Giáo án ngữ văn văn cơ bản: Tự Tình- Hồ Xuân Hương

I. Mục tiêu bài học:

- Kiến thức: Cảm nhận được tâm trạng vừa buồn tủi, vừa phẫn uất trước tình cảnh éo le và khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương; Thấy được tài năng nghệ thuật thơ Nôm của Hồ Xuân Hương: Thơ Đường luật viết bằng tiếng Việt, cách dùng từ ngữ, hình ảnh giản dị, giàu sức biểu cảm, táo bạo mà tinh tế.

- Kĩ năng: Biết cách phân tích từ ngữ, sắc thái tu từ diễn tả cảm xúc, tâm trạng.

- Thái độ: Đồng cảm với cảnh ngộ bi kịch và nỗi niềm phẫn uất của HXH; Trân trọng bản lĩnh cá tính của người phụ nữ bất hạnh. Anh: minh họa

II. Chuẩn bị:

- GV: + SGK, SGV, TLTK, Thiết kế bài học, ĐDDH, phiếu học tập.

+ Những giai thoại về người anh hùng PNL, tranh ảnh minh hoạ.

+ Tổ chức lớp theo nhóm, tiến hành thảo luận, kết hợp gợi mở, phát vấn, nêu vấn đề.

- HS: Chuẩn bị bài theo sự hướng dẫn của GV: Đọc Sgk, văn bản, chú thích;

Giảng văn văn học Việt Nam.

 

