Giáo án ôn tốt nghiệp Địa lý 12 Tiết10: Cơ cấu ngành công nghiệp vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm

Tiết:10

CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP

VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

Hệ thống kiến thúc về :

- Cơ cấu ngành công nghiệp.

- Vấn đề phát triển một số nghành công nghiệp trọng điểm

2. Kĩ năng

- Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để khai thác kiến thức có liên quan

- Rèn luyện kĩ năng trả lời các câu hỏi có liên quan dến nội dung kiến thức

II.THIẾT BỊ DẠY HỌC

- Atlat Địa lí Việt Nam

- Tài liệu hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp

 

doc10 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 654 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ôn tốt nghiệp Địa lý 12 Tiết10: Cơ cấu ngành công nghiệp vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : Ngày dạy:12b12c. Tiết:10 CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Hệ thống kiến thúc về : - Cơ cấu ngành công nghiệp. - Vấn đề phát triển một số nghành công nghiệp trọng điểm 2. Kĩ năng - Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để khai thác kiến thức có liên quan - Rèn luyện kĩ năng trả lời các câu hỏi có liên quan dến nội dung kiến thức II.THIẾT BỊ DẠY HỌC - Atlat Địa lí Việt Nam - Tài liệu hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp III. TIẾNTRÌNH ÔN TẬP 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra đề cương của học sinh 2. Bài mới Hoạt động của GV- HS Nội dung chính Hoạt động 1: Hệ thống lại kiến thức cơ bản GV yêu cầu HS hệ thống lại kiến thức cơ bản của bài HS trình bày, GV ghi lại nội dung kiến thức GV bổ xung, và chuẩn kiến thức. Hoạt động 2: Rèn luyện kĩ năng làm bài GV đưa ra hệ thông câu hoi, hướng dẫn HS làm đề cương Câu 1 và câu 2. A. Kiến thức cơ bản I. Cơ cấu ngành công nghiệp 1. Cơ cấu theo ngành * Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta tương đối đa dạng với khá đầy đủ các ngành quan trọng thuộc 3 nhóm chính: Công nghiệp khai thác, Công nghiệp chế biến, Công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước; với 29 ngành khác nhau. * ngành công nghiệp trọng điểm là: những ngành có thế mạnh lâu dài, mang lại hiệu quả kinh tế cao, và có tác động mạnh mẽ đến việc phát triển cácngành kinh tế khác. Xu hướng chuyển dịch: + Tăng tỉ trọng nhóm ngành công nghiệp chế biến. + Giảm tỉ trọng nhóm ngành công nghiệp khai thác và công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước. 2. Cơ cấu CN theo lãnh thổ: a/Hoạt động công nghiệp tập trung chủ yếu ở một số khu vực: +ĐBSH & vùng phụ cận + Ở Nam Bộ +DHMT -Vùng núi: công nghiệp chậm phát triển, phân bố phân tán, rời rạc. 3. Cơ cấu công nghiệp theo thành phần KT: - Các thành phần tham gia SX công nghiệp : + khu vực Nhà nước, +khu vực ngoài Nhà nước +khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. -> Các thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động công nghiệp ngày càng được mở rộng. -Xu hướng chung: + giảm tỷ trọng khu vực Nhà nước + tăng tỷ trọng khu vực ngoài Nhà nước, đặc biệt là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. II. Một số ngành công nghiệp trọng điểm : Công nghiệp năng lượng: Công nghiệp khai thác nguyên nhiên liệu: + Công nghiệp khai thác than: + Công nghiệp khai thác dầu khí - Công nghiệp điện lực + Tình hình phát triển và cơ cấu + Thủy điện: + Nhiệt điện 2. Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm có nhiều tiềm năng phát triển: nguồn nguyên liệu tại chỗ, phong phú; thị trường tiêu thụ lớn - Công nghiệp chế biến sản phẩm trồng trọt: - Công nghiệp chế biến sản phẩm chăn nuôi - Công nghiệp chế biến thuỷ, hải sản B. Rèn luyện kĩ năng làm bài 1. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: a/ Chứng minh sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp nước ta. b/ Giải thích vì sao ĐBSH và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất cả nước. 2. Tại sao công nghiệp năng lượng lại là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta? 3. Tại sao công nghiệp điện lực lại là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta? 4. Tại sao công nghiệp chế biến LT-TP lại là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta? 4. Củng cố : GV hệ thống lại kiến thức cơ bản 5. Dặn dò : Yêu cầu HS về nhà ; Làm đề cương, học bài. Chuẩn bị nội dung tiết sau: TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP; ĐỊA LÍ NGÀNH DỊCH VỤ IV. PHỤ LỤC Trả lời câu hỏi và bài tập: 1. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: a/ Chứng minh sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp nước ta. b/ Giải thích vì sao ĐBSH và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất cả nước. a/ Hoạt động công nghiệp tập trung chủ yếu ở một số khu vực: - ĐBSH & vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp theo lãnh thổ cao nhất nước. Từ Hà Nội tỏa theo các hướng với các cụm chuyên môn hoá: + Hải Phòng-Hạ Long-Cẩm Phả: khai thác than , cơ khí. + Đáp Cầu- Bắc Giang: phân hoá học, VLXD. + Đông Anh-Thái Nguyên: luyện kim ,cơ khí. + Việt Trì-Lâm Thao-Phú Thọ: hoá chất, giấy. + Hoà Bình-Sơn La: thuỷ điện. + Nam Định-Ninh Bình-Thanh Hoá: dệt, ximăng, điện. - Ở Nam Bộ: hình thành 1 dải công nghiệp với các TTCN trọng điểm: tp.HCM, Biên Hoà, Vũng Tàu, có các ngành: khai thác dầu, khí; thực phẩm, luyện kim, điện tử à tp.HCM là TTCN lớn nhất cả nước. - DHMT: Huế, Đà Nẵng, Vinh, với các ngành: cơ khí, thực phẩm, điện à Đà Nẵng là TTCN lớn nhất vùng. - Vùng núi: công nghiệp chậm phát triển, phân bố phân tán, rời rạc. b/ ĐBSH và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất cả nước, vì: - Vị trí địa lý thuận lợi và nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. - Tài nguyên khoáng sản phong phú, tập trung vùng phụ cận. - Nông, thuỷ sản dồi dào là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. - Nguồn lao động dồi dào, có trình độ chất lượng cao, thị trường tiêu thụ rộng lớn. - Cơ sở vật chất kỹ thuật tốt, có thủ đô Hà Nội-trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa lớn bậc nhất cả nước. 2. Tại sao công nghiệp năng lượng lại là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta? a/ Thế mạnh lâu dài: nguồn nhiên liệu phong phú: - Than antraxít tập trung ở Quảng Ninh với trữ lượng hơn 3 tỷ tấn, ngoài ra còn có than nâu, than mỡ, than bùn - Dầu khí vớitrữ lượng vài tỷ tấn dầu, hàng trăm tỷ m3 khí. - Thủy năng có tiềm năng rất lớn, khoảng 30 triệu KW, tập trung ở hệ thống sông Hồng (37%) và sông Đồng Nai (19%). - Thị trường tiêu thụ rộng lớn, đáp ứng nhu cầu cho sản xuất và sinh hoạt của người dân. b/ Mang lại hiệu quả cao: - Đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế, phục