Giáo án Người trong bao (a.sê-Khốp)

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT (Chuẩn)

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

1. Kiến thức (Chuẩn)

2. Kĩ năng (Chuẩn)

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ: đọc thuộc lòng bài thơ Tôi yêu em và cho biết suy nghĩ của em về tình yêu nhân vật “em” nhận được.

3. Tiến trình lên lớp

Vào bài: Ông bà ta có câu “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”, có nghĩ là hoàn cảnh sống quyết định tính cách, đạo đức con người. Thực tế đã chứng minh điều kiện xã hội đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách con người. Chẳng hạn xã hội Nga cuối thế kỉ XIX với sự ngột ngạt về chính trị đã khai sinh ra những con người sống chỉ biết thu mình trong một vỏ bọc. Hôm nay chúng ta sẽ được tiếp cận với một tác phẩm nói về kiểu người đó.

 

doc7 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 12400 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Người trong bao (a.sê-Khốp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGƯỜI TRONG BAO (A.Sê-khốp) MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT (Chuẩn) TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG Kiến thức (Chuẩn) Kĩ năng (Chuẩn) TIẾN TRÌNH LÊN LỚP Kiểm tra sĩ số Kiểm tra bài cũ: đọc thuộc lòng bài thơ Tôi yêu em và cho biết suy nghĩ của em về tình yêu nhân vật “em” nhận được. Tiến trình lên lớp Vào bài: Ông bà ta có câu “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”, có nghĩ là hoàn cảnh sống quyết định tính cách, đạo đức con người. Thực tế đã chứng minh điều kiện xã hội đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách con người. Chẳng hạn xã hội Nga cuối thế kỉ XIX với sự ngột ngạt về chính trị đã khai sinh ra những con người sống chỉ biết thu mình trong một vỏ bọc. Hôm nay chúng ta sẽ được tiếp cận với một tác phẩm nói về kiểu người đó. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Kiến thức cần đạt Hoạt động 1: Tìm hiểu chung Gọi hs đọc 3 đoạn đầu phần tiểu dẫn. - Cho biết những nét chính về nhà văn Sê-khốp? Lưu ý hs phát biểu chứ không đọc sgk và bố cục trình bày thông tin về một tác giả nước ngoài gồm năm sinh, năm mất, quê quán, đóng góp và sự nghiệp sáng tác. Nhận xét, ghi bài. Mốc thời gian 1884 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì từ đó nhà văn bắt đầu hoạt đọng xã hội, hòa nhập vào đời sống để có tư liệu xây dựng thế giới nhân vạt phong phú đa dạng - Truyện ngắn của Sê-khốp có đặc điểm gì? Nhận xét, ghi bài. Truyện ngắn Sê-khốp xây dựng trên những hiện tượng xã hội phổ biến nhưng lại có chiều sâu về ý nghĩa xã hội, đề cập đến bản chất của những hiện tượng đó. Gọi hs đọc tiếp phần tiểu dẫn còn lại. - Hoàn cảnh sáng tác tp NTB? Nhận xét, ghi bài. Năm 1896, Sê-khốp phát hiện mình bị bệnh nặng và ông phải di chuyển đén thành phố I-an-ta ấm áp bên bờ biển Đen để dưỡng bệnh. - Bối cảnh xã hội khi tác phẩm ra đời? Nhận xét, ghi bài. Chế độ Sa Hoàng Nicolai đệ nhị hết sức hà khắc: đối nội đàn áp dã man các cuộc đấu tranh của nhân dân; đối ngoại xung đột, chiến tranh liên miên làm hao người tốn của → sự phẫn nộ của nhân dân →khắp nơi xảy ra cảnh bắt bớ, đàn áp. Xã hội đó đẻ ra kiểu người kì