I. Tác giả
- Kim Lân tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài (1920 – 2007), quê ở huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh
- Ông là nhà văn chuyên viết truyện ngắn và đã có sáng tác đăng báo trước Cách mạng tháng Tám 1945. Vốn gắn bó và am hiểu sâu sắc cuộc sống ở nông thôn. Kim Lân hầu như chỉ viết về sinh hoạt làng quê và cảnh ngộ người nông dân
II. Tác phẩm
1. Hoàn cảnh sáng tác: Được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp và đăng lần đầu trên tạp chí Văn nghệ năm 1948
2. Khái quát nội dung và nghệ thuật
a. Nội dung
Tình yêu làng quê thắm thiết thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến ở nhân vật ông Hai
27 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1226 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ôn tập truyện hiện đại, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LÀNG
I. Tác giả
- Kim Lân tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài (1920 – 2007), quê ở huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh
- Ông là nhà văn chuyên viết truyện ngắn và đã có sáng tác đăng báo trước Cách mạng tháng Tám 1945. Vốn gắn bó và am hiểu sâu sắc cuộc sống ở nông thôn. Kim Lân hầu như chỉ viết về sinh hoạt làng quê và cảnh ngộ người nông dân
II. Tác phẩm
1. Hoàn cảnh sáng tác: Được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp và đăng lần đầu trên tạp chí Văn nghệ năm 1948
2. Khái quát nội dung và nghệ thuật
a. Nội dung
Tình yêu làng quê thắm thiết thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến ở nhân vật ông Hai
b. Nghệ thuật
- Xây dựng tình huống truyện đặc sắc
- Miêu tả tâm lý
- Ngôn ngữ nhân vật đặc sắc mang tính khẩu ngữ
3. Tóm tắt
Ông Hai là người rất yêu qúi cái làng của mình . Thời cuộc thay đổi , ông vẫn luôn thiết tha gắn bó với làng quê của mình . Cuộc kháng chiến chống Pháp nổ ra , vì hoàn cảnh gia đình , ông bắt buộc phải theo vợ con tản cư lên phố chợ . Ông thường tỏ ra bực bội vì nhớ làng mà không về được .Nghe tin đồn làng mình theo giặc Pháp , ông Hai vô cùng đau khổ , tủi nhục , chỉ biết tâm sự với thằng con út . Đến lúc được tin nhà mình bị giặc đốt , tức là làng không theo giặc , ông hết sức vui mừng . Chính niềm vui kì lạ đó đã thể hiện tinh thần yêu nước , lòng trung thành với cách mạng thật cảm động của ông Hai .
III. Phân tích
1. Truyện ngắn Làng biểu hiện một tình cảm cao đẹp của toàn dân tộc, tình cảm quê hương đất nước. Với người nông dân thời đại cách mạng và kháng chiến thì tình yêu làng xóm quê hương đã hoà nhập trong tình yêu nước, tinh thần kháng chiến. Tình cảm đó vừa có tính truyền thống vừa có chuyển biến mới.2. Truyện ngắn Làng đã xây dựng được một tình huống truyện làm bộc lộ sâu sắc tình yêu làng quê và lòng yêu nước ở nhân vật ông Hai. Đó là tình huống nào? Nhận xét về nghệ thuật xây dựng tình huống truyện của tác giả
- Truyện Làng đã xây dựng được một tình huống truyện gay cấn làm bộc lộ sâu sắc tình cảm yêu làng, yêu nước ở người nông dân. Ông Hai là người rất yêu cái làng chợ Dầu của mình, luôn hãnh diện khoe về làng, ấy thế mà ông lại phải nghe cái tin làng ông theo giặc, lập tề từ miệng những người tản cư dưới xuôi lên
- Nhận xét: Tình huống ấy khiến ông đau xót, tủi hổ, day dứt trong sự xung đột giữa tình yêu làng quê và tình yêu nước, mà tình cảm nào cũng mãnh liệt, thiết tha. Đặt nhân vật vào tình huống gay gắt ấy, tác giả đã làm bộc lộ sâu sắc cả hai tình cảm nói trên ở nhân vật và cho thấy tình yêu nước, tinh thần kháng chiến lớn rộng bao trùm lên tình yêu làng, nó chi phối và thống nhất, mọi tình khác trong con người Việt Nam thời kháng chiến
3. Thành công của Kim Lân là đã diễn tả tình cảm, tâm lí chung ấy trong sự thể hiện sinh động và độc đáo ở một con người, nhân vật ông Hai. ở ông Hai tình cảm chung đó mang rõ màu sắc riêng, in rõ cá tính chỉ riêng ông mới có.
a. Tình yêu làng, một bản chất có tính truyền thông trong ông Hai.
