Giáo án Sa hành đoản ca_ Cao Bá Quát

A/ MỤC ĐÍCH CẦN ĐẠT

Hiểu được sự chán ghét của Cao Bá Quát đối với con đường mưu cầu danh lợi.

Hiểu rõ khao khát về sự đổi mới cuộc sống của tác giả, người vốn có tầm nhìn xa rộng vượt thời đại, trong hoàn cảnh xã hội nhà Nguyễn bảo thủ trì trệ

B/ ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC- KIỂM TRA BÀI CŨ

1/ ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC

2/ KIỂM TRA BÀI CŨ

C/ NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP - TIẾN TRÌNH

A/ TIỂU DẪN

Ở phần tiểu dẫn, sách giáo khoa trình bày những vần đề gì ?

1/ Tác giả - Nội dung thơ ca

2/ Xuất xứ – Chủ đề bài thơ

3/ Giáo viên nhấn mạnh thêm

a/ Về tác giả

_ Ông là người đầy tài năng, nổi tiếng hay chữ, viết chữ đẹp và có uy tín lớn trong giới trí thức, được tôn vinh như bậc thánh : Thần Siêu, thánh Quát

_ Ông còn là người có khí phách hiên ngang, tư tưởng tự do phóng khoáng, luôn ôm ấp hoài bão giúp dân giúp đời, có một thái độ sống vượt ra khỏi khuôn khổ chật hẹp của chế độ phong kiến tù túng

_ Ông là nguyên mẫu để Nguyễn Tuân sáng tạo nên hình tượng Huấn Cao

b/ Về thời đại

_ Cao Bá Quát sống nửa đầu thế kỉ XIX, nhà Nguyễn đã tiêu diệt xong nhà Tây Sơn thiết lập một chính sách hà khắc, sưu cao thế nặng, nhân dân rất khổ sở.Thêm vào đó nhà Nguyễn lại coi trọng người Nam hơn người Bắc khiến trí thức Bắc Hà mất lòng tin

c/ Về thể loại

Bài thơ được viết theo thể ca hành trong hệ thống thể loại văn học trung đại Việt Nam. Đây là thể loại của văn học trung Quốc, được tiếp thu vào Việt Nam tương đối sớm và có nhiều đóng góp ( Côn ơn ca, Long thành cầm giả ca.

 

