Giáo án ôn thi tốt nghiệp môn Địa lí năm 2010 - Các đề thi tốt nghiệp môn địa lí các năm

Đề bài

I. Phần bắt buộc (5 điểm)

Câu 1 (3,5 điểm)

Cho bảng số liệu sau đây:

Bình quân sản lượng lúa theo đầu người ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 1985-2000 (đơn vị: kg/người).

Vùng 1985 1990 19965 2000

Đồng bằng sông Hồng 223 260 321 387

Đồng bằng sông Cửu Long 503 694 760 1.020

a) Vẽ biểu đồ hình cột so sánh bình quân sản lượng lúa theo đầu người của đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long trong thời kỳ 1985-2000.

b) Nhận xét bình quân sản lượng lúa theo đầu người của hai vùng trong thời kỳ kể trên.

c) Giải thích vì sao bình quân sản lượng lúa theo đầu người ở đồng bằng sông Cửu Long luôn cao hơn so với đồng bằng sông Hồng.

Câu 2 (1,5 điểm)

Cho bảng số liệu sau đây:

Dân số nước ta phân theo nhóm tuổi năm 1979 và năm 1999 (đơn vị: %)

 

doc10 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 531 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ôn thi tốt nghiệp môn Địa lí năm 2010 - Các đề thi tốt nghiệp môn địa lí các năm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN IV. CÁC ĐỀ THI TỐT NGHIỆP MÔN ĐỊA LÍ CÁC NĂM ĐỀ THI TNTHPT NĂM 2003 Đề bài I. Phần bắt buộc (5 điểm) Câu 1 (3,5 điểm) Cho bảng số liệu sau đây: Bình quân sản lượng lúa theo đầu người ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 1985-2000 (đơn vị: kg/người). Vùng 1985 1990 19965 2000 Đồng bằng sông Hồng 223 260 321 387 Đồng bằng sông Cửu Long 503 694 760 1.020 a) Vẽ biểu đồ hình cột so sánh bình quân sản lượng lúa theo đầu người của đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long trong thời kỳ 1985-2000. b) Nhận xét bình quân sản lượng lúa theo đầu người của hai vùng trong thời kỳ kể trên. c) Giải thích vì sao bình quân sản lượng lúa theo đầu người ở đồng bằng sông Cửu Long luôn cao hơn so với đồng bằng sông Hồng. Câu 2 (1,5 điểm) Cho bảng số liệu sau đây: Dân số nước ta phân theo nhóm tuổi năm 1979 và năm 1999 (đơn vị: %) Năm Tổng số Chia ra 0-14 tuổi 15-59 tuổi 60 tuổi trở lên 1979 100 42,5 50,4 7,1 1999 100 33,5 58,4 8,1 Nhận xét sự thay đổi cơ cấu dân số nước ta trong thời kỳ 1979-1999. Giải thích nguyên nhân sự thay đổi đó. II. Phần tự chọn (5 điểm). Thí sinh chọn một trong hai đề sau: Đề 1: Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam phần công nghiệp chung và những kiến thức đã học, hãy trình bày: a) (2,5 điểm). Sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ở vùng đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận: - Mức độ tập trung công nghiệp. - Kể tên các trung tâm công nghiệp ở đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận. - Từ Hà Nội công nghiệp tỏa đi theo những hướng nào ? Các ngành chuyên môn hóa chủ yếu của từng trung tâm công nghiệp, cụm công nghiệp. b) (2,5 điểm). Những nhân tố nào ảnh hưởng đến sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ở đồng bằng sông Hồng? Đề 2 Câu 1 (4 điểm) Trình bày thế mạnh và khó khăn trong việc khai thác, chế biến khoáng sản và thủy điện ở vùng trung du và miền núi phía Bắc nước ta. Câu 2 (1 điểm) Việc phát huy các thế mạnh ở vùng trung du và miền núi phía Bắc có ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội và quốc phòng như thế nào ? (Thí sinh được