- Ông hay khoe làng, đó là niềm tự hào sâu sắc về làng quê.
- Cái làng đó với người nông dân có một ý nghĩa cực kì quan trọng trong đời sống vật chất và tinh thần.
b. Sau cách mạng, đi theo kháng chiến, ông đã có những chuyển biến mới trong tình cảm.
- Được cách mạng giải phóng, ông tự hào về phong trào cách mạng của quê hương, vê việc xây dựng làng kháng chiến của quê ông. Phải xa làng, ông nhớ quá cái khong khí “đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá…”; rồi ông lo “cái chòi gác,… những đường hầm bí mật,…” đã xong chưa?
- Tâm lí ham thích theo dõi tin tức kháng chiến, thích bìh luận, náo nức trước tin thắng lợi ở mọi nơi “Cứ thế, chỗ này giết một tí, chỗ kia giết một tí, cả súng cũng vậy, hôm nay dăm khẩu, ngày mai dăm khẩu, tích tiểu thành đại, làm gì mà thằng Tây không bước sớm”.
c. Tình yêu làng gắn bó sâu sắc với tình yêu nước của ông Hai bộc lộ sâu sắc trong tâm lí ông khi nghe tin làng theo giặc.
- Khi mới nghe tin xấu đó, ông sững sờ, chưa tin. Nhưng khi người ta kể rành rọt, không tin không được, ông xấu hổ lảng ra về. Nghe họ chì chiết ông đau đớn cúi gầm mặt xuống mà đi.
- Về đến nhà, nhìn thấy các con, càng nghĩ càng tủi hổ vì chúng nó “cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi”. Ông giận những người ở lại làng, nhưng điểm mặt từng người thì lại không tin họ “đổ đốn” ra thế. Nhưng cái tâm lí “không có lửa làm sao có khói”, lại bắt ông phải tin là họ đã phản nước hại dân.
- Ba bốn ngày sau, ông không dám ra ngoài. Cai tin nhục nhã ấy choán hết tâm trí ông thành nỗi ám ảnh khủng khiếp. Ông luôn hoảng hốt giật mình. Không khí nặng nề bao trùm cả nhà.
- Tình cảm yêu nước và yêu làng còn thể hiện sâu sắc trong cuộc xung đột nội tâm gay gắt: Đã có lúc ông muốn quay về làng vì ở đây tủi hổ quá, vì bị đẩy vào bế tắc khi có tin đồn không đâu chứa chấp người làng chợ Dầu. Nhưng tình yêu nước, lòng trung thành với kháng chiến đã mạnh hơn tình yêu làng nên ông lại dứt khoát: “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù”. Nói cứng như vậy nhưng thực lòng đau như cắt.- Tình cảm đối với kháng chiến, đối với cụ Hồ được bộc lộ một cách cảm động nhất khi ông chút nỗi lòng vào lời tâm sự với đứa con út ngây thơ. Thực chất đó là lời thanh minh với cụ Hồ, với anh em đồng chí và tự nhủ mình trong những lúc thử thách căng thẳng này:
+ Đứa con ông bé tí mà cũng biết giơ tay thề: “ủng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm!” nữa là ông, bố của nó.
+ Ông mong “Anh em đồng chí biết cho bố con ông. Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông”.
+ Qua đó, ta thấy rõ:
Tình yêu sâu nặng đối với làng chợ Dầu truyền thống (chứ không phải cái làng đổ đốn theo giặc).
Tấm lòng trung thành tuyệt đối với cách mạng với kháng chiến mà biểu tượng của kháng chiến là cụ Hồ được biẻu lộ rất mộc mạc, chân thành. Tình cảm đó sâu nặng, bền vững và vô cùng thiêng liêng : có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai.
d. Khi cái tin kia được cải chính, gánh nặng tâm lí tủi nhục được trút bỏ, ông Hai tột cùng vui sướng và càng tự hào về làng chợ Dầu.- Cái cách ông đi khoe việc Tây đốt sạch nhà của ông là biểu hiện cụ thể ý chí “Thà hi sinh tất cả chứ không chịu mất nước” của người nông dân lao động bình thường.