quái chỉ biết sống thu mình lại trước thời cuộc giống như Bê-li-cốp. Hoạt động 3: Tóm tắt tác phẩm - Phân vai hs đọc văn bản, lưu ý giọng đọc vừa trầm buồn vừa mỉa mai. Gv đọc phần chữ in nghiêng. Nhận xét giọng đọc. - Hãy tóm tắt truyện ngắn NTB trong khoảng 4-5 câu? Gợi ý: Truyện NTB do ai kể về ai? Đặc điểm ngoại hình và tính cách của người được nói đến? Mọi người nhìn nhận về nhân vật chính như thế nào? Kết quả cuộc đời người được nói đến? Nhận xét, tóm tắt lại một lần. Hoạt động 4: Đọc – hiểu vb - Tìm hiểu về một nhân vật văn học là tìm hiểu về ngoại hình và tính cách. Ngoại hình Bê-li-cốp có gì đặc biệt? Nhận xét, ghi bài. Ngoại hình của Bê-li-cốp nói lên điều gì về con người này? Nhận xét, ghi bài. Trang phục của Bê-li-cốp là một sự cổ quái giữa cuộc sống hiện đại, Toàn bộ trang phục ngần như tất cả đều màu đen gợi nên một sự u ám, bít bùng như cảm giác đè nặng lên thị giác mọi người. * Liên hệ: sự kì quái của Bê-li-cốp giong như sự kì quái của Khải Định ở Paris trong Vi hành của Nguyến Ái Quốc. Bên cạnh ngoại hình, lối sống của Bê-li-cốp cũng không kém phần đặc biệt. - Hãy thống kê các biểu hiện về lối sống của Bê-li-cốp? Ghi nhận, sắp xếp ý hs theo một trình tự hợp lí. - Đời sống Bê-li-cốp như thế nào? Nhận xét, ghi bài. Lối sống kì lạ của Bê-li-cốp không đem lại sự mới lạ cho mọi người mà ngược lại gieo rắc sự khó hiểu và đôi khi là sự sợ hãi đối với y. - Qua lời kể của Bu-rơ-kin, tính cách Bê-li-cốp hiện lên như thế nào? Nhận xét, ghi bài. Bê-li-cốp nhút nhát trước thế lực (không có chỉ thị thì không được làm); Bê-li-cốp lo sợ đủ mọi điều trong cuộc sống một cách hoang tưởng dù đã nằm trong nhà kín cổng cao tường, toàn nằm mơ thấy ác mộng; trốn tránh cuộc sống mới với những cuộc đấu tranh, sự nghèo khổ của nhân dân, sự đàn áp của chính quyền Sa Hoàng…, chỉ mải mê với những con chữ thời cổ đại; Bê-li-cốp tự cho rằng mình là một con người mẫu mực với những quy củ do mình đặt ra một cách buồn cười; biểu hiện của căn bệnh tự kỉ, tự lừa gạt bản thân bằng sự lập dị. - Hãy dùng một câu để kết luận về tính cách của Bê-li-cốp? Nhận xét, ghi bài. - Hãy cho biết nguyên nhân cái chết của Bê-li-cốp? Nhận xét, ghi bài. Nguyên nhân trực tiếp của cái chết của Bê-li-cốp là do cú sốc tinh thần do một người đáng tuổi con cháu mình và từ người mình yêu nhưng nguyên nhân sâu xa chính là do lối sống trong bao đã cách li Bê-li-cốp với mọi người và đẩy Bê-li-cốp tới cái chết nhanh hơn. - Ý nghĩa của cái chết của Bê-li-cốp? (Cái chết này có hợp quy luật không?) Nhận xét, ghi bài. - Gương mặt của Bê-li-cốp trong quan tài như thế nào? Ý nghĩa? Nhận xét. Nét vui mừng dường như biểu lộ ngay trên khuôn mặt một người đã chết, như vậy bản thân Bê-li-cốp đã tự tìm đến cái chết trong bao và mãn nguyện với sự lựa chọn của mình. Chuyển đoạn: Lối sống trong bao không chỉ được nhìn nhận từ bản thân Bê-li-cốp mà còn được nhìn nhận từ góc nhìn của những người sống xung quanh Bê-li-cốp. - Hãy thống kê lại hệ thống nhân vật trong tác phẩm? Khi còn sống, thái độ của mọi người đối với Bê-li-cốp? Nhận xét, ghi bài. Dường như mọi người không ai có thiện cảm với Bê-li-cốp dù ông ta là con người sống bằng xương bằng thịt. - Khi đã chết thái độ mọi