mang Atlat Địa lý Việt Nam vào phòng thi) Đáp án I. Phần Bắt Buộc: Câu 1: Nhận xét: - Nhìn chung bình quân sản lượng lúa theo đầu người ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long luôn tăng trong thời kỳ 1985 - 2000. - Ở đồng bằng sông Hồng: từ 1985 đến năm 2000, bình quân sản lượng lúa theo đầu người tăng 164 kg và tăng 1,69 lần. - Ở đồng bằng sông Cửu Long: từ năm 1985 đến năm 2000, bình quân sản lượng lúa theo đầu người tăng 517kg và tăng 2,03 lần. Như vậy, bình quân sản lượng lúa ở đồng bằng sông Cửu Long tăng nhanh hơn bình quân sản lượng theo đầu người ở đồng bằng sông Hồng. - Bình quân sản lượng lúa ở đồng bằng sông Cửu Long luôn cao hơn bình quân sản lượng lúa theo đầu người ở đồng bằng sông Hồng. Giải thích: Bình quân sản lượng lúa ở đồng bằng sông Cửu Long luôn cao hơn so với đồng bằng sông Hồng vì: - Diện tích gieo trồng lúa ở đồng bằng sông Cửu Long (gần 4 triệu ha) lớn hơn diện tích gieo trồng lúa ở đồng bằng sông Hồng (1 triệu ha) - Năm 1999. - Sản lượng lúa ở đồng bằng sông Cửu Long lớn hơn sản lượng lúa ở đồng bằng sông Hồng (16,3 triệu tấn; 6,1 triệu tấn - năm 1999). - Mật độ dân số ở đồng bằng sông Hồng (1.180 người / km2) lớn hơn mật độ dân số ở đồng bằng sông Cửu Long (406 người/km2) (năm 1999) Câu 2: - Nhìn chung cơ cấu dân số nước ta phân theo nhóm tuổi năm 1979 và 1999 không đều và thay đổi qua 2 năm. Nhóm tuổi 15-59 luôn chiếm tỷ lệ cao, kế đó là nhóm tuổi 0-14 và chiếm tỷ lệ nhỏ nhất là nhóm tuổi từ 60 tuổi trở lên. - Sự thay đổi cơ cấu dân số theo nhóm tuổi từ năm 1979 đến 1999: + Nhóm tuổi 0-14: tỷ lệ từ 42,5% còn 33,5% giảm 9%. + Nhóm tuổi 15-59: tỷ lệ từ 50,4% tăng lên 58,4% tăng 8%. + Nhóm tuổi từ 60 trở lên: tỷ lệ từ 7,1% tăng lên 8,1% tăng 1%. - Giải thích: * Nhóm tuổi 0-14: tỷ lệ giảm do kết quả của việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình, giảm tỷ lệ gia tăng dân số. * Nhóm tuổi 15-59: tỷ lệ tăng vì từ 1979 đến 1999 lớp tuổi 0-14 đã chuyển sang lớp tuổi 15-59. * Nhóm tuổi từ 60 tuổi trở lên tỷ lệ tăng vì cuộc sống ngày càng được nâng cao, y tế phát triển, tuổi thọ trung bình của nhân dân ta tăng nên tỷ lệ người lớn tuổi cao. Kết cấu dân số theo độ tuổi qua 2 năm trên thì dân số nước ta là dân số trẻ nhưng ngày càng già đi. II. Phần Tự Chọn: Đề 1: a) Sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ở vùng đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận - Mức độ tập trung công nghiệp: đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp theo lãnh thổ vào loại cao nhất trong cả nước - Tên các trung tâm công nghiệp ở đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận (Atlat địa lý Việt Nam) Quy mô Lớn Trung bình Nhỏ Hà Nội Hạ Long Thái Nguyên Hải Phòng Việt Trì Nam Định - Từ Hà Nội, công nghiệp tỏa đi theo các hướng với các ngành chuyên môn hóa chủ yếu của từng trung tâm công nghiệp, cụm công nghiệp. + Hải Phòng - Thành phố Hạ Long - Cẩm Phả: Cơ khí, khai thác than. + Đáp Cầu - Bắc Giang: Vật liệu xây dựng, phân hóa học. + Đông Anh - Thái Nguyên: Cơ khí, luyện kim. + Việt Trì - Lâm Thao - Phú Thọ: Hóa chất, giấy. + Hà Đông - Hòa Bình: Thủy điện. + Nam Định - Ninh Bình - Thanh Hóa: Dệt, điện, xi măng. b) Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ở đồng bằng sông Hồng: Sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ở