- Việc ông kể rành rọt về trận chống càn ở làng chợ Dầu thể hiện rõ tinh thần kháng chiến và niềm tự hào về làng kháng chiến của ông.
3. Kết luận
- Qua nhân vật ông Hai, người đọc thấm thía tình yêu làng, yêu nước rất mộc mạc, chân thành mà vô cùng sâu nặng, cao quý trong những người nông dân lao động bình thường.
- Sự mở rộng và thống nhất tình yêu quê hương trong tình yếu đất nước là nét mới trong nhận thức và tình cảm của quần chúng cách mạng mà văn học thời kháng chiến chống Pháp đã chú trọng làm nổi bật. Truyện ngắn Làng của Kim Lân là một trong những thành công đáng quý.
4. Đánh giá nghệ thuật xây dựng nhân vật
- Truyện khắc họa thành công nhân vật ông Hai, một người nông dân yêu làng, yêu nước tha thiết
- Đặc biệt, việc đặt nhân vật vào tình huống cụ thể góp phần thể hiện tính cách, diễn biến tâm trạng nhân vật
- Ngôn ngữ nhân vật lúc đối thoại, lúc độc thoại mang đậm chất nông thôn, nhuần nhụy mà đặc sắc, gợi cảm
-> Chân dung sống động, đẹp đẽ của người nông dân thời kì đầu kháng chiến
5. Nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lí và ngôn ngữ nhân vật ông Hai của tác giả?
* Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật
- Tác giả đặt nhân vật vào tình huống thử thách bên trong để bộc lộ chiều sâu tâm trạng
- Tác giả miêu tả rất cụ thể, gợi cảm các diễn biến nội tâm qua các ý nghĩ, hành vi, ngôn ngữ, đặc biệt, diễn tả rất đúng và gây ấn tượng mạnh mẽ về sự ám ảnh, day dứt trong tâm trạng nhân vật. Điều đó chứng tỏ Kim Lân am hiểu sâu sắc người nông dân và thế giới tinh thần của họ
* Ngôn ngữ nhân vật: Ngôn ngữ trong truyện rất đặc sắc, đặc biệt là ngôn ngữ nhân vật ông Hai. Những điểm nổi bật trong ngôn ngữ của tác phẩm
- Ngôn ngữ mang đậm tính khẩu ngữ và lời ăn tiếng nói của người nông dân
- Lời trần thuật và lời nhân vật có sự thống nhất về sắc thái, giọng điệu, do truyện được trần thuật chủ yếu ở điểm nhìn của nhân vật ông Hai (mặc dù vẫn dùng cách trần thuật ở ngôi thvật ông Hai (mặc dù vẫn dùng cách trần thuật ở ngôi thứ 3)
- Ngôn ngữ của nhân vật ông Hai vừa có nét chung của người nông dân, lại mang đậm cá tính của nhân vật nên rất sinh động
6. Nêu một số truyện ngắn và bài thơ viết về tình cảm quê hương, đất nước? Hãy nêu nét riêng của truyện ngắn Làng so với những tác phẩm ấy
* Truyện ngắn – thơ viết về tình cảm quê hương
- Lòng yêu nước – E-REN-BUA
- Quê hương – Đỗ Trung Quân
- Quê hương – Giang Nam
- Quê hương – Tế Hanh
- Lao xao – Duy Khán
- Buổi học cuối cùng – Đô – đê
* Nét riêng của Làng
- Những truyện ngắn và thơ trên đều viết về lòng yêu quê hương đất nước nhưng ở đó tình cảm mới đơn thuần là tình yêu, chưa mang tính khái quát, chưa có tình huống rõ ràng để bộc lộ tình yêu ấy
- Còn ở truyện ngắn “Làng”, tình yêu làng của ông Hai đã trở thành niềm say mê, hãnh diện, thành thói quen khoe làng của mình
- Tình yêu làng quê phải được đặt trong tình yêu nước, thống nhất với tinh thần kháng chiến khi đất nước đang bị xâm lược và cả dân tộc đang tiến hành cuộc kháng chiến
- “Làng” có tình huống được xây dựng hết sức đặc sắc, bất ngờ mà hợp lí. “Làng” là lời khẳng định giai đoạn tìm đường và nhân đường của nền văn hóa mới. Văn hóa kháng chiến chống Pháp trở thành một bộ phận của kháng chiến, tích cực tham gia kháng chiến, phục vụ cho kháng chiến, cho niềm tin
LẶNG LẼ SA PA
I. Tác giả
Nguyễn Thành Long (1925 - 1991) quê ở Quảng Nam.
