Giáo án sáng tuần 10 lớp 1

Tiết 1: Thể dục:

Bài 10: THỂ DỤC RÈN LUYỆN TƯ THẾ CƠ BẢN.

Những kiến thức học sinh đã biết có liên quan đến bài học Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành

- Học sinh đã biết những quy định khi tập thể dục. Biết cách chơi một số trò chơi. Biết tập một số tư thế. - Bước đầu biết cách thực hiện đứng kiễng gót hai tay chống hông.

I. Mục tiêu:

1 Kiến thức: Bước đầu biết cách thực hiện đứng kiễng gót hai tay chống hông. Yêu cầu thực hiện ở mức cơ bản đúng.

2. Kỹ năng: Thực hiện các tư thế.

 3. Thái độ: HS có thái độ yêu thích môn học.

II. Chuẩn bị / Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên: Sân trường sạch sẽ an toàn. Chuẩn bị còi TD.

2. Học sinh: Trang phục.

 

doc14 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1071 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án sáng tuần 10 lớp 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 10 Ngày soạn: 8/11/2013. Ngày giảng: Thứ hai ngày 11 tháng 11 năm 2013. Tiết 1: Thể dục: Bài 10: THỂ DỤC RÈN LUYỆN TƯ THẾ CƠ BẢN. Những kiến thức học sinh đã biết có liên quan đến bài học Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành - Học sinh đã biết những quy định khi tập thể dục. Biết cách chơi một số trò chơi. Biết tập một số tư thế. - Bước đầu biết cách thực hiện đứng kiễng gót hai tay chống hông. I. Mục tiêu: 1 Kiến thức: Bước đầu biết cách thực hiện đứng kiễng gót hai tay chống hông. Yêu cầu thực hiện ở mức cơ bản đúng. 2. Kỹ năng: Thực hiện các tư thế. 3. Thái độ: HS có thái độ yêu thích môn học. II. Chuẩn bị / Đồ dùng dạy học: 1. Giáo viên: Sân trường sạch sẽ an toàn. Chuẩn bị còi TD. 2. Học sinh: Trang phục. III. Nội dung và phương pháp lên lớp: Nội dung Phương pháp tổ chức A. Phần mở đầu: - Cán sự báo cáo sĩ số. - GV nhận lớp, phổ biến nội dung. - Kiểm tra trang phục, sức khỏe của HS. - Chạy chậm thành một vòng tròn. - Chơi trò chơi “Diệt các con vật có hại” - Tập lại tư thế: Đứng đưa hai tay lên cao chếch chữ V, hai tay dang ngang. - Nhận xét. B. Phần cơ bản: 1. Ôn phối hợp: Đứng đưa hai tay ra trước, đưa hai tay dang ngang. - Cả lớp ôn 2 lần. - GV quan sát sửa sai, nhận xét. - Chia tổ tập luyện - Tổ trưởng điều khiển. + GV đi đến từng tổ quan sát nhắc nhở, kết hợp sửa chữa những động tác sai cho HS. + GV cho các tổ thi đua tập. - Nhận xét 2. Ôn phối hợp: Đứng đưa hai tay ra trước, đưa hai tay lên cao chếch chữ V 3. Ôn phối hợp: Đứng đưa hai tay dang ngang, hai tay lên cao chếch chữ V. 4. Học đứng kiễng gót hai tay chống hông (2 - 4 lần). + GV vừa làm mẫu lần 1, hô nhịp chậm. - GV tập mẫu, giải thích HS tập theo lần 2. + Cho HS tập lần 2. + GV nhận xét. + Lần 3: GV chỉ làm mẫu những nhịp cần nhấn mạnh. + Lần 4: GV hô nhịp HS tập. + Nhận xét, sửa sai. + Cán sự lớp điều khiển cả lớp tập. + GV quan sát sửa sai. - Tập phối hợp. * Học đứng đưa hai tay lên cao chếch chữ V (2 - 4 lần). + GV vừa làm mẫu lần 1, hô nhịp chậm. - GV tập mẫu, giải thích HS tập theo lần 2. + Cho HS tập lần 2. + GV nhận xét. + Lần 3: GV chỉ làm mẫu