doc10 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1763 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sa hành đoản ca_ Cao Bá Quát, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sa hành đoản ca Cao Bá Quát A/ Mục đích cần đạt Hiểu được sự chán ghét của Cao Bá Quát đối với con đường mưu cầu danh lợi. Hiểu rõ khao khát về sự đổi mới cuộc sống của tác giả, người vốn có tầm nhìn xa rộng vượt thời đại, trong hoàn cảnh xã hội nhà Nguyễn bảo thủ trì trệ B/ ổn định tổ chức- Kiểm tra bài cũ 1/ ổn định tổ chức 2/ Kiểm tra bài cũ c/ Nội dung - phương pháp - tiến trình A/ Tiểu dẫn ở phần tiểu dẫn, sách giáo khoa trình bày những vần đề gì ? 1/ Tác giả - Nội dung thơ ca 2/ Xuất xứ – Chủ đề bài thơ 3/ Giáo viên nhấn mạnh thêm a/ Về tác giả _ Ông là người đầy tài năng, nổi tiếng hay chữ, viết chữ đẹp và có uy tín lớn trong giới trí thức, được tôn vinh như bậc thánh : Thần Siêu, thánh Quát _ Ông còn là người có khí phách hiên ngang, tư tưởng tự do phóng khoáng, luôn ôm ấp hoài bão giúp dân giúp đời, có một thái độ sống vượt ra khỏi khuôn khổ chật hẹp của chế độ phong kiến tù túng _ Ông là nguyên mẫu để Nguyễn Tuân sáng tạo nên hình tượng Huấn Cao b/ Về thời đại _ Cao Bá Quát sống nửa đầu thế kỉ XIX, nhà Nguyễn đã tiêu diệt xong nhà Tây Sơn thiết lập một chính sách hà khắc, sưu cao thế nặng, nhân dân rất khổ sở.Thêm vào đó nhà Nguyễn lại coi trọng người Nam hơn người Bắc khiến trí thức Bắc Hà mất lòng tin c/ Về thể loại Bài thơ được viết theo thể ca hành trong hệ thống thể loại văn học trung đại Việt Nam. Đây là thể loại của văn học trung Quốc, được tiếp thu vào Việt Nam tương đối sớm và có nhiều đóng góp ( Côn ơn ca, Long thành cầm giả ca.. B/ Văn bản Trường sa phục trường sa Nhất bộ nhất hồi khứ Nhật nhập hành vị dĩ, Khách tử lệ giao lạc Quân bất học tiên gia mĩ thuỵ Đăng sơn thiệp thuỷ oán hà cùng Cổ lai danh lợi nhân, Bôn tẩu lộ đồ trung Phong tiền tửu điếm hữu mĩ tửu Tỉnh giả thường thiểu, tuý giả đồng Trường sa, trường sa, nại cứ hà ! Thản lộ mang mang uý lộ đa Thính ngã nhất xướng cùng đồ ca Bắc sơn chi bắc sơn vạn điệp Quân hồ vi hồ sa thương lập ? Bãi cát dài, lại bãi cát dài Đi mộ bước như lùi một bước Mặt trời đã lặn mà vẫn còn đi Khách ( trên đường ) nước mắt lã chã rơi Anh sao không học được ông tiên có phép ngủ kĩ Cứ trèo non, lội nước mãi, bao giờ cho ta hết oán ! Xưa nay hạng người danh lợi Vẫn tất tả ở ngoài đường sá (Hễ )quán rượu ở đầu gió có rượu ngon, Thì người tỉnh thường ít mà người say thì vô số Bãi cát dài, bãi cát dài, biết tính sao đây ? Bước đường bằng phẳng thì mờ mịt, bước đường ghê sợ thì nhiều Hãy nghe ta hát khúc ca “cùng đường” Phía bắc núi bắc núi muôn trùng Phía nam núi nam sóng muôn đợt Anh còn đứng làm chi trên bãi cát I/ Bố cục _ 6 câu đầu : Bãi cát và người đi trên cát _ 4 câu tiếp : Suy ngẫm về cuộc đời _6 câu con lại :Lời tự nhủ II/ Đọc – Hiểu 1/ Bãi cát và người đi trên cát ở bốn câu thơ đầu hình ảnh bãi cát được hiện ra trong không gian như thế nào ? _ Trường sa, phục trường sa Bãi cát dài lại bãi cát dài Hình ảnh bãi cát dài được láy lại hai lầnố điệp từ ( kết hợp với từ lại ) như vẽ ra trước mắt người đọc và làm gia tăng thêm cảm giác về một không gian trải dài, rộng lớn, heo hút rợn ngợp Và cái không gian hun hút ấy được tác giả nhấn mạnh với người đọc vào thời điểm nào ? Cái không gian hun hút ấy được nhà thơ đặt vào thời điểm _ Nhật nhập : Mặt