Giáo án Ôn tập thi tôt nghiệp THPT môn: Địa lí

I. Cách sử dụng atlát

Để sử dụng Atlas trả lời các câu hỏi trong quá trình làm bài, HS lưu ý các vấn đề sau:

 1. Nắm chắc các ký hiệu:

HS cần nắm các ký hiệu chung, tự nhiên, nông nghiệp, công nghiệp, lâm ngư nghiệp.ở trang bìa đầu của quyển Atlas.

 2. HS nắm vững các ước hiệu của bản đồ chuyên ngành:

 Ví dụ:

 -Nắm vững các ước hiệu tên từng loại mỏ, trữ lượng các loại mỏ khi sử dụng bản đồ khoáng sản.

 -Biết sử dụng màu sắc (ước hiệu) vùng khí hậu để nêu ra các đặc điểm khí hậu của từng vùng khi xem xét bản đồ khí hậu.

 -Nắm vững ước hiệu mật độ dân số khi tìm hiểu phân bố dân cư ở nước ta trên bản đồ “Dân cư và dân tộc”.

 -Ước hiệu các bãi tôm, bãi cá khi sử dụng bản đồ lâm ngư nghiệp.

 

doc103 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 453 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ôn tập thi tôt nghiệp THPT môn: Địa lí, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH ÔN TẬP THI TÔT NGHIỆP THPT Môn: Địa lí Buổi thứ Nội dung ôn tập Ghi chú 01 - Việt Nam trên đường đổi mới và hội nhập. - Vị trí địa lí và lãnh thổ. - Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ. - Đất nước có nhiều đồi núi. 02 - Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển. - Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa. - Thiên nhiên phân hóa đa dạng. - Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. - Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai. Cách vẽ biểu đồ tròn 03 - Đặc điểm dân số và phân bố dân cư. - Lao động và việc làm. - Đô thị hóa. - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế. - Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta. Cách vẽ biểu đồ cột 04 - Vấn đề phát triển nông nghiệp. - Vấn đề phát triển ngành lâm nghiệp và thủy sản. - Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp. - Vấn đề phát triển giao thông vận tải và thông tin liên lạc. - Vấn đề phát triển thương mại và du lịch Cách vẽ biểu đồ đường biểu diễn 05 - Vấn đề khai thác thế mạnh ở TDMNBB. - Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở ĐBSH. - Vấn đè phát triển kinh tế - xã hội ở BTB. - Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở DHNTB. - Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên. - Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở ĐNB. - Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở ĐBSCL. - Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo. - Các vùng kinh tế trọng điểm. Cách vẽ biểu đồ miền. 06 - Rèn luyện kỹ năng địa lí: + Biểu đồ tròn. + Biểu đồ cột. + Biểu đồ đường. + Biểu đồ miền. + Một số phép tính thường gặp khi vẽ biểu đồ. Giải quyết những thắc mắc về các dạng bài tập. , ngày 25/3/2011 (Người lập) TIẾT 1+2 SỬ DỤNG ATLATS ĐỊA LÝ VIỆT NAM Ngày soạn :/./ Kí đuyệt : Ngày giảng:// I. Cách sử dụng atlát Để sử dụng Atlas trả lời các câu hỏi trong quá trình làm bài, HS lưu ý các vấn đề sau: 1. Nắm chắc các ký hiệu: HS cần nắm các ký hiệu chung, tự nhiên, nông nghiệp, công nghiệp, lâm ngư nghiệp...ở trang bìa đầu của quyển Atlas. 