đồng bằng sông Hồng là kết quả tác động của nhiều nhân tố: tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động có tay nghề, kết cấu hạ tầng và vị trí địa lý tương đối thuận lợi. - Tài nguyên thiên nhiên: than nâu, khí đốt, có nguồn nguyên liệu nông sản tại chỗ, tài nguyên biển phong phú (vịnh Bắc Bộ). - Đồng bằng sông Hồng là nơi có dân cư đông, nguồn lao động dồi dào và phần lớn lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật (Hà Nội là thủ đô, là trung tâm văn hóa, giáo dục lớn, có nhiều trường cao đẳng, đại học). - Kết cấu hạ tầng của vùng phát triển khá cao với Hà Nội là đầu mối giao thông vận tải lớn với nhiều tuyến đường ôtô, đường sắt quan trọng đi qua vùng, có cảng Hải Phòng, sân bay quốc tế Nội Bài. - Vị trí địa lý của vùng thuận lợi. + Giáp với Trung du và miền núi phía Bắc: giàu tài nguyên khoáng sản, nguồn thủy năng lớn. + Giáp Bắc Trung Bộ là vùng có cơ cấu ngành kinh tế đa dạng. + Giáp vịnh Bắc Bộ: có tài nguyên biển phong phú. Đề 2: Câu 1: Thế mạnh và khó khăn trong việc khai thác, chế biến khoáng sản và thủy điện ở vùng trung du và miền múi phía Bắc nước ta. 1- Khai thác và chế biến khoáng sản: a) Thế mạnh: + Trung du và miền núi phía Bắc là vùng có khoáng sản phong phú, đa dạng nước ta. * Vùng Đông Bắc: - Khoáng sản năng lượng: than đá. Các mỏ than tập trung chủ yếu ở khu Đông Bắc (Quảng Ninh, Na Dương, Thái Nguyên). Vùng than Quảng Ninh (trữ lượng thăm dò 3 tỉ tấn, chủ yếu là than antraxit) là vùng than lớn bậc nhất và chất lượng tốt nhất Đông Nam Á. Năm 1998, sản lượng khai thác khoảng 10 triệu tấn, trong đó xuất khẩu khoảng 3 triệu tấn. Nguồn than khai thác còn dùng làm nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện. - Khoáng sản kim loại: * Sắt: Yên Bái * Thiếc và Bôxit: Cao Bằng. * Kẽm, Chì: Chợ Điền (Bắc Cạn). * Đồng, Vàng: Lào Cai. * Thiếc: Tĩnh Túc (Cao Bằng): sản xuất 1000 tấn thiếc. - Khoáng sản phi kim loại: Apatit (Lào Cai) mỗi năm khai thác khoảng 600.000 tấn quặng để sản xuất phân lân. * Vùng Tây Bắc: Có một số mỏ khá lớn như mỏ quặng đồng - niken (Sơn La), đất hiếm (Lai Châu). b) Khó khăn: - Các vỉa quặng thường nằm sâu nên việc khai thác đòi hỏi phải có các phương tiện hiện đại và chi phí cao. - Đa số các mỏ lại ở nơi mà kết cấu hạ tầng, giao thông vận tải chưa phát triển. 2- Thủy điện: a) Thế mạnh: - Trữ năng thủy điện của vùng rất lớn: hệ thống sông Hồng chiếm hơn 1/3 trữ năng thủy điện cả nước (11 triệu Kw), riêng sông Đà chiếm gần 6 triệu Kw. - Đã xây dựng các nhà máy thủy điện: * Thác Bà trên sông Chảy (110 nghìn Kw). * Hòa Bình trên sông Đà (1,9 triệu Kw). - Dự kiến xây dựng một số nhà máy thủy điện: * Sơn La trên sông Đà (3,6 triệu Kw). * Đại Thị trên sông Gâm (250 nghìn Kw). - Việc phát triển thủy điện sẽ tạo ra động lực mới cho sự phát triển của vùng, nhất là việc khai thác và chế biến khoáng sản trên cơ sở nguồn điện rẻ và dồi dào. b) Khó khăn: Việc xây dựng những công trình kỹ thuật lớn như các nhà máy thủy điện sẽ tạo ra những thay đổi lớn của môi trường. Câu 2: Việc phát huy các thế mạnh ở trung du và miền núi phía Bắc có ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội và quốc phòng rất to lớn vì: - Trung du và miền núi phía Bắc giáp với Thượng Lào và phía Nam Trung Quốc, có thể giao lưu thuận lợi