vụ công cuộc CNH, HĐH. Than, dầu thô còn có xuất khẩu. - Nâng cao đời sống nhất là đồng bào ở vùng sâu, vùng xa. - Giảm thiểu ô nhiễm môi trường. c/ Tác động đến các ngành kinh tế khác: Tác động mạnh mẽ và toàn diện đến các ngành kinh tế về quy mô, kỹ thuật-công nghệ, chất lượng sản phẩm 3. Tại sao công nghiệp điện lực lại là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta? a/ Thế mạnh lâu dài: - Nguồn năng lượng phong phú: + Than trữ lượng lớn, tập trung ở Quảng Ninh + Dầu, khí trữ lượng lớn, tập trung ở các bể trầm tích ngoài thềm lục địa phía Nam. + Tiềm năng thuỷ điện lớn (hơn 30 triệu kw), tập trung trên hệ thống sông Hồng và sông Đồng Nai. + Các nguồn năng lượng khác: gió, thuỷ triều, năng lượng mặt trời - Thị trường tiêu thụ rộng lớn với nhu cầu ngày càng tăng. b/ Mang lại hiệu quả cao: - Đã và đang hình thành mạng lưới các nhà máy điện cùng với hệ thống đường dây tải điện cao áp 500 kv. - Đem lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội. - Phục vụ các ngành kinh tế và đời sống của người dân. c/ Tác động đến các ngành kinh tế khác: Phát triển điện lực đi trước một bước nhằm tạo thuận lợi thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển về quy mô, công nghệ, chất lượng sản phẩmphục vụ nhu cầu CNH, HĐH. 4. Tại sao công nghiệp chế biến LT-TP lại là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta? a/ Thế mạnh lâu dài: - Nguồn nguyên liệu tại chỗ, phong phú: dẫn chứng lương thực, chăn nuôi, thuỷ sản - Thị trường tiêu thụ rộng lớn trong và ngoài nước. - Co sở vật chất kỹ thuật được chú trọng đầu tư. b/ Mang lại hiệu quả cao: - Không đòi hỏi vốn đầu tư lớn nhưng lại thu hồi vốn nhanh. - Chiếm tỷ trọng khá cao trong giá trị sản lượng công nghiệp cả nước và giá trị xuất khẩu. - Giải quyết nhiều việc làm và nâng cao thu nhập của người lao động. c/ Tác động đến các ngành kinh tế khác: - Thúc đẩy sự hình thành các vùng chuyên môn hóa nông nghiệp. - Đẩy mạnh phát triển các ngành ngư nghiệp, sản xuất hàng tiêu dùng, cơ khí Ngày soạn : Ngày dạy:12b..12c. Tiết:10 TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP; ĐỊA LÍ NGÀNH DỊCH VỤ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Hệ thống kiến thúc về : - Tổ chức lãnh thổ công nghiệp. - Địa lí ngành dịch vụ :Thương mại,Tình hình phát triển du lịch,GTVT, TTLL 2. Kĩ năng - Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để khai thác kiến thức có liên quan - Rèn luyện kĩ năng trả lời các câu hỏi có liên quan dến nội dung kiến thức II.THIẾT BỊ DẠY HỌC - Atlat Địa lí Việt Nam - Tài liệu hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp III. TIẾNTRÌNH ÔN TẬP 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra đề cương của học sinh 3. Bài mới Hoạt động của GV- HS Nội dung chính Hoạt động 1: Hệ thống lại kiến thức cơ bản GV yêu cầu HS hệ thống lại kiến thức cơ bản của bài HS trình bày, GV ghi lại nội dung kiến thức GV bổ xung, và chuẩn kiến thức. Hoạt động 2: Rèn luyện kĩ năng làm bài GV đưa ra hệ thông câu hỏi, hướng dẫn HS làm đề cương và khai thác kiến thức từ Atlat các câu 1, câu 4, câu 8 A, kiến thức cơ bản: I.Tổ chức lãnh thổ công nghiệp 1. Khái niệm Tổ chức lãnh thổ công nghiệp là sự sắp xếp, phối hợp giữa các quá trình và cơ sở sx công nghiệp trên một lãnh thổ nhất định để sử dụng hợp lý nguồn lực sẵn có để đạt hiệu quả kinh tế cao. 2. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp -Bên trong: có ảnh hưởng quan trọng +VTĐL +TNTN: +Điều kiện KT-XH: -Bên ngoài:có ý nghĩa đặc biệt quan trọng +Thị trường +Hợp tác quốc tế: 3, Các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp : Điểm CN Khu CN Trung tâm CN Vùng CN. II. Địa lí ngành Dịch vụ: 1. Thương mại: a Nội thương: -Tình hình phát triển: -Cơ cấu theo thành phần kinh tế: b , Ngoại thương: -Tình hình: -Xuất khẩu: -Nhập khẩu: - Cơ chế: 2, Du lịch: - Tài nguyên du lịch: +Tài nguyên du lịch tự nhiên: +Tài nguyên du lịch nhân văn: - Tình hình phát triển du lịch và các trung tâm du lịch chủ yếu: +/Tình hình phát triển: +Sự phân hóa lãnh thổ: 3, GTVT: Trình bày về Sự phát triển và Các tuyến đường chính của các loại hình GTVT ở nước ta : - Đường bộ - Đường sắt - Đường sông - Đường biển - Đường không: - Đường ống B. Rèn luyện kĩ năng làm bài 1, Tại sao Đông Nam Bộ có giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất cả nước? 2. Hãy trình bày quy mô và cơ cấu ngành của 2 trung tâm công nghiệp Hà Nội & tp.HCM. Tại sao hoạt động công nghiệp lại tập trung ở 2 trung tâm này? 3. Hãy nêu vai trò của GTVT và TTLL trong sự phát triển KT-XH. 4. Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong quá trình phát triển GTVT nước ta. 5. Nêu vai trò và sự phát triển ngành bưu chính nước ta. 6. Tại sao trong nền kinh tế thị trường, thương mại có vai trò đặc biệt quan trọng? 7. Chứng minh rằng hoạt động xuất nhập khẩu nước ta đang có những chuyển biến tích cực trong những năm gần đây. 8. Chứng minh rằng tài nguyên du lịch nước ta tương đối phong phú và đa dạng 4. Củng cố : GV hệ thống lại kiến thức cơ bản 5. Dặn dò : Yêu cầu HS về nhà ; Làm đề cương, học bài. - Chuẩn bị nội dung tiết sau: TDMNBB và Tây Nguyên IV. PHỤ LỤC : II.Trả lời câu hỏi và bài tập: 1, Tại sao Đông Nam Bộ có giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất cả nước? - Có vị trí địa lý thuận lợi giao thương và nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. - Có trữ lượng lớn về dầu khí. Ngoài ra còn có tiềm năng về thuỷ điện, tài nguyên rừng, thuỷ sảnvà là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất cả nước. - Nguồn lao động dồi dào, có trình độ chuyên môn cao, thị trường tiêu thụ rộng lớn. - Cơ sở vật chất kỹ thuật tốt hơn các vùng khác. Có thành phố Hồ Chí Minh-trung tâm kinh tế lớn nhất nước. - Thu hút đầu tư nước ngoài lớn nhất cả nước. - Có đường lối phát triển năng động. 2. Hãy trình bày quy mô và cơ cấu ngành của 2 trung tâm công nghiệp Hà Nội & tp.HCM. Tại sao hoạt động công nghiệp lại tập trung ở 2 trung tâm này? a.Quy mô và cơ cấu: Tp.HCM là TTCN lớn nhất nước, quy mô: trên 50.000 tỷ đồng, gồm nhiều ngành: cơ khí, luyện kim đen, điện tử, ô-tô, hóa chất, dệt may, chế biến thực phẩm, vật liệu xây dựng. Hà Nội là TTCN lớn thứ 2, quy mô từ 10.000-50.000 tỷ đồng, gồm nhiều ngành: cơ khí, luyện kim đen, luyện kim màu, điện tử, ô-tô, hóa chất, dệt may, chế biến thực phẩm, sản xuất giấy. b.Hoạt động công nghiệp tập trung ở đây vì có những lợi thế : -Tp.HCM: có ưu thế về VTĐL, nằm trong địa bàn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đặc biệt có cảng Sài Gòn với năng lực bốc dỡ lớn nhất cả nước. Nguồn lao động dồi dào, có tay nghề cao. KCHT phát triển mạnh, nhất là GTVT & TTLL. Được sự quan