Giáo án phụ đạo môn Ngữ văn 9 - Ôn tập bàI: 22, 23

A. Mục tiêu cần đạt.

 + Củng cố, khắc sâu kiến thức về văn bản, tiếng việt và tập làm văn đã học trong bài 22

 + Học sinh biết trân trọng và ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt và cảm nhận được ý nghĩa lời ru của mẹ trong cuộc sống.

 + Thực hành làm bài tập vận dụng.

B. Chuẩn bị.

 + Thầy: Nghiên cứu soạn bài.

 + Trò: Học ôn bài.

C. Lên lớp.

 1. Tổ chức.

 2. Kiểm tra vài cũ: Trong giờ.

 3. Bài mới.

 

doc16 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1160 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án phụ đạo môn Ngữ văn 9 - Ôn tập bàI: 22, 23, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần Ngày soạn Tiết Ngày dạy Ôn tập bài 22 A. Mục tiêu cần đạt. + Củng cố, khắc sâu kiến thức về văn bản, tiếng việt và tập làm văn đã học trong bài 22 + Học sinh biết trân trọng và ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt và cảm nhận được ý nghĩa lời ru của mẹ trong cuộc sống. + Thực hành làm bài tập vận dụng. B. Chuẩn bị. + Thầy: Nghiên cứu soạn bài. + Trò: Học ôn bài. C. Lên lớp. 1. Tổ chức. 2. Kiểm tra vài cũ: Trong giờ. 3. Bài mới. Câu 1. a/ Bài Con cò của Chế Lan Viên được viết năm nào ? b/ Bài thơ được tác giả chia làm ba phần, hãy nêu nội dung của từng phần ? c/ Hình ảnh con cò trong bài thơ có ý nghĩa biểu tượng gì ? d/ Giá trị nội dung của bài thơ ? e/ Nhân vật được nói tới trong bài thơ Con cò ? f/ Bài thơ Con cò là lời của ai ? g/ Chép lại bài ca dao nói đến hình ảnh con cò trong bài thơ ? Câu 2. a/ Hình ảnh con cò được gợi về qua câu ca dao cho ta cảm nhận về điều gì ? b/ Trong đoạn 2 của bài thơ, hình ảnh con cò được thể hiện với phép tu từ nào ? c/ Hai câu thơ : " Con dù lớn vẫn là con của mẹ - Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con" có ý nghĩa như thế nào ? d/ Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ ? e/ Tìm một số câu ca dao nói về hình ảnh con cò mang nghĩa lời ru giống bài thơ ? Câu 3 a/ Từ in đậm trong câu văn sau chỉ kiểu quan hệ gì giữa hai câu ? " Tất cả trẻ em trên thế giới đều trong trắng, dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc. Đồng thời chúng hiểu biết, ham hoạt động và đầy ước vọng." b/ Gạch chân từ ngữ chỉ quan hệ liên kết giữa hai câu văn sau và cho biết kiểu quan hệ do từ ngữ này diễn đạt. " Hai người giằng co nhau, du đẩy nhau, rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp vào vật nhau...Kết cục, anh chàng "hầu cận ông lí" yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm" Câu 4. Suy nghĩ của em về đạo lí "Uống nước nhớ nguồn" ? Gợi ý. a/ Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ và nêu tư tưởng chung của nó. b/ Thân bài. - Giải thích nội dung câu tục ngữ. - Đánh giá nội dung câu tục ngữ. c/ Kết bài. - Khẳng định một truyền thống tốt đẹp. - Nêu ý nghĩa câu tục ngữ của ngày hôm nay. 4. Củng cố: Nội dung bài học. 5. HDVN: Học và làm bài. D. Rút kinh nghiệm. Tuần Ngày soạn Tiết Ngày dạy Ôn tập bài 23 A. Mục tiêu cần đạt. + Củng cố cho học sinh các kiến thức có liên quan của bài đã học trong bài 23. + Học sinh thêm yêu và giữ gìn, trân trọng những giá trị truyền thống của quê hương và có ý thức cống hiến cho dân tộc. + Thực hành làm bài tập vận dụng. B. Chuẩn bị. + Thầy: Nghiên cứu soạn bài. + Trò: Đọc SGK. C. Lên lớp. 1. Tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: Trong giờ. 3. Bài mới. Câu 1. a/ bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được