những nhịp cần nhấn mạnh. + Lần 4: GV hô nhịp HS tập. + Nhận xét, sửa sai. + Cán sự lớp điều khiển cả lớp tập. + GV quan sát sửa sai. + Chia tổ luyện tập. + GV quan sát sửa sai. + Các tổ trình diễn. - Nhận xét, đánh giá. - GV cho cả lớp tập lại các tư thế đã học. - Cả lớp tập 2 lần. + Nhận xét. C. Phần kết thúc: * Hồi tĩnh: Cho HS nhảy thả lỏng cơ thể. - Đứng tại chỗ vỗ tay hát. * Củng cố: - GV và HS hệ thống nội dung bài học. - Nhận xét giờ học. * Dặn dò: Về nhà thường xuyên luyện tập thể dục. Ôn lại bài. * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * **************** Tiết 2: Mỹ thuật: GV chuyên dạy. **************** Tiết 3 + 4: Học vần: Bài 39: AU, ÂU Những kiến thức học sinh đó biết có liên quan đến bài học Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành - Học sinh đã biết được 29 chữ cái chữ ghép đôi, vần ui, ưi, ua,…. các nét cơ bản, các dấu. - HS đọc được: au, âu, cây cau, cái cầu, từ và câu ứng dụng. - Viết được au, âu, cây cau, cái cầu. - Luyện nói từ 2, 3 câu theo chủ đề: Bà cháu. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: HS đọc được: au, âu, cây cau, cái cầu, từ và câu ứng dụng. - Viết được: au, âu, cây cau, cái cầu. - Luyện nói từ 2, 3 câu theo chủ đề: Bà cháu. 2. Kỹ năng: Rèn cho HS kỹ năng nghe, đọc, nói, viết. 3. Thái độ: Giáo dục HS biết yêu quý và nghe lời ông bà. II. Chuẩn bị / Đồ dùng dạy học: 1. Giáo viên: Sách Tiếng Việt 1. - Bộ đồ dùng học Tiếng Việt 1. Tranh minh họa câu ứng dụng, luyện nói. 2. Học sinh: Sách Tiếng Việt 1. Bộ đồ dùng, bảng con, vở tập viết. III. Hoạt động dạy và học: Tiết 1 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Giới thiệu bài. * Ổn định tổ chức: * Kiểm tra bài cũ: - Viết: tươi cười, tuổi thơ. - Đọc đoạn thơ ứng dụng. - Nhận xét, đánh giá. * Giới thiệu bài: Ghi đầu bài. 2. Phát triển bài. Dạy vần: au * HS nhận diện vần au. - GV viết vần au lên bảng lớp. Đọc mẫu. - Giới thiệu chữ viết thường. - Vần au gồm mấy âm ghép lại, vị trí các âm? * Đánh vần: au: a - u - au (GV chỉnh sửa, phát âm cho HS). - Cài au. - Có vần au muốn có tiếng cau thêm âm gì? - Cài: cau. - Tiếng cau gồm âm và vần gì? - GV đánh vần: cau: cờ - au - cau. - GV đưa tranh nhận xét? - GV ghi bảng: cây cau - Tìm tiếng, từ có vần au. Dạy vần: âu (Các bước dạy tương tự vần au) - So sánh au và âu? * Đọc từ ứng dụng: - GV ghi bảng: rau cải châu chấu lau sậy sáo sậu - Đọc mẫu, giải thích từ. * Hướng dẫn viết chữ ghi vần, ghi từ. - GV nêu quy trình, viết cho HS quan sát. au, âu, cây cau, cái cầu - Nhận xét đánh giá. 3. Kết luận - Học vần gì mới? - So sánh au, âu? - Chuyển tiết 2. - Bảng con: tươi cười. - Bảng lớp: tuổi thơ. 2 em. - Đọc CN - ĐT. - Âm a, và u. Âm a đứng trước, âm u đứng sau. - Đánh vần CN - N - ĐT. - Cài au, đọc. - Thêm âm c - Cài cau. - Đánh vần CN - N - ĐT. - Cây cau. - HS đọc từ mới. - CN - N - ĐT. - Thau, cháu, màu,.. - Giống nhau âm u đứng sau, khác nhau âm đứng trước. - HS quan sát và đọc rau cải châu chấu lau sậy sáo sậu - Đọc CN - ĐT. - Nêu tiếng có vần vừa học. - HS tô khan, viết bảng