Giáo án ngữ văn tiết 88- Thái phó tô hiến thành (trích đại việt sử lược)

A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. Giúp HS

 * Hiểu được nhân cách chí công vô tư, uy vũ không khuất phục, danh lợi không làm đổi lòng, suốt đời vì nước của Tô Hiến Thành qua ngòi bút của các sử gia đời Trần.

 * Biết được cách viết sử của các tác giả là khắc họa tính cách nhân vật lịch sử qua việc lựa chọn hoàn cảnh, sự kiện, lời nói,việc làm.

B- PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

 SGK, SGV, Giáo án

C- CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

 GV tổ chức giờ dạy theo hướng đọc gợi tìm kết hợp trao đổi thảo luận trả lời câu hỏi.

D- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

 I- ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC

 II- KIỂM TRA BÀI CŨ

 Trình bày nhận xét của em về nghệ thuật lập luận của Hoàng Đức Lương trong Tựa Trích diễm thi tập.

 III- GIỚI THIỆU BÀI MỚI.

(Vài nét vào bài nêu yêu cầu của việc đọc sử)

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1554 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ngữ văn tiết 88- Thái phó tô hiến thành (trích đại việt sử lược), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 10 tháng 2 năm 2007. Ngữ Văn. Tiết 88. Thái phó Tô hiến thành (Trích Đại Việt sử lược) a- Mục tiêu cần đạt. Giúp HS * Hiểu được nhân cách chí công vô tư, uy vũ không khuất phục, danh lợi không làm đổi lòng, suốt đời vì nước của Tô Hiến Thành qua ngòi bút của các sử gia đời Trần. * Biết được cách viết sử của các tác giả là khắc họa tính cách nhân vật lịch sử qua việc lựa chọn hoàn cảnh, sự kiện, lời nói,việc làm... b- Phương tiện thực hiện SGK, SGV, Giáo án c- Cách thức tiến hành GV tổ chức giờ dạy theo hướng đọc gợi tìm kết hợp trao đổi thảo luận trả lời câu hỏi. d- Tiến trình lên lớp i- ổn định tổ chức ii- Kiểm tra bài cũ Trình bày nhận xét của em về nghệ thuật lập luận của Hoàng Đức Lương trong Tựa Trích diễm thi tập. iii- Giới thiệu bài mới. (Vài nét vào bài nêu yêu cầu của việc đọc sử) Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt - Đọc phần tiểu dẫn và xác định những nội dung chính. (GV diễn giảng đặc điểm của thể loại sử) - Viết về Thái Phó Tô Hiến Thành, tác giả đã chọn những sự kiện nào? - Trước việc phế lập Long Cán Thái hậu có những hành động gì? Từ đó khái quát về tính cách của Thái hậu - Trước những hành động đó của Thái hậu, Tô Hiến Thành đã có những hành động gì? - Những hành động đó cho thấy phẩm chất gì của Tô Hiến Thành? - Trước việc chọn người thay thế mình, Tô Hiến Thành tiến cử ai? Em có nhận xét gì về hành động đó của ông? - Qua những hành động đó rút ra những phẩm chất của Tô Hiến Thành? - Nhận xét về cách viết sử của các sử gia. - Trình bày những thu hoạch của em qua bài học. 1- Tìm hiểu chung - Hiện chưa biết về cuộc đời và sự nghiệp của sử gia, tác giả của cuốn Đại Việt sử lược. - Giới thiệu khái quát về cuốn Đại Việt sử lược + Gồm ba quyển... + Đoạn trích này nằm ở phần 3 2- Đọc- hiểu. Người viết sử phải đặt nhân vật vào những sự kiện trọng đại liên