Giáo án ôn Địa lý 12: Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ

Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ

I. Kiến thức cơ bản

A. Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ

1. Lịch sử hình thành và phát triển của Trái Đất là một quá trình lâu dài và phức tạp.

=>Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ của n¬ước ta, trải qua ba giai đoạn.

- Giai đoạn tiền Cam bri.

- Giai đoạn cổ kiến tạo.

- Giai đoạn tân kiến tạo.

2. Giai đoạn Tiền Cambri là giai đoạn hình thành nền móng ban đầu trên lãnh thổ nước ta.

Khái quát: Trái Đất được hình thành cách đây khoảng 4,6 tỉ năm. Giai đoạn Tiền Cambri gồm hai đại Thái Cổ và Nguyên Sinh.

- Đại Thái Cổ (Arkei), kết thúc cách đây khoảng 2,6 tỉ năm.

- Đại Nguyên sinh (Prôtêrôzôi), kết thúc cách đây 540 triệu năm, vào đầu kỉ Cambri thuộc đại Cổ sinh (Palêôzôi)

 

doc7 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 599 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ôn Địa lý 12: Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ I. Kiến thức cơ bản A. Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ 1. Lịch sử hình thành và phát triển của Trái Đất là một quá trình lâu dài và phức tạp. =>Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ của nước ta, trải qua ba giai đoạn. - Giai đoạn tiền Cam bri. - Giai đoạn cổ kiến tạo. - Giai đoạn tân kiến tạo. 2. Giai đoạn Tiền Cambri là giai đoạn hình thành nền móng ban đầu trên lãnh thổ nước ta. Khái quát: Trái Đất được hình thành cách đây khoảng 4,6 tỉ năm. Giai đoạn Tiền Cambri gồm hai đại Thái Cổ và Nguyên Sinh. - Đại Thái Cổ (Arkei), kết thúc cách đây khoảng 2,6 tỉ năm. - Đại Nguyên sinh (Prôtêrôzôi), kết thúc cách đây 540 triệu năm, vào đầu kỉ Cambri thuộc đại Cổ sinh (Palêôzôi) => Vỏ Trái Đất chưa định hình rõ ràng và có nhiều biến động, là giai đoạn sơ khai của lịch sử phát triển Trái Đất. Các đá biến chất tuổi Tiền Cambri làm nên nền móng ban đầu của lãnh thổ nước ta. a. Đây là giai đoạn cổ nhất và kéo dài nhất trong lịch sử phát triển lãnh thổ Việt Nam. - Cổ nhất: các đá biến chất cổ nhất ở nước ta được phát hiện ở Kon Tum, Hoàng Liên Sơn có tuổi cách đây 2,5 tỉ năm. - Dài nhất: giai đoạn tiền Cambri diễn ra ở nước ta trong thời gian dài trên 2 tỉ năm và kết thúc cách đây 542 triệu năm. b. Chỉ diễn ra trong một phạm vi hẹp trên một phần lãnh thổ nước ta hiện nay. Giai đoạn này chủ yếu diễn ra ở một số nơi hiện nay là các vùng núi cao và đồ sộ nhất nước ta (Hoàng Liên Sơn và Bắc Trung Bộ). c. Ở giai đoạn này các điều kiện cổ địa lí còn rất sơ khai và đơn điệu. - Sơ khai: lớp vỏ thạch quyển, lớp khí quyển, thủy quyển mới xuất hiện(ban đầu còn rất mỏng với khí amoniac, CO2, nitơ, hidrô và sau đó là oxi rồi nước khi nhiệt độ trên Trái Đất bắt đầu giảm dần). - Đơn điệu: sinh vật bắt đầu xuất hiện ở dạng sơ khai như tảo, động vật thân mềm 3. Giai đoạn Cổ kiến tạo: là giai đoạn có tính chất quyết định đến lịch sử phát triển tự nhiên của VN với