2. HS nắm vững các ước hiệu của bản đồ chuyên ngành: Ví dụ: -Nắm vững các ước hiệu tên từng loại mỏ, trữ lượng các loại mỏ khi sử dụng bản đồ khoáng sản. -Biết sử dụng màu sắc (ước hiệu) vùng khí hậu để nêu ra các đặc điểm khí hậu của từng vùng khi xem xét bản đồ khí hậu. -Nắm vững ước hiệu mật độ dân số khi tìm hiểu phân bố dân cư ở nước ta trên bản đồ “Dân cư và dân tộc”. -Ước hiệu các bãi tôm, bãi cá khi sử dụng bản đồ lâm ngư nghiệp... 3. Biết khai thác biểu đồ từng ngành: 3.1. Biểu đồ giá trị tổng sản lượng các ngành hoặc biểu đồ diện tích của các ngành trồng trọt: Thông thường mỗi bản đồ ngành kinh tế đều có từ 1 đến 2 biểu đồ thể hiện sự tăng, giảm về giá trị tổng sản lượng, về diện tích (đối với các ngành nông lâm nghiệp) của các ngành kinh tế, HS biết cách khai thác các biểu đồ trong các bài có liên quan. 3.2.Biết cách sử dụng các biểu đồ hình tròn để tìm giá trị sản lượng từng ngành ở những địa phương tiêu biểu như: -Giá trị sản lượng lâm nghiệp ở các địa phương (tỷ đồng) trang 15 Atlas. -Giá trị sản lượng công nghiệp nhẹ và công nghiệp thực phẩm (triệu đồng) trang 17. 4. Biết rõ câu hỏi như thế nào, có thể dùng Atlas: -Tất cả các câu hỏi đều có yêu cầu trình bày về phân bố sản xuất, hoặc có yêu cầu nói rõ ngành đó ở đâu, vì sao ở đó ? Trình bày về các trung tâm kinh tế ... đều có thể dùng bản đồ của Atlas để trả lời. -Tất cả các câu hỏi có yêu cầu trình bày tình hình phát triển sản xuất, hoặc quá trình phát triển của ngành này hay ngành khác, đều có thể tìm thấy các số liệu ở các biểu đồ của Atlas, thay cho việc phải nhớ các số liệu trong SGK. 5. Biết sử dụng đủ Atlas cho 1 câu hỏi: Trên cơ sở nội dung của câu hỏi, cần xem phải trả lời 1 vấn đề hay nhiều vấn đề, từ đó xác định những trang bản đồ Atlas cần thiết. 5.1. Những câu hỏi chỉ cần sử dụng 1 bản đồ của Atlas như: -Hãy trình bày nguồn tài nguyên khoáng sản ở nước ta: +Khoáng sản năng lượng +Các khoáng sản: kim loại +Các khoáng sản: phi kim loại +Khoáng sản: vật liệu xây dựng Với câu hỏi trên chỉ sử dụng bản đồ:”Địa chất-khoáng sản” ở trang 6 là đủ. -Hãy nhận xét tình hình phân bố dân cư nước ta ? Tình hình phân bố như vậy có ảnh hưởng gì đến quá trình phát triển kinh tế như thế nào ? Trong trường hợp này, chỉ cần dùng 1 bản đồ “Dân cư” ở trang 11 là đủ. 5.2. Những câu hỏi dùng nhiều trang bản đồ trong Atlas, để trả lời như: -Những câu hỏi đánh giá tiềm năng (thế mạnh) của 1 ngành như: +Đánh giá tiềm năng của ngành công nghiệp nói chung, không những chỉ sử dụng bản đồ địa hình đề phân tích ảnh hưởng của địa hình, dùng bản đồ khoáng sản để thấy khả năng phát triển các ngành công nghiệp nặng, sử dụng bản đồ dân cư để thấy rõ lực lượng lao động, sử dụng bản đồ nông nghiệp để thấy tiềm năng phát triển công nghiệp chế biến nói chung... +Đánh giá tiềm năng (thế mạnh) để phát triển cây công nghiệp lâu năm nước ta: HS biết sử dụng bản đồ địa hình (lát cắt) phối hợp với ước hiệu các vùng khí hậu để thấy được những thuận lợi phát triển từng lọai cây theo khí hậu (nhiệt đới, cận nhiệt đới) sử dụng bản đồ “Đất-thực vật và động vật” trang 6- thấy được 3 loại đất chủ yếu của 3 vùng; dùng bản đồ Dân cư và dân tộc trang 9- sẽ thấy được mật độ dân số chủ yếu của từng vùng, dùng bản đồ công nghiệp chung trang 16 sẽ thấy được cơ sở hạ tầng của từng vùng. -Những câu hỏi tiềm năng (thế mạnh) của 1 vùng như: HS tìm bản đồ “Nông nghiệp chung” trang 13 để xác định giới hạn của vùng, phân tích những khó khăn và thuận lợi của vị trí vùng. Đồng thời HS biết đối