Giáo án ôn tập Địa lý 12 - Phần: Địa lý các vùng kinh tế

ĐỊA LÝ CÁC VÙNG KINH TẾ

Số tiết: 07 tiết

I. Mục tiêu:

 Sau khi học xong chuyên đề HS cần nắm:

1. Kiến thức

 - Nắm được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của các vùng kinh tế nước ta; những thế mạnh và hạn chế của từng vùng và vấn đề phát triển KT-XH của mỗi vùng;

 - Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo;

 - Các vùng kinh tế trọng điểm nước ta

 2. Kĩ năng

 - Có kĩ năng so sánh để làm rõ đặc trưng của mỗi vùng về nguồn lực tự nhiên, xã hội và vấn đề phát triển kinh tế;

 - Rèn luyện kĩ năng phân tích, khai thác kiến thức từ các bản đồ, bảng số liệu, biểu đồ, sơ đồ, Atlát địa lí.

 - Rèn luyện kĩ năng tính toán số liệu, vẽ biểu đồ.

 

doc17 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 488 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ôn tập Địa lý 12 - Phần: Địa lý các vùng kinh tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỊA LÝ CÁC VÙNG KINH TẾ Số tiết: 07 tiết I. Mục tiêu: Sau khi học xong chuyên đề HS cần nắm: 1. Kiến thức - Nắm được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của các vùng kinh tế nước ta; những thế mạnh và hạn chế của từng vùng và vấn đề phát triển KT-XH của mỗi vùng; - Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo; - Các vùng kinh tế trọng điểm nước ta 2. Kĩ năng - Có kĩ năng so sánh để làm rõ đặc trưng của mỗi vùng về nguồn lực tự nhiên, xã hội và vấn đề phát triển kinh tế; - Rèn luyện kĩ năng phân tích, khai thác kiến thức từ các bản đồ, bảng số liệu, biểu đồ, sơ đồ, Atlát địa lí. - Rèn luyện kĩ năng tính toán số liệu, vẽ biểu đồ. II. Phương tiện hỗ trợ 1. Sách giáo khoa 2. Atlát địa lí Việt Nam 3. Một số đề thi TN THPT các năm trước 4. Tài liệu hướng dẫn ôn thi TN 5. Cấu trúc đề thi III. Nội dung cụ thể. Tiết 1 VẤN ĐỀ KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ A- Kiến thức trọng tâm I. Khái quát - Gồm 15 tỉnh: 4 tỉnh Tây Bắc; 11 tỉnh Đông Bắc (xác định trên Atlat). - Diện tích: 101.000 km2, chiếm 30,5% diện tích cả nước. Dân số >12 triệu (2006), chiếm 14,2% dân số cả nước. - Giáp Trung Quốc, Lào, liền kề ĐBSH, BTB và giáp vịnh Bắc Bộ. => Có vị trí địa lý đặc biệt quan trọng; GTVT đang được đầu tư tạo điều kiện thuận lợi giao lưu với các vùng khác trong nước và xây dựng nền kinh tế mở. - TNTN đa dạng => có khả năng đa dạng hóa cơ cấu ngành kinh tế. - CSVCKT có nhiều tiến bộ nhưng vẫn còn nhiều hạn chế. - Có nhiều đặc điểm xã hội đặc biệt (...) => Việc phát huy các thế mạnh của vùng mang nhiều ý nghĩa về kinh tế, chính trị, xã hội sâu sắc. II. Các thế mạnh kinh tế 1. Khai thác, chế biến khoáng sản và thủy điện a. Khoáng sản: * Thuận lợi: - Giàu khoáng sản bậc nhất nước ta: - Than: tập trung ở Quảng Ninh, Na Dương, Thái Nguyên. Vùng than Quảng Ninh có trữ lượng lớn nhất và chất lượng tốt nhất ĐNÁ (trữ lượng thăm dò 3 tỉ tấn, chủ yếu than antraxít. - Sắt: Yên Bái - Chì-kẽm: Bắc Kạn - Đồng-vàng: Lào Cai - Thiếc và bô-xit: Cao Bằng - Apatit: Lào Cai - Đồng-niken: Sơn La. => giàu khoáng sản, thuận lợi phát triển cơ cấu công nghiệp đa ngành. * Khó khăn: các vỉa quặng nằm sâu trong lòng đất đòi hỏi phương tiện khai thác hiện đại & chi phí cao, cơ sở hạ tầng kém phát triển, thiếu lao động lành nghề b. Thuỷ điện: * Thuận lợi: trữ năng lớn nhất nước ta. - Hệ thống sông Hồng: 1/3 