những đặc điểm sau: a. Là giai đoạn diễn ra trong một thời gian khá dài, tới 477 triệu năm. Bắt đầu từ kỉ Cambri, cách đây 542 triệu năm, trải qua hai đại Cổ sinh và Trung Sinh, chấm rứt vào kỉ Krêta, cách đây 65 triệu năm. b. Là giai đoạn có nhiều biến động mạnh mẽ nhất trong lịch sử phát triển tự nhiên nước ta. - Có bốn kì vận động tạo núi Calêđôni và Hecxini thuộc đại cổ sinh, Inđôxini và Kimêri thuộc đại Trung sinh. - Đất đá: rất cổ, có cả các loại trầm tích (trầm tích biển và trầm tích lục địa), mác ma và biến chất do các pha trầm tích (làm nhiều khu vực bị chìm ngập dưới biển) và pha uốn nếp (nâng lên trong các vận động tạo núi) - Hoạt động uốn nếp và nâng lên diễn ra ở nhiều nơi: + Trong đại Cổ sinh là các địa khối thượng nguồn sông Chảy, khối nâng lên Việt Bắc, địa khối Kon Tum; + Trong đại Trung sinh là các dãy núi ở Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, các khối núi ở Cao Bằng- Lạng Sơn - Quảng Ninh, Vĩnh Phúc và khu vực núi cao ở Nam Trung Bộ. - Hình thành nhiểu mỏ khoáng sản quý như: than, đồng, sắt, thiếc, vàng, bạc, đá quý. c. Là giai đoạn lớp vỏ cảnh quan địa lí nhiệt đới ở nước ta rất phát triển. - Các điều kiện cổ địa lí của vùng nhiệt đới ẩm được hình thành và phát triển thuận lợi với dấu vết để lại là các hóa đá san hô tuổi Cổ sinh, các hoá than tuổi Trung sinh cùng nhiều loài sinh vật cổ khác. - Đại bộ phận lãnh thổ Việt Nam được định hình vì thế giai đoạn này có tính chất quyết định đến lịch sử tự nhiên ở nước ta. 4. Tân kiến tạo: là giai đoạn làm trẻ lại cấu trúc cổ, tạo nên sự phân bậc của địa hình, tiếp tục hoàn thiện các điều kiện tự nhiên làm cho đất nước ta có diện mạo và đặc điểm như hiện nay. a. Là giai đoạn ngắn nhất trong lịch sử hình thành và phát triển tự nhiên ở nước ta. Là giai đoạn cuối cùng, nó chỉ mới bắt đầu cách đây 65 triệu năm và tiếp diễn cho đến ngày nay. b. Là giai đoạn chịu sự tác động mạnh mẽ của kì vận động tạo núi Anpơ-himalaya và những biến đổi khí hậu có quy mô toàn cầu. - Trên lãnh thổ xẩy ra các hoạt động như: uốn nếp, đứt gãy, phun trào mác ma, nâng cao và hạ thấp địa hình, bồi lấp các bồn trũng lục địa (tiêu biểu là tạo nên dãy Hoàng Liên Sơn với đỉnh Phanxipang cao nhất VN) => làm trẻ lại các cấu trúc cổ và tạo nên các bậc địa hình. - Khí hậu Trái Đất có những biến đổi lớn ở kỉ Đệ Tứ với những thời kì băng hà gây tình trạng dao động lớn của mực nước biển => Nhiều lần biển tiến và biển lùi trên phần lãnh thổ Việt Nam. c. Là giai đoạn tiếp tục hoàn thiện các điều kiện tự nhiên làm cho đất nước ta có diện mạo và đặc điểm tự nhiên như ngày nay. - Lãnh thổ dài nhưng hẹp, đất nước nhiều đồi núi nhưng chủ yếu là đồi núi thấp, thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển, thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa và thiên nhiên có sự phân hóa đa dạng. - Làm cho một số vùng núi được nâng lên, trẻ lại; các hoạt động xâm thực, bồi tụ được đẩy mạnh; các khoáng sản có nguồn gốc ngoại sinh được hình thành (dầu mỏ, bô xít, than nâu,....) - Các điều kiện thiên nhiên nhiệt đới ẩm phát triển: + Quá trình phong hoá và hình thành đất(feralit) + Nguồn nhiệt ẩm dồi dào của khí hậu + Lượng nước phong phú của mạng lưới sông ngòi và nước ngầm. + Sự phong phú và đa dạng của thổ nhưỡng. => Tạo nên diện mạo và sắc thái của thiên nhiên nước ta ngày nay. B. Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển 1. Đặc điểm của Biển Đông ảnh hưởng đến thiên nhiên nước ta. a. Là một biển rộng: - Diện tích 3,447 triệu km2 - là một trong những biển lớn trên thế giới (lớn thứ 2 trong vùng TBD). - Phần Biển Đông trên lãnh thổ Việt Nam rộng trên 1 triệu km2, trong đó có 2 vịnh lớn: vịnh Bắc Bộ (150.000 km2) và vịnh Thái Lan (462.000 km2). Độ sâu trung bình chưa đến 100 m. - Thềm lục địa nông, mở rộng hai đầu phía Bắc và phía Nam. Đoạn ven biển Trung Trung Bộ dốc và thu hẹp, trung bình khoảng 50 km. b. Là biển của vùng nhiệt đới ẩm chịu ảnh của gió mùa, có đặc tính nóng ẩm với nhiệt độ nước biển cao > 230C tăng dần từ Bắc vào Nam, độ muối: 30-33‰, thay đổi theo mùa (sóng mạnh vào thời kỳ có gió mùa Đông Bắc), theo khu vực với thành phần loài sinh vật biển phong phú(riêng cá có trên 2000 loài). c. Biển Đông còn là biển tương đối kín do được bao bọc bởi hệ thống vòng cung đảo và lục địa. => Tóm lại tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và tính chất khép kín là hai đặc điểm cơ bản nhất của Biển Đông, thể hiện tính thống nhất giữa biển và đất liền của lãnh thổ Việt Nam và cũng thể hiện ảnh hưởng mạnh mẽ của biển tới các đặc điểm thiên nhiên trên đất liền. 2. Ảnh hưởng của Biển Đông đến thiên nhiên nước ta. 2.1. Thuận lợi: 2.1.1. Ảnh hưởng đến khí hậu và cảnh quan thiên nhiên của nước ta. a. Khí hậu: mang tính hải dương điều hoà hơn Biển Đông làm biến tính các khối không khí đi qua biển do nhiệt độ và độ ẩm cao. Làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh mùa đông và dịu bớt thời tiết nóng bức mùa hè. Làm giảm tính chất lục địa ở các vùng cực tây đất nước. Mang lại cho nước ta lượng mưa và độ ẩm lớn. b. Ảnh hưởng đến địa hình và các hệ sinh thái ven biển - Địa hình: BĐ tạo nên địa hình ven biển đa dạng và đặc sắc + Các dạng địa hình cửa sông. + Các bờ biển mài mòn. + Các tam giác châu thổ với các bãi triều rộng lớn, các bãi cát phẳng. + Các vũng vịnh nước sâu, các đảo ven bờ và những rạn san hô... => Có giá trị kinh tế, nghỉ mát và du lịch. - Hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có với diện tích rừng ngập mặn ven biển khá rộng có 450 nghìn ha(riêng Nam Bộ 300 nghìn ha) lớn thứ hai thế giới sau rừng ngập mặn Amazôn với năng xuất sinh học cao (đặc biệt sinh vật nước lợ). Ngoài ra là các hệ sinh thái đất phèn, hệ sinh thái trên các đảo 2.1.2. Nguồn tài nguyên thiên nhiên: a.Tài nguyên khoáng sản : + Khoáng sản dầu khí(có trữ lượng lớn và giá trị nhất). Trữ lượng dầu 4-5 tỉ tấn (Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng), khí 250-300 tỉ m3(Lan Đỏ, Lan Tây,...) + Các