Bài tập 1:
Cho bảng số liệu dưới đây: “ Tổng sản phẩm trong nước (GDP) theo giá trị thực tế phân theo khu vực kinh tế của nước ta (đơn vị tính: Tỷ đồng)”
Năm Nông-lâm –thủy sản Công nghiệp-Xây dựng Dịch vụ
1990 16252 9513 16190
1995 62219 65820 100853
1997 80826 100595 132202
2000 108356 162220 171070
2002 123383 206197 206182
1. Vẽ biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu GDP theo số liệu đã cho
2. .Từ biểu đồ đã vẽ nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của nước ta.
Bài tập 2:
Cho bảng số liệu sau: “ Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị của nước ta thời kì 1985-2003”
28 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1260 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án ôn luyện học sinh giỏi môn Địa lí 9, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN ÔN LUYỆN HỌC SINH GIỎI
MÔN ĐỊA LÍ 9
PHẦN 1
CÁC BÀI TẬP THỰC HÀNH
A. Bài tập vẽ biểu đồ
Bài tập 1:
Cho bảng số liệu dưới đây: “ Tổng sản phẩm trong nước (GDP) theo giá trị thực tế phân theo khu vực kinh tế của nước ta (đơn vị tính: Tỷ đồng)”
Năm
Nông-lâm –thủy sản
Công nghiệp-Xây dựng
Dịch vụ
1990
16252
9513
16190
1995
62219
65820
100853
1997
80826
100595
132202
2000
108356
162220
171070
2002
123383
206197
206182
Vẽ biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu GDP theo số liệu đã cho
.Từ biểu đồ đã vẽ nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của nước ta.
Bài tập 2:
Cho bảng số liệu sau: “ Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị của nước ta thời kì 1985-2003”
Tiêu chí
1985
1990
1995
1997
2000
2003
Số dân thành thị(triệu người)
11,4
12,9
14,9
16,8
18,8
20,9
Tỉ lệ dân thành thị(%)
18,97
19,51
20,75
22,60
24,18
25,80
Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện đô thị hóa ở nước ta giai đoạn 1985-2003
Từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ em hãy rút ra nhận xét và giải thích.
Bài tập 3:
Cho bảng số liệu sau đây: “Giá trị sản xuất công nghiệp của Bắc Trung Bộ thời kì 1995- 2002”( theo giá trị so sánh 1994, đơn vị; tỉ đồng)
Năm
1995
1998
2000
2002
Giá trị sản xuất công nghiệp
3705,2
4852,5
7158,3
9883,2
1.Hãy vẽ biểu đồ thể hiện giá trị sản xuất công nghiệp của vùng Bắc Trung Bộ thời kì 1995-2002.
2.Rút ra nhận xét từ bảng số liệu đã cho.
Bài tập 4:
Cho bảng số liệu sau đây: “ Khối lượng hàng hóa vận chuyển phân theo loại hình vận tải của Việt Nam”( Đơn vị tính: Nghìn tấn)
Năm
Tổng số
Chia ra
Đường sắt
Đường bộ
Đường sông
Đường biển và đường hàng không
1990
53885
2341
31765
16295
3484
1996
100092
4041
63813
23395
8843
1.Từ bảng số liệu trên, hãy vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu khối lượng hàng hóa vận chuyển phân theo loại hình vận tải năm 1990 và 1996
2.Nhận xét qua biểu đồ đã vẽ.
Bài tập 5:
Cho bảng số liệu sau đây: “Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo nhóm nghành (Đơn vị:%)”
Nhóm nghành
1996
1999
2000
2004
2005
Toàn nghành công nghiệp
100,0
100,0
100,0
100,0
100,0
Công nghiệp khai thác
13,9
14,7
15,8
12,8
11,2
Công nghiệp chế biến
79,9
79,6
78,7
81,3
83,2
Sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước
6,2
5,7
5,5
5,9
5,6
1.Từ bảng số liệu trên, hãy vẽ biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo nhóm nghành của nước ta giai đoạn:1996-2005
2.Nhận xét và giải thích sự chuyển dịch này.
Bài tập 6:
Cho bảng số liệu sau đây: “Cơ cấu giá trị sản xuất nghành trồng trọt (%)”
Loại cây trồng
Tỉ trọng
1990
2005
Cây lương thực
67,1
59,2
Cây rau đậu
7,0
8,3
Cây công nghiệp
13,5
23,7
Cây ăn quả
10,1
7,3
Cây khác
2,3
1,5
1.Từ bảng số liệu trên, hãy vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất nghành trồng trọt của nước ta qua các năm 1990 và 2005.
