Giáo án ôn tập Ngữ văn 12

A/ Yêu cầu cần đạt:

1.Qua bài kiểm tra đầu năm học giúp học sinh ôn tập, hệ thống hoá những kiến thức về văn học giai đoạn 1930-1945, đặc biệt ôn lại kiến thức về tác giả và tác phẩm của các nhà văn Nam Cao, Nguyễn Tuân, Vũ Trọng Phụng

2.Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức giảng văn để làm văn nghị luận: phân tích tác phẩm văn học

3.Bồi dưỡng năng khiếu học văn, tình yêu văn chương.

B/ Tiến trình bài dạy:

I. Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số

II. Kiểm tra bài cũ( không)

III. Bài mới: Chép đề

IV. Đề bài:

Câu 1:(2 đ)

Căn cứ vào nội dung truyện, hãy giải thích vì sao Nam Cao đặt tên truyện là “Đời thừa”

Câu 2: (8đ)

Bi kịch của Chí Phèo là gì? ý nghĩa kq và cá tính của nhân vật Chí Phèo?

V. Đáp án và tiêu chuẩn cho điểm:

1> Đáp án

a, Yêu cầu về kỹ năng:

Câu 1: Học sinhbiết thâu tóm, khái quát nội dung TP và giải thích ngắn gọn, đầy đủ

Câu 2: Hiểu đúng yêu cầucủa đề bài. Biết kết quả ý nghĩa tóm tắt của TP không chỉ biết phân tích nhân vậtmà còn phải chỉ ra tính đại diện và tính cá thể của nhân vật.

Biết làm bài văn phân tíchTP VH, kết cấu chặt chẽ, bố cục mạch lạc, diễn đạt trôi chảy, có cảm xúc, chữ viết cẩn thận.

b, Yêu cầu về kiến thức:

Câu 1: Học sinh nêu được những ý

- Truyện ngắnviết về tấn bi kịch của nhân vật Hộ, một văn sĩ nghèo.

+ Hộ gặp bi kịch: Lý tưởng>< Hiện thực

+ Hộ gặp bi kịch lẽ sống bình thường: Nghệ thuật>< Tình thương

- Đứng trức sự lựa chọn Hộ cay đắng và chau chát ý thức rằng cuộc sống của mình là vô ích, một đời thừa.

-> Tựa đề của TP là “Đời thừa”

Câu 2: Hướng trả lì có thể như sau:

1, Bi kịch của Chí Phèo: BK bị cự tuyệt quyền làm người- BK thể hiện sâu sắc nhất từ khi Chí Phèo gặp Thị Nở

2, Nhân vật Chí Phèo có ý nghĩa khái quát cao độvà cá tính độc đáo:

- Những nhân vật của một số nhà vănthường khái quát tính cách còn nhân vật của NC- Chí Phèo lại khái quát một hiện tượng XH nổi bật trong đời sống tinh thần của dân tộc. Đó là hiện tượng phổ biến đã trở thành qui luật trong XH thực dân phong kiến lúc bấy giờ hiện tượng những người dân nghèo, lương thiện do bị áp bức nặng nề bị đẩy vào con đường tha hóa, lưu manh hoá.

 