tâm của Nhà nước & là nơi thu hút đầu tư nước ngoài vào lớn nhất cả nước. -Hà Nội: là thủ đô, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, có sức hút đối với các vùng lân cận. Có lịch sử khai thác lâu đời. Nguồn lao động dồi dào, có chuyên môn cao. Là đầu mối giao thông quan trọng ở phía Bắc. Được sự quan tâm của Nhà nước & thu hút đầu tư nước ngoài lớn thứ 2, sau tp.HCM. 3. Hãy nêu vai trò của GTVT và TTLL trong sự phát triển KT-XH. a/ Vai trò: -Là ngành sản xuất vật chất đặc biệt, sản phẩm của ngành là sự vận chuyển hàng hóa, hành khách. Nó có vị trí quan trọng và có tác động rất lớn đến sự phát triển KT-XH, đồng thời còn là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá trình độ phát triển KT-XH của một nước. -Nó nối liền sản xuất với sản xuất, sản xuất với tiêu dùng, phục vụ đời sống nhân dân. -Nó đảm bảo mối liên hệ KT-XH giữa các vùng, giữ vững an ninh quốc phòng, mở rộng quan hệ KT với các nước. Trong chiến lược phát triển kinh tế nước ta, GTVT chính là điều kiện quan trọng để thu hút đầu tư nước ngoài. b/ Vai trò của TTLL: -Ngành TTLL đảm nhận sự vận chuyển tin tức một cách nhanh chóng và kịp thời, góp phần thực hiện các mối giao lưu giữa các địa phương và các nước. -TTLL còn là thước đo của nền văn minh. -Thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa, làm thay đổi cuộc sống của từng người, từng gia đình. 4. Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong quá trình phát triển GTVT nước ta. a/ Thuận lợi: - VTĐL: nằm gần trung tâm ĐNA, trên con đường hàng hải quốc tế từ Thái Bình Dương đi Ấn Độ Dương & vị trí trung chuyển một số tuyến hàng không quốc tế. Trong tương lai tuyến đường bộ xuyên Á hình thành. Đó là điều kiện thuận lợi phát triển các loại hình GT đường bộ, đường biển, đường không... - ĐKTN: + Đồng bằng nằm ven biển, kéo dài theo chiều Bắc-Nam tạo thuận lợi xây dựng các tuyến đường bộ nối liền các vùng trong cả nước, nối với Trung Quốc, Campuchia. + Khí hậu nhiệt đới nóng quanh năm, GTVT biển có thể hoạt động quanh năm. + Mạng lưới sông ngòi dày đặc thuận lợi GT đường sông. Bờ biển nhiều vũng, vịnh thuận lợi xây dựng các hải cảng. + Sự quan tâm của Nhà nước, tập trung nguồn vốn lớn để đầu tư xây dựng & cải tạo các tuyến GT quan trọng. + CSVC-KT của ngành có nhiều tiến bộ: xây dựng một số nhà máy sản xuất ô-tô, xưởng đóng tàu hiện đại... + Đội ngũ lao động của ngành có trình độ ngày càng được nâng lên. b/ Khó khăn: - 3/4 địa hình là đồi núi, có độ chia cắt lớn gây khó khăn, tốn kém trong việc xây dựng các tuyến đường bộ. - Thiên tai thường xảy ra: bão, lũ lụt... - CSVC-KT còn lạc hậu, các phương tiện còn kém chất lượng... - Thiếu vốn đầu tư. 5. Nêu vai trò và sự phát triển ngành bưu chính nước ta. a/ Vai trò: -Rút ngắn khỏang cách giữa các vùng. -Giúp cho người dân ở các vùng nông thôn, miền núi, hải đảo được tiếp cận với thông tin, chính sách của Nhà nước. -Tạo thuận lợi cho việc thống nhất quản lý của Nhà nước. b/ Sự phát triển: -Thành tựu: phát triển mạng lưới rộng khắp. Cả nước có hơn 300 bưu cục, 18.000 điểm phục vụ, hơn 8.000 điểm bưu điện văn hóa xã. -Hạn chế: mạng lưới phân bố chưa hợp lý, công nghệ còn lạc hậu, thiếu lao động trình độ cao -Phương hướng: phát triển theo hướng cơ giới hóa, tự động hóa, tin học hóa nhằm đạt trình độ ngang tầm khu vực. 6. Tại sao trong nền kinh tế thị