2. Nhận xét về cơ cấu sản xuất nghành trồng trọt và xu hướng chuyển dịch của nghành này.
Bài tập 7:
Cho bảng số liệu sau đây: “ Cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hoá theo nhóm hàng của nước ta” ( Đơn vị:%)
Nhóm hàng
1995
1999
2000
2001
2005
Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản
25,3
31,3
37,2
34,9
36,1
Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp
28,5
36,8
33,8
35,7
41,0
Hàng nông , lâm ,thủy sản
46,2
31,9
29,0
29,4
22,9
1.Hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hóa phân theo nhóm hàng giai đoạn 1995-2005
2.Rút ra nhận xét
Bài tập 8:
Dựa vào số liệu và cơ cấu vốn đất ở nước ta năm 1993 dưới đây:
Nhóm đất
Tỉ lệ (%)
Đất nông nghiệp
22,2%
Đất lâm nghiệp
30,3%
Đất chuyên dùng và thổ cư
5,6%
Đất chưa sử dụng
42,2%
Hãy vẽ biểu đồ cơ cấu các loại đất năm 1993
Nhận xét xu thế biến động của các loại đất trên
Bài tập 9:
Dựa vào số liệu ở bảng thống kê dưới đây hãy
Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu học sinh phổ thông của nước ta phân theo cấp học trong hai năm học 1992-1993 và 1997-1998
Nhận xét về cơ cấu học sinh phổ thông trong hai năm học mới nói trên .
(Đơn vị: nghìn học sinh)
Cấp học
Năm học 1992-1993
Năm học 1997-1998
Tiểu học
9527,2
10431,3
Trung học cơ sở
2813,4
5252,1
Trung học phổ thông
570,4
1390,2
Bài tập 10:
Dựa vào số liệu ở bảng thống kê dưới đây :
Năm
1921
1936
1954
1961
1970
1980
1989
1995
Số dân( triệu người)
15,6
19,0
23,8
32,0
41,9
53,7
64,0
73,9
Hãy vẽ đồ thị thể hiện tình hình tăng dân số của nước ta trong thời kì 1921-1995, rút ra nhận xét và nêu hậu quả của sự gia tăng dân số nhanh ở nước ta?
Bài tập 11:
Cho bảng số liệu sau: Số dân và sản lượng lúa nước ta giai đoạn 1982-1996
Năm
1982
1984
1986
1988
1990
1992
1994
1996
Số dân (triệu người)
56,2
58,6
61,2
63,6
66,2
69,4
72,5
76,0
Sản lượng lúa(triệu tấn)
14,4
15,6
16,0
17,0
19,2
21,6
23,5
26,5
Vẽ biểu đồ thể hiện số dân và sản lượng lúa nước ta giai đoạn 1982-1996
Từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ rút ra nhận xét
Bài tập 12:
Cho bảng số liệu sau: “Tỉ lệ đất nông nghiệp của các vùng nước ta năm 2006”
Vùng
Tỉ lệ%
Đồng bằng sông Hồng
51,2
Trung du và miền núi Bắc Bộ
14,6
Bắc Trung Bộ
15,6
Duyên hải Nam Trung Bộ
17,6
Tây Nguyên
29,2
Đông Nam Bộ
46,3
Đồng bằng sông cửu Long
63,4
Hãy vễ biểu đồ thể hiện tỉ lệ đất nông nghiệp của các vùng.
Nhận xét
Bài tập 13:
Cho bảng số liệu sau: “ Diện tích và sản lượng cà phê nhân nước ta thời kì 1990-2005”
Năm
1990
1995
2001
2005
Diện tích trồng cà phê(nghìn ha)
119
186
565
497
Sản lượng cà phê nhân(nghìn tấn)
92
218
840
752
1.Vẽ biểu đồ kết hợp sự phát triển diện tích và sản lượng cà phê nhân của nước ta thời kì 1990-2005
2. Qua biểu đồ đã vẽ hãy nhận xét và giải thích sự biến động diện tích và sản lượng cà phê nhân của nước ta thời kì trên.