người có thay đổi không? Cụ thể? Nhận xét, ghi bài. Dù Bê-li-cốp đã chết nhưng Bu-rơ-kin vẫn lo lắng vì trong xã hội Nga còn có hàng trăm, hàng ngàn Bê-li-cốp cũng như Nam Cao lo lắng khi Chí Phèo chết đi xã hội Việt Nam sẽ có những Chí Phèo mới xuất hiện, gieo rắc bóng đen của sự sợ hãi và ám ảnh vào cuộc sống. - Muốn cuộc sống thay đổi thì cần phải làm gì? → làm một cuộc cách mạng về lối sống. Gv đọc một đoạn văn trong tác phẩm Khóm phúc bồn tử để minh họa rõ hơn. Chuyển đoạn: Bên cạnh việc xây dựng nhân vật điển hình, nhà văn còn sáng tạo được một hình tượng độc đáo để góp phần thể hiện chủ đề tác phẩm, đó là hình tượng cái bao. - Biểu tượng cái bao có ý nghĩa gì? Ý nghĩa của một hình ảnh văn học bao gồm nghĩa thực, nghĩa chuyển và nghĩa biểu trưng. Nhận xét, ghi bài. Nước Nga bấy giờ như một cái bao khổng lồ tù túng, ngột ngạt, kìm hãm mọi sự đấu tranh, thủ tiêu sự tiến bộ, thui chột năng lực cá nhân, cái bao đó chứa đựng những con người chỉ biết an phận, chấp nhận bị bỏ lại phía sau thời đại. Chủ đề tư tưởng là điều nhà văn muốn nói qua tác phẩm văn học. - Qua truyện ngắn này tác giả muốn nói lên điều gì? (Chú ý câu cuối tác phẩm) Nhận xét, ghi bài. Tác hại của căn bệnh trong bao đối với nước Nga cũng gióng như căn bệnh u mê đối với dân tộc Trung Quốc (Thuốc – Lỗ Tấn), chúng như bức tường được dựng lên ngay trong suy nghĩ của chúng ta, ngăn cản những suy nghĩ tiến bộ, những tiền đề phát triển đất nước. Hoạt động 5: Tổng kết - Truyện ngắn có những đặc sắc nghệ thuật gì? Nhận xét, ghi bài. Nhân vật Bê-li-cốp tiêu biểu cho nhiều trí thức Nga nhu nhược, hèn nhát vào thời điểm đó. Giọng điệu mỉa mai châm biếm đan xen với giọng trầm buồn → truyện ngắn NTB còn mang giá trị nhân đạo trong cái nhìn về những con người bị hoàn cảnh xã hội chi phối. Ngôi kể kết hợp ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba → truyện trong truyên → nhà văn giữ được tính khách quan trong miêu tả. Từ đầu đến cuối truyện hình ảnh cái bao, cái hộp và cái vỏ có cùng tính chất, bao quát hết tác phẩm. - Truyện ngắn NTB có ý nghĩa gì? Nhận xét, ghi bài. Hoạt động 6: Luyện tập Bài tập 1: Hs có thể nhập vai “mình” hoặc “tôi” để kể lại chuyện (kể cả đoạn sau khi Bê-li-cốp chết.) có thể thêm vài câu nói trực tiếp hoặc gián tiếp. Bài tập 2: Có thể tưởng tượng ra một kết thúc khác, vd - Một Bê-li-cốp khác xuất hiện với phong cách “bít bùng” hơn nữa. - Tưởng tượng nguyên nhân tạo ra lối sống trong bao của Bê-li-cốp. Bài tập 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa của từng nhan đề: A: chỉ có tên của nhân vật B: chưa xác định tính cách nhân vật C: chưa xác định được lối sống của nhân vât. D: chỉ nói lên được không gian câu chuyện được kể. E: tính chất vỏ ốc cũng giống như cái bao. Bài tập 4: Yêu cầu hs về nhà sưu tầm thêm các câu tục ngữ. Hs đọc bài. Hs trả lời dảm bảo các nội dung: Sê-khốp (1860-1904), quê quán ở I-an-ta, Nga, một số mốc quan trọng trong cuộc đời nhà văn như 1884, 1900, các tác phẩm chính (ít nhất 2 tác phẩm) Hs trả lời: Đề cập những sự kiện đơn giản nhưng lại nói đến những vấn đề xã hội rộng lớn, có ý nghĩa sâu sắc. Ghi bài Theo dõi. Hs đọc bài Được viết năm 1898 khi nhà văn dưỡng bệnh ở thành phố I-an-ta. Theo