chiếu vùng ở bản đồ nông nghiệp chung với các bản đồ khác nhằm xác định tương đối giới hạn của vùng ở những bản đồ này (vì các bản đồ đó không có giới hạn của từng vùng). Trên cơ sở đó hướng dẫn HS sử dụng các bản đồ: Địa hình, Đất-thực vật và động vật, phân tích tiềm năng nông nghiệp; bản đồ Địa chất-khoáng sản trong quá trình phân tích thế mạnh công nghiệp, phân tích nguồn lao động trong quá trình xem xét bản đồ Dân cư và dân tộc. 5.3. Lọai bỏ những bản đồ không phù hợp với câu hỏi: Ví dụ: -Đánh giá tiềm năng phát triển cây công nghiệp có thể sử dụng bản đồ: đất, địa hình, khí hậu, dân cư,... nhưng không cần sử dụng bản đồ khoáng sản. -Đánh giá tiềm năng công nghiệp có thể sử dụng bản đồ khoáng sản nhưng không cần sử dụng bản đồ đất, nhiều khi không sử dụng bản đồ khí hậu... II. MỘT SỐ BÀI TẬP GỢI Ý 1. Dựa vào Atalat Địa lý VN trang 13, BĐ Nông nghiệp chung, hãy hoàn thành các câu hỏi và bảng sau đây: a.Các cây chè, cafe, cao su, hồ tiêu trồng ở những vùng nào? Vùng nào có diện tích nhiều nhất? b. Bảng 1. Tên vùng Hiện trạng sử dụng đất Cây trồng Vật nuôi 2. Dựa vào Atalat Địa lý VN trang 14, BĐ Lúa, hãy hoàn thành các bảng sau đây: Bảng 2 Tên tỉnh Diện tích lúa Sản lượng lúa Năng suất lúa Các tỉnh có DT & SL lớn Bảng 3. Diện tích trồng lúa so với DT trồng cây LT (%) Tên tỉnh Nhận xét < 60 60 – 70 71 – 80 81 – 90 > 90 3. Dựa vào Atalat Địa lý VN trang 15, BĐ Lâm nghiệp & Thủy sản, hãy trả lời các câu hỏi & hoàn thành bảng sau đây: a. Tỉ lệ diện tích rừng (so với diện tích toàn tỉnh) của tỉnh nào nhiều nhất? Số lượng bao nhiêu? b. Nêu nhận xét chung về tỉ lệ diện tích rừng của nước ta? c. Rừng ngập mặn & rừng đặc dụng ở nước ta phân bố ở những tỉnh nào? Kể tên các vườn quốc gia nổi tếng? Kể tên các ngư trường, các tỉnh trọng điểm nghề cá ở nước ta? e. Vì sao ngành nuôi trồng thủy sản ở các tỉnh ĐBSCL lại phát triển hơn các tỉnh khác trong cả nước? Bảng 4. Tỉ lệ diện tích rừng so với DT toàn tỉnh ( % ) Phân bố (tên tỉnh, thành) Nhận xét < 10 10 – 25 26 – 50 > 50 Bảng 5. SL thủy sản đánh bắt & nuôi trồng Phân bố (tên tỉnh, thành) Nhận xét 4.Dựa vào Atalat Địa lý VN trang 16, BĐ CN chung, hãy trả lời các câu hỏi & hoàn thành bảng sau đây: a. Nêu các TTCN tiêu biểu trong các vùng kinh tế trọng điểm của nước ta? Vai trò? Ý nghĩa? b. Phân tích mối quan hệ giữa các TTCN của nước ta? Mối quan hệ giữa các TTCN với điểm công nghiệp? Cho VD cụ thể? Bảng 6. Các TT, điểm công nghiệp (nghìn tỷ đồng) Phân bố (tên tỉnh, thành) TTCN nằm trong vùng KT trọng điểm > 50 10 – 50 3 – 9,9 1 – 2,9 < 1 5. Dựa vào Atalat Địa lý VN trang 17, BĐ Công nghiệp Năng lượng, hãy trả lời các câu hỏi sau đây: Kể tên các nhà máy nhiệt điện trên 1000MW, dưới 1000MW? Thủy điện: Tên nhà máy thủy điện đã và đang xây dựng, tên sông, công suất c. Qua các biểu đồ: SL dầu thô, than sạch, điện, nhận xét về sự phát triển ngành năng lượng VN. 6. Dựa vào Atlat Địa lý VN trang 18, BĐ Giao thông, hãy hoàn thành bảng sau đây: Bảng 7 Tuyến – điểm. Đi từ . . . đến . . . (trong nước) Đi từ . . . đến . . . (nước ngoài) Sân bay Nội Bài Sân bay Tân Sơn Nhất Sân Bay Đà Nẵng Cảng Hải Phòng Cảng Đà Nẵng Cảng Sài Gòn Tuyến đường ôtô & đường sắt Bắc Nam Tuyến đường ôtô & đường sắt Tây Đông 7. Dựa vào Atalat Địa lý VN trang 19, BĐ Thương Mại, trả