doc5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 7026 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ngữ văn văn cơ bản: Tự Tình- Hồ Xuân Hương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn Tiết phân phối: 05 Đọc văn: Hồ Xuân Hương I. Mục tiêu bài học: - Kiến thức: Cảm nhận được tâm trạng vừa buồn tủi, vừa phẫn uất trước tình cảnh éo le và khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương; Thấy được tài năng nghệ thuật thơ Nôm của Hồ Xuân Hương: Thơ Đường luật viết bằng tiếng Việt, cách dùng từ ngữ, hình ảnh giản dị, giàu sức biểu cảm, táo bạo mà tinh tế. - Kĩ năng: Biết cách phân tích từ ngữ, sắc thái tu từ diễn tả cảm xúc, tâm trạng. - Thái độ: Đồng cảm với cảnh ngộ bi kịch và nỗi niềm phẫn uất của HXH; Trân trọng bản lĩnh cá tính của người phụ nữ bất hạnh. Aûnh: minh họa II. Chuẩn bị: - GV: + SGK, SGV, TLTK, Thiết kế bài học, ĐDDH, phiếu học tập. + Những giai thoại về người anh hùng PNL, tranh ảnh minh hoạ... + Tổ chức lớp theo nhóm, tiến hành thảo luận, kết hợp gợi mở, phát vấn, nêu vấn đề. - HS: Chuẩn bị bài theo sự hướng dẫn của GV: Đọc Sgk, văn bản, chú thích; Giảng văn văn học Việt Nam. III. Hoạt động dạy học: 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số HS (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (5’) Câu hỏi: Qua đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh em có suy nghĩ gì về thái độ, tâm trạng của LHT? Trả lời: Thái độ, tâm trạng của Lê Hữu Trác: - Tuy không bộc lộ trực tiếp nhưng qua ngòi bút ghi chép hiện thực sắc sảo và những cảm xúc được ghi lại có thể thấy được thái độc của Lê Hữu Trác: không đồng tình với cuộc sống xa hoa, hưởng thụ nơi phủ chúa và dửng dưng trước những quyến rũ vật chất nơi đây. - Qua diễn biến tâm trạng và cảm nghĩ của Lê Hữu Trác khi bắt mạch, kê đơn cho thế tử Trịnh Cán, ta thấy được phẩm chất của ông – không chỉ là một thầy thuốc giỏi, già dặn kinh nghiệm, có y đức cao, mà còn là người xem thường lợi danh quyền quý, yêu thích tự do và nếp sống thanh đạm, giản dị. 3. Giảng bài mới: * Giới thiệu: Hồ Xuân Hương là một trong những nhà thơ nổi tiếng của văn học trung đại Việt Nam. Bà được (Xuân Diệu) mệnh danh là “Bà chúa thơ Nôm”. Thơ của bà là tiếng nói đòi quyền sống, là niềm khao khát sống mãnh liệt. Đặc biệt những bài thơ Nôm của bà là cảm thức về thời gian tinh tế, tạo nền cho tâm trạng. “Tự tình” (II) là một trong những bài thơ tiêu biểu cho điều đó, đồng thời thể hiện được những nét đặc sắc về thơ Nôm của Hồ Xuân Hương. * Tiến trình bài dạy: TL HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT 7 * Hoạt động 1: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm - GV gọi HS đọc phần Tiểu dẫn. -? Dựa vào phần Tiểu dẫn, em hãy trình bày cuộc đời và sự nghiệp của nữ sĩ HXH? -? Tự tình có nghĩa gì ? - GV: Bài thơ trích giảng là bài thứ 2 trong bộ ba tự tình của nữ sĩ. Phần nào 3 tác phẩm ghi nhận 3 chặng đường của cuộc đời mười hai bến nước của nhà thơ, của người phụ nữ xưa. - HS đọc phần Tiểu dẫn. - HS dựa vào SGK, trả lời - Nữ sĩ có một ngôi nhà riêng ở gần Hồ Tây lấy tên là Cổ Nguyệt Đường. - Khoảng 40 bài thơ Nôm. Tập thơ Lưu hương kí (phát hiện năm 1964) gồm 24 bài chữ Hán và 26 bài thơ Nôm. Thơ HXH là hiện tượng rất độc đáo: trào phúng mà trữ tình, đậm đà chất văn học dân gian. I. Giới thiệu: 1. Tác giả: Hồ Xuân Hương - Sống vào khoảng cuối Lê đầu Nguyễn (cuối TK 18 đầu TK 19). Người làng Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu, Nghệ An. - Một phụ nữ thông minh, đời tư tài hoa, đa tình nhưng đường tình éo le hẩm hiu. - Phong cách thơ: mạnh và bạo trong ý tưởng, từ ngữ, vần điệu tạo nên vẻ độc đáo đặc sắc thể hiện rõ khát vọng giải phóng người phụ nữ. 2. Tác phẩm: - Chùm thơ “Tự tình” gồm 3 bài. Đây là bài thứ 2. - Tự tình: kể lể, tâm sự (buồn). 25 * Hoạt động 2: Đọc – hiểu văn bản GV hướng dẫn HS đọc văn bản - GV: Bài thơ có thể tìm hiểu theo 2 cách: theo tâm trạng của nhân vật trong thơ trữ tình và theo bố cục thơ bát cú Đường luật. -? Em hãy xác định bố cục bài thơ? -? Em hãy nhận xét về không gian và thời gian nghệ thuật ở câu thơ thứ nhất? GV cho HS thảo luận nhóm: -? Từ láy văng vẳng gợi cho em những cảm nhận gì? Đọc vài câu thơ có từ văng vẳng và phân tích? - GV: Thơng thường, giữa khơng gian rợn ngợp, con người cảm thấy mình nhỏ bé, cơ đơn. Ở đây, Xuân Hương lại cảm nhận sự cơ đơn trước thời gian. Thời gian cũng vơ thuỷ, vơ chung như khơng gian nhưng chứa đựng trong bước đi của nó còn là sự phá huỷ. Cái nhịp gấp gáp, liên hời của tiếng trớng vừa là sự cảm nhận vừa là sự thể hiện bước đi dờn dập của thời gian và sự rới bời của tâm trạng. -? Em hiểu như thế nào về từ trơ ? Từ ngữ có gì đặc biệt mang dáng vẻ HXH? -? Câu thơ gợi cho em suy nghĩ gì? - GV cho HS thảo luận: -? Hãy tìm những câu thơ có từ trơ và so sánh với câu thơ của HXH? - HS đọc văn bản -> Gồm 4 phần: - Đề: Đêm khuya cô đơn - Thực: Tình duyên chưa trọn - Luận: Bực dọc duyên phận - Kết: Hờn tủi tình duyên - HS trả lời: Thời gian: Đêm khuya à Lúc mọi người