doc31 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1525 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án ôn tập Ngữ văn 12, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Tiết Ngày giảng: Làm văn: Bài viết số 1 A/ Yêu cầu cần đạt: 1.Qua bài kiểm tra đầu năm học giúp học sinh ôn tập, hệ thống hoá những kiến thức về văn học giai đoạn 1930-1945, đặc biệt ôn lại kiến thức về tác giả và tác phẩm của các nhà văn Nam Cao, Nguyễn Tuân, Vũ Trọng Phụng 2.Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức giảng văn để làm văn nghị luận: phân tích tác phẩm văn học 3.Bồi dưỡng năng khiếu học văn, tình yêu văn chương. B/ Tiến trình bài dạy: I. ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số II. Kiểm tra bài cũ( không) III. Bài mới: Chép đề IV. Đề bài: Câu 1:(2 đ) Căn cứ vào nội dung truyện, hãy giải thích vì sao Nam Cao đặt tên truyện là “Đời thừa” Câu 2: (8đ) Bi kịch của Chí Phèo là gì? ý nghĩa kq và cá tính của nhân vật Chí Phèo? V. Đáp án và tiêu chuẩn cho điểm: 1> Đáp án a, Yêu cầu về kỹ năng: Câu 1: Học sinhbiết thâu tóm, khái quát nội dung TP và giải thích ngắn gọn, đầy đủ Câu 2: Hiểu đúng yêu cầucủa đề bài. Biết kết quả ý nghĩa tóm tắt của TP không chỉ biết phân tích nhân vậtmà còn phải chỉ ra tính đại diện và tính cá thể của nhân vật. Biết làm bài văn phân tíchTP VH, kết cấu chặt chẽ, bố cục mạch lạc, diễn đạt trôi chảy, có cảm xúc, chữ viết cẩn thận. b, Yêu cầu về kiến thức: Câu 1: Học sinh nêu được những ý - Truyện ngắnviết về tấn bi kịch của nhân vật Hộ, một văn sĩ nghèo. + Hộ gặp bi kịch: Lý tưởng>< Hiện thực + Hộ gặp bi kịch lẽ sống bình thường: Nghệ thuật>< Tình thương - Đứng trức sự lựa chọn Hộ cay đắng và chau chát ý thức rằng cuộc sống của mình là vô ích, một đời thừa. -> Tựa đề của TP là “Đời thừa” Câu 2: Hướng trả lì có thể như sau: 1, Bi kịch của Chí Phèo: BK bị cự tuyệt quyền làm người- BK thể hiện sâu sắc nhất từ khi Chí Phèo gặp Thị Nở 2, Nhân vật Chí Phèo có ý nghĩa khái quát cao độvà cá tính độc đáo: - Những nhân vật của một số nhà vănthường khái quát tính cách còn nhân vật của NC- Chí Phèo lại khái quát một hiện tượng XH nổi bật trong đời sống tinh thần của dân tộc. Đó là hiện tượng phổ biến đã trở thành qui luật trong XH thực dân phong kiến lúc bấy giờ hiện tượng những người dân nghèo, lương thiện do bị áp bức nặng nề bị đẩy vào con đường tha hóa, lưu manh hoá. -Chí Phèo là nhân vật có cá tính độc đáo: + Dám bán rẻ nhân hình, nhân tính và tự thủ tiêu sự sống của mình khi nhân phẩm đã quay trở về + Vừa là con quỷ dữ của làng Vũ Đại, vừa là kẻ khao khát lương thiện + Là người lương thiện thức tỉnh, một đầu óc sáng sủa nhât làng Vũ Đại khi đặt ra những câuhỏi có tầm khái quát sâu về quyền được làm người lương thiện 2> Tiêu chuẩn cho điểm: Câu 1: Nêu mỗi ý được 0,5 điểm Câu 2: Điểm 8: Đáp ứng được yêu cầu nêu trên, có sự cảm nhận so sánh ở một số điểm. Văn viết có cảm xúc. Bài sạch đẹp Điểm 6: CB đáp ứng được các yêu cầu trên, ý chưa thật đầy đủ song phân tích sau sắc sáng tạo ở một số chi tiết. Văn viết chưa trôi chảy nhưng diễn đạt đúng ý Điểm 4: Tỏ ra hiểu yêu cầucủa đề song mới phân tíchnhiệm vụ mà chưakhái quát thành từng luận điểm cụ thể – Văn chưa có cảm xúc nhưng không mắc lỗi ngữ pháp, chính tả. Điểm 2 Chưa hiểu yêu cầu của đề. IV. Củng cố- Dặn dò: Ôn lại kiến thức về văn học 30-45. E.Rút kinh nghiệm Ngày soạn: Tiết Tuần dạy: A/ Mục tiêu bài học: 1. Củng cố kiến thức về tác gia Nguyễn ái Quốc- Hồ Chí Minh 2. Học sinh tiếp cận với các dạng đề về tác gia văn học này: B/ Nội dung bài học: Đề 1: Nêu