quan đến vận mệnh dân tộc và viết một cách trung thực. Viết về các sự kiện lịch sử không được hư cấu nhưng người viết có quyền lựa chọn các sự kiện miễn sao chúng trung thành với sự thực và diễn đạt cho rõ ràng. a- Sự kiện lập phế lập vua năm 1175. Lí Anh Tông mất, con trai thứ là Long Cán mới hai tuổi lên ngôi. Mọi việc triều chính (phò Long Cán lên ngôi) đều giao cho Thái phó Tô Hiến Thành. Vì vậy Tô Hiến Thành là người quyết định sự thành bại của Long Cán. Đây là một sự kiện trọng đại, không chỉ liên quan đến sự tồn vong của triều đại mà còn liên quan đến sự an nguy của đất nước. - Tuy nhiên Thái hậu lại muốn anh của Long Cán là Long Sưởng lên ngôi. + Bà biết rõ vai trò quyết định của Tô Hiến Thành trong việc phế lập Long Cán. Vì vậy bà tiến hành từng bước để lôi kéo Hiến Thành làm theo y mình. + Bà đã hối lộ vợ Tô Hiến Thành để nhờ bà thuyết phục chồng đứng về phía mình. Đây là hành động khá tinh vi vì thường chồng hay nể vợ, nên dễ chấp nhận lời cầu xin của vợ. + Bước thứ hai, Thái hậu dùng danh vọng và phú quy làm mồi trực tiếp nhử Tô Hiến Thành. Hành động này rất khôn khéo vì vừa đánh trúng tâm lí của người lớn tuổi vừa có vẻ đứng về phía Tô Hiến Thành (GV phân tích lời của Thái hậu với Tô Hiến Thành). + Hai việc làm trên thất bại, Thái hậu liều lĩnh định bất chấp luật pháp, triệu Bảo Quốc Vương vào để tự lập. Qua những hành động đó có thể thấy Thái hậu là người gian ngoan, xảo quyệt, đầy tham vọng và liều lĩnh. - Dùng đạo lí làm người, trách nhiệm chức Tể tướng của mình và tín ngưỡng của dân tộc để thuyết phục vợ không nhận hối lộ ( Phân tích lời nói…) - Dùng ngay lời dạy về đạo lí làm người của Khổng Tử và cách đối xử của người quá cố trong truyền thống dân tộc để trực tiếp bác bỏ lời dụ dỗ của Thái hậu. - Kiên quyết dùng pháp luật để trừng trị kẻ không theo pháp luật… Qua tất cả những việc làm trên có thể nhận thấy phẩm chất của Tô Hiến Thành: hiền đức, cương trực, giữ nghiêm phép nước Phú quy bất năng dâm; “uy vũ bất năng khuất”. b- Sự kiện chọn người thay thế Tô Hiến Thành. (GV cho biết vị trí của chức Tể tướng, chức Thái úy mà Tô Hiến Thành đang nắm giữ) Tiến cử Trần Trung Tá. Hành động này là bất ngờ. Nó chứng tỏ sự sáng suốt, hóm hỉnh và đầy trách nhiệm của Hiến Thành cho đến hơi thở cuối cùng. Thường thì những người sắp qua đời dễ bỏ qua mọi việc, dễ chấp nhận cho yên thân. Theo lôgích thông thường người đọc sẽ nghĩ Tô Hiến Thành hoặc ngả theo Thái hậu, hoặc giải thích Tán Đường không đủ năng lực làm tướng… Ông là một người có lòng trung với nước, sáng suốt, có trách nhiệm với đất nước cho đến phút cuối đời. Cách viết có sức thuyết phục cao + Chọn sự kiện đặc sắc… + Ngôn ngữ ngắn gọn kiệm lời. + ở sự kiện thứ nhất kết hợp lời nói và việc làm để khắc họa tính cách của Hiến Thành (phân tích lời nói của ông). + ở sự kiện thứ hai chủ yếu miêu tả lời nói của ông… 3- Tổng kết: - Những nét chính về Tô Hiến Thành- con người cương trực, một lòng vì nước… - Nghệ thuật viết sử. IV- rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docThai pho To Hien Thanh.doc