Viết văn từ thời KCCP. Ông là nhà văn chuyên viết về truyện ngắn và bút kí.Phong cách văn xuôi nhẹ nhàng, tình cảm, giàu chất thơ và ánh lên vẻ đẹp con người.
II. Tác phẩm
1. Hoàn cảnh sáng tác: Viết năm 1970, sau chuyến đi thực tế ở Lào Cai vào mùa hè năm 1970 của tác giả. In trong tập “Giữa trong xanh”.
2. Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật
a. Nội dung: - Hình ảnh người lao động bình thường mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng ở một mình trên đỉnh núi cao
- Qua đó, khẳng định vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng
b. Nghệ thuật: - Tình huống truyện hợp lí
- Cách kể truyện tự nhiên kết hợp giữa tự sự, trữ tình với bình luận
- Truyện toát lên chất thơ trong sáng từ phong cảnh thiên nhiên Sa Pa thơ mộng đến hình ảnh những con người nơi đây
3. Tóm tắt truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long
Rời cây cầu số 4, chiếc xe chở hành khách lên Lai Châu trèo lên núi. Bác lái xe, ông họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ mới ra trường trò chuyện với nhau về Sa Pa, về hội họa, về hạnh phúc, tình yêu.
Chiếc xe dừng lại để lấy nước và cho hành khách nghỉ ngơi. Bác lái xe giới thiệu với ông họa sĩ và cô gái về một người cô độc nhất thế gian. Đó là anh thanh niên 27 tuổi, làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m.
Anh mời hai người lên nhà chơi, sau đấy họ nói chuyện với nhau khoảng 30 phút. Anh kể chuyện mình sống và làm việc tại đây. Anh rất yêu và gắn bó với công việc của mình. Anh còn thích đọc sách, trồng cây thuốc nam, trồng hoa và nuôi gà. Nơi anh ở ngăn nắp, gọn gàng. Nói chuyện với anh, ông họa sĩ xin vẽ anh. Nhưng anh đã giới thiệu với ông họa sĩ về ông kỹ sư dưới vườn rau Sa Pa, anh cán bộ nghiên cứu bản đồ sét - những người cũng giống như anh, say mê làm việc, cống hiến tuổi trẻ, trí tuệ, hạnh phúc cá nhân cho đất nước.
Cô kỹ sư sau khi nói chuyện với anh TN bàng hoàng nhận thấy mối tình đầu nhạt nhẽo của mình từ bỏ là đúng đắn và yên tâm với quyết định nhận công tác miền núi. Sau 30 phút nói chuyện, đến giờ ốp, anh TN phải chia tay mọi người trong sự bịn rịn và quyến luyến. Anh không quên tặng hai người một làn trứng, tặng cô gái một bó hoa thật đẹp.
III. Phân tích
1. Nhận xét về cốt truyện và tình huống cơ bản của truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”
- Một trong những mấu chốt của nghệ thuật xây dựng truyện hiện đại là xây dựng tình huống truyện
- Tình huống cơ bản của truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” chính là cuộc gặp gỡ tình cờ của anh thanh niên làm việc một mình ở trạm khí tượng với bác lái xe và hai hành khách trên chuyến xe ấy – ông họa sĩ già và cô kĩ sư lên thăm trong chốc lát nơi ở và làm việc của anh thanh niên
- Tình huống gặp gỡ này là cơ hội thuận tiện để tác giả khắc họa “bức chân dung” nhân vật chính một cách tự nhiên và tập trung, qua sự quan sát của các nhân vật khác qua chính lời lẽ, hành động của anh. Đồng thời, qua “bức chân dung” (cả cuộc sống và những suy nghĩ) của người thanh niên, qua sự cảm nhận của các nhân vật khác (chủ yếu là ông họa sĩ) về anh và những người như anh, tác giả đã làm nổi bật được chủ đề của tác phẩm: “Trong cái im lặng của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kĩ của Sa Pa, Sa Pa mới chỉ nghe tên thôi, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước
2. Nhân vật anh thanh niên.
a. Hoàn cảnh sống và làm việc.
Anh thanh niên 27 tuổi, có tầm vóc bé nhỏ, nét mặt rạng rỡ, tình nguyện lên sống một mình trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2600m không một bóng người và trở thành một trong những người cô độc nhất thế gian.