những nét lớn về sự nghiệp văn học Hồ Chí Minh Đề 2: Nêu tóm tắt quan điểm sáng tác nghệ thuật của Hồ Chí Minh. Chứng minh sự thể hiện quan điểm ấy trong các sáng tác văn học của người Hướng dẫn học sinh lập dàn ý * Đề 1: I. Mở bài: -Hồ Chí Minh( 1890-1969) lãnh tụ vĩ đại của dân tộc VN, đồng thời là một nhà văn và một nhà thơ lớn. Sợ nghiệp văn học của người phong phú đa dạng về hình thức thể loại phong cách tuy đều thống nhất trên tinh thần “Thép mà tình” của nhà thơ- chiến sĩ vĩ đại II. Thân bài: 1. HCM viết nhiều tác phẩm chính luận.Bản án chế độ thực dân Pháp(1922), Tuyên ngôn độc lập(1945) lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến(1946), Di chúc(1969) là những áng văn bất hủ, đã đi vào lịch sử và sẽ trường tồn cùng đất nước. Lập luận chặt chẽ sắc sảo, lí lẽ hợp lí hợp tình, giàu tính thuyết phục. 2. Ngoài văn chính luận, HCM còn sáng tác các truyện và ký, nổi bật hơn cả là những sáng tác viết bằng tiếng Pháp khi người hoạt động ở Pari: Lời than vãn của bà Trưng Trắc, những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu, Vi hành. Truyện ngắn Nguyễn ái Quốc ngắn gọn hiện đại trí tuệ châm biếm, là vũ khí chống thực dân và phong kiến trên mặt trận văn hoá. 3. Di sản thơ ca phong phú của HCM gồm hai loại: Thơ ca tuyên truyền cách mạng và thơ ca viết với cảm hứng trữ tình. Loại thơ tuyên truyền được Người sáng tscs từ rất sớm và khá liên tục, rất đa dạng về hình thức thể loại. Đáng chú ýhơn cả là mảng thơ ca tuyên truyền các tầng lớp đồng bào đứng lên đánh giặc cứu nước trong thời kì Mặt trận Việt Minhvà những bài viết sau 1945 tặng thanh niên, thiếu nhi, động viên mọi người hăng hái tham gia kháng chiến… Trong loại thơ này, những bài thơ chúc tết hàng năm của HCM có một sức mạnh truyền cảm và một ý nghĩa đặc biệt. Về loại thơ trữ tình của HCM, nổi bật nhất là tập Nhật kí trong tù gồm 133 bài được snág tác khi người bị bắt giam ở Quảng Tây( Trung Quốc). Tập thơ cho thấy một tâm hồn cao đẹp tuyệt vời và một phong cách thơ độc đáo. Những bài thơ trỡ tình sáng tác trong thời gian HCM ở Pác Bó(1941- 1945) và trong thời kì kháng chiến chống Pháp ở Việt Bắcđều rất hay, cho thấy hình ảnh tác giả, vị chỉ huy tối cao của kháng chiến, đêm ngày lo việc nước, đồng thời vẫn ung dung lạc quan và có một tâm hồn rất thi sĩ… III/ Kết luận: -Di sản văn học độc đáo, phong phú của HCM có những giá trị to lớn đặc biệt về nhiều mặt, chẳng những ảnh hưởng sâu sắc tới tư tưởng tình cảm con người VN mà còn ó vị trí quan trọng trong lịch sử văn học VN. C.Củng cố , dặn dò: -Hs về viết thành bài đề 1 E.Rút kinh nghiệm Ngày soạn: Tiết Tuần dạy: A/ Mục tiêu bài học: 1. Củng cố kiến thức về tác gia Nguyễn ái Quốc- Hồ Chí Minh 2. Học sinh tiếp cận với các dạng đề về tác gia văn học này: B/ Nội dung bài học: Đề 2: Nêu tóm tắt quan điểm sáng tác nghệ thuật của Hồ Chí Minh. Chứng minh sự thể hiện quan điểm ấy trong các sáng tác văn học của người * Đề 2: I/ Mở bài: -HCM đã để lại cho chúng ta, bên cạnh sự nghiệp CM vĩ đại là những sáng tạo van chương quí báu -Muốn hiểu được giá trị những tác phẩm văn chương của HCM, trước hết cần nắm được quan điểm sáng tác của người. Quan điểm ấy thống nhất với sự nghiệp văn học của Người II/ Thân bài: 1. HCM xem văn nghệ là một hoạt động tinh thần phong phú phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp CM, nhà văn cũng phải ở giữa cuộc đời, góp phần vào sự nghiệp đấu tranh và phát triển XH. Người nói: “Văn hoã nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”. Bài thơ “Cảm tưởng đọc thiên gia thi” Người đề ra yêu