đã ngủ say, nỗi niềm của con người lắng đọng, cuộc sống đi vào chiều sâu, con người đối diện với chính mình. Không gian: bao la mênh mông, vắng lặng tĩnh mịch. - HS trả lời: Đại diện nhóm trả lời Không gian được thể hiện rõ qua từ văng vẳng. Văng vẳng tai nghe tiếng khóc chồng. à Con người cô đơn càng cảm thấy cô đơn hơn. - HS trả lời: Từ trơ đặt đầu câu có tác dụng nhấn mạnh. Trơ là tủi hổ, là bẽ bàng. - HS trả lời: Đem cái hồng nhan đối lập với nước non không chỉ thể hiện nỗi buồn bực, thôi thúc mỉa mai. - HS thảo luận, đại diện nhóm trả lời. II. Đọc – hiểu văn bản 1. Hai câu đề Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn, Trơ cái hồng nhan với nước non. - Thời gian: đêm khuya thích hợp tâm sự của tác giả. - Không gian: bao la mênh mông, vắng lặng tĩnh mịch. à Con người cô đơn càng cảm thấy cô đơn hơn. - Trơ: lẻ loi, chai lì Chai lì, chịu đựng - Cái hồng nhan >< nước non Cái: cụ thể - Tiết tấu: 1/3/3, đảo ngữ: nhấn mạnh sự cô đơn lẻ loi khủng khiếp của người phụ nữ giữa đêm khuya thanh vắng. à Nỗi cô đơn tột cùng, nỗi xót xa của thân phận hồng nhan. - GV: Ta thấy một chi tiết thơ rất đỗi quen thuộc: mượn rượu để giải sầu để quên đi sự cô đơn lẻ loi. - GV: Chí Phèo - Thị Nở. Cô Mỵ (Vợ chồng A Phủ). Kiều: Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh. -? Hình tượng vầng trăng sắp tàn mà vẫn khuyết chưa tròn gợi cho em ý niệm gì với thân phận của nữ sĩ? à Thân phận éo le. -? Em có liên tưởng đến câu thơ nào trong “Truyện Kiều” cũng đã vẽ nên một vầng trăng lạnh lẽo không? -> Trong quan niệm thẩm mĩ xưa, vầng trăng tượng trưng cho cuộc đời, tuổi tác người phụ nữ. Hình ảnh đẹp có thực nhưng đượm buồn - HS đọc 2 câu thực. - HS trả lời theo SGK: Rượu với trăng. - HS thảo luận và trình bày : Trả lời: Tuổi xuân đã trôi qua mà nhân duyên không trọn vẹn. Hương rượu để lại vị đắng chát; hương tình thoảng qua để lại chỉ còn phận hẩm duyên ôi. 2. Hai câu thực Chén rượu hương đưa say lại tỉnh, Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn. + Rượu: say lại tỉnh -> Thấm thía hơn nỗi đau thân phận - Cái vòng luẩn quẩn. + Trăng: xế bóng; khuyết -> Sự dở dang (không trọn vẹn) muộn màng. -? Cảnh vật ở 2 câu luận hiện lên như thế nào? Cho biết trình tự miêu tả? -? Những từ nào để lại trong em ấn tượng mạnh mẽ nhất? Ấn tượng đó được đẩy lên cao độ nhờ những biện pháp tu từ gì? -? Hình tượng thiên nhiên trong hai câu luận đã diễn tả tâm trạng, thái độ của nhà thơ trước số phận như thế nào? - HS đọc 2 câu luận. - HS phát hiện và trình bày. -> Trình tự miêu tả từ gần đến xa. * Trả lời : Rêu; đá danh từ) + xiên; đâm (động từ mạnh) + ngang; toạc ( bổ ngữ ) (Nghệ thuật đảo ngữ.) - HS suy nghĩ và phát biểu trình bày theo cá nhân. à Thân phận nhỏ bé, hèn mọn như đám rêu kia -> Niềm phẫn uất của tác giả. 3. Hai câu luận: Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám, Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn. + Rêu -> xiên ngang mặt đất. + Đá -> đâm toạc chân mây. -> Cảnh vật sinh động đầy sức sống mãnh liệt (Ngay cả trong tình huống bi thương). => Niềm phẫn uất và sự phản kháng không khuất phục trước hoàn cảnh của nhà thơ. -? Xuân nghĩa là gì? -? Sự khác nhau giữa hai từ lại? Tác dụng của cách đặt hai từ lại liền kề nhau? GV cho HS thảo luận: -? Vì sao tác giả lại Ngán? - GV: Càng chua xót hơn khi giữa cái tuần hoàn thời gian ấy: Mảnh tình Thấy xuân đi rồi xuân lại mà cuộc tình chưa tròn. Vậy mà mơ ước thắm duyên như cau trầu chỉ là những mảnh tình lại còn phải san sẻ tí con con. - HS trả lời: Mùa xuân – Tuổi xuân. - HS trả lời: Lại: lần nữa, đến à nhấn mạnh tâm trạng ngao ngán. Đại diện nhóm trả lời: Yêu đời là thế, sức sống mãnh liệt là thế mà cuộc đời riêng thì vẫn Xuân đi xuân lại lại điệp từ chỉ cái vòng lẩn quẩn đáng ghét, vô vị của ngày tháng cuộc đời. Điều này khiến bà không tránh khỏi một tiếng thở dài chua xót. 4. Hai câu kết - Xuân: mùa xuân, tuổi xuân - Lại: (trợ từ – lặp lại) (đến: động từ) -> nhấn mạnh tâm trạng ngao ngán. à Cực tả tâm trạng chua chát, tủi buồn. 3 * Hoạt động 3: Củng cố -GV yêu cầu HS đọc lại bài thơ -? Nội dung? -? Nghệ thuật? - GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK/19 -HS đọc lại bài thơ - HS trả lời: + Nỗi cô đơn hờn tủi duyên phận trong khi tuổi xuân cứ lạnh lùng trôi qua. + Thân phận bi đát của người phụ nữ dưới chế độ PK khao khát được hạnh phúc. - HS trả lời: + Từ ngữ chọn lọc tinh tế. + Thấm đượm chất trữ tình chọn không gian thời gian để bộc lộ tâm sự rất kín đáo. - HS đọc ghi nhớ SGK/19 III. Tổng kết Ghi nhớ SGK/19 4. HDHS về nhà: (3’) - Nắm vững cuộc đời và sự nghiệp của tác giả HXH; Học thuộc lòng và nắm vững nội dung văn bản Tự Tình II - BTVN: Nêu nhận xét về sự giống nhau và khác nhau giữa Tự tình I và Tự tình II. - Soạn bài: Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến Cụ thể: Tìm hiểu tác giả và trả lời những câu hỏi SGK. IV. Rút kinh nghiệm, bổ sung: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . .. . . .

File đính kèm:

  • docTu Tinh(2).doc
Giáo án liên quan