mỏ sa khoáng : * Ôxyt titan có giá trị xuất khẩu ở ven biển Duyên hải miền Trung. * Cát trắng ở các đảo Quảng Ninh, ở Cam Ranh (Khánh Hoà) là nguyên liệu quý cho công nghiệp sản xuất thuỷ tinh, pha lê. * Muối với tiềm năng vô tận tập trung ở vùng ven biển Nam Trung Bộ, nơi có nhiệt độ cao, lộng gió, nhiều nắng, ít mưa, lại chỉ có vài con sông đổ ra biển. b. Nguồn lợi sinh vật biển + Trữ lượng cá biển lớn từ 3,5-3,9 triệu tấn với khả năng khai thác 1,9 triệu tấn/năm. + Giàu thành phần loài với biển có 2000 loài cá (trong đó có 100 loài có giá trị kinh tế), 70 loài tôm (có 20 loài có giá trị kinh tế), 50 loài cua biển, 650 loài rong biểnNhiều đặc sản như đồi mồi, vích, hải sâm, tổ yến,... + Các rạn san hô ven các đảo nhất là hai quần đảo lớn là Hoàng Sa và Trường Sa. 2.2. Khó khăn - Chịu ảnh hưởng nhiều bởi thiên tai: mỗi năm có từ 9-10 cơn bão đổ bộ vào vùng biển nước ta gây thiệt hại lớn đối với sản xuất và đời sống. - Sạt lở bờ biển tập trung ở dải bờ biển Trung Bộ. - Hiện tượng cát bay, xâm lấn ruộng vườn, làng mạc và làm hoang mạc hóa đất đai ở ven biển miền Trung II. Củng cố kiến thức 1. Trắc nghiệm Câu 1. Nối các ô bên phải với các ô bên trái sao cho thích hợp 1. Cổ kiến tạo a. Đá vôi tuổi Đề vôn, Cacbon – Pecmi ở miền Bắc b. Dầu mỏ, khí thiên nhiên, than nâu, bôxit 2. Tân kiến tạo c. Đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ d. Mỏ than Quảng Ninh, Quảng Nam Câu 2. Xếp các đặc điểm sau vào các cột của bảng một cách thích hợp (ghi số đầu của mỗi đặc điểm vào cột giai đoạn thích hợp) Đặc điểm các giai đoạn chính hình thành và phát triển lãnh thổ Việt Nam Tiền Cambri Cổ kiến tạo Tân kiến tạo 1. Là giai đoạn diễn ra ngắn nhất trong lịch sử hình thành và phát triển tự nhiên nước ta. 2. Là giai đoạn cổ nhất và kéo dài nhất trong lịch sử phát triển lãnh thổ nước ta. 3. Chỉ diễn ra trên một phạm vi hẹp trên lãnh thổ nước ta hiện nay. 4. Diễn ra trong thời gian khá dài tới 477 triệu năm 5. Các điều kiện cổ địa lí còn rất sơ khai và đơn điệu. 6. Là giai đoạn có nhiều biến động mạnh mẽ nhất trong lịch sử phát triển tự nhiên nước ta. 7. Chịu tác động mạnh mẽ của kì vận động tạo núi Anpo, Himalaya và những biến đổi khí hậu toàn cầu. 8. Là giai đoạn lớp vỏ cảnh quan địa lí nhiệt đới ở nước ta đã rất phát triển. 9. Là giai đoạn tiếp tục hoàn thiện các điều kiện tự nhiên làm cho đất nước ta có diện mạo và đặc điểm như hiện nay. Câu 3. Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ lịch sử địa chất Việt Nam bắt đầu từ giai đoạn Tiền Cambri a. Phát hiện ở nước ta các đá biến chất có tuổi cách đây 2,5 tỉ năm. b. Hình thành các mỏ than ở Quảng Ninh và các nơi khác. c. Phát hiện ra đá vôi tuổi Đêvôn và Cacbon – Pecmi ở miền Bắc d. Các đá trầm tích biển phân bố rộng khắp trên lãnh thổ. Câu 4. Các đá cổ nhất ở nước ta được phát hiện ở a. Đông Nam Bộ. b. Kon Tum, Hoàng Liên Sơn. c. Việt Bắc. d. Các cánh cung vùng núi Đông Bắc. Câu 5. Biểu hiện nào sau đây thuộc giai đoạn Tiền Cambri