lời các câu hỏi sau: a. Xác định tổng mức bán lẻ hàng hóa và kinh doanh DV các tỉnh tính theo đầu người. b. Phân tích cơ cấu hàng XK, NK? Mặt hàng CN nặng & khoáng sản XK chiếm tỉ lệ cao hơn có ý nghĩa gì? 8. Dựa vào Atalat Địa lý VN trang 20, BĐ Du lịch, trả lời các câu hỏi sau: a. Xác định các TT du lịch quốc gia? Các TT du lịch vùng? b. Kết hợp với kiến thức địa lý, các em sẽ tự giải thích được: +Tại sao thời kỳ 1996-1998 số lượng khách nội địa & quốc tế đều tăng nhưng doanh thu lại giảm. +Cơ cấu mỗi loại khách DL QT năm 1996-2000 tăng hay giảm? 9. Dựa vào Atalat Địa lý VN trang 21, BĐ Vùng trung du & MN Bắc bộ, vùng ĐBSH (Kinh tế) hoàn thành bảng sau: a. Bảng 8 Đối tượng CN Phân bố (tên TP,TX, nơi khai thác nguyên nhiên liệu) Nơi chế biến TTCN,TT KT vùng Nhiệt điện, thủy điện LK đen LK màu CN hóa chất Vật liệu xây dựng b. Nhận xét về GDP của ĐBSH so với cả nước? Tính xem ĐBSH chiếm bao nhiêu tỉ đồng trong GDP cả nước? Đứng thứ mấy trong cả nước? c. Đọc tuyến đường bộ, đường sắt, đường hàng không từ Hà Nội đi các nơi trong & ngoài nước. 9. Dựa vào Atalat Địa lý VN trang 22, BĐ Vùng Bắc Trung bộ (Kinh tế) hoàn thành bảng sau: Bảng 9 Đối tượng công nghiệp Phân bố (tên TP, TX, nơi khai thác) Nơi chế biến TTCN, TT KT vùng Các ngành công nghiệp b. So sánh GDP của vùng với cả nước? Tính xem BTB chiếm bao nhiêu tỷ đồng trong GDP cả nước? So với ĐBSH, GDP của BTB cao hay thấp hơn? Hơn kém bao nhiêu? 10. Dựa vào Atalat Địa lý VN trang 23, BĐ Vùng Duyên hải NTB & Tây Nguyên ( Kinh tế) hoàn thành bảng sau: Bảng 10 Đối tượng nông nghiệp Phân bố (tên vùng,tỉnh) Nhận xét Lúa Ngô Mía Càphê Hồ tiêu Cao su Bông Dừa Trâu Bò Vùng trồng cây LTTP và cây công nghiệp hàng năm Vùng trồng cây công nghiệp lâu năm Rừng giàu & trung bình Vùng nông lâm kết hợp Mặt nước nuôi trồng thủy sản Vùng đánh bắt hải sản 10. Dựa vào Atalat Địa lý VN trang 24, BĐ Vùng ĐNB & ĐBSCL (Kinh tế) hoàn thành bảng sau: Bảng 11. So sánh về sản xuất lương thực của 2 ĐBSH & ĐBSCL: Toàn quốc ĐBSH ĐBSCL 1994 2004 1994 2004 1994 2004 DT cây LT (ha) Trong đó lúa SL LT quy thóc (tấn) Trong đó lúa a. Các TTCN TP.HCM, Biên Hòa, Vũng Tàu gồm có các ngành CN nào? So với các TTCN của các vùng khác nhiều hơn hay ít hơn ngành nào? Vì sao? b. So sánh DT cây công nghiệp của ĐNB với các vùng khác, DT cây công nghiệp vùng nào lớn nhất? Vì sao? c.Đọc tên các tuyến đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không từ TP.HCM đi các tỉnh trong nước & đi nước ngoài. d.So sánh GDP của ĐNB với GDP cả nước? Tính xem ĐNB chiếm bao nhiêu tỉ đồng trong GDP cả nước? Đứng hàng thứ mấy so với các vùng khác? ------------------------------------------------ III. MỘT SỐ CÂU HỎI VÀ GỢI Ý TRẢ LỜI TRÊN CƠ SỞ DÙNG ATLATS A. Câu hỏi: Câu 1. a.Hãy phân tích thế mạnh và hạn chế trong việc phát triển công nghiệp của vùng Đông nam bộ. b.Hãy trình bày và phân tích trung tâm công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh. Câu 2. Trình bày về những điều kiện thuận lợi để phát triển cây công nghiệp ở nước ta. Hãy cho biết từng vùng ở nước ta trồng chủ yếu các cây công nghiệp lâu năm như: cafe, chè, cao su, dừa, hồ tiêu. Câu 3. Từ Hà Nội hoạt động công nghiệp toả theo những hướng chính nào ? Hãy cho biết từng hướng có những trung tâm công nghiệp nào và hướng chuyên môn hoá của từng cụm. Câu 4. Dựa vào trang 14, Atlas Địa lý Việt Nam, hãy nhận xét sự phân bố ngành chăn nuôi ở các vùng. Nêu một số xu hướng mới trong sự phát triển và phân bố ngành chăn nuôi. Câu 5. Kể tên các ngành kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ ? Ngành trồng trọt phát triển mạnh những cây gì ? Những loại cây này được phát triển chủ yếu trên loại địa hình nào và loại đất nào ? Câu 6. Hãy trình bày nguồn tài nguyên khoáng sản ở nước ta: -Khoáng sản: năng lượng ? -Các khoáng sản: kim loại ? -Các khoáng sản: phi kim loại ? -Các khoáng sản: vật liệu xây dựng ? Câu 7.Trình bày thế mạnh sản xuất cây lương thực của: -Các vùng đồng bằng -Các vùng trung du-miền núi. Câu 8. Hãy trình bày và phân tích những thế mạnh và hạn chế trong việc khai thác tài nguyên khoáng sản và thuỷ điện ở Trung du-miền núi Bắc Bộ. Câu 9. Trình bày và giải thích sự phân bố những cây công nghiệp dài ngày chủ yếu ở Trung du-miền núi phía Bắc. Câu 10. Đất đai và khí hậu Tây Nguyên có những thuận lợi và khó khăn gì trong quá trình phát triển cây công nghiệp dài ngày ? Câu 11. Dựa vào Atlas trang 11, hãy nhận xét về tình hình phân bố dân cư ở đồng bằng sông Hồng và giải thích. Câu 12. Dựa vào Atlas trang 15, hãy nêu tình hình phát triển thuỷ sản ở duyên hải miền Trung. Vì sao sản lượng thuỷ sản của Nam trung bộ lại nhiều hơn Bắc trung bộ. Câu 13. Dựa vào Atlas trang 14, hãy nhận xét diện tích và sản lượng cây lương thực nước ta từ năm 1990 đến năm 2000. Câu 14. Dựa vào Atlas trang 17, hãy trình bày sự phát triển và phân bố ngành điện lực ở nước ta. Câu 15. Dựa vào Atlas trang 20, hãy đánh giá tình hình phát triển ngành du lịch nước ta. Những tiềm năng phát triển ngành du lịch ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. B. Gợi ý trả lời: Câu 1. a.Thế mạnh và hạn chế: a.1. Dùng bản đồ NN trang 13 để: +Xác định vị trí, giới hạn của vùng, đánh giá vị trí vùng. +Đối chiếu bản đồ NN chung với các bản đồ cần sử dụng khác, để xác định tương đối ranh giới của vùng. a.2. Sử dụng bản đồ Đông Nam Bộ trang 24 để xác định tiềm năng của vùng: + Tự nhiên: -Các mỏ dầu.... -Rừng ở phía Tây Bắc của vùng. + KT-XH: -Nhiều TTCN lớn, đặc biệt thành phồ Hồ Chí Minh, nên có nhiều lao động lành nghề, có trình độ kỹ thuật cao. -Vùng còn là vùng chuyên canh cây công nghiệp và cây ăn quả lớn tạo điều kiện thúc đẩy công nghiệp chế biến. -Cơ sở hạ tầng thuận lợi. Hệ thống cơ sở vật chất tốt. -Đầu mối giao thông trong và ngoài nước. -Thu hút đầu tư nước ngoài lớn nhất cả nước. Có thể kết hợp nhiều bản đồ có liên quan. b.Trung tâm công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh: Dựa vào bản đồ trang 24 hoặc trang 16, để nêu: -Vị trí đầu mối GTVT trong và ngoài nước. -Là TTCN lớn nhất nước (trang 16) -Trung tâm có nhiều ngành CN quan trọng: luyện kim, cơ khí, hoá chất, dệt may, thực phẩm... Câu 2. a. Thuận lợi: a.1. Tự nhiên: Cần sử dụng các bản đồ sau: -Bản đồ khí hậu, trang 7, để nêu đặc điểm khí hậu từng vùng. -Bản đồ Đất-thực vật-động vật, trang 8, để nêu đặc điểm đất từng vùng. a.2. KT-XH: Tương tự sử dụng các bản đồ ở các trang 11, 16... b. Các vùng trồng cây công nghiệp lâu năm: Sử dụng bản đồ NN trang 14 sẽ thấy được cây công nghiệp lâu năm yếu của từng vùng như sau: -Trung du-miền núi Bắc Bộ: chè. -Tây Nguyên: cafe, cao su, chè, hồ tiêu. -Đông Nam Bộ: cao su. Sử dụng bản đồ các vùng kinh tế trang 21, 23, 24, để thấy được các cây công nghiệp lâu năm khác... Câu 3. Có thể sử dụng bản đồ công nghiệp chung trang 16, nhưng tốt hơn là dùng bản đồ trang 21, để thấy từ Hà Nội hoạt động công nghiệp tỏa ra các hướng chuyên môn hoá sau: -Phía Đông: Hải Phòng, Hạ Long, Cẩm Phả với các ngành chuyên môn hoá: cơ khí, khai thác than. -Phía Đông Bắc: Bắc Giang, chuyên môn hoá: phân hoá học. -Phía Bắc: Thái Nguyên, chuyên môn hoá: luyện kim, cơ khí. -Phía Tây Bắc: Việt Trì, Lâm Thao, Phú Thọ, chuyên môn hoá: hoá chất, chế biến gỗ. -Phía Tây: Hoà Bình, chuyên môn hoá: thuỷ điện. -Phía Nam: Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hoá: dệt, vật liệu xây dựng. Câu 4. Có thể sử dụng bản đồ NN trang 14, hoặc trang 13 để thấy phân bố: -Gia súc -Gia cầm Câu 5. -Kể tên các ngành kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ có thể sử dụng bản đồ trang 24. -Ngành trồng trọt phát triển mạnh những cây gì ? Dùng bản đồ NN chung trang 13 hoặc trang 24. -Những loại cây này được phát triển chủ yếu trên loại địa hình nào và loại đất nào ? Sử dụng bản đồ địa hình trang10 và bản đồ đất trang 8 để nêu. Câu 6. Để trình bày nguồn tài nguyên khoáng sản ở nước ta, có thể sử dụng bản đồ địa chất-khoáng sản nước ta trang 6 hoặc kết hợp bản đồ các vùng ở các trang 21, 22, 23, 24, lần lượt kể từng loại khoáng sản: -Khoáng sản: năng lượng -Các khoáng sản: kim loại -Các khoáng sản: phi kim loại -Các khoáng sản: vật liệu xây dựng Câu 7. Trình bày thế mạnh sản xuất cây lương thực của: -Các vùng đồng bằng -Các vùng trung du-miền núi. Cần sử dụng các bản đồ sau: -Tự nhiên: Bản đồ các trang 7, 8. -KT-XH: Bản đồ các trang 11, 13,14, 16. Câu 8. Để trình bày và phân tích những thế mạnh và hạn chế trong việc khai thác tài nguyên khoáng sản và thuỷ điện ở Trung du-miền núi Bắc Bộ, có thể sử dụng các bản đồ ở trang 6, 17, 21. Câu 9. Trình bày sự phân bố những cây công nghiệp dài ngày chủ yếu ở Trung du-miền núi Bắc Bộ, cần sử dụng bản đồ ở các trang 7, 8, 21. Câu 10. Đất đai và khí hậu Tây Nguyên có những thuận lợi và khó khăn trong quá trình phát triển cây công nghiệp dài ngày: Có thể sử dụng bản đồ trang 7, 8 để trình bày. TIẾT 3+4 KĨ NĂNG BIỂU ĐỒ Ngày soạn :/./ Kí đuyệt : Ngày giảng:// A. BIỂU ĐỒ - KĨ THUẬT THỂ HIỆN I. BIỂU ĐỒ : 1.Biểu đồ đường biểu diễn: ▪ Yêu cầu thể hiện tiến trình động thái phát triển của các hiện tượng theo chuỗi thời gian. ▪ Các dạng biểu đồ chủ yếu: Biểu đồ một đường biểu diễn; Biểu đồ nhiều đường biểu diễn (có cùng một đại lượng); Biểu đồ có nhiều đường biểu diễn (có 2 đại lượng khác nhau); Biểu đồ chỉ số phát triển 2. Biểu đồ hình cột: ▪ Yêu cầu thể hiện về qui mô khối lượng của một đại lượng, so sánh tương quan về độ lớn giữa các đại lượng. ▪ Các dạng biểu đồ chủ yếu: Biểu đồ một dãy cột đơn; Biểu đồ có 2, 3,... cột gộp nhóm (cùng một đại lượng); Biểu đồ có 2, 3,...cột gộp nhóm (nhưng có hai hay nhiều đại lượng khác nhau); Biểu đồ nhiều đối tượng trong một thời điểm; Biểu đồ thanh ngang; Tháp dân số (dạng đặc biệt) 3.Biểu đồ kết hợp cột và đường. ▪ Yêu cầu thể hiện động lực phát triển và tương quan độ lớn giữa các đại lượng. ▪ Các dạng biểu đồ chủ yếu: Biểu đồ cột và đường (có 2 đại lượng khác nhau); Biểu đồ cột và đường có 3 đại lượng (nhưng phải có 2 đại lượng phải cùng chung một đơn vị tính). 