Giáo án Nguyễn đình chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc

A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Giúp HS :

- Nắm được nội dung sâu sắc, mới mẻ mà tác giả đặt ra trong bài viết Nguyễn Đình Chiểu, một nhân cách trong sáng, một nhà thơ lớn của dân tộc cần phải được đánh giá đúng hơn, đầy đủ hơn.

- Thấy được vẻ đẹp hình thứ của bài văn nghị luận : cách nêu vấn đề độc đáo, hùng hồn và giàu màu sắc biểu cảm,

- Củng cố, rèn luyện kĩ năng phân tích một bài văn nghị luận.

B-TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

I- Kiểm tra bài cũ

1. Chứng minh có những sáng tác Hồ Chí Minh viết ngắn gọn, giản dị nhưng có sáng tác rất hiện đại.

2. Thơ Tiếng Việt của Hồ Chí Minh có đặc điểm gì ?

3. Văn bản sau : Chiếu cầu hiền (Ngô Thì Nhậm), Xin lập khoa luật (Nguyễn Trường Tộ), Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (Vũ Như Tô), Hai đứa trẻ ( Thạch Lam), Ba cống hiễn vĩ đại của Các Mác (Ăng ghen) văn bản nào là văn nghị luận ?

 

doc8 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3439 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Nguyễn đình chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc (2 tiết) A- Mục tiêu cần đạt Giúp HS : - Nắm được nội dung sâu sắc, mới mẻ mà tác giả đặt ra trong bài viết Nguyễn Đình Chiểu, một nhân cách trong sáng, một nhà thơ lớn của dân tộc cần phải được đánh giá đúng hơn, đầy đủ hơn. - Thấy được vẻ đẹp hình thứ của bài văn nghị luận : cách nêu vấn đề độc đáo, hùng hồn và giàu màu sắc biểu cảm,… - Củng cố, rèn luyện kĩ năng phân tích một bài văn nghị luận. B-Tiến trình dạy học I- Kiểm tra bài cũ 1. Chứng minh có những sáng tác Hồ Chí Minh viết ngắn gọn, giản dị nhưng có sáng tác rất hiện đại. 2. Thơ Tiếng Việt của Hồ Chí Minh có đặc điểm gì ? 3. Văn bản sau : Chiếu cầu hiền (Ngô Thì Nhậm), Xin lập khoa luật (Nguyễn Trường Tộ), Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (Vũ Như Tô), Hai đứa trẻ ( Thạch Lam), Ba cống hiễn vĩ đại của Các Mác (ăng ghen) văn bản nào là văn nghị luận ? II- Bài mới Lời vào bài : GV có thể từ câu hỏi 3 để vào bài. Hoạt đông của thầy Hoạt động của trò Yêu cầu cần đạt Kiểm tra tri thức đọc- hiểu - Trình bày tóm tắt tiểu sử của tác giả. Trả lời theo HD (hoạt động tập thể ) 1. Trình bày. A- Vài nét về tác giả - Phạm Văn Đồng (1906-2000) - Quê: Đức Tân - Mộ Đức - Quảng Ngãi - Bản thân: + Ông vừa là nhà hoạt động cách mạng xuất sắc vừa là một nhà văn hoá lớn. + Ông được Nhà nước tặng thưởng Huân chương sao vàng và nhiều huân chương cao quý khác. - Tác phẩm chính: + Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong bầu trời văn nghệ của dân tộc. + Hồ Chí Minh- một con người, một dân tộc, một thời đại. + Hồ Chí Minh và con người Việt Nam trên con đường dân giàu nước mạnh; Văn hoá đổi mới… HDHS tìm hiểu văn bản ? Bài nghị luận ra đời trong hoàn cảnh nào ? Thời điểm đó ở nước ta có những sự kiện gì trọng đại ? ? Em hãy xác định 3 phần của bài văn nghị luận. 2. Trình bày. 3. Xác định B- Tìm hiểu văn bản I- Hoàn cảnh sáng tác - Nhân kỉ niệm 75 ngày mất của Nguyễn Đình chiểu (3-7-1888), Phạm Văn Đồng đã viết bài nghị luận này. II- Đọc - hiểu cấu trúc: 3 đoạn 1. Đoạn mở bài : từ đầu đến “chúng đặt chân lên đất nước chúng ta”. 2. Đoạn thân bài : tiếp đến “còn vì văn hay của Lục Vân Tiên”. 