I. Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức: Giúp học sinh
- Hiểu được diễn biến tâm trạng của nhân vật trữ tình: lời giục giã thôi thúc, bày tỏ trực tiếp tình cảm qua dòng hoài niệm và khát vọng lên đường.
- Nắm được nghệ thuật thơ giàu chất triết lí, suy tưởng.
2.Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng đọc- hiểu thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.
3.Thái độ:
- Giáo dục học sinh có tình yêu quê hương đất nước .
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
a. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, SGV, TLTK, Phiếu học tập
b. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở soạn văn.
III.Tiến trình bài dạy:
1. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp với bài mới
2. Bài mới: GV giới thiệu vào bài
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 5496 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 35: Đọc thêm Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/11/2010
Ngày dạy:……………Lớp12C2.Sĩ số…………Vắng…………………………………....
…………….Lớp12C3.Sĩ số…………Vắng…………………………………….
…………….Lớp12C4.Sĩ số…………Vắng…………………………………….
…………….Lớp12C5.Sĩ số…………Vắng…………………………………….
…………….Lớp12C6.Sĩ số…………Vắng…………………………………….
…………….Lớp12C7.Sĩ số…………Vắng…………………………………….
Tiết 35: Đọc thêm
Tiếng hát con tàu
- Chế Lan Viên -
I. Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức: Giúp học sinh
- Hiểu được diễn biến tâm trạng của nhân vật trữ tình: lời giục giã thôi thúc, bày tỏ trực tiếp tình cảm qua dòng hoài niệm và khát vọng lên đường.
- Nắm được nghệ thuật thơ giàu chất triết lí, suy tưởng.
2.Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng đọc- hiểu thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.
3.Thái độ:
- Giáo dục học sinh có tình yêu quê hương đất nước .
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
a. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, SGV, TLTK, Phiếu học tập
b. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở soạn văn.
III.Tiến trình bài dạy:
1. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp với bài mới
2. Bài mới: GV giới thiệu vào bài
Hoạt động dạy học của thầy và trò
Kiến thức cơ bản
* HĐ1 Tìm hiểu tiểu dẫn ( 3 phút)
- Giáo viên cho h/s tự tìm hiểu phần tác giả trong SGK .
- GV: Tác phẩm ra đời trong hoàn cảnh lịch sử xã hôi nào ?
* HĐ2: ( 20 phút)
GV hướng dẫn hs đọc văn bản và xác định bố cục.
- GV: Nêu ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh "con tàu" và “ Tây Bắc” ?
- GV: Vậy Tiếng hát con tàu là gì?
- GV: Hai khổ thơ đầu sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng?
- GV: Theo tác giả lên Tây Bắc có ý nghĩa nhhư thế nào ?
- GV: Tây Bắc đã gợi nhớ đến những kỉ niệm gì?
- GV: Tìm những câu thể hiện khát vộng của nhà thơ là được trở về với Tây Bắc?
- GV: Để làm nổi bật khát vọng ấy tác giả sử dụng nghệ thuật gì? Tìm những hình ảnh được sử dụng trong câu thơ và nêu lên ý nghĩa?
* HĐ 3: Thảo luận nhóm( 7 phút)
- GV chi lớp thành 4 nhóm
- Câu hỏi: Cụm từ "con nhớ" gợi trong em điều gì ? Nỗi nhớ ấy diễn ra như thế nào?
- GV: Từ những kỷ niệm về nhân dân trong kháng chiến t/g nâng lên mang tầm khái quát về quy luật tình cảm của con người như thế nào ?
* HĐ 4: Học sinh làm việc độc lập
( 12 phút)
- GV: Em có nhận xét gì về câu hỏi tu từ?
- GV: Tại sao tác giả nói Tây Bắc là mẹ của hồn thơ ? ý nghĩa của cách nói ấy ?
- GV: Những nghệ thuật chính sử dụng trong bài thơ ?
I. Đọc hiểu phần tiểu dẫn:
1. Tác giả: SGK
2. Tác phẩm:
- Nằm trong tập "ánh sáng và phù sa" ra đời 1960 .
- Từ năm 1958-1960 có phong trào vận động thanh niên lên Miền Tây để khai triển nền kinh tế mới, bài thơ thể hiện những khát vọng về với nhân dân của tác giả, về với ngọn nguồn cảm hứng thơ ca .
II. Đọc- hiểu văn bản :
1. Lời đề từ:
- "Con tàu" là hình ảnh biểu tượng cho khát vọng ra đi.
- Tây Bắc- một địa danh cụ thể- biểu tượng cho những miền đất xa xôi của Tổ quốc, cho nhân dân, đất nước và ngọn nguồn cảm hứng sáng tạo nghệ thuật .
