Giáo án phát triển thẩm mỹ - Chủ điểm: Thực vật vẽ hoa mùa xuân

I/MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

 1/Kiến thức:

 -Trẻ biết sử dụng các kỹ năng tạo hình như : gạt màu bằng bìa, tô màu, chấm màu, gắn đính và biết phối hợp các nguyên vật liệu như màu nước, màu sáp, màu dạ. để tạo nên bức tranh hoa mùa xuân.

 -Trẻ biết dùng các màu sắc, hình nét khác nhau phù hợp với cảm xúc của mình và nội dung của bức tranh.

 -Trẻ biết giới thiệu tranh, đặt tên cho bức tranh

 2/Kỹ năng:

 -Rèn kỹ năng sử dụng màu nước, cách chọn khổ giấy ngang hoặc dọc để thể hiện bức tranh.

 3/Giáo dục:

 -Trẻ có cảm nhận về bức tranh đẹp, mong muốn tạo ra cáI đẹp.

 II/CHUẨN BỊ:

 1/Đồ dùng của cô:

 -Tranh mẫu: 4 tranh có nội dung

 +Muôn hoa khoe sắc

 +Lọ hoa ngày tết

 +Vườn đào ngày xuân

 +ĐI chợ hoa

 -Đàn nhạc các bàI hát: “hoa lá mùa xuân” ; “màu hoa” ; “Tết đến rồi”

 -Đĩa nhạc không lời.

 -Bố trí khung cảnh hoa mùa xuân

 -Những con rối hoa để dẫn vào bài.

 -Giá trưng bày sản phẩm.

 