3. Đoạn kết bài : còn lại HD đọc - hiểu nội dung và nghệ thuật + Nhóm 1 ? Luận điểm trung tâm trong đoạn mở bài là gì ? Câu văn nào khái quát luận điểm ấy ? ? Để làm rõ luận điểm trung tâm tác giả sử dụng mấy luận cứ ? ? Theo tác giả, lí do nào làm cho ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu chưa sáng tỏ trong bầu trời văn nghệ lúc này ? ? Đưa ra lí do đó, tác giả nhằm mục đích gì ? ? Nhận xét cách đặt vấn đề của tác giả. Hoạt động nhóm + Nhóm 1 : tìm hiểu đoạn mở bài 1. Xác định. Tìm câu văn. 2. Xác định. 3. Phân tích. Lí giải. 4. Phân tích. 5. Nhận xét. III- Đọc hiểu nội dung và nghệ thuật 1. Đoạn 1: - Luận điểm trung tâm: Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ lớn của dân tộc cần + Câu văn khái quát: "Ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu, một nhà thơ lớn của nước ta, đáng lẽ phải sáng tỏ hơn nữa trong bầu trời văn nghệ của dân tộc, nhất là trong lúc này". - Để làm rõ luận điểm trung tâm, tác giả sử dụng hai luận cứ: + Thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu là một vì sao có ánh sáng khác thường. + Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ yêu nước. - Theo tác giả, có hai lí do làm ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu chưa sáng tỏ trong bầu trời văn nghệ lúc này : + Biết Nguyễn Đình Chiểu là tác giả của Lục Vân Tiên và hiểu thiên lệch về nội dung và văn. + ít biết thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu. - Đưa hai lí do khiến ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu chưa sáng tỏ trong bầu trời văn nghệ lúc này, tác giả muốn khẳng định vị trí và thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu trong nền văn học dân tộc. - Cách nêu vấn đề độc đáo (mở bài có ba đoạn văn, có đoạn văn chỉ có một câu văn dài), lời văn giàu hình ảnh gợi cảm “Trên trời có những vì sao…”. * Bằng cách đặt vấn đề độc đáo, tác giả đã nêu được vai trò, vị trí quan trọng của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu đối với văn học dân tộc. + Nhóm 2 ? Đoạn thân bài gồm mấy luận điểm bộ phận ? Đặt tên cho những luận điểm bộ phận đó ? + Nhóm 2 : tìm hiểu luận điểm 1, phần thân bài 1. Trình bày. Đặt tên. 2. Đoạn thân bài - Đoạn thân bài gồm ba luận điểm + Giới thiệu những nét đặc sắc về cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu. Có thể đặt tên cho luận điểm này là: Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ yêu nước. + Giới thiệu nét đặc sắc thơ văn yêu nước Nguyễn Đình Chiểu. Có thể đặt tên cho luận điểm này là : "Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu là tấm gương phản chiếu phong trào kháng Pháp oanh liệt của nhân dân Nam Bộ”. + Giới thiệu giá trị tác phẩm Lục Vân Tiên. Có thể đặt tên cho luận điểm này là: “Lục Vân Tiên một tác phẩm lớn nhất của Nguyễn Đình Chiểu, rất phổ biến trong dân gian, nhất là ở miền Nam. ? ở luận điểm một, tác giả đã triển khai bằng mấy luận cứ ? Đó là những luận cứ nào ? ? Điều đáng trân trọng ở Nguyễn Đình Chiểu là gì ? Tác giả đã làm rõ các luận cứ bằng cách nào ? ? Câu văn nào có tác dụng khái quát nhận xét trên. 2. Trình bày. Phân tích. Chứng minh. 3. Phân tích. 4. Phân tích. 5. Tìm câu văn. a) Luận điểm 1 - Luận điểm 1 được tác giả triển khai bằng ba luận cứ : + Nguồn gốc xuất thân. + Đời sống và hoạt động của Nguyễn Đình Chiểu là tấm gương anh dũng. + Cuộc đời và thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu là của một chiến sĩ, hi sinh phấn đấu vì một nghĩa lớn. - Điều đáng trân trọng ở Nguyễn Đình Chiểu: + Là tấm gương sáng chói về tinh thần yêu nước chảy bỏng và lòng căm thù giặc sâu sắc + Quan điểm thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu đáng trân trọng ở chỗ ông luôn dùng thơ văn làm vũ khí chiến đấu chống giặc ngoại xâm, ca ngợi chính