cầu: “ Nay ở trong thơ nên có thép/ Nhà thơ cũng phải biết xung phong” -Các tác phẩm của Bác cũng được viết ra như một thứ vũ khí sắc bén giúp người đấu tranh CM. Những tác phẩm văn chính luận của Bác ngay từ những thập niên đầu của TK XX như “Bản án chế độ thực dân Pháp” là một bài luận chiến sắc sảo lên án chế độ thực dân Pháp và chính sách tàn bạo của chính phủ Pháp đối với các nước thuộc địa, kêu gọi thức tỉnh những người nô lệ áp bức liên hiệp lại trong mặt trận đấu tranh chung. Tác phẩm này đã có tác động và ảnh hưởng lớn đến công chúng Pháp và nhân dân nhiều nước thuộc địa 2. Với HCM, văn chương trong thời đại CM phải coi Quảng đại quần chúng là đối tượng phục vụ Người nêu ra kinh nghiệm: Từ mục đích( Viết để làm gì?) Và Đẩi tượng phục vụ( viết cho ai?) Người mới quyết định viết cái gì ( nội dung) và viết như thế nào( hình thức) -Quan điểm này thể hiện nhất quán trong sự nghịêp văn học của Người các truyện ngán như Vi hành, Những trò lố… được viết bằng tiếng Pháp theo một bút pháp rất hiện đại của Châu Âu nhằm tố cáo những âm mưu xảo quyệt của thực dân Pháp và tác động vào nhân dân Pháp và những người biết tiếng Pháp ở Pari còn những bài thơ như Bài ca sợi chỉ hòn đá… thì từ nội dung đến hình thức lại hết sức đơn giản dễ dãi giống như những bài vè dân gian nhằm tuyên truyền đường lối chính sách của Việt Minh trong nhân dân lao động trình độ văn hoá còn thấp kém thậm chí mù chữ 3. HCM luôn quan niệm tác phẩm văn chương phải có tính chân thật, diễn đạt trong sáng hấp dẫn -Tập thơ “Nhật kí trong tù”, Bác đã viết một cách hết sức chân thựcvề tình cảnh của mình trong những tháng ngày bị giam cầm tại nhà tù của chế độ Tưởng Gipí Thạch. Có nhiều bài ý tứ rất sâu sắc nhưng lại được viết bởi tình cảm chân thành,vì thế mỗi bài thơ chính là một bức chân dung tự hoạ của HCM III/ Kết bài : -HCM chưa bao giờ có ý định xây dựng cho mình một sự nghiệp văn chương và Người cũng chưa bao giờ nhận mình là văn nghệ sĩ nhưng trong quã trình hoạt động CM gắn với tài năng và tâm hồn nghệ thuật đích thực Người đã sáng tác nhiều tác phẩm nghệ thuật có giá trị. Hệ thống quan điểm sáng tác văn chương của Người đã khẳng định sự nghiêm túc và vĩ đại của Bác khi sáng tác văn chương C.Củng cố , dặn dò: -Hs về viết thành bài đề 2 E.Rút kinh nghiệm Ngày soạn: Tiết Tuần lên lớp: A/ Mục tiêu bài dạy: 1. Tiếp tục củng cố cho học sinh kiến thức về tác gia HCM: Vi hành 2. Luyện một số dạng đề B/ Nội dung bài học: Đề 3:Nêu hoàn cảnh sáng tác, đối tượng sáng tác và mục đích sáng tác truyện Vi hành Đề 4: Những sáng tạo nghệ thuật độc đáo của Nguyễn ái Quốc trong truyện ngắn Vi hành Hướng dẫn HS lập dàn ý *Đề 3: A.Mở bài: Đối với văn NAQ-HCM, phải tiếp cận như tiếp cận một vũ khí CM.Vậy, Vi hành ra đời trong hoàn cảnh nào? Bác viết cho ai? Và viết để làm gi? B.Thân bài: 1.Hoàn cảnh sáng tác: -1922, td Pháp đã đưa KHải Định sang Pháp dự cuộc đấu xảo thuộc địa ở Mác-xây. - 1 - 1923 NAQ đã viết một loạt TP để vạch trần âm mưu của chính phủ Pháp và lật tẩy bộ mặt bù nhìn bán nước của Khải Định 2. Đối tượng sáng tác - người dân Pari Bác viết bằng tiếng Pháp theo nghệ thuật Châu Âu hiện đại 3. Mục đích sáng tác: - vạch trần bộ mặt thậtbù nhìn lố lăng của Khải Địnhvà âm mưu thâm độc nham hiểm của thực dân Pháp đối với nhân dân các nước thuộc địa C.Kết bài Hiểu đúng hoàn cảnh sáng tác, đối tượng sáng tác, mục đích sáng tác, mới thấy được đúng giá trị của Vi hành và tài năng văn chương của Bác *Đề 4: Đảm bảo các nội dung cơ bản sau: 1. Những tình huống nhầm lẫn độc đáo - Đôi trai gái người Pháp