Bài tập 14:
Cho bảng số liệu sau: “ Độ che phủ rừng theo các vùng nước ta năm 1943-1991(Đơn vị %)
Vùng
1943
1991
Miền núi phía Bắc
95
17
Trung du phía bắc
55
29
Đồng bằng sông Hồng
3
3
Bắc trung bộ
66
35
Duyên hải Nam Trung Bộ
62
32
Tây Nguyên
93
60
Đông Nam Bộ
54
24
Đồng bằng sông cửu Long
23
9
Cả nước
67
29
1.Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện độ che phủ rừng của cả nước và các vùng nước ta trong hai năm 1943 và 1991
2. Nhận xét
3. Nêu nguyên nhân của sự cạn kiệt rừng ở nước ta và phương hướng bảo vệ tài nguyên rừng?
Bài tập 15:
Cho bảng số liệu sau: “ Lao động phân theo các ngành kinh tế của nước ta từ 2000-2006” (Đơn vị :nghìn người)
Năm
2000
2002
2005
2006
Nông-lâm –ngư nghiêp
24481,0
24455,8
24351,5
24172,3
Công nghiệp-xây dựng
4929,7
6084,7
7785,3
8296,9
Dịch vụ
8198,9
8967,2
10405,9
10966,9
1.Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sự thay đổi cơ cấu lao động phân theo các nghành kinh tế ở nước ta từ năm 2000-2006
2. Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu lao động phân theo các ngành kinh tế ở nước ta trong giai đoạn trên.
Bài tập 16:
Cho bảng số liệu sau: “ Tình trạng việc làm của nước ta năm 1998” (Đơn vị :Nghìn người)
Cả nước
Nông thôn
Thành thị
Lực lượng lao động
37407,2
29757,6
7649,6
Số người thiếu việc làm
9418,4
8219,5
1198,9
Số người thất nghiệp
856,3
511,3
345,0
1. Vẽ biểu đồ thể hiên số người thiếu việc làm và số người thất nghiệp ở khu vực nông thôn, thành thị và cả nước
2. Nguyên nhân thiếu việc làm ở các thành phố lớn của nước ta
Bài tập 17:
Cho bảng số liệu sau: “ Tỉ lệ hộ nghèo ở các vùng của nươc ta năm 1993-2004”(Đơn vị %)
Vùng
1993
2004
Thành thị
25,1
3,6
Nông thôn
66,4
25,0
Đồng bằng song Hồng
62,7
12,1
Đông Bắc
86,1
29,4
Tây Bắc
81,0
58,6
Bắc Trung Bộ
74,5
31,9
Duyên hải nam trung bộ
47,2
19,0
Tây nguyên
70,0
33,1
Đông Nam Bộ
37,0
5,4
Đồng bằng song Cửu Long
47,1
15,9
Cả nước
58,1
19,5
1.Vẽ biểu đồ thể hiện tỉ lệ hộ nghèo theo bảng trên
2.Nhận xét
Bài tập 18:
Cho bảng số liệu sau: “Sản lượng lúa cả năm phân theo vùng nước ta năm 2005”
Các vùng
Sản lượng lúa
Cả nước
35832,9
Đồng bằng sông Hồng
6183,5
Trung du và miền núi Bắc Bộ
3079,5
Bắc Trung Bộ
3170,3
Duyên hải Nam Trung Bộ
1758,9
Tây nguyên
717,3
Đông Nam Bộ
1624,9
Đồng Bằng sông Cửu Long
19298,5
1.Vẽ biểu đồ cơ cấu sản lượng lúa phân theo các vùng nước ta năm 2005
2.Nhận xét và giải thích.
Bài tập 19:
Cho bảng số liệu sau: “Tình hình sản xuât lúa ở Đồng Bằng sông Hồng giai đoạn 1985-2005”
Năm
1985
1990
1995
2000
2005
Diện tích(nghìn ha)
1051,8
1057,6
1193
1212,6
1138,5
Năng suất (tạ/ha)
29,4
34,2
44,4
55,2
54,4
Sản lượng(nghìn tấn)
3091,9
3618,1
5090,4
6586,6
6199
Sản lượng lúa bình quân đầu người(kg/người)
233
260
321
387
344
1.Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích, năng suất, sản lương lúa và bình quân theo đầu người giai đoạn 1985-2005
2. Nhận xét
Bài tập 20:
Cho bảng số liệu sau: (Đơn vị: Tỉ đồng)
Năm
Tổng số
Lương thực
Rau đậu
Cây công nghiệp
Cây ăn quả
Cây khác
1990
49604,0
33289,6
3477,0
6692,3
5028,5
1116,6
1995
66183,4
42110,4
4983,6
12149,4
5577,6
1362,4
2000
90858,2
55163,1
6332,4
21782,0
6105,9
1474,8
2005
107879,6
63852,5
8928,2
25585,7
7942,7
1588,5
1.Tính tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nghành trồng trọt theo từng nhóm cây trồng (lấy năm 1990=100,0%)
2.Dựa vào số liệu vừa tính, hãy vẽ trên cùng một biểu đồ các đường biểu diễn tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của các nhóm cây trồng.