bằng đường sắt, đường ôtô với các tỉnh phía Nam Trung Quốc qua các cửa khẩu Lạng Sơn, Lào Cai, Móng Cái. - Trung du và miền núi phía Bắc là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người (Tày, Nùng, Thái, Mường, Dao, Mông ...). Việc phát triển kinh tế ở vùng cũng góp phần nâng cao đời sống của các dân tộc ít người. - Có Việt Bắc là cái nôi của cách mạng, có Điện Biên Phủ lịch sử nên việc phát triển của vùng còn có ý nghĩa chính trị sâu sắc. ĐỀ THI TNTHPT NĂM 2006 I. PHẦN BẮT BUỘC (5,0 điểm) Câu 1 (3,0 điểm). Cho bảng số liệu: Cơ cấu sử dụng lao động theo ngành kinh tế nước ta (Đơn vị %) 1989 2003 Nông - lâm - ngư nghiệp 71,5 59,6 Công nghiệp - xây dựng 11,2 16,4 Dịch vụ 17,3 24,0 a, Vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu sử dụng lao động theo ngành kinh tế năm 1989 và 2003. b, Nhân xét sự thay đổi cơ cấu sử dụng lao động theo ngành kinh tế nước ta qua hai năm trên. c. Giải thích sự thay đổi đó. Câu 2 (2 điểm): Dựa vào bảng số liệu: Số dân và sản lượng lúa nước ta Năm 1981 1986 1988 1990 1996 1999 2003 Số dân (triệu người) 54,9 61,2 63,6 66,2 75,4 76,3 80,9 Sản lượng (triệu tấn) 12,4 16,0 17,0 19,2 26,4 31,4 34,6 a, Tính sản lượng lúa bình quân đầu người qua các năm (kg/người) b, Qua bảng số liệu và kết quả tính toán, hãy nhận xét sự gia tăng dân số, sản lượng lúa và sản lượng lúa bình quân đầu người trong thời gian trên. II. PHẦN TỰ CHỌN (5,0 điểm) Thí sinh chọn một trong hai đề sau: ĐỀ I Câu 1 (3,5 điểm) Trình bày những thuận lợi về điều kiện tự nhiên để phát triển cây cà phê ở Tây Nguyên. Nếu tình hình sản xuất và phân bố cây cà phê trong vụng. Các biện pháp để phát triển ổn định cây cà phê ở vụng này? Câu 2 (1,5 điểm) Việc làm đang là một vấn đề kinh tế - xã hội gay gắt ở nước ta hiện nay, hãy: a, Chứng minh nhận định trên. b, Việc tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài có tác động tích cực gì tới vấn đề giải quyết việc làm hiện nay ở nước ta? Đề II Dựa vào Át lát Địa lí Việt Nam (Bản đồ công nghiệp chung, Bản đồ công nghiệp năng lượng) và kiến thức đã học, hãy: 1,(2,5 điểm). Xác định quy mô và kể tên các ngành của từng trung tâm công nghiệp ở Đông Nam Bộ. 2, (0,5 điểm). Kể ten các nhà máy thuỷ điện và nhiệt điện trong vụn Đông Nam Bộ. 3,(2,0 điểm). So sánh sự giống nhau và khác nhau về quy mô, cơ cấu ngành của hai trung tâm công nghiệp Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Giải thích về sự khác nhau đó. BÀI GIẢI GỢI Ý MÔN ĐỊA LÝ PHẦN BÀI TẬP BẮT BUỘC Câu 1: a. Vẽ biểu đồ; Hai biểu đồ hình tròn (không cần bán kính khác nhau) Yêu cầu: + Có số liệu ghi trong biểu đồ + Kí hiệu 3 nhóm ngành chung cho 2 năm + Chú giải + Tên biểu đồ b. Nhận xét: Có sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành kinh tế: + Nông - lâm - ngư nghiệp có xu hướng giảm 14,1% từ 71, 5% ( 1989) xuống 59,6% (1999). + Công nghiệp tăng 5,2% (từ 11.2 -> 16.4%) + Dịch vụ tăng mạnh: 16.7% (từ 17.3 -> 24%) Tỉ lệ lao động ở ngành nông - lâm - ngư nghiệp còn cao: năm 2003 chiếm 59,6% c. Giải thích: Sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành là do kết quả tác động của quá trình CNH - HĐH đất nước. Tuy nhiên sự chuyển dịch này còn chậm, lao động trong nông - lâm - ngư nghiệp còn cao vì nước ta đang ở trong giai đoạn dầu của quá trình CNH - HĐH đất nước