nhầm TG là KĐ. - Dân chúng Pháp nhầm những người VN trên đất Pháp là KĐ - Chính phủ Pháp nhầm những người An Nam trên đất Pháp đều là KĐ => 3 tình huống liên tiếp tăng cấp * ý nghĩa: - Thể hiện thái độ khách quan của người kể chuyện - Tình huống như đùa như bịa làm tăng tính hài hước khiến cho KĐ hiện lên càng trở lên lố bịch như một câu truyện tiếu lâm 2. Hình thức viết thư: - Bác viết thư cho cô em họ ở An Nam * ý nghĩa: tạo được sự gần gũi và không khí như thật -Khiến cho TP hấp dẫn mang dáng dấp một bức thư tình - Có thể đưa ra những phán đoán giả định - Đổi giọng chuyển cảnh kinh hoạt, liên hệ tạt ngang so sánh thoải mái 3Những thành công khác: - Nghệ thuật làm bấo - Ngôn ngữ sinh động hấp dẫn đa giọng điệu - Thể văn trào phúng thâm thuý sâu cay - Nghệ thuật dựng chân dung độc đáo, miêu tả KĐ mà không cần KĐ xuất hiện C,Củng cố dặn dò: -Hệ thống hoá lại kiến thức và các dạng đề của Vi hành. -Luyện viết đề 4 E.Rút kinh nghiệm. Ngày soạn: Tiết Tuần lên lớp: A/ Mục tiêu bài dạy: 1. Tiếp tục củng cố cho học sinh kiến thức về tác gia HCM: Nhật kí trong tù 2. Luyện một số dạng đề B/ Nội dung bài học: Đề 5: Nêu hoàn cảnh sáng tác Nhật kí trong tù? Đề 6: Bức chân dung tinh thần tự hoạ của Hồ Chí Minh trong Nhật kí trong tù Hướng dẫn HS lập dàn ý *Đề 5: Đảm bảo kiến thứccó bản sau: NKTT là tập nhật kí viết bằng thơ - Tháng 8 năm 1942 người lấy tên là Hồ chí Minh quay trở lại Trung Quốc để nhận sự viện trợ của phe đồng minh với danh nghĩa là đại biểu của Việt nam độc lập đồng minh và phân bộ quốc tế phản xâm lược - Sau nửa tháng đi bộ, đến Túc Vinh, quảng Tây vào ngày 29-8-1942 Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam. - 13 tháng bị tù đày trải qua 30 nhà lao của 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây Trung Quốc đến tháng 8- 1943 Người mới được thả ra - Trong thời gian đó Người đã sáng tác 133 bài thơ và ghi trong cuốn sổ tay đặt tên là Ngục trung nhật kí * Đề 6: Đảm bảo kiến tức cơ bản sau: Trong hoàn cảnh nghiệt ngã đến cùng cực Bác vẫn tràn trề lòng yêu đời, yêu người, Bác vẫn giữ được khí phách của một nhà cách mạng chân chính: 1. Tinh thần kiên cường bất khuất: Thân thể ở trong lao Tinh thần ở ngoài lao Muốn lên sự nghiệp lớn Tinh thần phải càng cao 2.Tâm hồn mềm mại tinh tế, hết sức nhạy cảm với mọi biến thái của thiên nhiên và lòng người: chiều tối, ngắm trăng, giải đi sớm, mới ra tù tập leo núi 3.Phong thái ung dung tự tại hết sức thoải mái như bay lượn trong vùng trời tự do: Gió sắc tự gươm mài đá núi Rét như rùi nhọn chích cành cây Chùa xa chuông giục người nhanh bước Trẻ dẫn trâu về tiếng sáo bay ( Hoàng hôn) 4. Nóng lòng sốt ruột như lửa đốt, khắc khoải ngóng về tự do, mỏi mắt nhìn về tổ quốc: Năm canh thao thức không nằm TThơ tù ta viết hơn trăm bài rồi Xong bài, gác bút nghỉ ngơi Nhòm qua cửa ngục ngắm trời tự do ( Đêm không ngủ ) 5.Lạc quan tin tưởng luôn hướng về bình minh và mặt trời hồng: Giải đi sớm, chiều tối 6. Trằn trọc lo âu không bao giờ nguôi nỗi đau lớn của dân tộc nhân loại : Trung thu đêm lạnh C,Củng cố dặn dò: -Hệ thống hoá lại kiến thức và các dạng đề của Nhật kí trong tù. -Luyện viết đề 6 E.Rút kinh nghiệm. Ngày soạn: Tiết Tuần lên lớp: A/ Mục tiêu bài dạy: 1. Tiếp tục củng cố cho học sinh kiến thức về tác gia HCM: Nhật kí trong tù 2. Luyện một số dạng đề B/ Nội dung bài học: Đề 7: Nêu hoàn cảnh sáng tác các bài Mộ, Tảo giải, Mới ra tù tập leo núi. Đề 8:Chất cổ điển và hiện đại của bài Mộ? Hướng dẫn HS lập dàn ý *Đề 7: Đảm bảo kiến thứccó bản sau: 1. Hoàn cảnh ra đời bài Mộ - Đây là bài thơ thứ 31của tập thơ NKTT, được Bác sáng tác vào cuối mựa thu năm 1942 trên con đường chuyển lao từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo. - Đó là buổi chuyển lao giữa chốn rừng núi vào buổi hoàng hôn, trước mắt là một đêm trong nhà lao chật hẹp. 2. Hoàn cảnh ra đời bài Tảo giải - Cảm hứng bài thơ được gợi lên từ cuộc chuyển lao từ Long An đến Đồng Chính trong một đêm cuối tháng 9 – 1942 - Tên của bài thơ cho ta bíêt hành trình chuyển lao lúc đó là một buổi sáng sớm rét cắt da cát thịt mà người tù phải lên đường 3. Hoàn cảnh ra đời bài Tân xuất ngục học đăng sơn - Khi mới ra khỏi nhà tù của Tưởng Giơí Thạch sức khoẻ của Người suy giảm hẳn: mắt mờ chân chậm bước đi không vững. - Để có sức khỏe trở về Người đã tập luyện bằng nhiều cách trong đó có tập leo núi. Bác quyết tâm mỗi ngày mười bước mới thôi. Cuối cùng chẳng những đI được mà còn trèo được núi. Một lần nọ khi đến được đỉnh cao nất của ngon Tây Phong Người đã cất lên bài thơ - Người viết bài thơ này lên một tờ báo của Trung Quốc và ghi thêm mấy chữ: Chúc chư huynh bên nhà mạnh khoẻ và cố gắng công tác. ở bên này bình yên. *Đề 8 -Mộ mang mầu sắc cổ điển: +Bài thơ tư tuyệt, bằng chữ Hán + Giàu cảm hứng về vẻ đẹp của thiên nhiên: Buổỉ chiều, chim, mây + Thiên nhiên được miêu tả qua vài nét chấm phá như muốn ghi lại linh hồn của tạo vật + Nhân vật trữ tình có phong thái ung dung nhàn tản có quan hệ hoà hợp với thiên nhiên, coi thiên nhiên là bạn tri âm tri kỉ + Những chữ là nhãn tự hay là thi nhãn dường như là linh hồn của cả bài thơ:hồng - Bút pháp cổ điển kết hợp hài hoà với bút pháp hiện đại. Hình tượng thơ luôn vận động luôn hướng tới ánh sáng, sự sống và tương lai, luôn có chất thép – phẩm chất của người chiến sĩ cách mạng trong một bài thơ tứ tuyệt cổ điển hàm súc C,Củng cố dặn dò: -Hệ thống hoá lại kiến thức và các dạng đề của Nhật kí trong tù. -Luyện viết đề 8 E.Rút kinh nghiệm. Ngày soạn: Tiết Tuần lên lớp: A/ Mục tiêu bài dạy: 1. Tiếp tục củng cố cho học sinh kiến thức về tác gia HCM: Nhật kí trong tù 2. Luyện một số dạng đề B/ Nội dung bài học: Đề 9: Sự vận động của hình tượng thơ trong bài Tảo giải Đề 10: Bút pháp cổ điển và tinh thần hiện đại được thể hiện qua bài thơ: Tân xuất ngục học đăng sơn Hướng dẫn HS lập dàn ý *Đề 9: Đảm bảo kiến thứccó bản sau: 1.Sự biến đổi mau lẹ của thiên nhiên -Một cảnh đêm tĩnh mịch thanh vắng nhưng không thê lương ảm đạm mà cuộc sống đang vận động, bóng tối đang tan dần => bức tranh thiên nhiên cao rộng mang tầm vóc vũ trụ đang chuyển nhanh chóng vào buổi ban mai. Đây là thời điểm đặc biệt của một ngày thể hiện sức mạnh chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối, của sự ấm áp xua đI không khí lạnh lẽo 2. Hình ảnh người ra đi Con người vẫn vững bước không nao núng tinh thần. chủ động đón nhận và thách thức thiên nhiên => Đú là con người vượt lờn hoàn cảnh bất chấp hoàn cảnh tự đày, luụn vững vàng với tinh thần thộp, tõm hồn bỏt ngỏt tự do Đề 10 : HS căn cứ vào đề 8 để lập ý 1. Bút pháp cổ điển: +Bài thơ tứ tuyệt, bằng chữ Hán + Giàu cảm hứng về vẻ đẹp của thiên nhiên: núi, mây,sông..