trời lặn Để diễn tả cái khó khăn nhọc nhằn của người đi trên cát, tại sao tác giả không kết hợp với hình ảnh mặt trời chói trang lúc chính ngọ mà lại dùng hình ảnh mặt trời lặn ? Đi trên cát bình thường đã vất vả bởi chân bị lún xuống , khiến cho ta có cảm giác như bị kéo lùi lại. Nếu lại thêm cái ánh nắng chói trang của mặt trời thì sự vất vả mệt nhọc nóng bức như tăng lên bội phần. Nhưng nóng bức mệt nhọc có khi vẫn đến được đích, vẫn đạt được kết quả. Còn ở đây, với hình ảnh mặt trời lặn ốNhà thơ vừa diễn tả sự vất vả nhọc nhằn do ngoại cảnh vừa diễn tả được cái tương lai tăm tối trong bước chân của người đi trên cát. Mặt trời lặn, màn đêm bắt đầu buông xuống, vạn vật đi dần vào quĩ đạo của sự nghỉ ngơi Nhưng người đi trên cát lúc này thì sao ? Vạn vật dần đi vào quĩ đạo của sự nghỉ ngơi nhưng người đi trên cát vẫn chưa nghỉ _ Khách (vẫn còn) + Hành vị dĩ : Vẫn còn đi + Nhất bộ nhất khứ hồi : Đi một bước như lùi một bước ố Khách đang phải trải qua những bước đường trầy trật khó khăn Theo em khách ở đây là ai ? Khách ở đây cũng chính là anh, là ta ở đoạn thơ sau ố Khách chính là người đi trên cát, là nhân vật trữ tình của bài thơ Và suy cho đến cùng đó chính là tác giả. Như ta đã biết, Cao Bá Quát đã nhiều lần vào Huế để thi hội, phải qua những tỉnh miền Trung đầy cát trắng. Thực tế đó không thể không đi vào thơ ca của ông. Nên ố Bãi cát và người đi trên cát là hình ảnh mang ý nghĩa tả thực bước đường đi thi ( lập công danh) đầy gian nan vất vả của nhà thơ. Nhưng thơ bao giờ cũng đa nghĩa. ốHình ảnh bãi cát và người đi trên cát còn mang ý nghĩa tượng trưng. Vậy ý nghĩa tượng trưng của hình ảnh thơ trên được biểu hiện như thế nào ? Theo quan niện của nho gia, nam nhi phải tề gia trị quốc bình thiên hạ. Muốn trị quốc - giúp dân giúp đời được phải có sự nghiệp công danh, phải qua cửa Khổng sân Trình. ốCon đường lập thân, lập danh của các kẻ sĩ chân chính gian nan khó nhọc như đi trên bài cát. Nhưng sự phấn đấu gian khổ ấy sẽ đạt được gì khi mà chế độ phong kiến đương thời chỉ là chế độ thối nát, quan lại rặt một phường tham nhũng, nhân dân thì đói khổ. Họ càng đi càng cảm thấy như lùi lại ở phía sau, khi cái mục đích trị quốc - giúp dân giúp đời trở nên xa vời khó thực hiện. ố Tương lại của bước đường ấy sao tăm tối mờ mịt như đi trên cát vào lúc mặt trời lặn vậy Nước mắt thường tượng trưng cho thứ tình cảm uỷ mị nữ nhi thường tình. Vậy mà _ Khách (lại) - nước mắt lã chã rơi. Có người cho rằng những giọt nước mắt đó chứng tỏ khách là người yếu đuối khuất phục trước khó khăn. Theo em đúng hay sai, vì sao ? “Khách” cũng như chúng ta đều hiểu sâu sắc một điều là trên bước đường thành công không có vết chân của kẻ lười biếng. Những khó khăn trước mắt là tất yếu, “khách”- một kẻ sĩ chân chính, không có cớ gì để khóc. Hơn nữa Khách cũng như các nho sĩ tiến bộ khác phấn đấu gian khổ để lập nên công danh sự nghiệp để phụng sự cho một chế độ tốt đẹp, đem lại hạnh phúc cho nhân dân. Mong muốn là như thế, nhưng thức tế xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX, nhà Nguyễn chuyên chế hà khắc nhân dân đói khổ, quan lại chỉ là một phường danh lợi, những kẻ ngủ quên, an phận thụ hưởng vinh hoa phú quí. Trong lòng tác giả xuất hiện một khối mâu thuẫn lớn không thể giải quyết giữa mong muốn và thực tiễn. Chính khối mâu thuẫn ấy làm xao xác lòng ông, bóp chặt trái tim ông, khiến ông nước mắt lã chã