sáng tác trong giai đoạn nào? b/ Mùa xuân nho nhỏ được viết theo thể thơ nào? c/ Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được bắt nguồn từ cảm xúc nào ? d/ Giọng điệu bài thơ có gì đặc biệt ? e/ Bốn câu thơ đầu của bài thơ tác giả đã dùng phép tu từ nào ? f/ Phép tu từ sử dụng trong câu: "Một mùa xuân nho nhỏ" ? Câu 2. a/ Có thể thay từ "xao xuyến" trong câu "Một nốt trầm xao xuyến" bằng từ ngữ nào mà không làm mất đi giá trị của nó ? b/ Nhà thơ đã thể hiện tình cảm gì qua bài thơ ? c/ Nhà thơ đã ước nguyện được làm những gì ? d/ Các ước nguyện của nhà thơ có ý nghĩa như thế nào ? e/ Từ những ước nguyện của nhà thơ cho em thấy nhà thơ là một con người như thế nào/ Câu 3. a/ Bài thơ Viếng lăng Bác được viết theo thể thơ nào ? b/ Nội dung chính của bài thơ Viếng lăng Bác là gì ? c/ Điền từ thích hợp vào đoạn văn sau: Cảm hứng bao trùm bài thơ Viếng lăng Bác là niềm xúc động thiêng liêng,......., lòng biết ơn và ........ pha lẫn.......... khi tác giả từ miền Nam ra viếng Bác. d/ Câu thơ : "Kết tràng hoa dâng báy mươi chín mùa xuân" sử dụng phép tu từ gì ? e/ Phẩm chất nổi bật của cây tre được nói đến trong khổ đầu ? Câu 4. a/ Cảm xúc của tác giả khi ở ngoài lăng được diễn tả như thế nào ? b/ Khi vào lăng , nhà thơ cảm thấy Bác đang như nào? c/ Cảm xúc của nhà thơ khi được diện kiến thi hài của Bác ? d/ Khi rời lăng Bác nhà thơ cảm thấy như thế nào ? e/ Lúc rời lăng nhà thơ có những ước nguyện gì ? f/ Từ đó em có nhận xét gì về những ước nguyện của nhà thơ ? g/ Nghệ thuật của bài thơ ? Câu 5. (1) / A, cô gái đi nhờ xe. Trong ánh đèn gần hắt xuống mặt đường hiện ra ngay trước mũi xe một đôi gót chân hồng hồng, sạch sẽ... (2) / Ôi thật là một tấn bi kịch ! Ôi thật là một cuộc chạm trán ! (3) / Đời lái xe chúng tôi như con vạc ấy, cô ạ. (4) / Chị Dít là vệ sinh viên à ? a/ Thành phần cảm thán được dùng trong trường hợp nào trong các câu trên ? b/ Từ (a) trong trường hợp nào là thành phần cảm thán, trường hợp nào là thành phần tình thái ? Cho ví dụ ? Câu 6. Lòng biết ơn thầy cô giáo ? Gợi ý: (1) Tìm hiểu đề: + Thể loại: Nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí. + Nội dung yêu cầu: Lòng biết ơn thầy cô giáo. (2) Dàn ý: a/ Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận ( lòng biết ơn thầy cô giáo là một vấn đề đang được xã hội đề cập, quan tâm....) b/ Thân bài: - Nêu vai trò của thầy, cô giáo đối với học sinh trong nhà trường ....... - ý thức của mỗi học sinh chúng ta hiện nay...... - Biểu hiện của lòng biết ơn thầy, cô giáo + Học tập tốt, nghe lời thầy cô dạy bảo... + Biết quan tâm bạn bè, thầy cô đúng mực.... c/ Kết bài: Cảm xú, suy nghĩ của mình về vấn đề nghị luận. 4. Củng cố: Nội dung bài học. 5. HDVN: Học và làm bài. D. Rút kinh nghiệm. Tuần Ngày soạn Tiết Ngày dạy Ôn tập 24 A. Mục tiêu cần đạt. + Củng cố kiến thức về các văn bản đã học trong bài 24 và ôn tập các kiến thức về Tiếng Việt đã được học. + Học sinh thêm yêu cảnh sắc thiên nhiên lúc giao thời và trân trọng giữu gìn tình cảm gia đình. + Thực hành làm bài tập tổng hợp. B. Chuẩn bị. + Thầy: Nghiên cứu soạn bài. + Trò: Ôn tập. C. Lên lớp. 1. Tổ chức. 2. Liểm tra bài cũ: Trong giờ. 3. Lên lớp. Câu 1. a/ Nhà thơ Hữu Thỉnh là lớp nhà thơ trưởng thành vào thời kì nào ? b/ Bài thơ "Sang thu" được viết theo thể thơ nào ? c/ Sự biến đổi của đất trời lần đầu tiên được nhà thơ cảm nhận từ đâu ? d/ Tâm trạng của nhà thơ khi bắt gặp tín hiệu đầu tiên đó ? e/ Câu thơ "Sương chùng chình qua ngõ" sử dụng biện pháp nghệ thuật nào ? Câu 2. a/ Ghép hình ảnh ở cột A với từ ngữ miêu tả ở cột B cho phù hợp ? A B sương dềnh dàng chim bớt bất ngờ đám mây mùa hạ vội vã ssông chùng chình qua ngõ hàng cây vắt nửa mình sấm đúng tuổi b/ Từ chùng chình được hiể như thế nào ? c/ Tại sao nhà thơ lại cảm nhận "Hình như thu đã về" mà không phải là thu đã về ? d/ Tâm trạng của nhà thơ trong khổ 1 ? Câu 3. a/ ở khổ 2 hình ảnh thiên nhiên lúc giao mùa tiếp tục được cảm nhận qua những hình ảnh nào ? b/ Nghệ thuật nào được sử dụng khi miêu tả những hình ảnh đó ? c/ Hình ảnh nào thể hiện rõ nhất sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ trong khổ thơ ? d/ ở khổ 3 nhà thơ tiếp tục cảm nhận về phút giao mùa qua hình ảnh nào ? e/ Nhận xét của em về tâm trạng của nhà thơ qua những hình ảnh thơ đó ? Câu 4. a/ Nối câu thơ ở cột A với ý giải thích phù hợp nhất ở cột B. A B Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi. Những hàng cây đứng tuổi đã quen tiếng sấm của mùa hạ nên không thấy bất ngờ với tiếng sấm mùa thu. Sấm mùa thu không còn nhiều và bất ngờ như sấm mùa hạ ối với hàng cây đứng tuổi. Hàng cây đứng tuổi đã trải qua nhiều mùa thu nên sấm cũng không còn bất ngờ với chúng nữa. Hàng cây đứng tuổi như những con người từng trải không còn thấy bất ngờ trước những vang động bất thường của cuộc đời. b/ Hãy kể tên bốn bài thơ viết về mùa thu mà em biết ? c/ Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ "Sang thu" ? d/ ý nghĩa của bài thơ ? Câu 5. Suy nghĩ của em về bài thơ "Sang thu" ? Gợi ý: a. Mở bài: Giới thiệu bài thơ (tác giả, hoàn cảnh ra đời) b. Thân bài. - Khổ 1: + Cảm nhận đầu tiên của nhà thơ về sự giao mùa ? + Tâm trạng của nhà thơ trước những tín hiệu đó ? - Khổ 2: + Những hình ảnh thiên nhiên trong phút giao mùa ? + Nghệ thuật được sử dụng trong các ý thơ và tác dụng ? + Cảm xúc của nhà thơ ? - Khổ 3: + Hình ảnh "nắng, mưa, sấm" có ý nghĩa như thế nào trong cảm nhận của nhà thơ ? + ý nghĩa hai câu thơ cuối ? - Đánh giá chung đặc sắc nghệ thuật và giá trị nội dung của bài thơ ? c. Kết bài: Cảm xúc cá nhân của mình. 4. Củng cố: Nội dung bài học. 5. HDVN: Học ôn bài. D. Rút kinh nghiệm. Trường THCS Trục Hung Tran Hong Bang Tuần Ngày soạn Tiết Ngày dạy Ôn tập tiếp bài 24 A. Mục tiêu cần đạt ( Như tiết trước) B. Chuẩn bị: + Thầy: Nghiên cứu soạn bài. + Trò: Ôn tập tiếp. C. Lên lớp. 1. Tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: Trong giờ. 3. Bài mới. Câu 1. a/ Y Phương là nhà thơ của dân tộc nào ? b/ Bài thơ "Nói với con" được làm theo thể thoe nào ? c/ Bài thơ có bố cục mấy phần ? d/ Bốn câu thơ đầu giúp em hình dung được điều gì ? e/ Nhận xét về cách diễn đạt của nhà thơ qua bố câu thơ đầu ? Câu 2. a/ Người cha đã nói với con những điều gì về quê hương mình ? b/ Từ lời người cha nói với con em thầy người đồng mình là những người như thế nào ? c/ Người cha đã ngợi ca những nét đẹp nào của quê hương mình ? d/ Từ bài thơ giúp em cảm nhận được tình cảm gì ? e/ Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ ? Câu 3. a/ Tại sao người cha lại nói với con "cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới......" ? b/ Từ "nhỏ bé" trong câu "Người đồng mình thô sơ da thịt - Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu co" được dùng theo nghĩa nào ? c/ Em hiểu nghĩa của haình ảnh so sánh "Sống như sông như suối" như thế nào ? d/ Thành ngữ "Lên thác xuống ghềnh' ý chỉ cuộc sống như thế nào ? Câu 4. a/ Nghĩa tường minh là gì ?, nghĩa hàm ý là gì ? Nêu ví dụ minh hoạ ? b/ Câu nào sau đây có chứa hàm ý ? - Lão chỉ tẩm ngẩm thế nhưng cũng ra phết chứ chả vừa đâu: Lão vừa xin tôi một ít bả chó. - Lão làm khổ lão chứ ai làm khổ lão. - Cuộc đời quả thực cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn. - Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà bất thình lình như vậy. c/ Câu in đậm sau đây chứa hàm ý gì ? - Thầy giáo vào lớp được một lúc thì một học sinh mới xin phép vào lớp; thày giáo nói với học sinh đó: Bây giờ là mấy giờ rồi ? Câu 5. Suy nghĩ của em sau khi học xong văn bản "Nói với con" ? Gợi ý: a. Mở bài: Giới thiệu bài thơ. b. Thân bài: Đảm bảo đủ bốn luận điểm sau. - Con lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ và cuộc sống lao động cần cù, tài hoa, gắn bó của người đồng mình. - Truyền thống của người đồng mình: cần cù, sáng tạo, giàu ý chí và có sức sống mạnh mẽ vượt gian khó. - Con hãy sống như người đồng mình, biết kế thừa và tự hào về truyền thống của quê hương, không bao giờ được nhỏ bé, lùi bước trước khó khăn. - Đánh giá đặc sắc nghệ thuật của bài thơ. c. Kết bài: Cảm xúc cá nhân. 4. Củng cố: Nôi dung bài học. 5. HDVN: Học ôn bài. D. Rút kinh nghiệm. Tuần Ngày soạn Tiết Ngày dạy Ôn tập bài 25 A. Mục tiêu cần đạt. + Giúp học sinh khắc sâu kiến thức về văn bản "Mây và sóng" và các bài thơ đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 9. + Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, tình yêu gia đình và lòng yêu nước, sự dũng cảm cho học sinh. + Thực hành làm bài tập tổng hợp. B. Chuẩn bị. + Thầy: Nghiên cứu soạn bài. + Trò: Ôn tập. C. lên lớp. 1. Tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: Trong giờ. 3. Bài mới. Câu 1. a/ Ta-go là nhà thơ của nước nào ? b/ Bài thơ "Mây và sóng" là lời của ai nói với ai ? c/ Điểm giống nhau và khác nhau giữa hai phần của bài thơ "Mây và sóng" ? d/ Chủ đề của bài thơ "Mây và sóng" là gì ? e/ Nhân vật trữ tình trong bài thơ "Mây và sóng" là ai ? f/ Nội dung chính của bài thơ "Mây và sóng" ? Câu 2. a/ Câu thơ "Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào" được hiểu như thế nào ? b/ Bài thơ gợi cho ta suy nghĩ về điều gì trong cuộc sống ? c/ Nhân vật em bé trong bài thơ là người như thế nào ? d/ Đặc sắc về nội dung của bài thơ trên ? e/ Bài thơ được thể hiện bằng hình thức ngôn ngữ nào ? f/ Nhận xét về hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ ? Câu 3. a/ Nối tên tác phẩm ở cột A với giai đoạ sáng tác ở cột B cho phù hợp ? A B Đồng chí Giai đoạn sau kháng chiến chống Pháp (1954 - 1965) Mùa xuân nho nhỏ Giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1946- 1954) Bài thơ về tiểu đội xe không kính Giai đoạn kháng chiến chống Mĩ (1965-1975) Đoàn thuyền đánh cá Giai đoạn từ 1975 đến 1985 Sang thu Giai đoạn từ 1986 đến 2000 b/ Nối tên tác phẩm ở cột A với tên tác giả ở cột B cho phù hợp. A B Sang thu Viễn Phương Con cò Hữu thỉnh Mùa xuân nho nhr Chế Lan Viên Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ Bằng Việt Viếng lăng Bác Nguyễn Khoa Điềm Bếp lửa Thanh Hải c/ Điền tên tác phẩm sao cho phù hợp với nhận xét tương ứng ? A B Qua lời trò chuyện của em bé với người mẹ, bài thơ thể hiện tình yêu vô hạn đối với mẹ và ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt. Qua hình thức những lời hát ru, bài thơ ngợi ca tình mẹ và lơid ru đối với cuộc sống. Bằng lời trò chuyện với con, bài thơ thể hiện sự gắn bó, niềm tự hào quê hương và đạo lí sống của dân tộc. Bài thoe thể hiện tình yêu thương của người mẹ miền núi Tây Nguyên gắn liền với lòng yêu nước, tinh thần chiến đấu, khát vọng tương lai. Câu 4. Nêu suy nghĩ của em về bài thơ "Mây và sóng" ? Gợi ý: 1. Xác định thể loại: + Đề văn nghị luận. + Giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ . 2. Dàn ý. + Giới thiệu được bài thơ ( tcs giả, hoàn cảnh ra đời) + Đảm bảo đủ các luận điểm: - Trò chơi của thiên nhiên vô cùng hấp dẫn đối với em bé. - Em bé muốn được tham gia. - Thái độ từ chối của em bé thẻ hiện tình cảm gì? - Trò chơi của em bé nghĩ ra như thế nào ? + Đánh giá chung về giá trị nghệ thuật, nội dung của bài thơ. + Bộc lộ cảm nghĩ của mình khi học song bài thơ . 4. Củng cố: Nội dung bài học. 5. HDVN: Học ôn bài. D. Rút kinh nghiệm. Tuần Ngày soạn Tiết Ngày dạy Ôn tập văn bản nhật dụng và thơ. A. Mục tiêu cần đạt. + Củng cố cho học sinh các kiến thức về văn bản nhật dụng đã học tong chương trình ngữ văn THCS. + GD lòng yêu thiên nhiên, yêu cuộc sóng và sự đồng cảm, sẻ chia giữa người với người. + Thực hành làm bài tập tổng hợp. B. Chuẩn bị: + Thầy: Nghiên cứu soạn bài. + Trò: Ôn tập. C. Lên lớp. 1. Tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: Trong giờ. 3. Bài mới. Câu 1. a/ Đặc điểm của văn bản nhật dụng ? b/ Văn bản nào đã học viết về việc giữ gìn và bảo vệ môi trường sống? c/ Văn bản nhật dụng nào phê phán việc chạy đua vũ trang ? d/ Văn bản nào viết về vẻ đẹp văn hoá sinh hoạt của dân tộc ? e/ Văn bản nào ngợi ca bản sắc văn hoá của con người Việt Nam ? Câu 2. a/ Nối tên tác phẩm ở cột A với nội dung ở cột B cho phù hợp . A B Bài toán dân số Hội nhập thế giới và bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc Thông tin về trái đất năm 2000 Dân số và tương lai loài người Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và pháy triển ở trẻ em Danh lam thắng cảnh Động Phong Nha Quyền sống của con người Phong cách Hồ Chó Minh Bảo vệ môi trường b/ Nối tên tác phẩm ở cột A với phương thức biểu đạt phù hợp ở cột B. A B Cuộc chia tay của những con búp bê Nghị luận và hành chính Động Phong Nha Nghị luận và biểu cảm Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử Tự sự, miêu tả và biểu cảm Bức thư của thủ lĩnh da đỏ Thuyết minh và miêu tả Thông tin về Ngày Trái Đất năm2000 Tự sự và miêu tả Câu 3. a/ Điền vào cột B tên bài thơ cho phù hợp với nội dung ở cột A. A B Cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên và đất nước, ước nguyện chân thành góp một mùa xuân nhỏ vào cuộc đời chung. Bằng lời trò chuyện với con, bài thơ thể hiện sự gắn bó, niềm tự hào quê hương và đạo lí sống của dân tộc. Qua lời trò chuyện của em bé với người mẹ, bài thơ thể hiện tình yêu vô hạn đối với mẹ và ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt. Qua hình tượng quen thuộc của ca dao, bài thơ ca ngợi tình mẹ và ý nghĩa lời ru trong cuộc sống. Câu 4. Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau: "Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ ...................................................... Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa." ( Bằng Việt, Bếp lửa) Câu 5: Hình ảnh người lính trong bài thơ "Đồng chí" của Chính Hữu? - Gv hướng dẫn HS tìm hiể đề, lập dàn ý và viết bài - Gv thu bài,chấm và nhận xét. 4. Củng cố: Nội dung bài học. 5. HDVN: Học ôn bài. D. Rút kinh nghiệm.

File đính kèm:

  • docPhu dao van 9.doc