trữ năng cả nước (11.000MW), riêng sông Đà 6.000MW. - Đã xây dựng: nhà máy thuỷ điện Hòa Bình trên sông Đà (1.900MW), Thác Bà trên sông Chảy 110MW. - Đang xây dựng thuỷ điện Sơn La trên sông Đà, Tuyên Quang trên sông Gâm. *Khó khăn: thủy chế sông ngòi phân hóa theo mùa => khó khăn cho khai thác thủy điện. 2. Trồng và chế biến cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt & ôn đới * Thuận lợi: - Phần lớn là đất feralít trên đá phiến, đá vôi; đất phù sa ở các cánh đồng giữa núi: Than Uyên, Nghĩa Lộ, Điện Biên. - Khí hậu nhiệt đới, ẩm, gió mùa, có mùa đông lạnh nhất nước ta, Tây Bắc lạnh còn do nền địa hình cao. => thuận lợi phát triển các cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt & ôn đới. + Chè: diện tích & sản lượng chè lớn nhất nước ta (Phú Thọ, Thái Nguyên, Hà Giang, Yên Bái, Sơn La) + Cây dược liệu: quế, tam thất, hồi, đỗ trọng& cây ăn quả: mận, đào, lê trồng ở Cao Bằng, Lạng Sơn, dãy Hoàng Liên Sơn. + Sa Pa: trồng rau vụ đông & sản xuất hạt giống rau quanh năm, trồng hoa xuất khẩu. *Khó khăn: thời tiết thất thường, thiếu nước vào mùa đông, cơ sở chế biến còn kém phát triển trong khi khả năng mở rộng diện tích và nâng cao năng suất còn rất lớn. => Việc đẩy mạnh cây công nghiệp, cây đặc sản cho phép phát triển nền nông nghiệp hàng hóa đem lại hiệu quả cao & có tác dụng hạn chế nạn du canh, du cư. 3. Chăn nuôi gia súc *Thuận lợi: - Có nhiều đồng cỏ ở các cao nguyên cao 600-700m - Bò sữa: nuôi nhiều ở Mộc Châu, Sơn La. Tổng đàn bò 900.000 con, chiếm 16% đàn bò cả nước. - Trâu: 1,7 triệu con, chiếm 1/2 đàn trâu cả nước, nuôi rộng khắp. - Lợn: hơn 5,8 triệu con, chiếm 21% đàn lợn cả nước (2005). * Khó khăn: cơ sở hạ tầng chưa phát triển, giao thông đi lại khó khăn, tiêu thụ sản phẩm => cần giải quyết vấn đề giao thông, cải tạo các đồng cỏ, nâng cao năng suất để đẩy mạnh phát triển chăn nuôi đại gia súc trong vùng. 4. Khai thác tổng hợp kinh tế biển *Thuận lợi: - Vùng biển Quảng Ninh giàu tiềm năng, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. - Có điều kiện phát triển mạnh nuôi trồng & đánh bắt thuỷ sản (ngư trường Quảng Ninh-Hải Phòng). - Du lịch biển-đảo là thế mạnh của vùng, tập trung ở vịnh Hạ Long. - Cảng Cái Lân đang được xây dựng => phát triển GTVT biển, hình thành khu CN Cái Lân. B - Một số dạng câu hỏi thường gặp: 1. Hãy chứng minh TD&MN Bắc Bộ là vùng giàu tài nguyên khoáng sản nhất nước ta. Nêu những thuận lợi và khó khăn trong việc khai thác thế mạnh về tài nguyên khoáng sản của vùng. 2. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam (trang 21) và kiến thức đã học, hãy đánh giá các thế mạnh của TD&MN Bắc Bộ về khai thác, chế biến khoáng sản và thuỷ điện. Tiết 2 VẤN ĐỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KT THEO NGÀNH Ở ĐB SÔNG HỒNG A. Kiến thức trọng tâm I. Các thế mạnh chủ yếu của vùng: (GV có thể cho HS lập lại sơ đồ các thế mạnh chủ yếu của vùng theo hình 33.1 SGK để tái hiện kiến thức) 1. Vị trí địa lý: - Giáp Trung du - miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và vịnh Bắc Bộ. - Diện tích: 15.000 km2, chiếm 4,5% diện tích của cả nước. - Dân số: 18,2 triệu người (2006), chiếm 21,6% dân số cả nước. - Gồm 10 tỉnh, thành phố (xác định trên Atlat) * Ý nghĩa: + Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc => động lực phát triển vùng và các vùng khác. + Dễ dàng giao lưu kinh tế với các vùng khác và với nước ngoài. + Gần các vùng giàu tài nguyên 2. Tài nguyên thiên nhiên: - Đất nông nghiệp chiếm 51,2% DT vùng, trong đó 70% là đất phù sa màu mỡ - Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh => cơ cấu cây trồng đa dạng. - Tài nguyên nước phong phú (hệ thống s.Hồng và s.Thái Bình); nước ngầm, nước nóng, nước khoáng. - Tài nguyên biển: bờ biển dài 400 km, vùng biển có tiềm năng lớn (đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, xây dựng cảng biển, du lịch) - Khoáng sản không nhiều, có giá trị là đá vôi, sét cao lanh, than nâu, khí tự nhiên. 3. Điều kiện kinh tế - xã hội: * Thuận lợi - Nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm và trình độ, có truyền thống trong sản xuất, chất lượng lao động cao. - Thị trường có sức mua lớn. - Chính sách: có sự đầu tư của Nhà nước và nước ngoài. - Kết cấu hạ tầng phát triển mạnh (giao thông, điện, nước) - CSVCKT tương đối tốt và ngày càng hoàn thiện: hệ thống thuỷ lợi, các trạm, trại bảo vệ cây trồng, vật nuôi, nhà máy chế biến... phục vụ SX và đời sống. - Có lịch sử khai phá lâu đời, là nơi tập trung nhiều di tích, lễ hội, làng nghề truyền thốngvới 2 trung tâm KT-XH là Hà Nội và Hải Phòng. * Khó khăn - Dân số đông, mật độ dân số cao gây sức ép về nhiều mặt, nhất là việc làm. - Thời tiết thất thường, nhiều thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán - Sự suy thoái một số loại tài nguyên, thiếu nguyên liệu phát triển công nghiệp. - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, chưa phát huy hết thế mạnh của vùng. II. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: 1. Thực trạng: - Cơ cấu kinh tế ĐB sông Hồng chuyển dịch theo hướng tích cực nhưng còn chậm. - Giảm tỷ trọng khu vực I, tăng tỷ trọng khu vực II và III. - Trước 1990, khu vực I chiếm tỷ trọng cao nhất (49,5%). Năm 2005, khu vực III chiếm tỷ trọng cao nhất (45%). 2. Định hướng: - Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế; đảm bảo tăng trưởng kinh tế đi đôi với giải quyết các vấn đề XH và môi trường. - Chuyển dịch trong nội bộ từng ngành kinh tế: + Trong KV I: Giảm tỉ trọng trồng trọt, tăng tỉ trọng chăn nuôi và thuỷ sản. Trong trồng trọt: giảm tỉ trọng cây lương thực, tăng tỉ trọng cây thực phẩm và cây ăn quả. + Trong khu vực II: chú trọng các ngành công nghiệp trọng điểm: CN chế biến LT-TP, dệt may, da giày, cơ khí, điện tử + Trong khu vực III: phát triển du lịch, dịch vụ tài chính, ngân hàng, GD&ĐT, B. Một số câu hỏi và bài tập 1. Hãy đánh giá các thế mạnh chủ yếu của vùng ĐB sông Hồng. Tại sao phải vùng cần phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành? Gợi ý: Phải có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở ĐBSH vì : - Do đông dân, mật độ dân số cao nhất nước ta. - Vai trò quan trọng của vùng trong chiến lược phát triển KT-XH nước ta. - Vùng có nhiều điều kiện thuận lợi để chuyển dịch cơ cấu kinh tế. - Góp phần đẩy nhanh quá trình CNH - HĐH kinh tế - xã hội của vùng. 2. Bài tập: Cho bảng số liệu sau đây : Một số chỉ số về dân số và lương thực ở ĐBSH Năm Chỉ số 1995 2000 2004 2005 Số dân (nghìn người) 16137 17039 17836 18028 DT gieo trồng cây lương thực có hạt (nghìn ha) 1117 1306 1246 1221 Sản lượng lương thực có hạt (nghìn tấn) 5340 6868 7054 6518 B. quân lương thực có hạt theo đầu người (kg) 331 403 396 362 a. Tính tốc độ tăng trưởng của 4 chỉ tiêu nói trên trong giai đoạn 1995 - 2005. b. Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng của 4 chỉ tiêu nói trên trong giai đoạn 1995 - 2005. Gợi ý: Vẽ biểu đồ đường biểu diễn a) Xử lí số liệu. - Năm 1995 = 100%. b) Vẽ biểu đồ - Vẽ biểu đồ (4 đường). Yêu cầu đảm bảo tính chính xác, trực quan, thẩm mĩ. + Kí hiệu riêng cho mỗi đường; lập chú giải. + Tên biểu đồ. Tiết 3 VÙNG KINH TẾ BẮC TRUNG BỘ; VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KT-XH Ở BẮC TRUNG BỘ A. Kiến thức trọng tâm I. Khái quát chung: 1.Vị trí địa lý: - Gồm 6 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tỉnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế. - Diện tích: 51.500 km2, chiếm 15,6 % diện tích cả nước. - Dân số: 10,6 triệu người, chiếm 12,7% dân số cả nước. - Là vùng lãnh thổ kéo dài và hẹp ngang nhất nước - Tiếp giáp: ĐBSH, Trung du và miền núi BB, Nam Trung Bộ, Lào và Biển Đông, => thuận lợi giao lưu văn hóa - KT - XH với các vùng khác cả bằng đường bộ và đường biển 2. Thế mạnh và hạn chế: a. Thế mạnh: - Vùng gò đồi có khả năng phát triển vườn rừng, chăn nuôi đại gia súc. - Khí hậu: chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc vào mùa đông. - Hệ thống sông Mã, sông Cả có giá trị về thuỷ lợi, thuỷ điện và giao thông (hạ lưu). - Khoáng sản: sắt Thạch Khê, crôm Cổ Định, thiếc Quỳ Hợp, đá vôi Thanh Hóa - Rừng: DT tương đối lớn, tập trung chủ yếu ở phía Tây (biên giới Việt-Lào). - Các tỉnh đều giáp biển => phát triển đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản. - Tài nguyên du lịch nổi tiếng: bãi biển Sầm Sơn, Cửa Lò, Lăng Cô; di sản thiên nhiên thế giới: Phong Nha-Kẻ Bàng, di sản văn hóa thế giới: Cố đô Huế - Dân cư giàu truyền thống lịch sử, cần cù, chịu khó. b. Hạn chế: - ĐB nhỏ hẹp, lớn nhất là đồng bằng Thanh-Nghệ-Tĩnh, tiềm năng phát triển nông nghiệp hạn chế. - Mùa hè có gió phơn TN thổi mạnh, thời tiết nóng, khô. - Thường xuyên chịu thiên tai: bão, gió Lào - Chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh. - Mức sống của người dân còn thấp. - Mạng lưới CN còn mỏng, cơ sở năng lượng ít, nhỏ bé. - GTVT kém phát triển, thu hút đầu tư nước ngoài còn hạn chế. II. Hình thành cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp 1. Khai thác thế mạnh về lâm nghiệp: - DT rừng: 2,46 triệu ha (20% cả nước), độ che phủ rừng là 47,8%, chỉ đứng sau Tây Nguyên. Rừng giàu tập trung nhiều nhất ở Nghệ An, Quảng Bình, Thanh Hóa. - Rừng sản xuất: 34% diện tích, rừng phòng hộ: 50%, rừng đặc dụng: 16% diện tích. - Rừng có nhiều loại gỗ quý (lim, sến), nhiều lâm sản chim, thú có giá trị => phát triển công nghiệp khai thác gỗ, chế biến lâm sản. * Ý nghĩa: Bảo vệ và phát triển vốn rừng giúp bảo vệ môi trường sống, giữ gìn nguồn gen, điều hòa nguồn nước, hạn chế tác hại các cơn lũ đột ngột. Ven biển trồng rừng để chắn gió, chắn cát. 2. Khai thác tổng hợp các thế mạnh về nông nghiệp - Vùng đồi trước núi có nhiều đồng cỏ phát triển chăn nuôi đại gia súc: + Đàn bò có 1,1 triệu con chiếm 1/5 đàn bò cả nước. + Đàn trâu có 750.000 con, chiếm 1/4 đàn trâu cả nước. - Vùng đất badan: Hình thành một số vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm: cà phê, chè ở Tây Nghệ An, Quảng Trị, cao su ở Quảng Bình, Quảng Trị, - ĐB: Phần lớn là đất cát pha thuận lợi trồng cây công nghiệp hàng năm (lạc, mía, thuốc lá), nhưng không thuận lợi cho trồng lúa => bình quân lương thực có tăng nhưng vẫn còn thấp: 348 kg/người (2005). 