Anh lµm c«ng t¸c khÝ tîng kiªm vËt lý ®Þa cÇu, suèt ngµy chØ ®o giã, ®o ma, ®o n¾ng, tÝnh m©y, ®o chÊn ®éng mÆt ®Êt, dù vµo viÖc b¸o tríc thêi tiÕt hµng ngµy. C«ng viÖc ®ßi hái ph¶i rÊt tû mû vµ chÝnh x¸c.
§èi víi ngêi thanh niªn 27 tuæi, c«ng viÖc ®ã dÔ g©y c¶m gi¸c buån ch¸n v× nã qu¸ ®¬n ®iÖu, lÆp ®i, lÆp l¹i hµng ngµy.
b. Những phẩm chất tốt đẹp.
Say mê với nghề, hiểu được ý nghĩa công việc anh làm có góp phần vào
công việc chung của đất nước.
Có những suy nghĩ và quan niệm đúng đắn về cuộc sống và công việc.Tìm thấy nguồn vui trong công việc:
+ Yêu sách và rất ham đọc sách
+ Biết tổ chức, sắp xếp cuộc sống khoa học, ngăn nắp, chủ động: đọc sách, chăm hoa, nuôi gà, tự học...
Tính tình và phong cách: cởi mở, chân thành, hiếu khách, khiêm tốn, thành thực.
c. Phân tích anh thanh niên bằng đoạn văn
Anh thanh niªn lµm c«ng t¸c khÝ tîng kiªm vËt lý ®Þa cÇu ®· ®Ó l¹i cho chóng ta nhiÒu Ên tîng khã phai mê .
Tríc tiªn anh thanh niªn nµy ®Ñp ë tÊm lßng yªu ®êi, yªu nghÒ, ë tinh thÇn tr¸ch nhiÖm cao víi c«ng viÖc l¾m gian khæ cña m×nh .Trong lêi giíi thiÖu víi «ng ho¹ sü giµ vµ c« g¸i, b¸c l¸i xe gäi anh lµ “ngêi c« ®éc nhÊt thÕ gian” . §· mÊy n¨m nay anh “sèng mét m×nh trªn ®Ønh Yªn S¬n cao 2600m bèn bÒ chØ cã cá c©y vµ m©y mï l¹nh lÏo”. C«ng viÖc hµng ngµy cña anh lµ “®o giã, ®o ma, ®o chÊn ®éng mÆt ®Êt” råi ghi chÐp ,gäi vµo m¸y bé ®µm b¸o vÒ trung t©m. NhiÒu ®ªm anh ph¶i “®èi chäi víi giã tuyÕt vµ lÆng im ®¸ng sî” .VËy mµ anh rÊt yªu c«ng viÖc cña m×nh .Anh quan niÖm : “khi ta lµm viÖc ta víi c«ng viÖc lµ ®«i ,sao gäi lµ mét m×nh ®îc? ”Anh hiÓu râ : “C«ng viÖc cña ch¸u gian khæ thÕ ®Êy, chø cÊt nã ®i,ch¸u buån ®Õn chÕt mÊt ”. Sèng mét m×nh nhng anh kh«ng ®¬n ®éc bëi “lóc nµo t«i còng cã ngêi ®Ó trß chuyÖn. NghÜa lµ cã s¸ch Êy mµ ”. Tuy sèng trong ®iÒu kiÖn thiÕu thèn nhng ngêi thanh niªn Êy vÉn ham mª c«ng viÖc , biÕt s¾p xÕp lo toan cuéc sèng riªng ng¨n n¾p, æn ®Þnh. Anh nu«i gµ , trång hoa, ®äc s¸ch ,thØnh tho¶ng anh xuèng ®êng t×m gÆp b¸c l¹i xe cïng hµnh kh¸ch ®Ó trß chuyÖn cho v¬i bít nçi nhí nhµ.