nghĩa. - Tác giả làm rõ các luận cứ bằng việc dẫn thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu. - Câu văn khái quát nhận xét trên, ví dụ : Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu là thơ văn chiến đấu, đánh thẳng vào giặc ngoại xâm và tôi tớ của chúng. + Nhóm 3 ? Trong luận điểm 2, tác giả đưa ra mấy luận cứ ? ? Tác giả làm rõ luận cứ ấy bằng cách nào ? ? Tác giả đánh giá bài Văn tế của Nguyễn Đình Chiểu như thế nào ? Thao tác lập luận được tác giả sử dụng ? ? Để làm tăng sức thuyết phục, người viết đã sử dụng hình ảnh gợi cảm. Đoạn văn nào có màu sắc ấy ? ? Câu văn nào khái quát giá trị thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu ? + Nhóm 4 ? Luận điểm 3 được làm sáng rõ bằng mấy luận cứ ? ? Tác giả đã bác bỏ một số ý kiến chưa hiểu đúng về Lục Vân Tiên bằng cách nào ? ? Tác giả khẳng định giá trị của Lục Vân Tiên bằng câu văn nào ? + Nhóm 5 ? Từ việc phân tích ba luận điểm trên, em hãy nhận xét cách lập luận của tác giả. ? Những thao tác lập luận nào được tác giả sử dụng trong đoạn thân bài ? ? Nhận xét chung về đoạn thân bài. + Nhóm 6 ? Trong phần kết bài tác giả khẳng định vấn đề gì ? + Nhóm 3 : tìm hiểu luận điểm 2 phần thân bài 1. Xác định. 2. Xác định. 3. Phân tích. 4. Tìm. Phân tích. 5. Tìm câu văn + Nhóm 4 : tìm hiểu luận điểm 3 1. Xác định. 2. Phân tích. 3. Tìm câu văn. + Nhóm 5 :tìm hiểu cách lập luận 1. Nhận xét. 2. Nhận xét 3. Nhận xét. + Nhóm 6 : tìm hiểu đoạn kết 1. Xác định nội dung. b) Luận điểm 2 - Trong luận điểm 2, tác giả đưa ra 3 luận cứ : + Thơ văn yêu nước của làm sống lại phong trào kháng Pháp oanh liệt. + Văn tế của Nguyễn Đình Chiểu ca ngợi người anh hùng tận trung với nước. + Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu có những đoá hoa, hòn ngọc rất đẹp. - Tác giả làm rõ luận cứ bằng những dẫn chứng cụ thể, sinh động: thơ, văn tế. - Tác giả đã đánh giá rất cao ý nghĩa bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc : + Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là khúc ca khải hoàn ca ngợi những người anh hùng thất thế nhưng vẫn hiên ngang sống cũng đánh giặc, thác cũng đánh giặc. + Thao tác lập luận so sánh được sử dụng hữu hiệu khi tác giả so sánh bài Bình Ngô đại cáo với Văn tế để làm rõ giá trị của tác phẩm này. - Màu sắc biểu cảm thể hiện ở đoạn văn tác giả ngợi ca ngòi bút văn chương của Nguyễn Đình Chiểu : + “ Ngòi bút, nghĩa là tâm hồn trung nghĩa của Nguyễn Đình Chiểu đã diễn tả thật sinh động, não nùng, cảm tình của dân tộc đối với người chiến sĩ của nghĩa quân, vốn là nông dân, xưa chỉ quen cày cuốc, bỗng chốc trở thành người anh hùn cứu nước”. + “Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu còn có những đoá hoa, hòn ngọc rất đẹp” . - Câu văn khái quát giá trị thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu : “Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu là tấm gương phản chiếu phong trào kháng Pháp oanh liệt vàbền bỉ của nhân dân Nam Bộ” . c) Luận điểm 3 - Luận điểm 3 được làm sáng rõ bằng hai luận cứ : + Giá trị nội dung của truyện thơ Lục Vân Tiên . + Giá trị nghệ thuật của truyện thơ Lục Vân Tiên. - Tác giả đã bác bỏ một số ý kiến chưa hiểu đúng truyện Lục Vân Tiên bằng cách phân tích, chỉ ra cái hay cái đẹp của tác phẩm này về nội dung và hình thức. + Về nội dung : Lục Vân Tiên là bản trường ca ca ngợi chính nghĩa, những đạo đức quý trọng ở đời, ca ngợi những con người trung nghĩa. + Về nghệ thuật : Lục Vân Tiên là một chuyện “kể”, lối viết nôm na dễ hiểu, dễ nhớ. - Tác giả khẳng định giá trị truyện Lục