B. BÀI TẬP PHÂN TÍCH BẢNG SỐ LIỆU,NHẬN XÉT VÀ GIẢI THÍCH
Bài 1:
Cho bảng số liệu sau: “ Biến đổi diện tích rừng và độ che phủ rừng ở nước ta giai đoạn 1943-2005”
Năm
Tổng diện tích rừng(triệu ha)
Trong đó
Tỉ lệ che phủ rừng(%)
Rừng tự nhiên(triệu ha)
Rừng trồng(triệu ha)
1943
14,3
14,3
0
43,8
1976
11,1
11,0
0,1
33,8
1983
7,2
6,8
0,4
22,0
1990
9,2
8,4
0,8
27,8
2000
10,9
9,4
1,5
33,1
2005
12,4
9,5
2,9
37,7
1.Nhận xét sự thay đổi diện tích rừng và độ che phủ rừng nước ta giai đoạn 1943-2005
2.Nêu phương hướng bảo vệ tài nguyên rừng ở nước ta
Bài 2:
Cho bảng số liệu sau: “Cơ cấu đang làm việc của nước ta phân theo thành phần kinh tế và theo nghành kinh tế
Cơ cấu lao động
2000
2002
2003
2004
2005
-Phân thành phâng kinh tế
Kinh tế nhà nước
9,3
9,5
9,9
9,9
9,5
Kinh tế ngoài nhà nước
90,1
89,4
88,8
88,6
88,9
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
0,6
1,1
1,3
1,5
1,6
-Phân theo nghành kinh tế
Nông-lâm-ngư nghiệp
65,1
61,9
60,3
58,8
57,3
Công nghiệp và xây dựng
13,1
15,4
16,5
17,3
18,2
Dịch vụ
21,8
22,7
23,2
23,9
24,5
Hãy nhận xét về cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế và theo nghành kinh tế của nước ta.Giải thích nguyên nhân của sự chuyển dịch.
Bài 3:
Dựa vào bảng số liệu: Diện tích và sản lượng lúa cả năm
Năm
1990
1995
2000
2005
Diện tích( nghìn ha)
6042,8
6765,6
7666,3
7329,2
Sản lượng( nghìn tấn)