rơi. Nên ốKhách khóc vì nỗi thất vọng, sự bế tác của kẻ sĩ Đau đớn và tuyệt vọng, nhà thơ tự hỏi mình : Anh sao không học được ông tiên có phép ngủ kĩ Cứ trèo non , lội nước mãi, bao giờ cho hết ta oán Em hiểu ý của hai câu thơ trên như thế nào ? _ Anh hay ta đều là đại từ xưng hô, ốđều là nhân vật trữ tình - người đi trên cát Ông tiên có phép ngủ kĩ là Hạ Hầu ấn, lúc leo núi hay lội nước vẫn cứ nhắm mắt ngủ say. Ông tiên ấy đã quên đi sự việc xảy ra xung quanh để ngủ. _ Học ông tiên có phép ngủ kĩ ố là học quên đi sự đời. Và ý của hai câu thơ là : Tại sao mình không là kẻ ngủ quên, là kẻ an phận để thụ hưởng vinh hoa phú quí mà cứ trèo non lội nước gian nan vất vả, để rồi lại tự giận mình vì phải hành hạ thân xác mình theo đuổi công danh ố Câu thơ là một câu hỏi đầy trăn trở, đầy day dứt của một tâm trạng, một cõi lòng đầy mâu thuẫn. Với tâm trạng ấy, với cõi lòng ấy, nhà thơ 2/ Suy ngẫm về cuộc đời Suy nghĩ về cuộc đời người ta hay nghĩ đến xưa để rồi so sánh với nay, Cao Bá Quát cũng vậy : Cổ lai danh nhân lợi Xưa nay hạng người danh lợi Bôn tẩu lộ đồ trung Vẫn tất tả ở ngoài đường sá Em cảm nhận như thế nào về hình ảnh thơ “xưa nay” ? _ Cổ lai : Xưa nay ố Hình ảnh thơ không chỉ là yếu tố thời gian, không gian, mà còn là sự tổng kết, sự đúc rút, nghiền ngẫm Nhà thơ nghiền ngẫm về cái gì ? Nhà thơ suy ngẫm về _ Danh lợi nhân : Hạng người danh lợi : Hạng người làm quan (làm quan thường gắn với tiền và quyền.) _ Bôn tẩu là sự tất tả ngược xuôi vất vả ngoài đường Thế nhưng họ (hạng người danh lợi) tất tả ngược xuôi ngoài đường vì lẽ gì ? Hễ quán rượu ở đầu gió có rượu ngon Thì người tỉnh thường ít mà người say thì vô số Theo tác giả thì đông đảo hạng người danh lợi tất tả ngược xuôi vất vả ngoài đường đời mưu sinh là vì : _ Rượu ngon Theo em hình ảnh “Rượu ngon “ có ý nghĩa gì ? _Tượng trưng _ Cụ thể ? Vì sao Để lí giải tại sao người ta lại phải bôn tẩu tất tả ngược xuôi ngoài đường đời mưu sinh, nhà thơ đã ố So sánh sức hấp dẫn của bả danh lợi như sức hấp dẫn của rượu ngon. Cho dù nó ở quán đầu gió ( ở xa) thì người ta cũng có thể ngửi thấy, có thể lao tới. Và ở đời mấy ai có thể thắng nổi sự cám dỗ lạ lùng của nó, người tỉnh thường ít mà người say vô số. Họ - đông đảo hạng người danh lợi, tất tả ngược xuôi vất vả ngoài đường đời mưu sinh để tranh giành quyền lợi tiền tài, để hưởng thụ rượu ngon thịt béo mà quên đi trách nhiệm với cuộc đời. Và như thế, ố Nhà thơ đang suy ngẫm về danh lợi, về trách nhiệm của người làm quan Từ những suy ngẫm sâu sắc về cuộc đời như trên, nhà thơ tự nhủ bản thân mình 3/ Lời tự nhủ của tác giả Một lần nữa, hình ảnh bãi cát dài lại được láy lại Bãi cát dài, bãi cát dài, biết tính sao đây Bước đường bằng phẳng thì mờ mịt, bước đường ghê sợ thì nhiều. Sự láy lại của hình ảnh bãi cát dài ở đây có ý nghĩa gì ? _ Bãi cát dài ố Điệp từ như nhấn mạnh, như tô đậm con đường dài hun hút gian nan của kẻ sĩ chân chính Và từ _ Sao ố từ để hỏi đưa câu thơ trở về với âm hưởng của sự trăn trở băn khoăn Nhà thơ tự hỏi mình có nên đi tiếp hay từ bỏ nó khi mà trước mắt mình, bước đường phẳng, đường thuận lợi thì ít mà bước đường ghê sợ, chông gai thì nhiều. Đi tiếp rồi cũng trở thành phường danh lợi, không đi tiếp thì không phải đạo của kẻ sĩ, không giúp dân giúp đời. ốĐó là sự bế tắc, là đường cùng không lối thoát không của riêng Cao Bá Quát mà của chung kẻ sĩ thời bấy giờ. Nhận ra con