Vân Tiên một tác phẩm lớn nhất của Nguyễn Đình Chiểu được phổ biến rộng rãi ở Nam Bộ bằng câu văn: “người ta thích Lục Vân Tiên, người ta say sưa Lục Vân Tiên , không chỉ vì nội dung câu chuyện, còn vì văn hay của Lục Vân Tiên ”. d) Cách lập luận - Hệ thống luận điểm trong bài nghị luận sắp xếp hợp lí. Các lí lẽ xuất phát từ những chân lí hiển nhiên và dẫn chứng tiêu biểu, xác đáng tạo nên cách lập luận chặt chẽ có sức thuyết phục cao đối với người đọc, người nghe. - Trong đoạn thân bài, tác giả đã sử dụng linh hoạt các thao tác lập luận như : chứng minh, phân tích, so sánh, bác bỏ * Bằng văn chương cách lập luận chặt chẽ lí lẽ xác đáng, dẫn chứng cụ thể, lời văn giàu sắc thái biểu cảm, tác giả đã đánh giá cao giá trị thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu . 3. Đoạn kết bài - Trong đoạn kết bài, tác giả khẳng định : + Nguyễn Đình Chiểu ncd là một chí sĩ yêu nước, một nhà thơ lớn của dân tộc. + Đời sống và sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu là tấm gương sáng nêu cao địa vị và tác dụng của văn học, nghệ thuật, nêu cao sứ mạng của nhà văn chiến sĩ. ? Cảm hứng ngợi ca của tác giả thể hiện ở câu văn nào ? 2. Tìm câu văn. - Cảm hứng ngợi ca của tác giả thể hiện qua lời văn giàu hình ảnh : “Nhân kỉ niệm ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu (ngày 3 tháng 7 năm 1888), trong lòng chúng ta, chúng ta hãy đốt một nén hương để tưởng nhớ người ccon vinh quang của dân tộc ”. ? Nhận xét cách viết đoạn kết của tác giả. 3. Nhận xét. - Cách viết đoạn kết ngắn gọn, giàu hình ảnh. * Với cách viết ngắn gọn, lời văn giàu hình ảnh, tác giả đã khẳng định và ngợi ca nhân cách lớn cũng như, tài năng nghệ thuật của nhà thơ mù đất Đồng Nai. HD HS Đọc- hiểu ý nghĩa ? Theo em giá trị của bài văn nghị luận này là gì ? ? Nghệ thuật đặc sắc của bài viết ? Hoạt động tập thể (HS trả lời theo HD ) IV- Đọc - hiểu ý nghĩa - Bài viết ngợi ca Nguyễn Đình Chiểu một nhân cách trong sáng, một nhà thơ lớn của dân tộc- ngôi sao sáng trên bầu trời văn nghệ dân tộc. - Bài viết còn chứng tỏ khả năng viết văn nghị luận độc đáo, hùng hồn, giàu màu sắc biểu cảm của tác giả. III- Củng cố bài : ( Hoạt động cá nhân –HS làm bài vào phiếu học tập ) Chọn phương án trả lời đúng nhất 1. Luận điểm nào trong những luận điểm sau khái quát nội dung chính của bài viết ? a) Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ yêu nước sâu sắc b) Thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu là thơ văn chiến đấu c) Lục Vân Tiên được yêu thích và phổ biến rộng rãi d) Nguyễn Đình Chiểu một nhân cách trong sáng. 2. Bài văn của tác giả chủ yếu tác động mạnh mẽ vào tình cảm của người đọc bằng cách nào ? a) Ngôn ngữ hấp hẫn, lời văn có sức biểu cảm cao b) Tình cảm, cảm xúc mãnh liệt, tha thiết của tác giả c) ý tứ rõ ràng, lập luận chặt chẽ xác đáng, thuyết phục d) Luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, lí lẽ xác đáng. 3. Bài học nhận thức em rút ra được từ bài nghị luận của tác giả? * Gợi ý trả lời : 1. a; 2. d; 3. HS có thể trình bày khác nhau, nhưng cần nêu được : - Hiểu sâu sắc hơn về cuộc đời của Đồ Chiểu : một nhân cách cao đẹp. - Hiểu rõ hơn về thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu đặc biệt là Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc và truyện thơ Lục Vân Tiên . IV- Bài tập về nhà Lập dàn ý bài Nguyễn Đình Chiểu ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc của Phạm Văn Đồng.

File đính kèm:

  • docnguyen dinh chieu ngoi sao sang trong van nghe dan toc.doc
Giáo án liên quan