4.Biểu đồ hình tròn. ▪ Yêu cầu thể hiện: Cơ cấu thành phần của một tổng thể; Qui mô của đối tượng cần trình bày. ▪ Các dạng biểu đồ chủ yếu: Biểu đồ một hình tròn; 2, 3 biểu đồ hình tròn (kích thước bằng nhau); 2, 3 biểu đồ hình tròn (kích thước khác nhau); Biểu đồ cặp 2 nửa hình tròn; Biểu đồ hình vành khăn. 5.Biểu đồ cột chồng. ▪ Yêu cầu thể hiện qui mô và cơ cấu thành phần trong một hay nhiều tổng thể. ▪ Các dạng biểu đồ chủ yếu: Biểu đồ một cột chồng; Biểu đồ 2, 3 cột chồng (cùng một đại lượng). - Biểu đồ miền. ▪ Yêu cầu thể hiện đồng thời cả hai mặt cơ cấu và động thái phát triển của đối tượng qua nhiều thời điểm. ▪ Các dạng biểu đồ chủ yếu: Biểu đồ miền “chồng nối tiếp”; Biểu đồ miền “chồng từ gốc toạ độ”. - Biểu đồ 100 ô vuông. Chủ yếu dùng để thể hiện cơ cấu đối tượng. Loại này cũng có các dạng biểu đồ một hay nhiều ô vuông (cùng một đại lượng). 2. Kỹ năng lựa chọn biểu đồ. 2.1. Yêu cầu chung. Để thể hiện tốt biểu đồ, cần phải có kỹ năng lựa chọn biểu đồ thích hợp nhất; kỹ năng tính toán, xử lý số liệu (ví dụ, tính giá trị cơ cấu (%), tính tỉ lệ về chỉ số phát triển, tính bán kính hình tròn...); kỹ năng vẽ biểu đồ (chính xác, đúng, đẹp...); kỹ năng nhận xét, phân tích biểu đồ; kỹ năng sử dụng các dụng cụ vẽ kỹ thuật (máy tính cá nhân, bút, thước...) 2.2. Cách thể hiện. a. Lựa chọn biểu đồ thích hợp nhất. Câu hỏi trong các bài tập thực hành về kĩ năng biểu đồ thường có 3 phần: Lời dẫn (đặt vấn đề); Bảng số liệu thống kê; Lời kết (yêu cầu cần làm) ● Căn cứ vào lời dẫn (đặt vấn đề). Trong câu hỏi thường có 3 dạng sau: - Dạng lời dẫn có chỉ định. Ví dụ: “Từ bảng số liệu, hãy vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu sử dụng năm...”. Như vậy, ta có thể xác định ngay được biểu đồ cần thể hiện. - Dạng lời dẫn kín. Ví dụ: “Cho bảng số liệu sau... Hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất.... thể hiện. & cho nhận xét)”. Như vậy, bảng số liệu không đưa ra một gợi ý nào, muốn xác định được biểu đồ cần vẽ, ta chuyển xuống nghiên cứu các thành phần sau của câu hỏi. Với dạng bài tập có lời dẫn kín thì bao giờ ở phần cuối “trong câu kết” cũng gợi ý cho chúng ta nên vẽ biểu đồ gì. - Dạng lời dẫn mở. Ví dụ: “Cho bảng số liệu... Hãy vẽ biểu đồ sản lượng công nghiệp nước ta phân theo các vùng kinh tế năm...)”. Như vậy, trong câu hỏi đã có gợi ý ngầm là vẽ một loại biểu đồ nhất định. Với dạng ”lời dẫn mở“ cần chú ý vào một số từ gợi mở trong câu hỏi. Ví dụ: + Khi vẽ biểu đồ đường biểu diễn: Thường có những từ gợi mở đi kèm như “tăng trưởng”, “biến động”, “phát triển”, “qua các năm từ... đến...”. Ví dụ: Tốc độ tăng dân số của nước ta qua các năm...; Tình hình biến động về sản lượng lương thực...; Tốc độ phát triển của nền kinh tế.... v.v. + Khi vẽ biểu đồ hình cột: Thường có các từ gợi mở như: ”Khối lượng”, “Sản lượng”, “Diện tích” từ năm... đến năm...”, hay “Qua các thời kỳ...”. Ví dụ: Khối lượng hàng hoá vận chuyển...; Sản lượng lương thực của ; Diện tích trồng cây công nghiệp... + Khi vẽ biểu đồ cơ cấu: Thường có các từ gợi mở “Cơ cấu”, “Phân theo”, “Trong đó”, “Bao gồm”, “Chia ra”, “Chia theo...”