=>lên núi nhớ bạn + Thiên nhiên được miêu tả qua vài nét chấm phá như muốn ghi lại linh hồn của tạo vật + Nhân vật trữ tình có phong thái ung dung nhàn tản có quan hệ hoà hợp với thiên nhiên, coi thiên nhiên là bạn tri âm tri kỉ + Những chữ là nhãn tự hay là thi nhãn dường như là linh hồn của cả bài thơ: - Bút pháp cổ điển kết hợp hài hoà với bút pháp hiện đại. Hình tượng thơ luôn vận động luôn hướng tới ánh sáng, sự sống và tương lai, luôn có chất thép – phẩm chất của người chiến sĩ cách mạng trong một bài thơ tứ tuyệt cổ điển hàm súc C,Củng cố dặn dò: -Hệ thống hoá lại kiến thức và các dạng đề của Nhật kí trong tù. -Luyện viết đề 9 E.Rút kinh nghiệm. Ngày soạn: Tiết Tuần lên lớp: A/ Mục tiêu bài dạy: 1. Tiếp tục củng cố cho học sinh kiến thức về tác gia HCM: Tuyên ngôn độc lập 2. Luyện một số dạng đề B/ Nội dung bài học: Đề 11: Nêu hoàn cảnh sáng tác của Tuyên ngôn độc lập Đề 12: Đoạn mớ đầu Tuyên ngôn độc lập của Hồ chí minh được viết rất cao tay: vừa khéo léo vờa kiên quyết lại vừa hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc.Hãy phân tích để làm sáng tỏ điều đó Hướng dẫn HS lập dàn ý *Đề 11: Đảm bảo kiến thứccó bản sau: - 19-8-1945 Cách mạng tháng 8 thành công, TW Đảng rời chiến khu Việt Bắc về Hà Nội - tại căn nhà số 48- phố Hàng Ngang, Hồ Chí minh đã soạn thảo tuyên ngôn độc lập - ngày 2- 9- 1945, tại quảng trường Ba Đình, Người đã độc bản tuyên ngôn trước hơn chục nghìn đồng bào khai sinh ra nứơc Việt nam dân chủ cộng hoà - Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện lịch sử là một áng văn chính luận mẫu mực *Đề 12: Đảm bảo kiến thứccó bản sau: - Nhằm xây dựng cơ sở pháp lí Bác trích dẫn tuyên ngôn độc lập của Mĩ 1776 và tuyên ngôn dân quyền, nhân quyền của Pháp 1791 vì lí do sau đây: + Đối tượng mục đích của bản tuyên ngôn: *Nhân dân ta vừa tiến hành cuộc cách mạng giành chính quyền thắng lợi thì đã có bao nhiêu thù trong giặc ngoàil ăm le phá hoại. vận mệnh đất nước lúc này như ngàn cân treo sợi tóc *Thực dân Pháp đang có ý đồ trở lại chiếm đóng Việt nam. nhàm dọn đường cho trở ngại này Pháp đã đưa ra luận điệu “ Nước Việt nam trước đây là thuộc địa của Pháp bị Nhật chiếm đóng, nay phe phát xít đã đầu hàng vô điều kiện phe Đồng minh trên toàn thế giới. Pháp là nước thuộc phe Đồng Minh, phe thắng trận nên có quyền tiếp tục trở lại bảo hộ Việt nam” . Vì vậy mục đích của tuyên ngôn là bác bỏ luận điệu xảo trá trên. đối tượng mà bản tuyên ngôn hướng tới là các nước Anh, Pháp, Mĩ + Bằng việc trích dẫn hai văn kiện này Hồ Chí Minh dẫ khéo léo dùng gậy ông để đập lưng ông , nhắc lại lí lẽ của tổ tiên họ để dằng buộc họ. -Hai đoạn văn này tập trung khẳng định quyền tự do bình đẳng của con người . Không dừng lại ở đó Hồ Chí Minh đã suy rộng ra là quyền tự do bình đẳng của tất cả các dân tộc trên thế giới - Bằng biệc trích dẫn này bác đã đặt nước Việt Nam ngang hàng với mọi dân tộc trên thế giới( liên hệ với Đại cáo bình Ngô) - Bản tuyên ngôn của Người đã nổ phát súng đầu tiên cho phong trào bão táp cách mạng xoá bỏ chế độ thực dân kiểu cũa nửa đầu thế kỉ XX C.Củng cố- dặn dò: -Hệ thống hoá lại kiến thức và các dạng đề về thơ văn Nguyễn ái quốc hồ chí minh -Luyện viết đề 12 E.Rút kinh nghiệm. Ngày soạn: Tiết Tuần lên lớp: A/ Mục tiêu bài dạy: 1. Tiếp tục củng cố cho học sinh kiến thức về tác gia HCM 2. Luyện một số dạng câu hỏi trắc nghiệm B/ Nội dung bài học: Câu 1: Trong những nét chung sau đây ở hai bài thơ Chiều tối, Giải đi sớm, nét nào tiêu biểu nhất: Đều yêu thiên nhiên Đều hướng về ánh sáng Sự kết hợp hài hoà vẻ đẹp của tinh thần chiến sĩ và tâm hồn thi sĩ Câu 2:Giá trị nội dung tiêu biểu nhất của tập thơ Nhật kí trong tù là? a. Chống thực dân b. Bức chân dung tự hoạ về người chiến sĩ cộng sản kêu gọi động viên đấu tranh CM c. Chống phong kiến Câu 3: Câu thơ thứ hai trong bài thơ Mới ra tù tập leo núi có giá trị? a. Tả vẻ đẹp trong sáng, lấp lánh, không chút bụi bẩn của lòng sông b.Tả vẻ đẹp trong sạch của lòng sông ngụ ý khẳng định sự trong sạch của lòng người