Sèng trong hoµn c¶nh nh thÕ sÏ cã ngêi dÇn thu m×nh l¹i trong nçi c« ®¬n .Nhng anh thanh niªn nµy thËt ®¸ng yªu ë nçi “ thÌm ngêi ”, lßng hiÕu kh¸ch ®Õn nång nhiÖt vµ sù quan t©m ®Õn ngêi kh¸c mét c¸ch chu ®¸o .Ngay tõ nh÷ng phót gÆp gì ban ®Çu ,lßng mÕn kh¸ch, nhiÖt t×nh cña anh ®· g©y ®îc thiÖn c¶m tù nhiªn ®èi víi ngêi ho¹ sü giµ vµ c« kü s trÎ. NiÒm vui ®îc ®ãn kh¸ch dµo d¹t trong anh , to¸t lªn qua nÐt mÆt , cö chØ: anh biÕu b¸c l¸i xe cñ tam thÊt, mõng quýnh ®ãn quyÓn s¸ch b¸c mua hé, hå hëi ®ãn mäi ngêi lªn th¨m “nhµ”, hån nhiªn kÓ vÒ c«ng viÖc, ®ång nghiÖp vµ cuéc sèng cña m×nh n¬i Sa pa lÆng lÏ. Khã ngêi ®äc nµo cã thÓ quªn, viÖc lµm ®Çu tiªn cña anh khi cã kh¸ch lªn th¨m n¬i ë cña m×nh lµ: h¸i mét bã hoa rùc rì s¾c mµu tÆng ngêi con g¸i lÇn ®Çu quen biÕt. Bã hoa cho c« g¸i ,níc chÌ cho «ng ho¹ sü giµ, lµn trøng ¨n ®êng cho hai b¸c ch¸u …TÊt c¶ kh«ng chØ chøng tá ®ã lµ ngêi con trai t©m lý mµ cßn lµ kû niÖm cña mét tÊm lßng sèt s¾ng , tËn t×nh ®¸ng quÝ .
C«ng viÖc vÊt v¶ ,cã nh÷ng ®ãng gãp quan träng cho ®Êt níc nhng ngêi thanh niªn hiÕu kh¸ch vµ s«i næi Êy l¹i rÊt khiªm tèn .Anh c¶m thÊy ®ãng gãp cña m×nh b×nh thêng, nhá bÐ so víi bao ngõ¬i kh¸c. Bëi thÕ anh ngîng ngïng khi «ng ho¹ sü giµ ph¸c th¶o ch©n dung m×nh vµo cuèn sæ ta .Con ngêi khiªm tèn Êy hµo høng giíi thiÖu cho «ng ho¹ sü nh÷ng ngêi kh¸c ®¸ng vÏ h¬n m×nh: “Kh«ng, kh«ng, b¸c ®õng mÊt c«ng vÏ ch¸u, ®Ó ch¸u giíi thiÖu cho b¸c nh÷ng ngêi kh¸c ®¸ng vÏ h¬n: ”§ã lµ «ng kü s ë vên rau vît qua bao vÊt v¶ ®Ó t¹o ra cñ su hµo ngon h¬n , to h¬n. §ã lµ “ngêi c¸n bé nghiªn cøu sÐt, 11 n¨m kh«ng xa c¬ quan lÊy mét ngµy”…Dï cßn trÎ tuæi ,anh thÊm thÝa c¸i nghi· ,c¸i t×nh cña m¶nh ®Êt Sa pa , thÊm thÝa sù hy sinh lÆng thÇm cña nh÷ng con ngêi ®ang ngµy ®ªm lµm viÖc vµ lo nghÜ cho ®Êt nước .
3. Các nhân vật phụ
a. Nhân vật ông hoạ sĩ (nhà văn ẩn mình) xúc động và bối rối bằng sự từng trải nghề nghiệp và khao khát của người nghệ sĩ sáng tạo đi tìm đối tượng của nghệ thuật, ông đã cảm nhận được chính anh là đối tượng ông cần và là nguồn khơi gợi sáng tác, ông cảm thấy nhọc vì những điều anh nói thổi bùng ngọn lửa đam mê công việc như thời trai trẻ và ý tưởng đưa anh vào sáng tác cần nhọc công rất nhiều.
b. Nhân vật cô kĩ sư: Là cô gái hồn nhiên, kín đáo.
Bàng hoàng hiểu thêm về cuộc sống, về con đường mà cô đã lựa chọn.=> Đó là sự bừng dậy của những tình cảm lớn lao, cao đẹp khi người ta gặp được những ánh sáng đẹp đẽ tỏa ra từ cuộc sống, từ tâm hồn của người khác.
c. Bác lái xe.
Rất sôi nổi, là người làm cho câu chuyện thêm sinh động, hấp dẫn.=> Nhân vật bác lái xe, cô kĩ sư góp phần làm nổi bật nhân vật anh TN thêm sinh động.
d. Các nhân vật gián tiếp
Anh bạn ở trạm khí tượng Phan-xi-păng.
