài thơ Đường luật.
1. Quan niệm văn chương.
- Ông có quan niệm văn chương nhất quán. Ông chủ trương dùng văn chương biểu hiện đạo lí và chiến đấu cho sự nghiệp chính nghĩa:
“ Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”
( Dương Từ- Hà Mậu)
- Mỗi vần thơ phải ngụ ý khen chê công bằng:
“ Học theo ngòi bút chí công
Trong thi cho ngụ tấm lòng xuân thu”
( Ông Ngư, ông Tiều hỏi đáp về thuật chữa bệnh)
- Văn chương phải là những sáng tạo nghệ thuật có tính thẩm mĩ để phát huy các giá trị tinh thần:
“ Văn chương ai chẳng muốn nghe
Phun châu nhả ngọc báu khoe tinh thần”
( Ông Ngư, ông Tiều hỏi đáp về thuật chữa bệnh)
- Ông ghét lối văn chương cử nghiệp gò bó:
“ Văn chương nào phải trường thi,
Ra đề hạn vận một khi buộc ràng
Trượng có chí ngang tàng”
( Ông Ngư, ông Tiều hỏi đáp về thuật chữa bệnh)
Quan điểm này cho thấy vì sao hình thức sáng tác truyện thơ của ông khá đa dạng, phóng khoáng.
2. Tấm lòng thương dân, yêu nước.
a. Trước khi thực dân Pháp xâm lược nước ta.
- Các sáng tác tiêu biểu:
* “ Truyện Lục Vân Tiên” với nội dung:
+ Ca ngợi vẻ đẹp của LVTiên một con người hiếu nghĩa đủ đường, ca ngợi mối tình chung thuỷ của LVT và KNN.
+ Ca ngợi những con người ngay thẳng như Hớn Minh, Vương Tử Trực, ông Quán.
+ Kết tội những kẻ phi nghĩa, bất nhân như viên Thái Sư, cha con Võ Công tráo trở, Trịnh Hâm....
* “ Dương Từ – Hà Mậu” thể hiện đạo lí của con người.
b. Sau khi thực dân Pháp xâm lược.
- Nội dung sáng tác:
+ Lên án mạnh mẽ quân xâm lược.
+ Phê phán triều đình phong kiến nhu nhược.
+ Ca ngợi tinh thần ngiã khí và những tấm gương chiến đấu của nhân dân.
+ Đau xót trước cảnh nước mất nhà tan.
- Các tác phẩm tiêu biểu:
+ Xúc cảnh.
+ Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
+ Thơ điếu Phan Tòng.
3. Nghệ thuật thơ văn giàu sức truyền cảm.
- Ngôn từ, lời văn mộc mạc mà tề chỉnh, từ dùng chính xác, giàu sức gợi cảm.
- Thơ Đường luật lời lẽ trang nhã, trau chuốt mang vẻ đẹp cổ điển của văn chương bác học.
- Hình ảnh thơ được lựa chọn với những chi tiết điển hình.
- Hình thức nghệ thuật đậm chất dân gian, bình dị mộc mạc, giàu lời ăn tiếng nói của nhân dân, đậm đà bản sắc dân tộc, Nam Bộ.
- Bút pháp lí tưởng hoá và hiện thực trong truyện thơ.
III/ Kết luận.
- NĐC là nhà nho tiết tháo, yêu nước.
- Thơ văn NĐC chỉ sáng tác bằng chữ Nôm hướng về đông đảo quần chúng.
- Là người đầu tiên xây dựng thành công bức tượng đài bi tráng vĩnh cửu về người nông dân Nam Bộ trong công cuộc chống thực dân Pháp xâm lược.
- Tư tưởng nho gia trong thơ văn của ông mang nội dung đạo nghĩa nhân dân, gắn chặt với ý thức trách nhiệm với vận mệnh của đất nước.
- Nắm được nội dung bài học.
- Làm bài tập nâng cao
- Soạn Luyện tập về hiện tượng tách từ.
File đính kèm:
- 11.doc