. Ví dụ: Giá trị ngành sản lượng công nghiệp phân theo...; Hàng hoá vận chuyển theo loại đường...; Cơ cấu tổng giá trị xuất - nhập khẩu... ● Căn cứ vào trong bảng số liệu thống kê: - Nếu bảng số liệu đưa ra dãy số liệu: Tỉ lệ (%), hay giá trị tuyệt đối phát triển theo một chuỗi thời gian (có ít nhất là từ 4 thời điểm trở lên). Nên chọn vẽ biểu đồ đường biểu diễn. - Nếu có dãy số liệu tuyệt đối về qui mô, khối lượng của một (hay nhiều) đối tượng biến động theo một số thời điểm (hay theo các thời kỳ). Nên chọn biểu đồ hình cột đơn. - Trong trường hợp có 2 đối tượng với 2 đại lượng khác nhau, nhưng có mối quan hệ hữu cơ. Ví dụ: diện tích (ha), năng suất (tạ/ha) của một vùng nào đó theo chuỗi thời gian. Chọn biểu đồ kết hợp. - Nếu bảng số liệu có từ 3 đối tượng trở lên với các đại lượng khác nhau (tấn, mét, ha...) diễn biến theo thời gian. Chọn biểu đồ chỉ số. - Trong trường hợp bảng số liệu trình bày theo dạng phân ra từng thành phần. Ví dụ: tổng số, chia ra: nông - lâm – ngư; công nghiệp – xây dựng; dịch vụ. Với bảng số liệu này ta chọn biểu đồ cơ cấu, có thể là hình tròn; cột chồng; hay biểu đồ miền. Cần lưu ý: ▪ Nếu vẽ biểu đồ hình tròn: Điều kiện là số liệu các thành phần khi tính toán phải bằng 100% tổng. ▪ Nếu vẽ biểu đồ cột chồng: Khi một tổng thể có quá nhiều thành phần, nếu vẽ biểu đồ hình tròn thì các góc cạnh hình quạt sẽ quá hẹp, trường hợp này nên chuyển sang vẽ biểu đồ cột chồng (theo đại lượng tương đối (%) cho dễ thể hiện. ▪ Nếu vẽ biểu đồ miền: Khi trên bảng số liệu, các đối tượng trải qua từ 4 thời điểm trở lên (trường hợp này không nên vẽ hình tròn). ● Căn cứ vào lời kết của câu hỏi. Có nhiều trường hợp, nội dung lời kết của câu hỏi chính là gợi ý cho vẽ một loại biểu đồ cụ thể nào đó. Ví dụ: “Cho bảng số liệu sau Anh (chị) hãy vẽ biểu đồ thích hợp... Nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu và giải thích nguyên nhân của sự chuyển dịch đó”. Như vậy, trong lời kết của câu hỏi đã ngầm cho ta biết nên chọn loại biểu đồ (thuộc nhóm biểu đồ cơ cấu) là thích hợp. b. Kỹ thuật tính toán, xử lý các số liệu để vẽ biểu đồ. Đối với một số loại biểu đồ (đặc biệt là biểu đồ cơ cấu), cần phải tính toán và xử lý số liệu như sau: ● Tính tỉ lệ cơ cấu (%) của từng thành phần trong một tổng thể. Có 2 trường hợp xảy ra - Trường hợp (1): Nếu bảng thống kê có cột tổng. Ta chỉ cần tính theo công thức: Tỉ lệ cơ cấu (%) của (A) = [Số liệu tuyệt đối của (thành phần A)/Tổng số] x 100 - Trường hợp (2): Nếu bảng số liệu không có cột tổng, ta phải cộng số liệu giá trị của từng thành phần ra (tổng) rồi tính như trường hợp (1). ● Tính qui đổi tỉ lệ (%) của từng thành phần ra độ góc hình quạt để vẽ biểu đồ hình tròn. Chỉ cần suy luận: Toàn bộ tổng thể = 100% phủ kín hình tròn (3600), như vậy 1% = 3,60. Để tìm ra độ góc của các thành phần cần vẽ, ta lấy số tỉ lệ giá trị (%) của từng thành phần nhân với 3,60 (không cần trình bày từng phép tính qui đổi ra độ vào bài làm) ● Tính bán kính các vòng tròn. Có 2 trường hợp xảy ra: - Trường hợp (1). Nếu số liệu của các tổng thể cho là (%). Ta vẽ các hình tròn có bán kính bằng nhau, vì không có cơ sở để so sánh vẽ biểu đồ lớn nhỏ khác nhau. - Trường hợp (2). Nếu số liệu của các tổng thể cho là giá trị tuyệt đối (lớn, nhỏ khác nh

File đính kèm:

  • docGiao an OTTN soan theo sach HDOTN 2012.doc
Giáo án liên quan