3. Đẩy mạnh phát triển ngư nghiệp: - Các tỉnh đều có điều kiện phát triển nghề cá biển, trọng điểm là Nghệ An. - Việc nuôi trồng thuỷ sản nước lợ, nước mặn phát triển khá mạnh. - Hạn chế: phần lớn tàu có công suất nhỏ, đánh bắt ven bờ là chính => nhiều nơi nguồn lợi thuỷ sản có nguy cơ giảm rõ rệt. III. Hình thành cơ cấu công nghiệp và phát triển cơ sở hạ tầng GTVT 1. Phát triển các ngành CN trọng điểm và các trung tâm CN chuyên môn hóa: - Có điều kiện để phát triển CN: khoáng sản, sản phẩm nông - lâm - ngư nghiệp; nguồn lao động dồi dào song do hạn chế về điều kiện kỹ thuật, vốn => cơ cấu CN chưa thật định hình. - Một số cơ sở CN sản xuất VLXD, luyện kim có qui mô khá lớn như: xi măng Bỉm Sơn, Nghi Sơn (Thanh Hóa), Hoàng Mai (Nghệ An), nhà máy thép liên hợp Hà Tĩnh. - Các trung tâm CN: Thanh Hóa-Bỉm Sơn, Vinh, Huế với các sản phẩm CMH khác nhau. * Hướng phát triển: - Ưu tiên phát triển cơ sở năng lượng của vùng. - Giải quyết nhu cầu về điện: đường dây 500 kv; đang xây dựng thuỷ điện Bản Vẽ trên sông Cả ở Nghệ An (320MW), Cửa Đạt trên sông Chu ở Thanh Hóa (97MW), Rào Quán ở Quảng Trị (64MW). 2. Xây dựng cơ sở hạ tầng, trước hết là GTVT - Có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển KT-XH của vùng - Mạng lưới giao thông của vùng: quốc lộ 1, đường sắt Thống Nhất và các tuyến đường ngang như: quốc lộ 7, 8, 9. Đường Hồ Chí Minh hoàn thành thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở vùng phía tây. - Tuyến giao thông Đông-Tây phát triển, hàng loạt cửa khẩu mở ra thúc đẩy giao thương với các nước láng giềng. - Hầm đường bộ qua Hải Vân, Hoành Sơn góp phần gia tăng vận chuyển Bắc-Nam - Hệ thống sân bay, cảng biển đang được đầu tư xây dựng & nâng cấp hiện đại đảm bảo giao thông trong nước & quốc tế: sân bay quốc tế Phú Bài (Huế), sân bay Vinh, Đồng Hới; các cảng quốc tế: Nghi Sơn, Vũng Áng, Chân Mây B. Một số dạng câu hỏi thường gặp: 1. Hãy phân tích những thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế ở BTB. 2. Dựa vàoAtlat Địa lý VN, hãy kể tên các cơ sở sản xuất công nghiệp quan trọng, các cảng biển và các cửa khẩu quốc tế của vùng BTB. 3. Tại sao nói việc phát triển cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp góp phần phát triển bền vững ở BTB? Gợi ý: - Vùng có lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang với các dạng địa hình đa dạng: Bờ biển, vùng đồng bằng hẹp, vùng gò đồi và vùng núi. Mỗi dạng địa hình có một thế mạnh kinh tế riêng. Vùng bờ biển có thể đánh bắt và nuôi trồng thuỷ hải sản; vùng đồng bằng nhỏ hẹp phát triển trồng trọt và chăn nuôi gia súc nhỏ, gia cầm; vùng gò đồi phát triển cây công nghiệp và cây ăn quả; vùng núi phát triển lâm nghiệp. - Việc phát triển cơ cấu nông- lâm- ngư nghiệp kết hợp ở BTB không những giúp sử dụng hợp lý tài nguyên, mà còn tạo ra thu nhập cho nhân dân phát triển các cơ sở kinh tế ở vùng. - Sự phát triển lâm nghiệp sẽ góp phần bảo vệ đất, bảo vệ môi trường sinh thái cho vùng đồng bằng và vùng ven biển, việc trồng rừng chắn cát và rừng ngập mặn sẽ vừa ngăn chặn cát lấn đồng bằng và hạn chế sự nhiễm mặn cho đất và vừa tạo môi trường cho các loài thuỷ sinh, nuôi trồng thuỷ sản nước lợ, nước mặn VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KT-XH Ở DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ A. Kiến thức trọng tâm I. Khái quát chung: 1. Vị trí địa lý và lãnh thổ: Gồm 8 tỉnh, thành phố (từ Đà Nẵng => Bình Thuận). - DT: 44,4 nghìn km2 (13,4% DT cả nước). Dân số: 8,9 triệu người (10,5% DS cả nước) - Có 2 quần đảo xa bờ: Hoàng Sa, Trường Sa. - Tiếp giáp: BTB, Tây Nguyên, ĐNB, biển Đông => Giao lưu kinh tế trong và ngoài khu vực. 2. Các thế mạnh và hạn chế: a. Thế mạnh: - Lãnh thổ hẹp, phía Tây là sườn đông của Trường Sơn Nam, phía Đông là biển Đông, phía Bắc là BTB, phía Nam là ĐNB. - Các nhánh núi ăn ra biển tạo nên hàng loạt các bán đảo, vịnh biển và nhiều bãi biển đẹp => tiềm năng phát triển đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, du lịch. - Các ĐB nhỏ hẹp, chủ yếu là đất cát pha và đất cát. - Vùng gò đồi thuận lợi chăn nuôi bò, cừu, dê. - Khí hậu: mùa hè có gió phơn, thu-đông mưa lớn ở Đà Nẵng, Quảng Nam. Các tỉnh phía nam ít mưa, khô hạn kéo dài (Ninh Thuận-Bình Thuận). - Tiềm năng thuỷ điện không lớn nhưng có thể XD các nhà máy có công suất TB và nhỏ. - Rừng: DT > 1,7 triệu ha, độ che phủ: 38,9%, có 97% là rừng gỗ, 2,4% là rừng tre nứa. Rừng có nhiều loại gỗ, chim và thú quý. - Khoáng sản: không nhiều (cát thuỷ tinh ở Khánh Hòa, vàng ở Bồng Miêu - Quảng Nam, dầu khí ở thềm lục địa cực NTB). - Dân cư giàu truyền thống lịch sử, cần cù, chịu khó; vùng có các di sản văn hóa thế giới: Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn. - Có nhiều đô thị và các cụm công nghiệp, khu kinh tế mở để thu hút đầu tư nước ngoài: Dung Quất, Chu Lai b. Hạn chế: - Mùa mưa lũ lên nhanh, mùa khô thiếu nước, khô hạn kéo dài (Ninh Thuận, Bình Thuận) cần có hệ thống thuỷ lợi để giải quyết vấn đề nước tưới. - Thiên tai xảy ra thường xuyên. - Chịu ảnh hưởng nặng nề trong chiến tranh, có nhiều dân tộc ít người trình độ sản xuất thấp. II. Phát triển tổng hợp kinh tế biển. 1. Nghề cá: - Biển nhiều tôm, cá; tỉnh nào cũng có bãi tôm, bãi cá. Lớn nhất ở các tỉnh cực NTB và ngư trường Hoàng Sa-Trường Sa. - Bờ biển có nhiều vũng, vịnh, đầm, phá thuận lợi nuôi trồng thuỷ sản. - Sản lượng thuỷ sản năm 2005 đạt trên 600.000 tấn, riêng cá biển trên 400.000 tấn, có nhiều loại cá quý: cá thu, cá ngừ, cá trích - Hoạt động chế biến ngày càng đa dạng (nước mắm Phan Thiết nổi tiếng). => Ngành thuỷ sản ngày càng có vai trò lớn trong việc giải quyết vấn đề thực phẩm của vùng để tạo ra sản phẩm hàng hóa, cần chú ý khai thác hợp lý & bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. 2. Du lịch biển: - Có nhiều bãi biển nổi tiếng như: Mỹ Khê (Đà Nẵng), Sa Huỳnh (Qủang Ngãi), Nha Trang (Khánh Hòa), Cà Ná (Ninh Thuận), Mũi Né (Bình Thuận)trong đó Nha Trang, Đà Nẵng là các trung tâm du lịch lớn ở nước ta. - Đẩy mạnh phát triển du lịch biển gắn với du lịch đảo kết hợp nghỉ dưỡng, thể thao 3. Dịch vụ hàng hải: - Có tiềm năng xây dựng các cảng nước sâu: Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang. - Cảng nước sâu Dung Quất đang được xây dựng, vịnh Vân Phong (Khánh Hòa) sẽ hình thành cảng trung chuyển quốc tế lớn nhất nước ta. 4. Khai thác khoáng sản ở thềm lục địa và sản xuất muối: - Khai thác dầu khí ở phía đông quần đảo Phú Quý (Bình Thuận) - Sản xuất muối nổi tiếng ở Cà Ná, Sa Huỳnh III. Phát triển công nghiệp và cơ sở hạ tầng: 