con. - Au, âu. - Nêu. Tiết 2 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Giới thiệu bài. * Ổn định tổ chức: * Kiểm tra bài cũ: - Đọc bài bảng lớp tiết 1. - Nhận xét, đánh giá. * Giới thiệu bài: Ghi đầu bài. 2. Phát triển bài. a. Luyện đọc: Luyện đọc bài tiết 1: - Chỉ theo thứ tự và không theo thứ tự. * Luyện đọc câu ứng dụng. - Treo bảng phụ. Chào Mào có áo màu nâu Cứ mùa ổi tới từ đâu bay về. - Đọc mẫu, hướng dẫn HS đọc. - Kẻ chân tiếng có vần vừa học? - Luyện đọc bài trong SGK. Đọc mẫu, hướng dẫn HS đọc. b. Luyện nói: - Tranh vẽ gì? - Hãy đọc đầu bài luyện nói? - Tranh vẽ ai? - Bà nói những gì với 2 bạn nhỏ? - Bà hường dạy bảo em những gì? - Làm theo lời khuyên của bà em cảm thấy như thế nào? - Kể những kỉ niệm của em với bà? - Muốn bà vui, khoẻ, sống lâu, em cần phải làm gì? c. Luyện viết: - Hướng dẫn HS viết theo mẫu chữ trong vở tập viết. - Nhắc tư thế ngồi viết bài. - Theo dõi, uốn nắn học sinh. - GV nhận xét. 3. Kết luận - Đọc toàn bài. - Về nhà đọc lại bài. Chuẩn bị bài sau. 2 HS đọc . - CN - N - ĐT. - Nhận xét tranh SGK. - Đọc CN - ĐT. Chào Mào có áo màu nâu Cứ mùa ổi tới từ đâu bay về. - Màu, nâu, mùa, đâu; phân tích. - Đọc CN - ĐT - Bà cháu. - HS nêu. - Thảo luận nhóm đôi trình bày phần thảo luận. - Nhận xét, bổ sung. - Viết bài vào vở. 1, 2 HS. ----------------------@&?--------------------------- Ngày soạn: 10/11/2013. Ngày giảng: Thứ tư ngày 13 tháng 11 năm 2013. Tiết 1: Toán Tiết 38: PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 4 Những kiến thức học sinh đã biết có liên quan đến bài học Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành - Học sinh đã biết làm tính cộng trong phạm vi 3, 4, 5, phép trừ trong phạm vi 3. Mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ. - Biết làm tính trừ trong phạm vi 4. - Mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Biết làm tính trừ trong phạm vi 4. - Mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ. 2. Kỹ năng: Biết làm tính. 3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức trong giờ học. II. Chuẩn bị / Đồ dùng dạy học: 1. Giáo viên: Bộ đồ dùng dạy toán lớp 1, mô hình như SGK. 2. Học sinh: SGK. Bộ đồ dùng, bảng con, que tính. III. Hoạt động dạy và học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Giới thiệu bài. * Ổn định tổ chức: * Kiểm tra bài cũ: - Bảng con: 3 – 2 = 2 – 1 = - Bảng lớp: 1 + 2 + 1 = 3 – 1 + 1 = - Nhận xét, đánh giá. * Giới thiệu bài: Ghi đầu bài 2. Phát triển bài. * Giới thiệu phép trừ, bảng trừ trong phạm vi 4: * Giới thiệu phép trừ 4 – 1 = 3. Cô dán 4 quả cam lên bảng: Có mấy quả cam? - Cô lấy đi 1 quả hỏi còn lại mấy quả? - Cô nêu lại toàn bộ bài toán. - Có 4 quả cam lấy đi 1 quả. Hỏi còn lại mấy quả? - Bốn quả cam bớt 1 quả cam còn lại mấy quả cam. - Hỏi: Ta có thể làm tính gì? - Ai nêu phép trừ? - Cô ghi bảng 4 - 1 = 3, gọi học sinh đọc lại. * Giới thiệu phép trừ 4 - 2 = 2. - Cho học sinh quan sát tranh, hỏi: 4 con chim bay đi 2 con. Hỏi còn lại mấy con chim? - Cho học sinh đọc. * Giới thiệu phép trừ 4 - 3 = 1 (tương tự như 2 phép tính trên) Bước 2: Cho học sinh học thuộc bảng trừ trong phạm vi 4. - Giáo viên xoá từng phần cho HS đọc. Bước 3: Hướng dẫn học sinh nhận biết mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ: - Cô dán lên bảng 3 chấm tròn và hỏi trên bảng có mấy chấm tròn? - Cô dán thêm 1 chấm tròn hỏi có tất cả mấy chấm chấm tròn? - Cho học sinh đọc phép tính 3 +1 = 4. - Cô bớt đi 1 chấm tròn và hỏi: 4 chấm tròn bớt đi 1 chấm tròn còn mấy chấm tròn? - Hỏi: Con ghi phép tính tương ứng với bài toán trên? - Cô chốt lại: 3 + 1 = 4 ngược lại 4 - 1 = 3. Đây chính là mối quan hệ giữa 2 phép tính này. Vậy cô có phép tính 1 + 3 = 4 con nào nêu được phép tính trừ tương ứng. - Cô ghi các phép tính lên bảng cho học sinh đọc: 3 + 1 = 4 4 - 1 = 4 1 + 3 = 4 4 - 3 = 1 b. Nhận biết mối quan hệ giữa phép cộng và trừ. - GV đính lên bảng 3 chấm tròn hỏi: Có mấy chấm tròn? - Đính thêm 1 hỏi có mấy chấm tròn? - GV bớt 1 hỏi: Bớt 1 còn mấy? - Nêu phép tính? Mối quan hệ giữa cộng và trừ. 3 + 1 = 4 4 – 1 = 3 c. Thực hành: + Bài 1: Tính (miệng). 4 – 1 = 3 4 – 2 = 2 3 + 1 = 4 1 + 2 = 3 3 – 1 = 2 3 – 2 = 1 4 – 3 = 1 3 – 1 = 2 2 – 1 = 1 4 – 3 = 1 4 – 1 = 3 3 – 2 = 1 - GV nhận xét. + Bài 2 (Tr 56): Tính - Chú ý: Kết quả phải viết thẳng hàng. + Bài 3 (Tr 56): Viết phép tính thích hợp. 4 – 1 = 3 3. Kết luận - Đọc lại bảng trừ 4. - Về học thuộc bảng trừ 4. - Hát. - Bảng con: 3 – 2 = 1 2 – 1 = 1 - Bảng lớp: 1 + 2 + 1 = 4 3 – 1 + 1 = 3 1HS: Có 4 quả cam. 1HS: Còn lại 3 quả. 1, 2 HS nêu: Bốn quả cam bớt 1 quả cam còn lại 3 quả cam. 1HS nêu: Phép trừ. 2, 3 HS nêu: 4 - 1 = 3. 3, 4 học sinh đọc: Bốn trừ 1 bằng 3. 1, 2 HS nêu: Còn lại 2 con chim. 3 học sinh đọc: Bốn trừ hai bằng hai. 8, 9 học sinh đọc: 4 - 1 = 3 4 - 2 = 2 4 - 3 = 1 - Nhiều học sinh đọc bài. 1 học sinh nêu: Có 3 chấm tròn. 1, 2 học sinh nêu: Có tất cả 4 chấm tròn. 3, 4 học sinh đọc: 3 +1 = 4 2 học sinh trả lời: còn 3 chấm tròn. 1 học sinh nêu: 4 - 1 = 3. 2, 3 học sinh nêu: 4 - 3 = 1 4 - 1 = 3 4, 5 học sinh đọc lại các phép tính GV vừa ghi. 3 chấm tròn. 4 chấm tròn. 3 + 1 = 4. 4 bớt 1 còn 3. 4 – 1 = 3. - HS đọc: 1 + 3 = 4 4 – 1 = 3 + HS làm SGK sau đó nêu miệng kết quả. 4 – 1 = 3 4 – 2 = 2 3 + 1 = 4 1 + 2 = 3 3 – 1 = 2 3 – 2 = 1 4 – 3 = 1 3 – 1 = 2 2 – 1 = 1 4 – 3 = 1 4 – 1 = 3 3 – 2 = 1 - HS bảng con. - HS nêu. 4 bạn bớt 1 còn 3 - Phép tính: 4 – 1 = 3 2, 3 em. **************** Tiết 2 + 3: Học vần ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I Những kiến thức học sinh đã biết có liên quan đến bài học Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành - Học sinh đã biết được 29 chữ cái chữ ghép đôi, vần ui, ưi, ua,…. các nét cơ bản, các dấu. - HS đọc, viết các âm, vần, tiếng, từ câu ứng dụng từ bài 1 đến bài 40. - Nói được từ 2, 3 câu theo các chủ đề đã học. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: HS đọc, viết các âm, vần, tiếng, từ câu ứng dụng từ bài 1 đến bài 40. - Nói được từ 2, 3 câu theo các chủ đề đã học. 2. Kỹ năng: Rèn cho HS kỹ năng nghe, đọc, nói, viết. 3. Thái độ: Giáo dục HS chăm chỉ học tập. II. Chuẩn bị / Đồ dùng dạy học 1. Giáo viên: Sách Tiếng Việt 1. - Bộ đồ dùng học Tiếng Việt 1. 