Giáo án phát triển ngôn ngữ - Chủ đề lớn: Gia đình - Chủ đề nhỏ: Gia đình tôi

II. Mục đích yêu cầu:

 1. nhận thức

 Trẻ thuộc thơ, nói đúng tên bài thơ, tên tác giả, hiểu nội dung bài thơ, thể hiện tình cảm ngữ điệu khi đọc thơ.

 2. Ngôn ngữ

 Rèn kỹ năng đọc diễn cảm theo nội dung của bài thơ, sự mạnh dạn thể hiện trước đông người.

 3. Xúc cảm, tính cảm

 Giáo dục trẻ biết yêu quý kính trọng các cô chú công nhân đã làm ra sản phẩm, khi sử dụng phải biết giữ gìn nâng niu.

II. Chuẩn bị:

 Các hình ảnh minh họa nội dung bài thơ cài trong máy - Máy tính. Đài băng đĩa.

 Nội dung câu hỏi đàm thoại - Đất nặn cho trẻ nặn.

III. Tiến hành

 

doc2 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 4712 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án phát triển ngôn ngữ - Chủ đề lớn: Gia đình - Chủ đề nhỏ: Gia đình tôi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Chủ đề lớn: Gia đình Chủ đề nhỏ: Gia đình tôi Đề tài: Dạy trẻ đọc thuộc thơ “ Cái bát xinh xinh” Đối tượng: MG nhỡ Thời gian: 25-30 phút Ngày dạy: Thứ 5, ngày 27/11/2013 II. Mục đích yêu cầu: 1. nhận thức Trẻ thuộc thơ, nói đúng tên bài thơ, tên tác giả, hiểu nội dung bài thơ, thể hiện tình cảm ngữ điệu khi đọc thơ. 2. Ngôn ngữ Rèn kỹ năng đọc diễn cảm theo nội dung của bài thơ, sự mạnh dạn thể hiện trước đông người. 3. Xúc cảm, tính cảm Giáo dục trẻ biết yêu quý kính trọng các cô chú công nhân đã làm ra sản phẩm, khi sử dụng phải biết giữ gìn nâng niu. II. Chuẩn bị: Các hình ảnh minh họa nội dung bài thơ cài trong máy - Máy tính. Đài băng đĩa. Nội dung câu hỏi đàm thoại - Đất nặn cho trẻ nặn. III. Tiến hành Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Giới thiệu bài. Quan sát trò chuyện về hình ảnh về một số nghề phổ biến trong xã hội.( Bác sỹ, bộ đội, giáo viên, làm ruộng... 2. Phát triển bài: * Hoạt động 1: Đọc diễn cảm bài thơ + Đọc thơ lần 1: Kết hợp minh họa động tác, cô giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả Cô vừa đọc bài thơ “ cái bát xinh xinh” của tác giả Thanh Hòa + Đọc lần 2: Giảng nội dung bài thơ Bài thơ nói về các cô chú công nhân vất vả , nhào nặn từ hòn đất sét thành những cái bát xinh xinh, vì vậy hàng ngày khi dùng cái bát các con phải biết giữ gìn, nâng niu hàng ngày phải vệ sinh sạch sẽ * Hoạt động 2: Trích dẫn - Cha mẹ làm ở nhà máy bát tràng, đã mang về cho bé cái bát xinh xinh được thể hiện ở câu thơ: Mẹ cha công tác Nhà máy bát tràng Mang về cho bé Cái bát xinh xinh Có cành hoa cúc Nở xòe rung rinh + Giảng từ “ Cái bát xinh xinh” là nhỏ và xinh - Đoạn thơ 2 nói về sự vất vả của cha mẹ: Từ hòn đất sét Qua bàn tay cha Qua bàn tay mẹ Thành cái bát hoa - Đoạn thơ cuối nói về sự nâng niu của bé với sản phẩm của cha mẹ: Nâng niu bé giữ Mỗi bữa hàng ngày Công cha công mẹ Bé cầm trên tay + Giảng từ: “ nâng niu” là nâng nhẹ nhàng trên tay * Hoạt động 3: Đàm thoại - Bài thơ có tên là gì? Ai là tác giả của bài thơ? - Bố mẹ công tác ở đâu? - Từ hòn đất sét cha mẹ. Cô chú công nhân đã làm ra cái gì? - Hàng ngày dùng cái bát bé phải làm gì? Giáo dục: Để có được cái bát bố mẹ và các cô chú công nhân làm gốm đã rất vất vả sớm hôm, trải qua rất nhiều công đoạn mới làm ra được cái bát mầ hàng ngày chúng mình vẫn thường ăn đấy, khi dùng phải như nào? Tại sao phải cẩn thận nâng niu… * Hoạt động 3: Dạy trẻ đọc thơ Còn bây giờ các bạn hãy đọc với cô bài thơ này nhé. Cho trẻ đọc thơ nhiều lần với các hình thức: Cả lớp, tổ nhóm, cá nhân, nhóm bạn trai bạn gái…sau khi tổ nhóm đọc yêu cầu trẻ nhận xét tổ nhóm của bạn… 3. Kết thúc: Hát “ Cháu yêu cô chú công nhân” Quan sát tranh và trò chuyện theo nội dung câu hải gợi ý. Nghe cô đọc thơ - Trẻ nghe cô giảng nội dung bài thơ Trẻ chú ý lắng nghe - Bài thơ “ cái bát xinh xinh” của tác giả Thanh Hòa - Nhà máy bát tràng - Cái bát xinh xinh - Nâng niu nhẹ nhàng, vệ sinh sạch sẽ Đọc thơ cùng cô và bạn.

File đính kèm:

  • docgiao an phat trien ngon ngu.doc
Giáo án liên quan