1. Phát triển công nghiệp: - Hình thành các trung tâm CN trong vùng (Đà Nẵng, Nha Trang, Quy Nhơn, Phan Thiết) => chủ yếu là cơ khí, chế biến nông-lâm-thuỷ sản, sản xuất hàng tiêu dùng. - Bước đầu thu hút đầu tư nước ngoài vào hình thành các khu công nghiệp tập trung và khu chế xuất. * Hạn chế: - Cơ sở năng lượng chưa đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp * Hướng giải quyết: đường dây 500KV, các nhà máy thuỷ điện: sông Hinh (Phú Yên), Hàm Thuận-Đa Mi (Bình Thuận), Vĩnh Sơn (Bình Định), A Vương (Q.Nam) - Dự kiến xây dựng nhà máy điện nguyên tử đầu tiên ở nước ta tại vùng này. - Việc hình thành vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, nhất là Khu kinh tế mở Chu Lai, Khu kinh tế Dung Quất, Nhơn Hội => thúc đẩy CN của vùng ngày càng phát triển. 2. Phát triển giao thông vận tải: - Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc - Nam đang được nâng cấp => đẩy mạnh giao lưu kinh tế giữa vùng với các vùng khác trong cả nước. - Các tuyến đường ngang (đường 19, 26) nối Tây Nguyên với các cảng nước sâu của vùng, ngoài ra còn đẩy mạnh quan hệ với khu vực Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan. - Các sân bay cũng được hiện đại hóa: sân bay quốc tế Đà Nẵng, nội địa có sân bay như: Chu Lai, Quy Nhơn, Cam Ranh B - Một số dạng câu hỏi thường gặp: 1. Hãy phân tích những thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế ở Duyên hải Nam Trung Bộ. 2. Hãy phân tích các nguồn tài nguyên để phát triển công nghiệp, hiện trạng phát triển và phân bố công nghiệp trong vùng. 3. So sánh sự phát triển ngành thuỷ sản ở Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ. Gợi ý: Điều kiện thuận lợi và khó khăn để phát triển ngành thuỷ sản : Điều kiện để khai thác hải sản. Điều kiện để nuôi trồng, hải sản. Điều kiện kinh tế - xã hội. So sánh về quy mô sản lượng, thay đổi trong cơ cấu ngành thuỷ sản. So sánh với cả nước. So sánh hai vùng. Kết luận. Tiết 4: VẤN ĐỀ KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở TÂY NGUYÊN A. Kiến thức trọng tâm I. Khái quát 1. Vị trí địa lý và lãnh thổ: gồm có 5 tỉnh (xác định trên Atlat). - Diện tích: 54,7 nghìn km2 (16,5% diện tích cả nước). - Dân số: 4,9 triệu người (5,8% dân số cả nước). - Tiếp giáp: Duyên hải NTB, ĐNB, Campuchia và Lào; là vùng duy nhất không giáp biển. => thuận lợi giao lưu liên hệ với các vùng, có vị trí chiến lược về an ninh, quốc phòng và xây dựng kinh tế. 2. Các thế mạnh và hạn chế: a. Thế mạnh: - Đất bazan giàu dinh dưỡng với DT lớn nhất cả nước - Khí hậu cận xích đạo, phân hóa theo độ cao => tiềm năng to lớn về nông nghiệp. - DT rừng và độ che phủ rừng cao nhất nước ta. - Không nhiều khoáng sản nhưng có quặng bô-xit với trữ lượng hàng tỉ tấn. - Trữ năng thủy điện tương đối lớn trên các sông: Xê Xan, Xrê Pok, thượng nguồn s. Đồng Nai. - Có nhiều dân tộc thiểu số với nền văn hóa độc đáo và kinh nghiệm sản xuất phong phú. b. Hạn chế: - Mùa khô thiếu nước nghiêm trọng cho sản xuất và đời sống. - Thiếu lao động lành nghề. - Mức sống của nhân dân còn thấp, giáo dục, y tế còn kém phát triển - Cơ sở hạ tầng còn thiếu, nhất là GTVT còn kém phát triển, các TTCN qui mô nhỏ. II. Phát triển cây công nghiệp lâu năm: - Đất đỏ badan giàu dinh dưỡng, có tầng phong hóa sâu, phân bố tập trung với những mặt bằng rộng lớn => hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp quy mô lớn. - Khí hậu cận xích đạo, mùa khô kéo dài thuận lợi phơi sấy, bảo quản sản phẩm. Lên cao 400-500m khí hậu khô nóng, độ cao 1000m lại mát mẻ => trồng cây công nghiệp nhiệt đới & cận nhiệt. + Cà phê: 4/5 diện tích trồng cà phê cả nước: 450.000 ha (Đắc Lắc: 259.000 ha), nổi tiếng là cà phê Buôn Mê Thuật. Cà phê chè trồng nơi có khí hậu mát hơn: Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng. Cà phê vối trồng nơi có khí hậu nóng hơn: Đắc Lắk. + Chè trồng trên các cao nguyên cao hơn (Lâm Đồng, Gia Lai) + Cao su lớn thứ 2 sau ĐNB, tập trung ở Gia Lai, Đắc Lắk. *Khó khăn & biện pháp khắc phục: - Mùa khô kéo dài cần giải quyết vấn đề thuỷ lợi, mùa mưa lớn cần có biện pháp chống xói mòn đất. - Thiếu lao động lành nghề, đã thu hút lao động từ nơi khác đến tạo ra tập quán sản xuất mới. - Bảo đảm LT-TP cho vùng => tạo điều kiện ổn định diện tích cây công nghiệp. - Hoàn thiện quy hoạch các vùng chuyên canh cây công nghiệp, mở rộng diện tích có kế hoạch, đi đôi với việc bảo vệ rừng và phát triển thuỷ lợi. - Đa dạng hoá cơ cấu cây CN, phát triển mô hình KT vườn => nâng cao hiệu quả sản xuất. - Nâng cấp mạng lưới GTVT: đường 14, đường 19, 26 - Đẩy mạnh các cơ sở chế biến, XK & thu hút đầu tư nước ngoài. III. Khai thác và chế biến lâm sản: - Đầu thập kỷ 90: rừng Tây Nguyên vẫn che phủ 60% DT lãnh thổ (Rừng chiếm 36% DT đất có rừng & 52% SL gỗ có thể khai thác của cả nước). - Có nhiều gỗ quý, chim, thú có giá trị: cẩm lai, sến, trắc, voi, bò tót, tê giác - Có hàng chục lâm trường khai thác, chế biến & trồng rừng * Liên hiệp lâm-nông-công nghiệp lớn nhất nước ta Kon Hà Nừng (Gia Lai), Gia Nghĩa (Đắc Nông). - Tài nguyên rừng suy giảm => sản lượng khai thác gỗ hàng năm giảm - Nạn phá rừng gia tăng => giảm sút lớp phủ thực vật, môi trường sống bị đe dọa, mực nước ngầm hạ thấp, đất đai dễ bị xói mòn => Cần có biện pháp ngăn chặn nạn phá rừng, khai thác hợp lý đi đôi với trồng rừng mới, đẩy mạnh giao đất, giao rừng, chế biến tại địa phương và hạn chế xuất khẩu gỗ tròn. IV. Khai thác thủy năng kết hợp với thủy lợi: - Trước đây đã xây dựng một số nhà máy thuỷ điện: Đa Nhim trên sông Đa Nhim (160MW), Đrây-H’ling trên sông Xrê-pôk (12MW). - Thuỷ điện Yaly trên sông Xêxan (720MW) khánh thành năm 2002, đã xây dựng thêm: Xê-Xan 3, Xê-Xan 3A, Xê-Xan 4, Plây Krông => tổng công suất trên sông Xê-Xan khoảng 1.500MW. - Trên sông Xrê-Pôk có các nhà máy thuỷ điện: Buôn Kuôp (280MW), Xrê-Pôk 4 (33MW), - Trên hệ thống sông Đồng Nai, các công trình thuỷ điện Đại Ninh (300MW), Đồng Nai 3 (180MW), Đồng Nai 4 (340MW) đang được xây dựng. => Điều kiện thuận lợi cho phát triển KT-XH của vùng, đặc biệt việc khai thác & chế biến quặng bô-xit. Các hồ thuỷ điện => nguồn nước tưới quan trọng trong mùa khô; khai thác phục vụ du lịch; nuôi trồng thuỷ sản. B. Một số dạng câu hỏi và bài tập thường gặp: 1. ĐKTN và KT-XH có thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế ở Tây Nguyên? 2. Hãy trình bày các ĐKTN và KT-XH đối với sự phát triển cây cà phê ở Tây Nguyên. Nêu các khu vực chuyên canh cà phê và các biện pháp để có thể phát triển ổn định cây cà phê ở vùng này. 3. So sánh và giải thích về sự giống nhau và khác nhau trong sản xuất cây công nghiệp lâu năm giữa hai vùng TDMN Bắc Bộ

File đính kèm:

  • docGiao an on tap DL 12 Phan CAC VUNG KINH TE.doc