đường cùng, nhà thơ tự nhủ _ Phía bắc núi bắc núi muôn lớp Phía nam núi nam sóng muôn đợt Bế tắc, đường cùng tuy chưa tìm ra con đường đi nào khác, song ông nhận thấy không thể cứ đi mãi trên bãi cát danh lợi được : ố Điểm tích kết hợp với kết cấu trùng điệp nhấn mạnh sự cần thiết phải thoát ra khỏi cơn say danh lợi vô nghĩa, sự kiên quyết từ chối danh lợi tầm thường Còn đứng trên bãi cát danh lợi tức là còn tiếp tục con đường lập thân, lập danh bằng học hành khoa cử để rồi lại rơi vào bế tắc đường cùng. Vậy tại sao _ Anh còn đứng làm chi trên bãi cát ố nhà thơ như tự nhủ, như tự hối thúc bản thân : Hãy từ bỏ lối học khoa cử, từ bỏ con đường công danh III/ KếT luận 1/ Về nội dung : ghi nhớ – sgk – 152 Sa hành đoản ca bộ lộ sự chán ghét của tác giả đối với việc mưu cầu danh lợi và niềm khát khao thay đổi cuộc sống 2/ Về nghệ thuật _ Bãi cát và người đi trên cát là hình tượng nghệ thuật độc đáo sáng tạo, bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống _ Tác giả đã sử dụng các đại từ nhân xưng khác nhau để có cách thể hiện tâm trạng thái một cách đa chiều khi đứng trước các hoàn cảnh khác nhau c/ Luyện tập 1/ Câu hỏi 2 sgk _ Anh sao không học được ông tiên có phép ngủ kĩ Cứ trèo non , lội nước mãi, bao giờ cho hết ta oán ý của hai câu thơ là : Tại sao mình không là kẻ ngủ quên, là kẻ an phận để thụ hưởng vinh hoa phú quí mà cứ trèo non lội nước gian nan vất vả, để rồi lại tự giận mình vì phải hành hạ thân xác theo đuổi công danh _ Cổ lai danh nhân lợi Xưa nay hạng người danh lợi Bôn tẩu lộ đồ trung Vẫn tất tả ở ngoài đường sá Từ xưa đến nay đông đảo hạng người ( làm quan )danh lợi tất tả ngược xuôi vất vả ngoài đường đời mưu sinh _ Hễ quán rượu ở đầu gió có rượu ngon Thì người tỉnh thường ít mà người say thì vô số Họ - đông đảo hạng người danh lợi, tất tả ngược xuôi vất vả ngoài đường đời mưu sinh để tranh giành quyền lợi tiền tài, để hưởng thụ rượu ngon thịt béo mà quên đi trách nhiệm với cuộc đời. ố Nhà thơ đang suy ngẫm về danh lợi, về trách nhiệm của người làm quan, về con đường đi của mình 2/ Dựa vào bài thơ này, hãy lí giải vì sao Cao Bá Quát đã khởi nghĩa chống lại nhà Nguyễn Ông chán ghét lối học khoa cử, chán ghét con đường mưu cầu danh lợi và khát khao một sự đổi thay D/ Củng cố dặn dò Mấy suy nghĩ khi giàng bài Sa hành đoản ca 1/ Về phương pháp _ Quan điểm về phương pháp dạy thí điểm phân ban không giống với phương pháp truyền thống . Và để đáp ứng được phương pháp này, Bộ đã mở 2 lớp bồi dưỡng. Năm ngoái lớp 10 tôi được cử đi học Giáo dục ngoài giờ lên lớp chứ không được đi học bồi dưỡng chuyên môm mặc dù tôi cũng đã tha thiết xin đồng chí Hà đổi tôi với chị Hằng. Năm nay, lớp 11, tôi được cử đi học nhưng vì tôi có lí do bất khả kháng nên không tham dự được. Thực chất tôi cũng chẳng tường tận gì lắm về phương pháp như các đồng chí đã được đi học bồi dưỡng. Nên phân công cho tôi thuyết trình giáo án mẫu e không hợp cho lắm. Hơn nữa xét về kinh nghiêm, tôi cung không hơn các đồng chí... _ Nhưng qua phần đọc tài liệu tôi nhận thức một cách thô thiển là : Phương pháp dạy học mới rất chú trọng khâu Đọc - hiểu. Học sinh phải là người chủ động trong việc tiếp thu kiến thức. Giáo viên chỉ là người gợi mở hướng dẫn, không áp đặt. Muốn thế, giáo viên phải tổ chức bài giảng của mình bằng một hệ thống câu hỏi 2/ Về hình thức giáo án _ Đọc các giáo án mẫu tôi thấy họ thường trình bày theo