dõi. Nước Nga đang rất ngột ngạt bởi bầu không khí chuyên chính nặng nề cuối thế kỉ XIX. Theo dõi. Hs đọc vb. Hs tóm tắt theo gợi ý của gv: Người trong bao là chuyện kể của thầy giáo Bu-rơ-kin về người đồng nghiệp Bê-li-cốp. Bê-li-cốp là một con người kì dị từ ngoại hình, lối sống cho đến tính cách. Lúc nào Bê-li-cốp cũng muốn thu mình vào một vỏ bọc, sống tách biệt với mọi người. Lối sống của y làm mọi người cảm thấy khó chịu, sợ hãi và bị ám ảnh. Cuối cùng Bê-li-cốp chết đi cũng do chính lối sống của mình 2-3 hs trả lời: Đeo kính râm, mặc áo bành tô cao cổ, đi giày cao su, lúc nào cũng mang dù… Chân dung khác người, kì quái. 2 hs ngồi cạnh nhau thảo luận trong 2 phút và ghi chép ra giấy nháp → đồ đạc để trong bao, đi xe ngựa kéo mui kín mít, buồng ngủ như cái hộp, đến nhà đồng nghiệp ngồi như tượng… Đời sống khác người, cũng như ngoại hình của y. Nhút nhát, cổ hủ, lạc hậu, hoang tưởng, cô độc, kì lạ… Theo dõi. Trả lời theo mức độ cảm thụ của hs. Vì sự xấu hổ trước sự cười nhạo của mọi người, đặc biệt của người Bê-li-cốp yêu. Hệ quả tất yếu của lối sống trong bao. Hiền lành, dễ chịu, tươi tỉnh, mùng rỡ, cuối cùng thì Bê-li-cốp cũng được nằm vĩnh viễn trong quan tài. Theo dõi. Bê-li-cốp, Va-ren-ca, Cô-va-ren-cô và quần chúng. Đồng nghiệp sợ hãi, né tránh. Va-ren-ca cười nhạo. Cô-va-ren-cô khó chịu, bạo lực. Vui mừng một thời gian sau đó lại bị ám ảnh. Theo dõi. Cần loại bỏ lối sống trong bao. Theo dõi. Nghĩa thực: đồ vật để đựng đồ dùng khác. Nghĩa bóng: lối sống và tính cách của Bê-li-cốp. Nghĩa biểu trưng: phát biểu theo mức độ cảm thụ của hs Ghi bài. Theo dõi Lên án lối sống trong bao Kêu gọi mọi người không nên sống như Bê-li-cốp Theo dõi, ghi bài Hình ảnh sáng tạo (cái bao) Xây dựng nhân vật điển hình Bê-li-cốp. Ngôn ngữ giàu tính tạo hình. Phê phán lối sống ích kỉ, lạc hậu, lối sống trong bao. Kêu gọi mọi người thức tỉnh, tranhs lối sống trong bao như Bê-li-cốp Hs nhập vai và kể chuyện theo cảm nghĩ của bản thân. Hs phát biểu theo trí tưởng tượng của mình nhưng phải đảm bảo tư tưởng chủ đề của tác phẩm Hs so sánh ý nghĩa các nhan đề để tìm ra nhan đề phù hợp. Đánh dấu bài tập và ghi ví dụ. I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - A. Sê-khốp (1860 - 1904), được sinh ra ở thành phố I-an-ta, thuộc bán đảo Crưm, bên bờ biển Đen. - Được xem như một nhà văn kiệt xuất, đại biểu cuối cùng của chủ nghĩa hiện thực Nga cuối thế kỷ XIX. - Tác phẩm tiêu biểu: Anh béo và anh gầy, Người trong bao, Phòng 6… * Đặc điểm phong cách nghệ thuật: bằng những hiện tượng xã hội đơn giản, Sê-khốp hướng đến những vấn đề xã hội rộng lớn, mang tính nhân bản sâu sắc. 2. Truyện ngắn Người trong bao a. Hoàn cảnh sáng tác Được viết năm 1898, khi tác giả đang dưỡng bệnh ở I-an-ta. b. Bối cảnh xã hội Xã hội Nga bấy giờ đang chìm trong bầu không khí chuyên chính nặng nề dưới sự cai trị của Sa Hoàng Nicolai đệ nhị. c. Tóm tắt tác phẩm II. Đọc hiểu văn bản 1. Hình tượng nhân vật Bê-li-cốp a. Ngoại hình, lối sống * Ngoại hình - Bộ mặt giấu trong áo bành tô bẻ cao và chiếc kính râm. - Trang phục: đi giày cao su, cầm ô, mặc áo bành tô ấm cốt bông… → Chân dung khác người, được che chắn, bao bọc trong hình thức của một cái bao. * Lối