19225,1
24963,7
32529,5
35832,9
1. Tính năng suất lúa cả năm của nước ta (tạ/ha)
2. Nhận xét về sự thay đổi diện tích , năng suất và sản lượng lúa cả năm của nước ta.
Bài 4:
Dựa vào bảng số liệu: “Cơ cấu giá trị xuất khẩu hang hóa phân theo nhóm hàng của nươc ta”(Đơn vị %)
Năm
1995
1999
2000
2001
2005
Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản
25,3
31,3
37,2
34,9
36,1
Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp
28,5
36,8
33,8
35,7
41,0
Hàng nông lâm thủy sản
46,2
31,9
29,0
29,4
22,9
Hãy nhận xét cơ cấu giá trị xuất khẩu hang hóa phân theo nhóm hàng của nươc ta giai đoạn 1995-2005
Bài 5:
Dựa vào bảng số liệu: “ Dân số nước ta phân theo nhóm tuổi năm 1979, 1989 2005”
Năm
Tổng số (nghìn người)
Nhóm tuổi(%)
0-14
15-59
Từ 60 trở lên
1979
52472
41,7
51,3
7,0
1989
64405
38,7
54,1
7,2
2005
84156
27,1
63,9
9,0
Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu dân số qua các năm kể trên
Bài 6:
Dựa vào bảng số liệu: “Giá trị sản xuất công nghiệp theo thành phần kinh tế ở Đông Nam Bộ thời kì 1995-2005” (Đơn vị: tỉ đồng)
Năm
Tổng số
Nhà nước
Ngoài nhà nước
Có vốn đầu tư nước ngoài
1995
50508
19607
9942
20959
2005
199622
48058
46738
104826
1. Tính ra cơ cấu phần trăm theo các thành phần kinh tế
2. Nhận xét và giải thích về sự chuyển dịch cơ cấu trên ở Đông Nam Bộ
Bài 7:
Dựa vào bảng số liệu: “ Tình hình khai thác và xuất khẩu dầu thô ở nước ta (Đơn vị :triệu tấn)
Năm
1999
2000
2001
2002
Khai thác
15,2
16,2
16,8
16,9
Xuất khẩu
14,9
15,4
16,7
16,9
1.Nhận xét sản lượng dầu thô khai thác và xuất khẩu của nước ta
2.So sánh sản lượng dầu thô khai thác.Giải thích nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đó
Bài 8:
Dựa vào bảng số liệu: “ Một số sản phẩm nông-lâm- ngư nghiệp chủ yếu của Bắc Trung Bộ
Loại
Đơn vị
1995
2005
Chăn nuôi trâu
Nghìn con
661,5
743,3
Chăn nuôi bò
Nghìn con
831,7
1110,9
Lạc
Nghìn tấn
72,6
133,6
Sản lượng gỗ khai thác
Nghìn m3
323,4
310,8
Thủy sản
Nghìn tấn
108,7
247,7
1. Nhận xét tình hình sản xuất một số sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp chủ yếu của Bắc Trung Bộ trong thời kì 1995-2005
2. Giải thích vì sao Bắc Trung Bộ phát triển mạnh các sản phẩm này
Bài 9:
Dựa vào bảng số liệu: “ Cơ cấu sản lượng thủy sản của nước ta giai đoạn 1990-2005”
(Đơn vị:%)
Năm
Tổng số
Khai thác
Nuôi trồng
1990
100,0
81,80
18,20
1994
100,0
76,51
23,49
1998
100,0
76,15
23,85
2002
100,0
68,09
31,91
2005
100,0
57,36
42,64
Nhận xét về sự thay đổi cơ cấu sản lượng thủy sản của nước ta giai đoạn trên.
Bài 10:
Dựa vào bảng số liệu: “Giá trị sản xuất công nghiệp của Tây Nguyên và cả nước”
(theo giá trị so sánh năm 1994. Đơn vị :Nghìn tỷ đồng)
Năm
1995
2000
2005
Tây Nguyên
1,2
1,9
3,5
Cả nước
103,4
198,3
416,6
1.Hãy tính tốc độ phát triển công nghiệp của Tây Nguyên và cả nước (lấy năm 1995=100%)
2. Nhận xét tình hình phát triển công nghiệp của Tây Nguyên.
Bài 11:
Dựa vào bảng số liệu: “Tỉ lệ diện tích và sản lượng cà phê của Tây Nguyên so với cả nước (%)
Năm
1995
1998
2005
Diện tích
1,2
1,9
3,5
Sản lượng
103,4
198,3
416,6
1.Nhận xét tỉ lệ diện tích và sản lượng cà phê của Tây Nguyên so với cả nước
2.Vì sao cà phê được trồng nhiều ở Tây Nguyên.
Bài 12:
Dựa vào bảng số liệu: “Một số sản phẩm nông nghiệp ở Duyên Hải Nam Trung Bộ
Năm
1995
2000
2005
Đàn bò(Nghìn con)
1026,0
1132,6
1293,3
Thủy sản(Nghìn tấn)
339,4
462,9
623,8
1.Nhận xét về tốc độ phát triển của đàn bò và nghành thủy sản qua các năm
2.Giải thích tại sao chăn nuôi bò, khai thác và nuôi trồng thủy sản là thế mạnh của vùng.
Bài 13:
Dựa vào bảng số liệu: “Lương thực có hạt bình quân đầu người ở Bắc Trung Bộ thời kì 1995-2005” ( Đơn vị:kg/người)
Năm
1995
1998
2000
2005
Bắc Trung Bộ
235,2
251,6
302,1
348,1
Cả nước
363,1
407,6
444,8
476,8
Nhận xét và giải thích về sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người ở Bắc Trung Bộ so với cả nước.