trường, thương mại có vai trò đặc biệt quan trọng? -Thương mại là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng. -Đối với sản xuất, thương mại tác động đến việc cung ứng nguyên, nhiên liệu cùng với việc tiêu thụ sản phẩm sản xuất ra. -Đối với tiêu dùng, thương mại không những đáp ứng nhu cầu tiêu dùng mà còn tạo ra nhu cầu mới. -Thương mại có vai trò điều tiết sản xuất và hướng dẫn người tiêu dùng. -Thúc đẩy quá trình phân công theo lãnh thổ và toàn cầu hóa thông qua hoạt động xuất nhập khẩu. 7. Chứng minh rằng hoạt động xuất nhập khẩu nước ta đang có những chuyển biến tích cực trong những năm gần đây. * Tình hình: -Hoạt động XNK có nhiều chuyển biến rõ rệt. 1992, lần đầu tiên cán cân XNK tiến tới cân đối; từ 1993 tiếp tục nhập siêu. -Tổng giá trị XNK tăng liên tục từ 5,2 tỷ USD năm 1990 lên 69,2 tỷ USD năm 2005. -Thị trường mua bán ngày càng mở rộng theo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa. -2007, VN chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO, tạo ra nhiều cơ hội và thách thức. * Xuất khẩu: -XK liên tục tăng: 1990 đạt 2,4 tỷ USD tăng lên 32,4 tỷ USD vào năm 2005. -Các mặt hàng XK ngày càng phong phú: giảm tỷ trọng của nhóm hàng nông lâm thuỷ sản, tăng tỷ trọng của nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản, hàng công nghiệp nặng nhẹ và tiểu thủ công nghiệp. -Thị trường XK lớn nhất hiện nay là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc. * Nhập khẩu: -Tăng khá mạnh: 1990 đạt 2,8 tỷ USD tăng lên 36,8 tỷ USD vào năm 2005ànhập siêu -Các mặt hàng NK: tăng tỷ trọng nhóm hàng tư liệu sản xuất, giảm tỷ trọng nhóm hàng tiêu dùng, nguyên liệu -Thị trường NK chủ yếu là khu vực châu Á-TBD và châu Âu. * Cơ chế chính sách có nhiều thay đổi theo hướng mở rộng quyền XNK cho các ngành và các địa phương, tăng sự quản lý thống nhất của Nhà nước bằng pháp luật. 8. Chứng minh rằng tài nguyên du lịch nước ta tương đối phong phú và đa dạng. a/Tài nguyên du lịch tự nhiên: phong phú và đa dạng, gồm: địa hình, khí hậu, nước, sinh vật. -Về địa hình có nhiều cảnh quan đẹp như: đồi núi, đồng bằng, bờ biển, hải đảo. Địa hình Caxtơ với hơn 200 hang động, nhiều thắng cảnh nổi tiếng như: vịnh Hạ Long, Phong Nha-Kẽ Bàng -Sự đa dạng của khí hậu thuận lợi cho phát triển du lịch, nhất là phân hóa theo độ cao. Tuy nhiên cũng bị ảnh hưởng như thiên tai, sự phân mùa của khí hậu. -Nhiều vùng sông nước trở thành các điểm tham quan du lịch như: hệ thống s.Cửu Long, các hồ tự nhiên (Ba Bể) và nhân tạo (Hoà Bình, Dầu Tiếng). Ngoài ra còn có nguồn nước khoáng thiên nhiên có sức hút cao đối với du khách. -Tài nguyên SV có nhiều giá trị: nước ta có hơn 30 vườn quốc gia. b/Tài nguyên du lịch nhân văn: gồm: di tích, lễ hội, tài nguyên khác -Các di tích văn hóa-lịch sử có giá trị hàng đầu. Cả nước có 2.600 di tích được Nhà nước xếp hạng, các di tích được công nhận là di sản văn hóa thế giới như: Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Di tích Mỹ Sơn; di sản phi vật thể như: Nhã nhạc cung đình Huế, Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên. -Các lễ hội diễn ra khắp cả nước, có ý nghĩa qưuốc gia là lễ hội đền Hùng, kéo dài nhất là lễ hội Chùa Hương -Hàng loạt làng nghề truyền thống và các sản phẩm đặc sắc khác có khả năng phục vụ mục đích du lịch

File đính kèm:

  • docGA On TN co Muc tieu tung tiet.doc