Câu 2: a. Sản lượng lúa bình quân theo đầu người: Năm 1981 1986 1988 1990 1996 1999 2003 Bình quân lúa (kg/ người) 225.8 261.4 267.2 290.0 350.1 411.5 427.6 b. Nhận xét Số dân: Dân số nước ta thời kỳ 1981 - 2003 tăng 1,47 lần (do kết quả của công tác dân số KHH GĐ) Sản lượng lúa thời kỳ 1989 - 2003 tăng nhanh 2.8 lần (do sự mở rộng diện tích và đẩy mạnh trình độ thân canh, áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật...) Bình quân lúa theo đầu người 1989 - 2003 tăng 1,9 lần( Bình quân lúa theo đầu người nước ta tăng nhanh là do tốc độ tăng của sản lượng lúa cao hơn dân số). II. PHẦN TỰ CHỌN ( 5 điểm) Đề I: Câu 1: a.Trình bày những thuận lợi về điều kiện tự nhiên để phát triển cây cà phê ở Tây Nguyên: Đất: Diện tích đất đỏ bazan lớn nhất cả nước, có tầng phong hoá dày, giàu chất dinh dưỡng, phân bố trên bề mặt rộng lớn và tương đối bằng phẳng -> thuận lợi cho việc thành lập các nông trường cây công nghiệp với quy mô lớn. Khí hậu: + Tài nguyên khí hậu cận xích đạo có hai mùa mưa và mùa khô rõ rệt. Mùa khô kéo dài từ 4 - 5 tháng thuận lợi cho việc phơi sấy sản phẩm cây công nghiệp. + Do ảnh hưởng của địa hình nên khí hậu có sự phân hóa theo đai cao . Từ 400 - 500m khí hậu nhiệt đới . Trên 1000m có khí hậu mát mẻ => thuận lợi trồng nhiều loại cây cà phê khác nhau như cà phê chè, mít, vối. b. Tình hình sản xuất và phân bố cây cà phê: Diện tích: 290.000ha chiếm 4/5 cả nước. (Riêng Đắc Lắc có 1700ha cà phê lớn nhất trong vùng) Sản lượng: trên 700.000 tấn chiếm 89 % cả nước. Phân bố: + Cà phê chè: được trồng trên các cao nguyên tương đối cao, khí hậu mát hơn: GiaLai, Kon Tum, Lâm Đồng + Cà phê vối được trồng ở những vùng khí hậu nóng chủ yếu ở Đắc Lắc c. Các biện pháp để ổn định cây cà phê ở vùng này: + Đầu tư cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng. + Đảm bảo vấn đề lương thực, thực phẩm cho nhân dân. + Đẩy mạnh dự án đầu tư với nước ngoài về cây cà phê, xây dựng thương hiệu cà phê Tây Nguyên. + Đảm bảo vấn đề thị trường và giá cả Câu 2: Việc làm là một vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta a.Chứng minh: + Năm 1998 cả nước có 9,4 triệu người thiếu việc làm và 856 nghìn người thất nghiệp, tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn là 28,2%. Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị là 6,8%. b.Vấn đề thu hút đầu tư nước ngoài có tác dụng to lớn với việc giải quyết việc làm ở nước ta hiện nay: + Thu hút đầu tư nước ngoài sẽ tạo nên sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đảy mạnh phát triển CN và dịch vụ vì vậy sẽ tạo nên sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành, tăng tỉ lệ lao động ở khu vực CN - XD, dịch vụ, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động. Đề II: Dựa vào Átlát Việt Nam (bản đồ CN chung, CN năng lượng) và những kiến thức đã học 1. Xác định quy mô và kể tên các ngành của từng trung tâm CN ở ĐNB. TTCN Quy mô Ngành CN TP. Hồ Chí Minh Rất lớn > 50 nghìn tỉ đổng LKđem, LK màu, Cơ khí, Sản xuất ô tô, Đóng tàu, CB nông sản, VLXD, Điện tử, Hoá chất, Dêt may, Nhiệt điện, Sản xuất giấy và xenlulô. Biên Hoà Lớn: 10 - 50 nghìn tỉ đồng Điện tử, hoá chất, VLXD, Cơ khí, Sản xuẩt giấy, CB nông sản, Dệt may Vũng Tàu Lớn: 10 - 50 nghìn tỉ đồng Khai thác dầu mỏ, khai thác khí đốt, luyện kim