Giáo án Ôn tập học kỳ I Vật lí 6

 TUẦN : ÔN TẬP

 TIẾT :

I.MỤC TIÊU BÀI :

-Giúp hs nắm lại toàn bộ kiến thức từ bài 1 đến 15 SGK.

-Rèn luyện hs tính toán cẩn thận , kỹ năng kỹ xảo.

II.CÁC BƯỚC LÊN LỚP :

 1.Ổn định :

 2.Kiểm tra bài cũ :

-Nêu cấu tạo của đòn bẩy.

-Điều kiện để lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật.

3.Nội dung bài :

 

doc3 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1895 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ôn tập học kỳ I Vật lí 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN : ÔN TẬP TIẾT : I.MỤC TIÊU BÀI : -Giúp hs nắm lại toàn bộ kiến thức từ bài 1 đến 15 SGK. -Rèn luyện hs tính toán cẩn thận , kỹ năng kỹ xảo. II.CÁC BƯỚC LÊN LỚP : 1.Ổn định : 2.Kiểm tra bài cũ : -Nêu cấu tạo của đòn bẩy. -Điều kiện để lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật. 3.Nội dung bài : HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS VÀ NỘI DUNG HĐ 1:Tìm hiểu về nội dung bài. Bài 1 và 2 : đo độ dài. -Đơn vị đo độ dài thường dùng là gì?Ngoài ra còn có đơn vị nào nữa không? -Kể các loại thước đo độ dài thường dùng? -Khi sử dụng thước đo cần biết cái gì? Bài 2 và 3 :đo thể tích chất lỏng và chất rắn không thắm nước. -Đơn vị đo thể tích thường dùng làgì? -Ngoài ra còn có đơn vị nào không? -Dụng cụ để đo thể tích thường dùng là gì? -Cách đo thể tích của 1 vật rắn hay chất lỏng. Bài 5:Khối lượng- đo khối lượng. -Đơn vị khối lượng thường dùng là gì? -Ngoài ra còn có đơn vị nào không? -Dụng cụ để đo khối lượng là gì? -Cách dùng cân Rôbecvan để đo 1 vật. Bài 6: Hai lực cân bằng –Lực. -Khái niệm: Lực, Hai lực cân bằng? -Nắm được các lực tác dụng lên vật, cho được ví dụ trong thực tế. -Đơn vị lực là gì? BÀI 7:Kết quả tác dụng của lực. -Tác dụng lực gây ra kết quả gì? Kể ra. -Nêu khái niệm về kết quả đó. Cho ví dụ. Bài 8:Trọng lực –đơn vị lực. -Nêu khái niệm trọng lực,trọng lượng. -Trọng lực có phương và chiều như thế nào? -Công thức tính trọng lực. -Đơn vị lực là gì? Bài 9:Lực đàn hồi. -Lực đàn hồi có đặc điểm gì? -Cho ví dụ các vật có tính chất đàn hồi. Bài 10 :Lực kế –phép đo lực. -Lực kế là gì? Cấu tạo gồm mấy bộ phận? -Cách đo lực bằng lực kế như thế nào? Bài 11:Khối lượng riêng –TLR. -Khối lượng riêng, trọng lượng riêng là gì? -Đơn vị của TLR,KLR. -Công thức tính trọng lượng riêng,khối lượng riêng. Bài 13:Máy cơ đơn giản. -Lực kéo theo phương thẳng đứng như thế nào? -Các máy cơ đơn giản thường dùng là gì? -Cho vài ví dụ về các máy cơ đơn giản. Bai 14:Mặt phẳng nghiêng. -Dùng mặt phẳng nghiêng ta được lợi gì? -Bằng cách nào để làm giảm độ nghiêng của mặt phẳng ? -Mặt phẳng nghiêng ít thì lực kéo như thế nào? Bài 15:Đòn bẩy. -Đòn bẩy có cấu tạo như thế nào? -Cho vài ví dụ về dạng đòn bẩy ,phân tích các bộ phận của đòn bẩy. -Muốn lực nâng nhỏ hơn trọng lượng của vật thì khoảng cách các cánh tay đòn như thế nào? HĐ 2:Tìm hiểu về bài tập. 1/ một vật có khối lượng 0,75 kg và có thể tích0,05 m3.tính : a. khối lượng riêng. b. trọng lượng riêng. 