a. Lớp khí quyển còn rất mỏng, sinh vật còn ở dạng sơ khai b. Vỏ Trái Đất đã ổn định và ít biến động c. Các đại dương hình thành với giới sinh vật tương đối phong phú d. Trái Đất mới hình thành chưa xuất hiện các địa quyển Câu 6. Đại bộ phận lãnh thổ nước được định hình từ khi kết thúc a. Giai đoạn Tiền Cambri, cách đây 542 triệu năm b. Giai đoạn Cổ kiến tạo, cách đây 65 triệu năm c. Đại Thái Cổ, cách đây 2,5 tỉ năm d. Ở vận động tạo núi Anpo – Himalaya, cháh đây 23 triệu năm. Câu 7. Giai đoạn có nhiều biến động mạnh mẽ nhất và diễn ra ngắn nhất trong lịch sử hình thành và phát triển tự nhiên của nước ta a. Tiền Cambri b. Cổ kiến tạo c. Tân kiến tạo Câu 8. Các dãy núi chính có hướng TB – ĐN và hướng vòng cung ở nước ta được hình thành trong đại a. Tân Sinh b. Trung Sinh c. Cổ Sinh d. Nguyên Sinh Câu 9. Điền tiếp vào hình sau thời gian cách đây và thời gian diễn ra của 3 giai đoạn hình thành lãnh thổ Việt Nam. ¬ Giai đoạn Tiền Cambri ® ¬ Giai đoạn ® ¬ Giai đoạn Cổ kiến tạo Tân kiến tạo Ngày nay Câu 10. Giai đoạn có tính chất quyết định đến lịch sử phát triển tự nhiên nước ta là a. giai đoạn Tiền Cambri b. giai đoạn Cổ kiến tạo c. giai đoạn Tân Kiến tạo d. a và c đúng Câu 11. Đánh dấu vào các ý đúng Giai đoạn Tiền Cam bri diễn ra a. trên phạm vi phần lớn lãnh thổ nước ta b. trên phạm vi một phần lãnh thổ và thềm lục địa nước ta c. trên phạm vi hẹp trên phần lãnh thổ nước ta d. trong phạm vi lãnh thổ và một phần biển nước ta hiện nay Câu 12. Giai đoạn Cổ kiến tạo diễn ra trong thời gian a. rất ngắn b. Ngắn c. rất dài d. khá dài Câu 13. Do chịu tác động của vận động tạo núi An pơ – Himalaya, trên lãnh thổ nước ta đã xảy ra các hoạt động như 1. uốn nếp, đứt gãy, sụt lún 2. nâng cao và hạ thấp địa hình 3. đứt gãy, phun trào mắc ma 4. tạo núi, phun trào mắc ma Chọn đáp án đúng a. 1 và 3 b. 2 và 4 c. 2 và 3 d. 1 và 4 Câu 14. Ảnh hưởng của hoạt động Tân kiến tạo đã làm cho 1. các khoáng sản có nguồn gốc nội sinh được hình thành 2. các hoạt động xâm thực và bồi tụ mạnh mẽ 3. một số vùng núi được nâng lên, địa hình tù lại, các bồn trũng lục địa được bồi lấp 4. các hoạt động biển tiến, lùi diễn ra nhiều lần Chọn đáp án đúng a. 1 và 3 b. 2 và 4 c. 1 và 4 d. 2 và 3 Câu 15. Giai đoạn Tân kiến tạo là giai đoạn tạo ra các khoáng sản có nguồn gốc ngoại sinh như dầu mỏ, khí tự nhiên, than nâu, bô xít,........ a. Đúng b. Sai Câu 16. Nền móng ban đầu của lãnh thổ nước ta hình thành trong a. giai đoạn Tiền Cambri b. giai đoạn Cổ kiến tạo c. giai đoạn Tân kiến tạo d. đại Cổ sinh Câu 17. Ý nào sau đây không đúng khi đánh giá về ảnh hưởng của Biển Đông đối với khí hậu nước ta a. Làm cho độ ẩm không khí đạt trên 80%, lượng mưa trung bình 1500 mm/năm b. Lảm giảm sự khô hạn trong mùa đông, làm dịu thời tiết nóng bức vào mùa hạ c. Làm cho khí hậu biến động phức tạp, thiên tai thường xuyên xảy ra. d. Làm cho khí hậu nước ta mang tính hải dương điều hòa hơn. Câu 18. Đặc điểm nào dưới đây không phải của Biển Đông a. Là biển