đen, nhiệt điện, VLXD, Cơ khí,CB nông sản, Dệt may, Đóng tàu. Thủ Dầu Một Vừa 3- 9.9 nghìn tỉ đồng Điện tử, cơ khí, hoá chất, Dệt may, SX giấy và xenlulo, Cơ khí, VLXD 2. Các nhà máy nhiệt điện, thuỷ điện của vùng Đông Nam Bộ: * Nhà máy nhiệt điện: - Công suất: > 1000MW: Phú Mỹ - Công suất: <1000 MW: Bà Rịa, Thủ Dầu * Nhà máy thuỷ điện: - Công suất trên < 1000MW Thuận An, Thác Mơ, Hàm Thuận, Cần Đơn. 3. Sự giống và khác nhau của hai trung tâm công nghiệp Hà Nội và TPHCM. a. Giống nhau: Đều là hai trung tâm công nghiệp có quy mô lớn với cơ cấu ngành đa dạng tập trung nhiều ngành công nghiệp then chốt quan trọng. b. Khác nhau: - TP. Hồ Chí Minh: Là trung tâm công nghiệp có quy mô lớn nhất cả nước (>50 nghìn tỉ đồng); có nhiều công nghiệp hơn (12 ngành) * Giải thích: - TP. Hồ Chí Minh có vị trí địa lí thuận lợi, là đầu mối giao thông tập trung tất cả các loại hình vận tải (có cảng hàng không và cảng biển lớn nhất) - Gần các vùng nguyên liệu (Tây Nguyên, ĐBSCL...) - Có các cơ sở CN và các vệ tinh quan trọng với quy mô lớn như: Biên Hoà, Vũng Tàu ... - Lao động có trình độ chuyên môn, tay nghề cao, năng động thích ứng nhanh với cơ chế thị trường. - Dự án đầu tư nước ngoài sớm nhất và lớn nhất cả nước. ĐỀ THI TNTHPT NĂM 2009 PHẦN A. ĐỀ THI I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (8,0 điểm) Câu I (3,0 điểm)       1. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày những đặc điểm chính của địa hình vùng núi Tây Bắc. Những đặc điểm đó ảnh hưởng đến sự phân hóa khí hậu vùng này như thế nào?       2. Cho bảng số liệu : Diện tích và dân số một số vùng nước ta năm 2006 Vùng Đồng bằng sông Hồng Tây Nguyên Đông Nam Bộ Dân số (nghìn người) 18208 4869 12068 Diện tích (km2) 14863 54660 23608       a) Hãy tính mật độ dân số của từng vùng theo bảng số liệu trên.       b) Tại sao Tây Nguyên có mật độ dân số thấp? Câu II (2,0 điểm)       Cho bảng số liệu Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp nước ta phân theo nhóm ngành (đơn vị : %) Nhóm ngành Năm Chế biến Khai thác Sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước Tổng 2000 79,0 13,7 7,3 100,0 2005 84,8 9,2 6,0 100,0       1. Vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp nước ta theo bảng số liệu trên.       2. Dựa vào bảng số liệu, hãy nhận xét sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp nước ta năm 2005 so với năm 2000. Câu III (3,0 điểm)       1. Phân tích những thuận lợi, khó khăn về tài nguyên thiên nhiên đối với việc phát triển nông nghiệp của Trung du và miền núi Bắc Bộ.       2. Trình bày thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng. II. PHẦN RIÊNG (2,0 điểm)        Thí sinh học chương trình nào thì chỉ được làm câu dành riêng cho chương trình đó (câu IV.a hoặc câu IV.b) Câu IV.a. Theo chương trình Chuẩn (2,0 điểm)       Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:       1. Kể tên các vùng nông nghiệp có cà phê là sản phẩm chuyên môn hóa của vùng.       2. Giải thích tại sao cây cà phê lại được trồng nhiều ở các vùng đó. Câu IV.b. Theo chương trình Nâng cao (2,0 điểm)       1. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, hãy kể tên các trung tâm công nghiệp nhỏ ở Đồng bằng sông Cửu Long.       2. Tóm tắt tình hình tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) của nước ta từ năm 1990 đến nay. PHẦN B. ĐÁP ÁN I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8 điểm) Câu I (3 điểm) Câu I.1 (Lưu ý: khi sử dụng Atlat yêu cầu các thí sinh phải nêu rõ tên bản đồ và trang Atlat sử dụng để phân tích) a. Đặc điểm chính của địa hình vùng núi Tây Bắc: - Vùng núi Tây Bắc nằm giữa sông Hồng và sông Cả. - Địa hình cao nhất nước ta với độ cao trung bình trên 1000m. - Địa hình chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam: + Phía đông là dãy núi cao đồ sộ Hoàng Liên Sơn có đỉnh Phanxipăng 3143 m. + Phía tây là địa hình núi trung bình của các dãy núi chạy dọc theo biên giới Việt – Lào. + Ở giữa là các dãy núi, các sơn nguyên và cao nguyên đá vôi. + Giữa các dãy núi là các thung lũng sông cùng hướng (sông Đà, sông Mã, sông Chu). - Địa hình bị chia cắt mạnh b. Những đặc điểm của địa hình ảnh hưởng đến sự phân hóa khí hậu của vùng Tây Bắc: - Hướng núi Tây bắc – đông nam của Hoàng Liên Sơn làm giảm ảnh hưởng của  gió mùa  Đông Bắc. - Đây là miền địa hình duy nhất ở nước ta có đủ 3 đai cao, khí hậu phân hóa theo độ cao thuận lợi để phát triển chăn nuôi đại gia súc, cây công nghiệp, cây dược liệu. - Là vùng thiếu nước vào mùa đông. Câu I.2: a. Bảng xử lý số liệu về mật độ dân số giữa các vùng. Mật độ dân số của một số vùng nước ta năm 2006 Đơn vị (người/km2) Vùng Mật độ dân số Đồng bằng sông Hồng 1225 Tây Nguyên 89 Đông Nam Bộ 511 b. Giải thích mật độ dân số của Tây Nguyên. Trong 3 vùng mật độ dân số Tây Nguyên thấp nhất (89 người/km2) do nhiều nguyên nhân: - Diện tích lớn nhất trong cả 3 vùng nhưng qui mô lại nhỏ nhất trong 3 vùng. - Nguyên nhân dân cư tập trung ít: trình độ phát triển kinh tế còn thấp, quá trình đô thị hóa diễn ra còn rất chậm, địa hình cao, giao thông kém phát triển. Câu II (2 điểm) 1. Vẽ biểu đồ: - Vẽ hai vòng tròn, vòng tròn năm 2005 có diện tích lớn hơn vòng tròn năm 2000. Ghi năm dưới 2 vòng tròn, tên biểu đồ, chú thích. 2. Nhận xét: - Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp có sự chuyển dịch qua 2 năm: + Công nghiệp chế biến tăng từ 79% lên 84,8%: tăng 5,8% + CN khai thác giảm từ 13,7% xuống 9,2%: giảm 4,5% + CN sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước giảm từ 7,3% xuống 6%: giảm 1,3% - Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp: do tốc độ tăng không đều giữa các ngành. Trong 3 ngành, CN chế biến có quy mô giá trị sản lượng lớn nhất và tăng nhanh nhất. Câu III (3 điểm)  Câu III.1. Những thuận lợi, khó khăn về tài nguyên thiên nhiên đối với việc phát triển nông nghiệp của Trung du và miền núi Bắc Bộ. a. Thuận lợi: - Đất đai: đất feralit vùng núi cao bao gồm nhiều loại (trên nền đá vôi, đá phiến, các loại đá mẹ khác) và vùng trung du có đất phù sa cổ phù hợp với các loại cây công nghiệp lâu năm và ngắn ngày. Dọc theo thung lũng của các con sông của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình thích hợp cho các loại cây lương thực, thực phẩm. - Khí hậu: Nhiệt đới ẩm gió mùa và có mùa đông lạnh nhất nước ta rất thuận lợi để phát triển một nền nông nghiệp với cây trồng vật nuôi phong phú và đa dạng với nhiều loài có nguồn gốc cận nhiệt đới và ôn đới. - Nguồn nước: Với mạng lưới sông lớn và dày đặc tạo nguồn nước tưới dồi dào và diện tích mặt nước lớn phục vụ cho nuôi trồng thủy