Giáo án phát triển thẩm mỹ - Dạy trẻ sáng tác lời mới

- Kiến thức:

+ Trẻ hát đúng giai điệu lời ca, bài hát, nhớ tên bài hát.

+ Trẻ biểu diễn diễn cảm các bài hát đã học, ôn luyện, củng cố các kỹ năng vận động.

- Kỹ năng:

+ Trẻ phối hợp các động tác một cách nhịp nhàng theo lời bài hát.

+ Rèn luyện khả năng nghe nhạc cho trẻ.

 

doc5 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 5712 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án phát triển thẩm mỹ - Dạy trẻ sáng tác lời mới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD- ĐT Quảng Bình Trường MN Hoa Hồng Giáo án phát triển thẩm mỹ NDTT : Dạy trẻ sáng tác lời mới VĐTN : Bài “ Nhìn mặt nhau đi”. NNNH : Nghe nhạc cổ điển “ Hồ Thiên Nga” Lớp : MG lớn 5-6 tuổi. Giáo viên : Phan Thị Ngọc Hà Ngày dạy : 14- 10-2009 Đồng Hới, Ngày 14/10/2009 Nội dung hoạt động Yêu cầu Chuẩn bị Phương pháp tiến hành Hoạt động âm nhạc: -NDTT : Dạy trẻ sáng tạo lời mới theo giai điệu bài “Nhìn mặt nhau đi”. - VĐTN: Bài “Nhìn mặt nhau đi”. - NNNH: Nghe nhạc cổ điển bản “ Hồ Thiên Nga” do Tchaiposky sáng tác. - Kiến thức: + Trẻ hát đúng giai điệu lời ca, bài hát, nhớ tên bài hát. + Trẻ biểu diễn diễn cảm các bài hát đã học, ôn luyện, củng cố các kỹ năng vận động. - Kỹ năng: + Trẻ phối hợp các động tác một cách nhịp nhàng theo lời bài hát. + Rèn luyện khả năng nghe nhạc cho trẻ. - Giáo dục: + Giáo dục trẻ phải biết yêu thương, đoàn kết nhau. - Đàn ocgan, đầu đĩa, giáo án. - Cô giáo múa minh hoạ cho bài học. - Các động tác vận động phù hợp với bài hát. HĐ 1:Gây hứng thú: - Gây hứng thú: Cô và cháu chơi trò “ Hãy làm theo lời của alibaba”.(Cháu thực hiện). - Nhìn mặt nhau đi xem ai có giận hờn gì, nhìn mặt nhau đi xem ai có giận hờn chi…. - Đó là nội dung của bài hát gì các con?(Nhìn mặt nhau đi ạ!). - Cô H dạy cho các con chưa?(Dạ rồi!) HĐ 2: Ôn,hát + vận động lại bài “Nhìn mặt nhau đi”: + Lần 1: - Bây giờ mỗi bạn hãy chọn cho mình một người bạn thân để chúng ta đứng dậy vận động và hát theo lời bái hát “ Nhìn mặt nhau đi “ nhé!.( Cô mở nhạc).( Trẻ thực hiện). + Lần 2; Cô H thấy các bạn vận động và hát tốt rồi đấy!. Giờ cô muốn các con đứng thành một cặp đôi có một bạn trai, một ban gái để cùng nhau tiếp tục thể hiện bài hát này một lần nữa nhé!.(Trẻ thực hiện). - Cô thấy lớp mình giỏi rồi đấy! Cô tuyên dương lớp mình nào! ” Hoan hô anh này một cái hoan hô anh này! Nào! Chúng mình hoan hô, nào ta hoan hô. Hoan hô, hoan hô, hoan hô”. - Cô cháu mình vừa thể hiện bài hát gì đó?(Nhìn mặt nhau đi) - nhìn vào mặt nhau để xem bạn có giận hờn gì?. Ngoài nhìn mặt nhau ra chúng mình còn có thể nhìn vào các bộ phận trên cơ thể để xem bạn mình có suy nghĩ gì, hờn giận gì nữa không đấy!. - Với những bộ phận trên cơ thể như tai, mắt, miệng….các con thử suy nghĩ xem chúng ta sẽ sáng tác ra lời bài hát mới dựa theo giai điệu của bài “ Nhìn mặt nhau đi” có được không các con? . - Vậy theo các con thì các con sẽ nhìn hoặc sờ vào bộ phận nào?( Gọi 1 trẻ lên trả lời – nhìn vào mắt). - À! Nhìn vào mắt chúng ta cũng có thể hiểu về nhau đấy! đó cũng là ý kiến rất hay. Vậy các con hãy hát thật hay bài hát “ Nhìn mắt nhau đí” nào!.(trẻ hát). HĐ 3: Dạy trẻ biết sáng tác lời bài hát mới dựa theo giai điệu bài “ nhìn mặt nhau đi”: - Sẽ có rất nhiều ý kiến hay khác và hôm nay cô H sẽ chia lớp mình thành 3 đội ( Đội thỏ con, cún con, mèo con) để cùng nhau thi tài sáng tác lời bài hát mới theo giai điệu bài hát “ Nhìn mặt nhau đi” nhé!. - Cô sẽ cho 10 giây 3 đội suy nghĩ để sáng tác lời bài hát mới, sau 10 giây cả 3 đội phải đưa ra đáp án riêng cho đội mình, các con đã hiểu chưa?. Thời gian suy nghĩ bắt đầu.( Trẻ suy nghĩ). - Thời gian đã hết, cô mời các con về 3 tổ của mình nào! - Đội cún con sẽ đặt tên bài hát là gì?( Sờ cằm) - Trẻ hát và vận động - Cho các đội nhận xét cách biểu diễn của đội bạn. - lần lượt hỏi từng đội cách đặt lời mới.( 3 đội lần lượt trả lời). - Cô H thấy cả 3 đội đã sáng tác lời mới rất hay và sáng tạo. Cô cũng có cách đặt lời mới khác với các con đấy! đó là bài hát “Sờ mũi nhau đi”. - Cho trẻ hát và vận động bài hát mới cô vừa sáng tác. HĐ 4: Nghe nhạc cổ điển bản “Hồ Thiên Nga”. - Với lời mới mà các con vừa sáng tác cô thấy các con quả là những nhạc sỹ thiên tài và cô H sẽ thưởng cho lớp mình 1 điều bí mật. Các con hãy lại đây với cô xem đó là điều bí mật gì nhé!(Cô mở nhạc không lời ). - Các con vừa nghe xong bản nhạc gì đấy!. - Đúng rồi! bản nhạc không lời có tên là Hồ Thiên Nga do ông Tchaipóky sáng tác. - Sau khi nghe bản nhạc các con thấy thế nào?( Rất hay) - Tiết tấu bản nhạc ra sao?( Vui nhộn). - Cô có một bất ngờ nữa đấy! để biết điều bất ngờ đó là gì cô mời các con về 3 tổ đã nào! - Hôm nay đến với lớp học mình có một vị khách quý, các con đoán xem đó là ai! (Cô Ngọc xuất hiện) - Cô Ngọc múa bale theo bản nhạc Hồ Thiên Nga. - Cho trẻ đứng dậy múa, làm động tác theo bản nhạc.

File đính kèm:

  • docgiao an NH Hoa hong.doc
Giáo án liên quan