c. Khẳng định sự trong sạch của lòng người Câu 4: Một trong những thủ pháp nghệ thuật của truyện ngắn Vi hành là tạo tình huống truyện độc đáo, hiệu quả của thủ pháp đó là: a. Có thể đổi giọng chuyển cảnh b. Tăng tính khách quan và đạt sự thuyết phục c. Đạt giá trị châm biếm d. Cả ba dữ kiện trên e. Dữ kiện a,c Câu 5: Truyện ngắn Vi hành của Nguyễn ái Quốc: Được viết bằng tiếng Việt Được viết khi người ở chiến khu Việt Bắc Được viết bằng tiếng Pháp trong thời kì Người hoạt động cách mạng ở Pháp Tất cả các ý trên đều sai Câu 6: Thép trong NKTT thể hiện tập trung nhất ở điểm nào sau đây? a. Phê phán nhà tù Tưởng Giới Thạch b. Gián tiếp phê phán sự bất công của xã hội phong kiến Trung Quốc c. Tinh thần chiến sĩ kiên cường bất khuất, ung dung chủ động trong mọi hoàn cảnh và đầy lạc quan tin tưởng Đáp án: 1c, 2b, 3d, 4c,5c, 6c, C.Củng cố- dặn dò: -Hệ thống hoá lại kiến thức và các dạng đề về thơ văn kháng chiến E.Rút kinh nghiệm. Ngày soạn: Tiết: Tuần dạy: Làm văn: Trả bài số 1-Ra đề số 2 (làm ở nhà) A/ Yêu cầu cần đạt: - Cho HS lập dàn bài tại lớp - Chỉ ra những lỗi cơ bản nhất; những điểm mạnh yếu cảu học sinh - Nêu một số bài tiêu biểu, cách diễn đạt, sửa chữa lỗi… B/ Phương tiện thực hiện: - Giáo án, bài viết đã chấm, vở chấm bài… C/ Cách thức tiến hành: - Cho HS tự lập dàn ý: 10 phút - GV nhận xét ưu nhược điểm: 10 phút - Sửa chữa lỗi: 25 phút D/ Tiến trình dạy học: I. ổn định lớp: II. Kiểm tra: III. Nội dung giờ học: Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt - GV chép đề lên bảng cho cả lớp lập dàn ý vào vở, gọi 2 học sinh cùng lên bảng làm - GV sửa chữa cho hoàn chỉnh - GV nhận xét những ưu điểm cơ bản nêu tên những HS viết khá - GV nhận xét những nhược điểm, nêu tên HS - GV trích dẫn cả diễn đạt sai, câu sai từ bài làm văn của HS I. Chép đề lập dàn ý 1. Chép đề 2. Dàn ý: 3 phần: - Mở bài , thân bài, kết luận-> hệ thống ý II. Nhận xét: 1> ưu điểm: - Nhiều em hiểu đề; trình bày tương đối đủ nội dung kiến thức; diễn đạt trôi chảy, trình bày sạch sẽ 2. Nhược điểm: - Phần lớn:+ thiếu kiến thức trình bày sơ sài + Diễn đạt lủng củng, thiếu mạch lạc + Trình bày cẩu thả chữ xấu, mắc lỗi câu, lỗi chính tả… III. Lỗi và cách sửa chữa lỗi: 1. Lỗi: - Sai kiến thức, lẫn tên nhà văn nhà thơ( Tản Đà- Thế Lữ- Xuân Diệu….) - Lỗi chính tả:- Viết tắt: một-1; được-đc + Viết thường tên riêng: Tản Đà- tản đà - Lỗi câu: câu quá dài( nhiều nội dung mà không có dấu câu) + Câu sai kết cấu câu - Lỗi diễn đạt: - Viết cẩu thả: nhièu HS cẩu thả,lười rèn luyện - Chưa hiểu đề 2. Một số cách sửa chữa lỗi: VD: tác giả Nam Cao viết bài “Chí Phèo” nhằm phê phán XH phong kiến và giá trị nt từ một anh nông dân mồ côi từ nhỏ trở thành một con quỷ của làng Vũ Đại Sửa chữa:+ Tách câu + Lỗi viết tắt… Tác giả Nam Cao sáng tác “Chí Phèo” Nhằm phê phán XHPK nửa thực dân, TP có cái nhìn chân thực về cuộc đời, số phận một anh nông dân hiền lành không cha không mẹ, bị chính cái XHPK biến thành con quỷ dữ, thành một tên lưu manh => Tóm lại: Muốn viết tốt một bài văn, ngoài việc có một lượng kiến thức phong phú, HS còn có ý thức, kỹ năng về hành văn. IV. Củng cố: V. Dặn Dò: - tập dựng đoạn theo các cách diễn đạt; liên kết đoạn - Soạn trước bài “tâm tư trong tù”- Tố Hữu theo hệ thống câu hỏi SGK(xem trước PT tác giả Tố Hữu) - Ra đề bài số 2 cho HS về nhà làm Bài viết số 2(Về nhà) A- Yêu cầu cần đạt: - Ra đề về tác gia HCM ở mức độ vừa phải - Ra đề nằm trong chương trình HS đã học, GV đã dạy - Ra đề phải mang tính vừa sức B- Đề bài: Câu 1: Cảm

File đính kèm:

  • docgiao an on tap12.doc