-> Tiếng hát con tàu: là tiếng hát của một hồn thơ đã tìm thấy chân trời nghệ thuật của mình trong đời sống của nhân dân, đất nước.
2. Sự trăn trở, lời mời gọi lên đường (2 khổ đầu):
- Sử dụng liên tiếp các câu hỏi tạo ra hàng loạt sự đối lập càng làm cho lời mời gọi trở nên thôI thúc.-> tâm trạng băn khoăn, giục giã. - - - NVTT khẳng định
" Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép "
=>Khẳng định tầm quan trọng của việc lên Tây Bắc, về với nhân dân là ngọn nguồn sáng tạo nghệ thuật .
2. Khát vọng trở về với nhân dân (9 khổ thơ tiếp):
- Về Tây Bắc là về với những kỷ niệm trong kháng chiến " Ôi kháng chiến mười năm........
.................................soi đường"
=>Nói về kháng chiến với 1 tấm lòng biết ơn sâu nặng .
- NT so sánh:
+ Hình ảnh: “Con nai, cây cỏ, chim én”-> khát khao trở về với cuộc sống quen thuộc-> diễn tả niềm vui và hạnh phúc.
+ Hình ảnh“ Trẻ thơ đói lòng gặp sữa” là mong mỏi trở về với ngọn nguồn thiết yếu của sự sống, của hạnh phúc trong sự nuôI dưỡng và cưu mang.
=> Khát vọng về với nhân dân là về với những kỉ niệm một thời chiến đấu, về với ngọn nguồn sự sống, nơi nuôi dưỡng những sáng tạo nghệ thuật.
- Cụm từ "con nhớ" lặp lại nhiều lần ( anh, em, mế, bản, đèo, người yêu ) =>biểu tượng cho sự hi sinh đùm bọc, cưu mang, yêu thương, che trở cho nhà thơ trong những năm kháng chiến =>Nỗi nhớ da diết khôn nguôi, lòng biết ơn sự gắn bó chân thành của nhà thơ với mảnh đất và con người Tây Bắc.
" Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn"
Hay: " Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương".
- Chính tình yêu là chất kết dính, làm nên sự chuyển hoá kì diệu, khiến cho “ đất lạ”- mảnh đất vốn xa lạ với chúng ta trở thành “ quê hương”- nơi chôn rau cắt rốn, gắn bó máu thịt với mỗi con người. Nhưng tình yêu ở đây không chỉ giới hạn trong tình cảm lứa đôi mà nó còn là biểu hiện kết tinh của những tình cảm quê hương đất nước.
3. Khúc hát lên đường say mê náo nức (phần cuối):
- Tiếng gọi tổ quốc nhân dân đã được nâng cao hơn trở thành tiếng gọi của chính lòng mình
" Đất nước gọi ta hay hay lòng ta gọi "
- Tiếng gọi ấy càng thôi thúc hơn khi tác giả khẳng định
" Tây Bắc ơi ! người là mẹ của hồn thơ"
=>Khẳng định TB là ngọn nguồn của mọi sáng tạo nghệ thuật, vì vậy các nhà thơ hãy trở về với Tây Bắc để hòa mình và tìm ngọn nguồn cảm hứng sáng tác thơ ca .
4. Nghệ thuật:
- NT so sánh, điệp từ, điệp ngữ -> nhấn mạnh vai trò của nhân dân trong kháng chiến.
- Thơ giàu chất triết lí.
3. Củng cố, luyện tập:
1. Câu hỏi
Câu 1:Tây Bắc là biểu tượng cho:
A. kỉ niệm tuổi ấu thơ
B. kỉ niệm quê hương yêu dấu đã sinh ra nhà thơ.
C. ngọn nguồn sự sống, nơi nuôi dưỡng những sáng tạo nghệ thuật.
D. khát vọng ra đi đến chân trời mới.
Câu 2: Bài thơ có ý nghĩa gì?
2. Đáp án:
Câu 1: đáp án C
Câu 2: Bài thơ đã làm sống lại không khí những ngày xây dựng đất nước những năm sáu mươi của thế kỉ XX
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
- Cảm nhận của anh, chị về ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con tàu?
- Bình giảng đoạn thơ sau trong bài thơ “ Tiếng hát con tàu “ của Chế Lan Viên:
“ Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ
……………………………………….
Tình yêu làm đất lạ hoá quê hương”
- Soạn tiết 36: Thực hành một số phép tu từ cú pháp.
File đính kèm:
- Tiet 35- Tieng hat con tau.doc