rộng, đứng thứ hai trong các biển của Thái Bình Dương b. Là biển tương đối kín, phía đông và đông nam được bao bọc bởi vòng cung đảo c. Là biển nóng, nhiệt độ hầu như không thay đổi trong năm d. Nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa Câu 19. Tam giác châu với những bãi triều rộng lớn là địa hình của a. đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ b. đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long c. Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ d. Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long Câu 20. Hai bể dầu khí lớn nhất hiện đang được khai thác ở nước ta là a. Nam Côn Sơn và Cửu Long b. Nam Côn Sơn và Thổ Chu – Mã Lai c. Cửu Long và sông Hồng d. Cửu Long và Thổ Chu – Mã Lai Câu 21. Hạn chế lớn nhất của Biển Đông là a. tài nguyên sinh vật biển đang bị suy giảm nghiêm trọng b. thường xuyên hình thành các cơn bão nhiệt đới c. hiện tượng sóng thần do hoạt động của động đất, núi lửa d. tác động của các cơn bão nhiệt đới và gió mùa đông bắc Câu 22. Hiện tượng cát bay xâm lấn đồng ruộng và làng mạc xảy ra mạnh mẽ nhất ở ven biển của a. Đồng bằng sông Hồng b. Bắc Trung Bộ c. Duyên hải Nam Trung Bộ d. Đông Nam Bộ Câu 23. Biển Đông nằm trong vùng nhiệt đới ẩm, nên có đặc tính là a. độ muối không lớn b. nóng, ẩm c. có nhiều dòng hải lưu d. biển tương đối lớn Câu 24. Biển Đông ảnh hưởng trực tiếp nhất đến thành phần tự nhiên nào a. Sinh vật b. Sông ngòi c. Địa hình d. Khí hậu Câu 25. Rừng ngập mặn ven biển phát triển mạnh mẽ nhất ở a. Đồng bằng sông Hồng b. Bắc Trung Bộ c. Duyên hải Nam Trung Bộ d. Đồng bằng sông Cửu Long Câu 26. Tài nguyên khoáng sản có giá trị kinh tế nhất của Biển Đông nước ta là a. các mỏ sa khoáng b. các bãi cát ven biển c. nguồn muối d. dầu khí Câu 27. Do ảnh hưởng của Biển Đông nên a. khí hậu nước ta nóng ẩm, mưa nhiều b. khí hậu nước ta có hai mùa rõ rệt c. khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa d. khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương điều hòa hơn Câu 28. Tài nguyên dầu khí nước ta hiện nay đang được khai thác ở vùng thềm lục địa thuộc khu vực a. Bắc Bộ b. Duyên hải miền Trung c. Đông Nam Bộ d. Nam Bộ Câu 29. Biển Đông ảnh hưởng trực tiếp nhất đến thành phần tự nhiên nào a. Sinh vật b. Sông ngòi c. Địa hình d. Khí hậu Câu 30. Hạn chế lớn nhất của Biển Đông là a. tài nguyên sinh vật biển đang bị suy giảm nghiêm trọng b. thường xuyên hình thành các cơn bão nhiệt đới c. hiện tượng sóng thần do hoạt động của động đất, núi lửa d. tác động của các cơn bão nhiệt đới và gió mùa đông bắc Câu 31. Hiện tượng cát bay xâm lấn đồng ruộng và làng mạc xảy ra mạnh mẽ nhất ở ven biển của a. Đồng bằng sông Hồng b. Bắc Trung Bộ c. Duyên hải Nam Trung Bộ d. Đông Nam Bộ 2. Hãy điền từ thích hợp vào ô trống sao cho hợp lí Lịch sử phát triển lãnh thổ của nước ta là một quá trình............1...........với 3 giai đoạn chính: Tiền Cambri, Cổ kiến tạo và .......2........Mỗi giai đoạn đều đánh dấu một .......3.... của lãnh thổ nước ta Giai đoạn Tiền Cambri là giai đoạn.......4........và.........5....... nhưng nó chỉ diễn ra trên............6............với các điều kiện cổ địa lí còn .......7.......và ............8......... Giai đoạn này được xem là giai đoạn hình thành...........9...........của lãnh thổ Giai đoạn Cổ kiến tạo được diễn ra trong thời gian ........10........; nó có nhiều ......11........trong lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ; đây cũng là giai đoạn mà lớp vỏ cảnh quan địa lí nhiệt đới ẩm đã.........12...........với hóa đá của than và san hô. Đây được xem là giai đoạn mang tính chất..........13.........đến lịch sử phát triển tự nhiên của nước ta, về cơ bản đại bộ phận lãnh thổ đã được hình thành. Giai đoạn Tân kiến tạo là giai đoạn..........14..........trong lịch sử; nó chịu tác động mạnh mẽ của kì vận động tạo núi.........15..............và những biến đổi ......16.......có quy mô toàn cầu; đây cũng là giai đoạn tiếp tục hoàn thiện các.........17......làm cho đất nước ta có đặc điểm và ........18.......tự nhiên như hiện nay. Thiên nhiên của nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của1.... Biển Đông là một vùng biển2.; là biển của vùng3. và là vùng biển4 Biển Đông đã ảnh hưởng sâu sắc đến thiên nhiên nước ta. Biển Đông đã làm 5.các khối khí khi đi qua biển, làm cho khí hậu mang tính chất6, điều hòa hơn. Biển Đông đã góp phần tạo nên các dạng địa hình ven biển 7..; các hệ sinh thái vùng ven biển cũng rất8đặc biệt là hệ thống rừng ngập mặn. Không những thế, Biển Đông còn mang lại nguồn9giàu có nhất là10.., ti tan, muối và sinh vật biển giàu11., có năng suất sinh học cao. Tuy nhiên, Biển Đông chịu ảnh hưởng nhiều bởi12.nhất là 13.., hiện tượng14.và nạn cát bay xâm lấn đồng ruộng. Mặc dù vậy, Biển Đông thật sự đã đóng vai trò15.trong sự phát triển kinh tế của nước ta hiện nay. 3. Tiểu luận Câu 1. Thế nào là nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội? Vị trí địa lí có được coi là một nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội không? Nếu có thì nó ảnh hưởng như thế nào? Lấy dẫn chứng tại Việt Nam? Câu 2. Vị trí địa lí nước ta có những đặc điểm gì nổi bật? Câu 3. Vị trí địa lí của nước ta có ảnh hưởng như thế nào đến tự nhiên nước ta? Câu 4. Vị trí địa lí của nước ta ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa - xã hội và an ninh quốc phòng? Câu 5. Vì sao thiên nhiên nước ta khác hẳn thiên nhiên một số nước cùng vĩ độ ở Tây Nam Á và Bắc Phi? Câu 6. Vị trí địa lí nước ta đã ảnh hưởng như thế nào đến sự hình thành và phát triển lãnh thổ nước ta? Câu 7. Chứng minh rằng lãnh thổ nước ta là một khối thống nhất và toàn vẹn? 4. Bài tập Đừng đi tìm của cải – tiêu mãi rồi cũng hết Đừng đi tìm sắc đẹp – sắc đẹp rồi cũng sẽ tàn phai. Hãy đi tìm người có thể khiến bạn mỉm cười. Vì chỉ có tiếng cười mới làm sáng bừng một ngày đen tối.

File đính kèm:

  • docLich su hinh thanh va phat trien lanh tho on daihoc dia li 12.doc