Bài 14:
Dựa vào bảng số liệu: “Mật độ dân số của Đồng bằng sông Hồng, Trung du miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên năm 2006” (Đơn vị: người/km2)
Vùng
ĐBSH
TD và MNBB
Tây Nguyên
Cả nước
Mật độ
1225
119
89
254
1.So sánh mật độ dân số của ĐBSH với các vùng và cả nước
2.Tại sao dân số tập trung đông đúc ở ĐBSH
Bài 15:
Dựa vào bảng số liệu: “Tỉ suất sinh và tỉ suất tử của dân số nước ta thời kì 1979-1999(% )
Năm
1979
1989
1999
Tỉ suất sinh
32,5
31,3
19,9
Tỉ suât tử
7,2
8,4
5,6
Tính tỉ lệ % gia tăng tự nhiên của dân số qua các năm và nêu nhận xét
PHẦN 2
NỘI DUNG LÍ THUYẾT
A. ĐỊA LÍ DÂN CƯ:
Bài 1:Cộng đồng các dân tộc Việt Nam
Bài 2: Dân số và gia tăng dân số
Bài 3:Phân bố dân cư và các loại hình quần cư
Bài 4: Lao động việc làm .Chất lượng cuộc sống
Bài 5:Thực hành: Phân tích tháp dân số năm 1989 và 1999
Nội dung kiến thức cơ bản bài 1: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam
1. Các dân tộc Việt Nam
-Nước ta có 54 dân tộc .Mổi dân tộc có đặc trưng về văn hóa thể hiện trong ngôn ngữ phong tục tập quán, đoàn kết cùng nhau xây dựng và bảo vệ tổ quốc
-Người Kinh (Việt) có số dân đông nhất, chiếm 86,2% dân số cả nước.Là dân tộc có nhiều kinh nghiệm trong thâm canh lúa nước, có nhiều nghề thủ công đạt mức độ tinh xảo.Người Việt là lực lượng đông đảo trong các ngành kinh tế và khoa học kĩ thuật
-Các dân tộc ít người có trình độ phát triển kinh tế khác nhau, mỗi dân tộc có kinh nghiệm riêng trong sản xuất , đời sống. Các hoạt động kinh tế ,văn hóa , khoa học kĩ thuật, của nước ta đều có sự đóng góp của các dân tộc ít người
-Người Việt Nam ở nước ngoài cũng là một bộ phận của cộng đồng dân tộc Việt Nam
2. Phân bố các dân tộc
-Người Kinh phân bố rộng trong cả nước, tập trung nhiều ở các vùng đồng bằng, trung du và ven biển
-Các dân tộc ít người chiếm 13,8% dân số cả nước phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du
+Trung du và miền núi Bắc Bộ là địa bàn cư trú của trên 30 dân tộc. Ở vùng có sự khác nhau phân bố các dân tộc giữa tả ngạ và hưũ ngạn sông Hồng , giữa các độ cao khác nhau.
+ Khu vực Trường Sơn –Tây Nguyên có trên 20 dân tộc ít người .Các dân tộc cư trú thành vùng khá rõ.
+Duyên hải cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ bên cạnh người Kinh còn có các dân tộc Chăm, Khơ me, Hoa
-Hiện nay sự phân bố các dân tộc đã có nhiều thay đổi.
Nội dung kiến thức cơ bản bài 2: Dân số và gia tăng dân số
1. Số dân
Năm 2006 dân số nước ta là 84 156 nghìn người , đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á và thứ 13 trên thế giới
2. Gia tăng dân số
- Nước ta có gia tăng dân số nhanh .Vào những năm 50 của thế kỉ XX , nước ta có hiện tượng bùng nổ dân số
-Nhờ thực hiện tốt công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình nên những năm gần đây tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số có xu hướng giảm. Tuy nhiên mỗi năm dân số nước ta vẫn tăng thêm khoảng 1 triệu người
-Tỉ lệ gia tăng tự nhiên có sự khác nhau giữa các vùng, thành thị và nông thôn, đồng bằng và miền núi.
3. Cơ cấu dân số:
-Nước ta có cơ cấu dân số trẻ
- Cơ cấu dân số theo độ tuổi đang có sự thay đổi;giảm tỉ trọng của nhóm dân số 0-14 tuổi, tăng tỉ trọng của dân số trong độ tuổi lao động và ngoài độ tuổi lao động
-Dân số đông và tăng nhanh gây sức ép đối với tài nguyên môi trường, chất lượng cuộc sống và giải quyết việc làm
-Sự chênh lệch tỉ trọng dân số hai nhóm nam và nữ .Tỉ lệ giới tính có sự khác nhau giữa các vùng .Ví dụ ở Đồng bằng sông Hồng và Tây Nguyên.