sản. - Địa hình: Trên độ cao 600 – 700 m có đồng cỏ xanh tươi quanh năm, thuận lợi cho chăn nuôi gia súc lớn. - Phía đông của vùng giáp vịnh Bắc Bộ, là điều kiện thuận lợi cho đánh bắt và nuôi trồng hải sản. b. Khó khăn: - Là vùng địa hình cao nhất nước ta nhưng độ che phủ của rừng chưa tương xứng (khoảng 20%), tình trạng xói mòn, rửa trôi còn diễn ra phổ biến. - Là vùng có khí hậu diễn biến phức tạp do tác động của gió mùa Đông Bắc (tính thất thường, sương muối, sương giá, rét hại, rét đậm), đặc biệt là hiện tượng thiếu nước về mùa đông làm cho khả năng mở rộng diện tích và nâng cao năng suất cây trồng còn gặp nhiều khó khăn. - Phần lớn đồng cỏ là cỏ tạp, hiệu quả không cao cho chăn nuôi gia súc lớn. - Tình trạng lũ quét diễn ra thường xuyên do hệ thống sông ở địa hình cao và dốc. Câu III.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở đồng bằng sông Hồng: a. Đặc điểm chung về sự chuyển dịch: Cơ cấu kinh tế theo ngành ở đồng bằng sông Hồng có sự chuyển biến theo hướng tích cực. - Cơ cấu giá trị khu vực 1 có xu hướng giảm - Cơ cấu giá trị khu vực 2, khu vực 3 có xu hướng tăng. b. Sự chuyển dịch trong nội bộ của từng khu vực. - Trong khu vực 1: giảm tỉ trọng trồng trọt, tăng tỉ trọng chăn nuôi và thủy sản. Trong ngành trồng trọt xu hướng mở rộng cây thực phẩm, cây ăn quả, cây công nghiệp. - Trong khu vực 2: giảm tỉ trọng các ngành công nghiệp khai thác. Tỉ trọng có xu hướng tăng ở các ngành công nghiệp chế biến lương thực – thực phẩm, ngành dệt và giày da, ngành sản xuất vật liệu xây dựng, ngành cơ khí – kỹ thuật điện – điện tử. - Trong khu vực 3: các ngành dịch vụ gắn liền với quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa và hiện đại hóa của đồng bằng sông Hồng, tỉ trọng có xu hướng tăng, đặc biệt là ngành du lịch. II. Phần riêng (2 điểm) Câu IV a. Theo chương trình chuẩn: (2 điểm) 1. Các vùng nông nghiệp có cà phê là sản phẩm chuyên môn hóa của vùng: - Tây nguyên là vùng chuyên canh cà phê lớn nhất cả nước. - Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh cà phê đứng thứ hai trong cả nước. 2. Giải thích cây cà phê được trồng nhiều - Cây cà phê là loại cây nhiệt đới thích hợp với điều kiện khí hậu ở Tây nguyên và Đông Nam Bộ. - Cây cà phê thích hợp trên nền đất đỏ bazan. Tây nguyên và Đông Nam Bộ là hai vùng có diện tích đất đỏ bazan dẫn đầu cả nước. - Cây cà phê ưa sống trên những vùng có độ cao lớn. Tây Nguyên và Đông Nam bộ có độ cao trung bình khoảng 500m. Câu IV b. Theo chương trình nâng cao: (2 điểm) 1. Các trung tâm công nghiệp nhỏ ở Đồng bằng sông Cửu Long: Tân An, Mỹ Tho, Sóc Trăng, Cần Thơ, Long Xuyên, Hà Tiên, Kiên Giang, Cà Mau, trong đó Cần Thơ là trung tâm công nghiệp quan trọng nhất. (dựa vào atlat năm 2006). 2. Tình hình tăng trưởng sản phẩm GDP của nước ta từ năm 1990 đến nay: - Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam tăng liên tục đều từ 1990 đến nay. Tốc độ tăng trưởng GDP của nước ta từ năm 1987 – 2004 tăng 6,9% chỉ đứng sau Singapore (7%). -  Tốc độ tăng trưởng GDP không đều do bị tác động bởi cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1997 và năm 2008. - Tốc độ tăng trưởng GDP là kết quả của công cuộc công nghiệp hóa  - hiện đại hóa đất nước và hội nhập vào nền kinh tế thế giới.

File đính kèm:

  • docPHAN IV-DE THI CAC NAM.doc