doc5 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 6734 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án phát triển thẩm mỹ - Chủ điểm: Thực vật vẽ hoa mùa xuân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
    Giáo án Phát triển thẩm mỹ chủ điểm: thực vật “Vẽ hoa mùa xuân” ( tiết đề tài ) Lứa tuổi: Mẫu giáo nhỡ Người dạy: Thúy Quỳnh Trường:Mầm non 8*3 I/Mục đích yêu cầu: 1/Kiến thức: -Trẻ biết sử dụng các kỹ năng tạo hình như : gạt màu bằng bìa, tô màu, chấm màu, gắn đính và biết phối hợp các nguyên vật liệu như màu nước, màu sáp, màu dạ... để tạo nên bức tranh hoa mùa xuân. -Trẻ biết dùng các màu sắc, hình nét khác nhau phù hợp với cảm xúc của mình và nội dung của bức tranh. -Trẻ biết giới thiệu tranh, đặt tên cho bức tranh 2/Kỹ năng: -Rèn kỹ năng sử dụng màu nước, cách chọn khổ giấy ngang hoặc dọc để thể hiện bức tranh. 3/Giáo dục: -Trẻ có cảm nhận về bức tranh đẹp, mong muốn tạo ra cáI đẹp. II/Chuẩn bị: 1/Đồ dùng của cô: -Tranh mẫu: 4 tranh có nội dung +Muôn hoa khoe sắc +Lọ hoa ngày tết +Vườn đào ngày xuân +ĐI chợ hoa -Đàn nhạc các bàI hát: “hoa lá mùa xuân” ; “màu hoa” ; “Tết đến rồi” -Đĩa nhạc không lời. -Bố trí khung cảnh hoa mùa xuân -Những con rối hoa để dẫn vào bài. -Giá trưng bày sản phẩm. 2/Đồ dùng của trẻ : -Bảng vẽ, sáp màu, màu nước, giấy vụn, cành cây khô. -Đội hình : Phần trò chuyện, hướng dẫn ->trẻ ngồi đội hình tự do ; thực hiện : trẻ ngồi bàn (5 trẻ / 1 bàn ) III/Sáng tạo và phát triển trí lực cho trẻ: 1/Sáng tạo: -Tạo khung cảnh để trẻ sáng tạo trong hoạt động tạo hình. -Sưu tầm và hướng dẫn trẻ sử dụng các nguyên liệu trong hoạt động tạo hình: màu nước, màu dạ, giấy xé vụn, cành khô. -Sử dụng âm nhạc trong tiết học một cách hợp lý 2/Phát triển trí lực cho trẻ: -Trẻ biết cách lựa chọn và sử dụng các nguyên liệu tạo hình. -Biết giới thiệu và đặt tên cho bài vẽ của mình phù hợp với nội dung . IV/Các bước tiến hành: Hoạt động của cô hoạt động của trẻ Lưu ý *Hoạt động 1: trò chuyện, giới thiệu bài -Các con ơi, mùa xuân đang đến rất gần rồi, hãy hát vang bàI hát “hoa lá mùa xuân” để gọi mùa xuân mau đến nhanh nhé ! (cô vừa hát vừa đưa các con rối ) -Chào các bạn, chúng tôI là những bông hoa mùa xuân, đố các bạn biết khi mùa xuân đến có những loại hoa nào ? -Các bạn có biết hoa có ích lợi gì với cuộc sống và con người không? -Hoa có rất nhiều ích lợi với con người, vậy hôm nay chúng mình hãy cùng nhau vẽ những bông hoa mùa xuân nhé ! *Hoạt động 2 : Quan sát, phân tích tranh -Cô muốn giới thiệu một số bức tranh cô đã vẽ về hoa mùa xuân. Các con hãy quan sát và nêu các ý kiến của mình về bức tranh +Cô giới thiệu tranh 1: vườn hoa khoe sắc -Bức tranh này vẽ gì ? -Thử đoán xem cô vẽ những loại hoa gì ? -Cô sử dụng chất liệu gì để vẽ ? -Hãy giúp cô đặt tên cho bức tranh ? +Giới thiệu tranh thứ 2 : lọ hoa ngày tết -Bức tranh này vẽ gì ? -Bức tranh này có gì khác so với bức tranh trước ? -Hãy nêu ý kiến về cách sử dụng màu sắc để tô những bông hoa ? Cô hướng dẫn trẻ đặt dọc khổ giấy khi vẽ lọ hoa và cách bố trẻ các bông hoa có độ cao thấp khác nhau. +Cô giới thiệu tranh 3 : vườn đào nở rộ. -Hãy nói cảm nhận của con về bức tranh ? -Các con hãy quan sát những cây đào ở gần và ở xa xem chúng thế nào ? +Giới thiệu bức tranh 4 : Đi chợ hoa. -Bức tranh vẽ gì ? -Cô đã tạo các thân cây đào như thế nào ? -Hãy đặt tên cho bức tranh ? Cô hướng dẫn trẻ cách sử dụng màu nước, cách phết màu: khi tô mảng hoặc vẽ các nét đậm sử dụng bìa để phết màu, khi vẽ các nét nhỏ sử dụng tăm bông, nếu muốn sử dụng giấy vụn phảI phết hồ sau đó dính giấy vụn trảI đều… Gợi trẻ nói ý tưởng thể hiện tranh: -Con sẽ vẽ gì trong bức tranh của mình ? -Con định dùng chất liệu gì để vẽ ? *Hoạt động 3: trẻ thực hiện (cô bật nhạc không lời ) Trong khi trẻ vẽ cô quan sát, gợi mở với những trẻ yếu giúp trẻ hoàn thành bài. *Hoạt động 4: nhận xét sản phẩm (cô bật nhạc bài “màu hoa” ->trẻ treo tranh vẽ của mình lên giá trưng bày sản phẩm. -Cô muốn một số bạn lên giới thiệu bài của mình. (cô mời 3 trẻ) -Ai có ý kiến nhận xét, góp ý cho bài của bạn ? Cô chọn một tranh khá nhất để giới thiệu với cả lớp, phân tích cho trẻ thấy những ưu điểm của bài vẽ. Nhận xét giờ học: Nhạc bài “Tết đến rồi” -Trẻ hát bàI “hoa lá mùa xuân” -Trẻ kể tên các loại hoa -Hoa cắm trong nhà, trang trí đường phố…. -Trẻ quan sát -Vẽ hoa mùa xuân -hoa bướm,đồng tiền… -Màu nước -Trẻ đặt tên. -lọ hoa -Khổ giấy đặt dọc, sử dụng sáp màu. -Cây ở gần vẽ to hơn cây ở xa. -Bằng cành khô. -Trẻ đặt tên -Trẻ nói ý tưởng Giáo án: Tạo Hình Chủ điểm: Gia đình Vẽ chân dung người thân trong gia đình ( Đề tài) Lứa tuổi: Lớp mẫu giáo nhỡ B3 Trường Mầm non 8-3 Người dậy: Trần Lệ Hằng I) Mục đích yêu cầu: 1)Kiến thức : Trẻ

File đính kèm:

  • docBai soan Tao hinh.doc