2/ boat giặt ÔMO có khối lượng 1kg và thể tích 1,5m3. Tính khối lượng riêng. I.LÝ THUYẾT : Bài đo độ dài: -Đơn vị đo độ dài thường dùng là m. Ngoài ra còn có:km,cm,mm….. -Dụng cụ để đo độ dài là thước(kẻ,mét dây). -Khi sử dụng thước đo cần biết GHĐ và ĐCNN của thước đo. Bài đo thể tích : -Đơn vị đo thể tích thường dùng là m3. Ngoài ra còn có cm3, mm3……. -Dụng cụ đo thể tích thường dùng làbình chia độ,bình tràn và bình chứa,ca đông… -Cách đo thể tích vật rắn :SGK. Bài khối lượng-đo khối lượng. -Dụng cụ đo khối lượng thường dùng là cân(Rôbecvan). -Đơn vị đo khối lượng thường dùng làkg. Ngoài ra còn có tấn ,tạ, yến……….. -Cách đo khối lượng của 1 vật;SGK. Bài Lực –Hai lực cân bằng. -Lực là tác dụng đẩy ,kéo của vật này lên vật khác. -Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau,có cùng phương nhưng ngược chiều. -Đơn vị lực là N(Niutơn). -Các lực tác dụng là lực kéo,lực đẩy,lưc hút,lực ép, lực nâng,lực uốn…….. Bài kết quả tác dụng của lực: -Tác dụng lực gây ra :Biến đổi chuyển động và biến dạng của 1 vật. -Biến đổi chuyển động là sự thay đổi vận tốc của vật. VD:hs đang đi xe đạp trên đường bổng gặp đèn đỏ thì dừng lại. -Biến dạng là sự thay đổi hình dạng của 1 vật. VD: dùng tay xé 1 tờ giấy ra làm 2. Bài trọng lực – đơn vị lực: -Trọng lực là lực hút của trái đất. Trọng lượng là trọng lực tác dụng lên 1 vật. -Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều hướng về trái đất. -Đơn vị lực là N (Niutơn). -Công thức : P = mx10. Bài lực đàn hồi: -Lực đàn hồi càng lớn thì độ biến dạng càng lớn. VD :day thun,lò xo, bóng cao su…… Bài lực kế –phép đo lực: -Lực kế là dụng cụ đo lực. -Lực kế cấu tạo gồm :lò xo,bảng chia độ,kim chỉ thị. -Cách đo lực bằng lực kế :SGK. * 100g = 1N, 1 kg = 10N. Bài khối lượng riêng – trọng lượng riêng : -khối lượng riêng là khối lượng của một mét khối 1 chất. -Đơn vị :kg/m3. -Công thức: -Trọng lượng riêng là trọng lượng của 1 mét khối 1 chất. -Đơn vị là N/m3. -Công thức : VÀ Bài máy cơ đơn giản: -Khi kéo vật theo phương thẳng đứng cần phải dùng lực có cường độ ít nhất bằng trọng lượng của vật. -Các máy cơ đơn giản thường dùng là mặt phẳng nghiêng,đòn bẩy,ròng rọc. Bài mặt phẳng nghiêng : -Dùng mặt phẳng nghiêng có thể kéo vật lên với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật. -Mặt phẳng nghiêng càng ít thì lực cần kéo vật trên mặt nghiêng đó càng nhỏ. -Làm giảm độ nghiêng bằng cách hạ độ cao,tăng chiều dài của mặt phẳng nghiêng. Bài đòn bẩy: -Mỗi đòn bẩy đều có:điểm tựa,điểm tác dụng(trọng lực,của lực tác dụng). -Muốn lực nâng nhỏ hơn trọng lượng của vật thì phải làm cho khoảng cách OO1<OO2. VD:Cây kéo- điểm tựa là con ốc,O1 là lưỡi kéo,O2 là tay cầm. II.BÀI TẬP : 1/ Tóm tắt : khối lượng riêng của vật là m=0,75kg =0.75/0,05 =15 (kg/m3) V=0,05m3 trọng lượng riêng của vật là D= ? d= Dx10 =15x10 =150 (N/m3) d =? 2/ Tóm tắt : Khối lượng riêng của vật là m=1 kg =1/ 1,5=0,67 (kg/m3) V=1,5m3 D= ? 4.CŨNG CỐ : -Nêu các khái niệm, định nghĩa từ bài 1 đến 15. -Công thức : trọng lượng, trọng lượng riêng , khối lượng riêng. -Đổi được các đơn vị cơ bản. -Dụng cụ để đo :chiều dài,thể tích ,khối lượng,…… 5.DẶN DÒ : -Về nhà xem lại toàn bộ bài học và làm bài tập mà gv đã giao cho. -Chuẩn bị thi học kỳ một. 6.RÚT KINH NGHIỆM :

File đính kèm:

  • docon tap li 6 cuc hay.doc
Giáo án liên quan