cột, một bên là hoạt động của giáo viên và học sinh, một bên là yêu cầu cần đạt. Qua đọc tài liệu tôi cũng lĩnh hội một cách thô thiển là một giờ lên lớp gồm các hoạt động : đọc gợi mở dẫn dắt vấn đề, đặt câu hỏi với học sinh, học sinh trả lời, giáo viên uốn nắn nhấn mạnh. Các hoạt động trên phải được phối hợp một cách nhịp nhàng ăn ý ( chứ không tách bạch ) theo ý đồ của giáo viên _ Hơn nữa bài giảng được tổ chức bằng một hệ thống câu hỏi, nên khâu dẫn dắt gợi mở của người thầy là rất quan trọng đảm bảo cho bài giảng liền mạch hấp dẫn không bị vụn vặt. Thêm một lí do nữa là bản thân tôi không lợi khẩu. Định nói gì làm gì tôi đều phải viết ra như học sinh học phát biểu. Vì tất cả những lí do trên, cá nhân tôi chọn hình thức giáo án văn bản 3/ Về cách tiếp cận văn bản - Chúng ta đang thức hiện thí điểm phân ban nên tồi tại một thực tế là một văn bản nhưng 2 bộ sách có hai cách hiểu khác nhau. Bài Sa hành đoản ca của Cao Bá Quát là một hiện tượng như vậy Bài thơ mượn hình ảnh bãi cát và người đi trên cát để nói về con đường mưu cầu danh lợi của kẻ sĩ thời bấy giờ, qua đó bộc lộ thái độ của nhà thơ. Nhưng * / Về chủ đề _ Bộ một cho rằng : tác phẩm ca ngợi những con người hi sinh quên mình vì lí tưởng đề cao phẩm chất và trách nhiệm cao quí của kẻ sĩ đối với cuộc sống, đồng thời bộ lộ sự hoang mang tuyệt vọng của con người không tìm được lối ra _ Bộ 2 lại cho rằng : Sa hành đoản ca bộ lộ sự chán ghét của tác giả đối với việc mưu cầu danh lợi và niềm khát khao thay đổi cuộc sống */Về hình ảnh _ Người đi trên cát + Bộ 1 cũng cho rằng đó là hình ảnh con người đi tìm lí tưởng giữa cuộc đời mờ mịt, một con người nhỏ bé trơ trọi cô đọc giữa cuộc đời mờ mịt + Bộ 2 : Người đi trên con đường mưu cầu danh lợi _ Mặt trời lặn mà vẫn còn đi + Bộ 1 cho rằng đó là sự hăng hái mải mê _ Khách - Nước mắt lã chã rơi + Bộ 1 cho rằng đó là sự vất vả đau khổ , là vì lòng oán hận vì đi mãi không tới đích _ Về 3 câu cuối + Bộ 1 cho rằng : Trong cô đơn tuyệt vọng, người đi chỉ còn biết đứng lại trên cát dài, vừa bất lực vừa nuối tiếc. Bất lực vì không thể đi tiếp được, cũng không thể, hay chưa thể quyết định sẽ làm gì đây. Trở thành phường danh lợi ư ? Không được rồi. Hay đi về ở ẩn ở núi phía bắc, ở biển phía nam, “độc thiện kì thân”, giữ riêng mình trong sạch giữa cuộc đời ô trọc ? Cũng không thể được. Nuối tiếc vì con đường gian khổ, mờ mịt nhưng đẹp đẽ quá, cao quí quá. Thì đành đứng chôn chân trên bãi cát. Đó là một khối mâu thuẫn lớn đè nặng lên tâm hồn tác giả. Cái khối mâu thuẫn này bộ 2 cũng giải thích : Đó là do ông rất khinh bỉ những phường danh lợi tầm thường kia, nhưng ông cũng chợt nhận ra sự cô độc của mình.... + Bộ 2 lại cho rằng : cần phải thoát ra khỏi cơn say danh lợi vô nghĩa, tác giả nhận rõ tính chất vô nghĩa của lối học hành khoa cử, của con đường công danh - Đây là một bài thơ chữ Hán, đã là khó nhận thức đối với học sinh. Lại thêm hình ảnh thơ được dùng theo lối biểu tượng lại càng khó hiểu hơn. Và sẽ là khó khăn hơn nữa khi chính quan điểm của các nhà khoa học có uy tín không đồng quan điểm. _ Vẫn biết rằng cảm thụ văn chương mang tính chủ quan. Nhưng sự cảm thụ ấy phải xuất phát từ văn bản và gắn với hoàn cảnh mà nó ra đời. Đó cũng là cách tiếp cận của tôi khi giảng văn bản này Với tất cả những suy nghĩ trên, tôi mạo muội đưa ra cách đọc - hiểu như sau:

File đính kèm:

  • docSA HANH DOAN CA.doc