sống: - Đồ dùng: + Cái gì cũng để trong bao (ô, dao, đồng hồ…). + Buồng ngủ như một cái hộp. - Luôn kéo mui xe ngựa kín mít. - Khi ngủ: đốt lò sưởi, đóng kín cửa, trùm mền. - Quan hệ với đồng nghiệp theo một thói quen. → Lối sống lập dị, trốn tránh đời sống hiện tại. b. Tính cách - Nhút nhát. - Trốn tránh hiện tại, tôn sùng quá khứ. - Cô độc, luôn lo lắng, sợ hãi một cách vô căn cứ. - Cổ hủ, không muốn hòa nhập với cái mới. - Tự hài lòng với lối sống cổ hủ, kì quái của mình. → Tính cách trong bao, thu mình trong vỏ ốc. c. Cái chết của Bê-li-cốp - Nguyên nhân: + Va chạm với Cô-va-len-cô. + Xấu hổ vì bị Va-ren-ca cười nhạo. + Sợ bị giếu cợt khi chuyện đến tai hiệu trưởng và thanh tra. → Hệ quả tất yếu của lối sống trong bao - Gương mặt Bê-li-cốp trong quan tài: hiền lành, dễ chịu, tươi tỉnh, mùng rỡ → khát vọng ở trong bao. 2. Thái độ của mọi người đối với Bê-li-cốp a. Khi còn sống - Sợ hãi, né tránh. - Khinh ghét, bạo lực. → Bị ảnh hưởng suốt 15 năm. b. Khi đã chết - Ban đầu: nhẹ nhàng, thoải mái. - Sau đó: tiếp tục bị ám ảnh. → Cuộc sống mọi người trở nên ngột ngạt vì lối sống của Bê-li-cốp. 3. Biểu tượng cái bao và chủ đề tư tưởng a. Biểu tượng “cái bao” - Nghĩa đen: vật dùng để bao, gói, đựng đồ vật. - Nghĩa bóng: lối sống và tính cách của Bê-li-cốp. - Nghĩa biểu trưng: kiểu người “trong bao”, lối sống “trong bao” tồn tại ở nước Nga cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. b. Chủ đề tư tưởng - Lên án, phê phán kiểu người trong bao, lối sống trong bao, tác hại của nó đối với hiện tại và tương lai của nước Nga. - Cảnh báo và kêu gọi mọi người cần phải thay đổi cách sống tầm thường, hèn nhát, ích kỉ, vô vị và hủ lậu. III. Tổng kết 1. Nghệ thuật - Xây dựng nhân vật điển hình cho cả một thành phần xã hội. - Kết hợp nhiều giọng điệu kể chuyện, nhiều ngôi kể. - Hình ảnh sáng tạo, có sức bao quát toàn bộ tác phẩm. 2. Ý nghĩa văn bản Cuộc đấu tranh giữa con người với cái bao chuyên chế và khát vọng được sống là mình, loại bỏ lối sống trong bao, thức tỉnh con người “không thể sống như thế mãi được”. IV. Luyện tập Bài tập 1: Bài tập 2: Bài tập 3: - Các nhan đề A,B,C, D không thích hợp vì: + Không dịch sát nghĩa + Không thể hiện được tư tưởng chủ đề của tác phẩm. - Nhan đề E có thể chấp nhận được vì đáp ứng được 2 yêu cầu trên. Bài tập 4: Một số câu tục ngữ Việt Nam có nội dung gần giống kiểu người trong bao: con ốc nằm co, nhát như thỏ đế, mũ nỉ che tai... CỦNG CỐ Hoạt động 7: Củng cố kiến thức bài học, bao gồm: + Tác giả, tác phẩm. + Đặc điểm ngoại hình, lối sống và tính cách của Bê-li-cốp. + Thái độ của mọi người đối với Bê-li-cốp. + Biểu tượng cái bao và tư tưởng chủ đề của truyện ngắn. + Ý nghĩa văn bản và đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn. + Bài học rút ra: Mỗi người có quyền lựa chọn cho mình một cách sống nhưng phải sống như thế nào cho có ích, dung hòa với đời sống của cộng đồng, biết bỏ những cái cổ hủ, lạc hậu để tiếp nhận cái mới, cái tiến bộ trong cuộc sống. DẶN DÒ Học bài Người trong bao. Soạn bài Tiểu sử tóm tắt theo yêu cầu: + Mục đích, yêu cầu của văn bản TSTT. + Cách viết TSTT. + Xem trước các bài tập trong phần luyện tập.

File đính kèm:

  • docnguoitrongbao.doc