Ông kĩ sư vườn rau dưới Sa Pa.
Anh cán bộ nghiên cứu bản đồ sét.
=> Các nhân vật vắng mặt đã thể hiện phẩm chất con người Sa Pa say mê lao động, thầm lặng cống hiến.
=> Góp phần thể hiện chủ đề của tác phẩm, làm sáng đẹp và hoàn thiện hình tượng anh thanh niên.
Phan Xi Păng là ngọn núi cao nhất Việt Nam, cũng là cao nhất trong ba nước Đông Dương nên được mệnh danh là "Nóc nhà Đông Dương" (3.143 m) thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn, về phía tây nam thị trấn Sa Pa, nằm giáp hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu thuộc vùng Tây bắc Việt Nam được hình thành vào thời kỳ tân tiến tạo, kỷ Phấn Trắng - Đại Cổ Sinh cách ngày nay trên 100 triệu năm. Theo tiếng địa phương, núi tên là "Hủa Xi Pan" và có nghĩa là phiến đá khổng lồ chênh vênh.
IV. Các chi tiết tạo nên chất trữ tình của tác phẩm và tác dụng của chất trữ tình ấy
Một trong những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn và góp phần vào thành công của truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” là chất trữ tình
- Chất trữ tình toát lên từ phong cảnh thiên nhiên đẹp và đầy thơ mộng của Sa Pa được miêu tả qua cái nhìn của người họa sĩ già: Hình ảnh thiên nhiên Sa Pa mang vẻ đẹp thơ mộng, độc đáo, kì lạ
+ Đó là nơi núi cao, thác đổ trắng xóa, với mây, nắng, sương đều rất lạ. Sự bắt đầu của Sa Pa là những răng đào ven đường hay những đàn bò lang thang cổ có đeo chuông là đặc trưng hữu tình của cuộc sống muôn màu, muôn vẻ nơi đây. Hình ảnh rừng cây đầu mùa bao bọc lấy nhau “Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung rít trong nắng, những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên nền màu xanh của rừng”. Nhất là vẻ đẹp của nắng khiến cảnh sắc thêm lộng lẫy (“Nắng bây giờ bắt đầu lên tới đốt cháy rừng cây”; “nắng đã mạ bạc cả con đèo, đót cháy rừng câu hừng hực như một bó đuốc lớn. Nắng chiếu làm cho bó hoa càng thêm rực rỡ và làm cho cô gái cảm thấy mình rực rỡ theo”). Người ta cảm thấy như bị cuốn đi theo nhịp chạy của mây hay đầy xúc cảm trong sự cuốn hút của nắng
+ Chỉ là những nét phác họa nhưng cảnh thiên nhiên hiện lên đẹp như những bức tranh, đẹp đến hai lần – cái đẹp tự nhiên của nó và cái đẹp qua tâm hồn người nghệ sĩ của họa sĩ
+ Thiên nhiên đẹp làm nền tôn thêm vẻ đẹp con người nơi đây. Những đỉnh Yên Sơn, Phan-xi-phăng cao vòi vọi gợi nghĩ tới những con người ở tầm cao của sự cống hiến và hi sinh. Cái hừng hực của nắng, của gió gợi đến nhiệt huyết hừng hực cháy của con người lao động nơi đây. Thiên nhiên thơ mộng, trong sáng như tâm hồn những con người ở Sa Pa trong sáng, mộng mơ
- Nhưng chất trữ tình chủ yếu toát lên từ nội dung truyện: Từ cuộc gặp gỡ tình cờ mà để lại nhiều dư vị trong lòng mỗi người, từ những nét đẹp giản dị rất đáng mến của người thanh niên, từ những câu chuyện anh kể về cuộc sống của mình giữa lặng lẽ Sa Pa, và những tình cảm, cảm xúc mới nảy nở của ông họa sĩ, cô kĩ sư đối với anh thanh niên
=> Có thể nói, truyện lặng lẽ Sa Pa có dáng dấp như một bài thơ, chất thơ bàng bạc trong toàn truyện, từ phong cảnh đẹp hết sức thơ mộng của thiên nhiên vùng núi cao đến hình ảnh những con người sống và làm việc trong cái lặng lẽ mà không hề cô độc bởi sự gắn bó của họ đối với đất nước, với mọi người. Tác giả đã tạo được không khí trữ tình cho tác phẩm, nâng cao ý nghĩa và vẻ đẹp của những sự việc, con người rất bình dị được miêu tả trong truyện, nhờ thế mà chủ đề của truyện được rõ nét và sâu sắc hơn
CHIẾC LƯỢC NGÀ
I. Tác giả
Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1932, quê ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Trong kháng chiến chống Pháp, ông tham gia bộ đội, hoạt động ở chiến trường Nam Bộ. Từ sau năm 1945, tập kết ra Bắc Nguyễn Quang Sáng bắt đầu viết văn. Những năm chống Mĩ, ông trở về Nam Bộ tham gia kháng chiến và tiếp tục sáng tác văn học. Tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng thuộc nhiều thể loại : Truyện ngắn có “Con chim vàng”, “Người quê hương”, “Chiếc lược ngà”, “Người đàn bà đức hạnh”, “Vẽ lại bức tranh xưa”…Các tiểu thuyết “Đất lửa”, “Mùa gió chướng”, “Dòng sông thơ ấu” được nhiều độc giả biết đến và đặc biệt là kịch bản phim nổi tiếng “Một thời để nhớ một thời để yêu”. Có lẽ vì sinh ra, lớn lên và hoạt động chủ yếu ở chiến trường miền Nam nên các tác phẩm của ông hầu như chỉ viết về cuộc sống và con người Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến cũng như sau hoà bình.