Nội dung kiến thức cơ bản bài 3:Phân bố dân cư và các loại hình quần cư
1.Mật độ dân số và phân bố dân cư
- Việt Nam thuộc nước có mật độ dân số cao với 254 người/ km2
-Dân cư phân bố không đều
+Tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng, ven biển và các đô thị. Miền núi dân cư thưa thớt.Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất .Tây Bắc và Tây Nguyên có mật độ dân số thấp nhất
+ Phân bố dân cư giữa thành thị và nông thôn cũng có sự chênh lệch, với khoảng 74% dân số sinh sống ở nông thôn
2. Các loại hình quần cư.
a.Quần cư nông thôn:
-Dân cư sống tập trung thành các điểm dân cư với quy mô dân số khác nhau
-Hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp
b.Quần cư thành thị:
-Các đô thị nước ta có mật độ dân số rất cao , nhà cửa khá đa dạng: dạng nhà ống khá phổ biến , chung cư cao tầng , nhà biệt thự
-Đô thị có nhiều chức năng, các thành phố là những trung tâm kinh tế, chính trị văn hóa, khoa học kĩ thuật quan trọng
3.Đô thị hóa.
-Tỉ lệ dân thành thị còn thấp
-Quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra với tốc độ ngày càng cao, số dân đô thị tăng, quy mô đô thị được mở rộng , phổ biến lối sống thành thị , tuy nhiên trình độ đô thị hóa còn thấp
-Phần lớn đô thị nước ta thuộc loại vừa và nhỏ
Nội dung kiến thức cơ bản bài 4: Lao động và việc làm .Chất lượng cuộc sống
1. Nguồn lao động và sử dụng lao động:
a. Nguồn lao động:
-Nguồn lao động nước ta dồi dào(chiếm 51,2% tổng số dân) và tăng nhanh(mổi năm tăng them hơn 1 triệu lao động)
-Người lao động Việt Nam có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm , ngư nghiệp, thủ công nghiệp, có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật .Chất lượng nguồn lao động đang được nâng cao
-Tuy nhiên nguồn lao động nước ta còn có hạn chế về thể lực và trình độ chuyên môn
b. Sử dụng lao động
-Số lao động có việc là ngày càng tăng
- Cơ cấu sử dụng lao động trong các nghành kinh tế đang thay đổi theo hướng tích cực, giảm tỉ trọng lao động ở khu vực nông, lâm, ngư nghiệp (khu vực 1), tăng tỉ trọng lao động ở khu vực công nghiệp, xây dựng (khu vực 2) và khu vực dịch vụ (khu vực 3)
2. Vấn đề việc làm
a.Việc làm
-Nguồn lao động dồi dào trong điều kiện nền kinh tế chưa phát triển đã tạo sức ép rất lớn đối với vấn đề giải quyết việc làm ở nước ta
-Do đặc điểm thời vụ của sản xuất nông nghiệp và phát triển nghành nghề ở nông thôn còn hạn chế nên thiếu việc làm là nét đặc trưng của khu vực nông thôn.Năm 2005 tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn là 9,3%
-Khu vực thành thị tỉ lệ thất nghiệp tương đối cao năm 2005 là 5,3%
Vì vậy có thể nói giải quyết việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta hiện nay
b. Hướng giải quyết
- Phân bố lại dân cư và nguồn lao động
-Thực hiện tốt chính sách dân số và sức khỏe sinh sản
-Thực hiện đa dạng hóa các hoạt động sản xuất (nghề truyền thống, thủ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp), chú ý thích đáng đến hoạt động của các ngành dịch vụ
-Tăng cường hợp tác lien kết để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu
-Mở rộng đa dạng các loại hình đào tạo các cấp
-Đẩy mạnh xuất khẩu lao động
3. Chất lượng cuộc sống
-Chất lượng cuộc sống của nhân dân ngày càng được cải thiện.Chứng minh qua tỉ lệ người lớn biết chữ, mức thu nhập bình quân đầu người tăng, người dân được hưởng các dịch vụ xã hội ngày càng tốt hơn, tuổi thọ bình quân tăng, tỉ lệ tử vong , suy dinh dưỡng của trẻ em ngày càng giảm, nhiều dịch bệnh được đẩy lùi
-Tuy nhiên chất lượng cuộc sống của dân cư còn chênh lệch giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn và giữa các tang lớp dân cư trong xã hộ
-Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trên mọi miền đất nước là nhiệm vụ hang đầu trong chiến lược phát triển con người của thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
B. ĐỊA LÍ KINH TẾ
Bài 6:Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam
Bài 7:Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp
Bài 8: Sự phát triển và phân bố nông nghiệp
Bài 9:Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp thủy sản
Bài 10: Thực hành
Bài 11: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp
Bài 12:Sự phát triển và phân bố công nghiệp
Bài 13: Vai trò, đặc điểm phát triển và phân bố của ngành dịch vụ
Bài 14:Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông
Bài 15: Thương mại và du lịch
Bài 16: Thực hành
Nội dung kiến thức cơ bản bài 6:Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam
2. Nền kinh tế nước ta trong thời kì đổi mới
Công cuộc đổi mới được triển khai từ năm 1986
a. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Chuyển dịch cơ cấu ngành : giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng của khu vực II, Khu vực III chiếm tỉ trọng cao nhưng còn nhiều biến động
-Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế:Từ nền kinh tế chủ yếu là khu vực nhà nước và tập thể sang nền kinh tế nhiều thành phần
-Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ: hình thành các vùng chuyên canh trong nông nghiệp, các lãnh thổ tập trung công nghiệp, dịch vụ , tạo nên các vùng kinh tế phát triển năng động, hình thành ba vùng kinh tế trọng điểm :Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
b.Những thành tựu và thách thức
-Thành tựu:
+Kinh tế tăng trưởng vững chắc, cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa
+Trong công nghiệp đã hình thành một số ngành công nghiệp trọng điểm,nổi bật là ngành dầu khí, điện, chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hang tiêu dùng
+Hoạt động thương mại và đầu tư của nước ngoài được thúc đẩy phát triển. Nước ta đang trong quá trình hôi nhập với nền kinh tế khu vực và toàn cầu
-Thách thức:
+Ở nhiều huyện , tỉnh, nhất là ở miền núi còn các xã nghèo
+Nhiều loại tài nguyên đang bị khai thác quá mứ, môi trường bị ô nhiễm
+Vấn đề việc làm, phát triển văn hóa giáo dục , y tế, xóa đói giảm nghèo vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội
+ Những biến động của thị trường thế giới và khu vực , những thách thức khi chúng ta thực hiện các cam kết AFTA, WTO
Nội dung kiến thức cơ bản bài 7: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp
1.Các nhân tố tự nhiên
a. Tài nguyên đất
-Tài nguyên đất khá đa dạng, hai nhóm đất chiếm diện tích lớn nhất là đất phù sa và đất feralit
-Diện tích đất nông nghiệp là hơn 9 triệu ha
b.Tài nguyên khí hậu
-Khí hậu nhiệt đới ẩm gió muafvowis nguồn nhiệt ẩm phong phú
-Sự phân hóa khí hậu theo chiều Bắc-Nam, theo mùa và theo độ cao cho phép trồng được cả cây cận nhiệt và ôn đới bên cạnh cây nhiệt đới
-Các thiên tai:bão, gió Tây khô nóng, sương muối, rét hại, sâu bệnh phát triển nhanh trong điều kiện khí hậu nóng ẩm.
c. Tài nguyên nước
-Mạng lưới sông ngòi dày đặccó nhiều giá trị về tưới nước và thủy lợi .Nguồn nước ngầm khá dồi dào là nguồn nước tưới quan trọng trong mùa khô
-Khó khăn: về mùa mưa thường có lũ lụt gây thiệt hại lớn , về mùa khô lại thường bị cạn kiệt thiếu nước tưới
d. Tài nguyên sinh vật
Tài nguyên động thực vật phong phú, là cơ sở để thuần dưỡng , tạo nên các giống cây trồng vật nuôi có chất lượng tốt
2.Các nhân tố kinh tế xã hội
a.Dân cư và lao động nông thôn
-Nước ta có khoảng 74
File đính kèm:
- GIÁO AN ÔN LUYỆN HỌC SINH GIỎI ĐỊA LÍ 9 -THOA.doc