II. Tác phẩm
1. Hoàn cảnh sáng tác: Được viết năm 1966 khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ và được đưa vào tập truyện cùng tên
2. Khái quát nội dung và nghệ thuật
a. Nội dung: Tình cha con cao đẹp và sâu lắng trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh
b. Nghệ thuật: - Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên hợp lý
- Nghệ thuật miêu tả tâm lý và xây dựng tính cách nhân vật (bé Thu)
3. Tóm tắt
Nội dung văn bản trong SGK là cuộc gặp gỡ của anh Sáu - một người xa nhà đi kháng chiến. Mãi khi con gái lên tám tuổi, anh mới có dịp về thăm nhà, thăm con. Bé Thu - con gái anh không nhận cha , trái lại đã đối xử lạnh nhạt, có lúc vô lễ với cha. Điều đó làm anh Sáu đau lòng, nhưng anh vẫn yêu thương con bằng tình cha con ruột thịt. Sau vài ngày ngắn ngủi sum họp gia đình, anh Sáu phải ra đi. Đến lúc ấy Bé Thu bỗng thay đổi thái độ. Em ôm chặt lấy cha không muốn cha con phải xa nhau .Mọi người ngỡ ngàng sửng sốt. Thì ra mấy ngày trước do nhìn thấy trên mặt anh Sáu có vết sẹo lớn, bé Thu thấy anh không giống cha chụp chung ảnh với mẹ. Nhờ bà ngoại giảng giải, Thu đã hiểu ra mọi chuyện, em cất tiếng gọi “Ba…ba!..” và hẹn “Ba mua cho con một cây lược nghe!”. Ở khu căn cứ, anh Sáu dồn hết tình cảm yêu quí nhớ con vào việc làm một chiếc lược bằng ngà voi để mang về tặng cô con gái bé bỏng. Nhưng trong một cuộc chiến đấu anh đã ngã xuống. Trước lúc nhắm mắt anh còn kịp trao cây lược cho người bạn, gửi về tận tay cho con
III. Phân tích
Truyện được viết theo lời kể qua cái nhìn của ông Ba - nhân vật xưng tôi. Tuy đây là một đề tài khá phổ biến trong văn chương nhưng chính vì thế mà giá trị nhân văn của truyện càng trở nên sâu sắc.
Truyện xoay quanh một kỉ vật đơn sơ mà vô giá ấy là chiếc lược ngà. Nhưng suốt cả câu chuyện, suốt những quãng đời, suốt cả cuộc đời ấy chỉ có một tiếng kêu, một tiếng kêu bình dị và thiêng liêng bậc nhất cõi đời này: tiếng cha!. Câu chuyện “Chiếc lược ngà” đã kể lại thật cảm động về cuộc gặp gỡ và những tình cảm của cha con anh Sáu. Hình ảnh anh Sáu đã để lại trong lòng người đọc nỗi cảm thông, yêu mến và những ấn tượng sâu sắc.Cũng như bao người khác anh Sáu đi theo tiếng gọi của quê hương đã lên đường chiến đấu, để lại người vợ và
File đính kèm:
- ON TAP TRUYEN HIEN DAI.doc