2. Học sinh: Sách Tiếng Việt 1. Bộ đồ dùng, bảng con. III. Hoạt động dạy và học: Tiết 1 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Giới thiệu bài. * Ổn định tổ chức: * Kiểm tra bài cũ: - Bảng con: iu, êu, rìu, phễu. - Bảng lớp: rìu, cái phễu. - Nhận xét, đánh giá. * Giới thiệu bài: Ghi đầu bài 2. Phát triển bài. * Luyện đọc các vần, tiếng, từ câu từ bài 1 đến 40. (Tiết 1 từ bài 29 đến 35). - GV ghi: ia, tía, lá tía tô. ua, cua, cua bể ưa, ngựa, ngựa gỗ oi, ngói, nhà ngói ai, gái, bé gái ôi, ổi, trái ổi. ơi, bơi, bơi lội ui, núi, đồi núi ưi, gửi, gửi thư. uôi, chuối, nải chuối ươi, bưởi, múi bưởi. * Luyện viết: (Bảng con). - Lá tía tô, cua bể, ngựa gỗ, nhà ngói, bé gái, trái ổi, bơi lội, đồi núi. * Luyện đọc SGK từ bài 29 đến 35. - Đọc cá nhân. - Đọc cả lớp. * Luyện viết vở ô li các từ đã luyện ở bảng con. 3. Kết luận - Đoc bài trên bảng. Chuyển tiết 2. - Bảng con: iu, êu, rìu, phễu. - Bảng lớp: rìu, cái phễu. - HS đọc bảng lớp. - HS đọc SGK. - HS đọc CN - N - ĐT. - Bảng con. - HS đọc CN - N - ĐT. - HS viết vở ô li. 1, 2 em. Tiết 2 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Giới thiệu bài. * Ổn định tổ chức: * Kiểm tra bài cũ: không. * Giới thiệu bài: Ghi đầu bài 2. Phát triển bài. a. Luyện đọc các tiếng, từ, câu từ bài 35 đến 40: - GV ghi bảng: uôi, chuối, nải chuối ươi, bưởi, múi bưởi ay, bay, máy bay. ây, dây, nhảy dây eo, mèo, chú mèo ao, sao, ngôi sao au, cau, âu, cầu, cái cầu iu, rìu, lưỡi rìu. êu, phễu, cái phễu. * Luyện viết bảng con: nải chuối, múi bưởi, máy bay, nhảy dây, chú mèo, ngôi sao, cái cầu, lưỡi rìu, cái phễu. * Luyện đọc SGK từ bài 35 đến 40. * Luyện viết vở ô li các từ đã viết bảng con ở trên. 3. Kết luận - Đọc bài trên bảng. - Về học bài. - HS đọc CN - ĐT. - HS viết bảng con. - Cá nhân. - HS viết vở ô li. **************** Tiết 4: Thủ công Bài 6: XÉ, DÁN HÌNH CON GÀ CON (T1) Những kiến thức học sinh đã biết có liên quan đến bài học. Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành. - Học sinh đã biết được các loại giấy bìa và dụng cụ học thủ công. - Học sinh đã có kỹ năng sử dụng các loại dụng cụ. - Biết quy trình xé, dán một số hình. - HS biết cách xé, dán hình con gà con. - Xé được hình con gà con. Đường xé có thể bị răng cưa, hình dán tương đối phẳng. Mỏ, mắt, chân có thể dùng bút để vẽ. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: HS biết cách xé, dán hình con gà con. - Xé được hình con gà con. Đường xé có thể bị răng cưa, hình dán tương đối phẳng. Mỏ, mắt, chân có thể dùng bút để vẽ. * HS khá giỏi có thể xé được thêm hình con gà con có hình dạng và kích thước khác nhau. Có thể kết hợp vẽ trang trí con gà con. 2. Kỹ năng: Xé, dán hình. 3. Thái độ: Giáo dục ý thức giữ an toàn, vệ sinh trong giờ học. II. Chuẩn bị / Đồ dùng dạy học 1. Giáo viên: Bài mẫu xé dán hình con gà con đơn giản. Tranh quy trình - Một tờ giấy màu: vàng, 1 tờ giấy trắng A4, hồ dán, khăn lau tay. 2. Học sinh: Giấy màu, hồ dán, vở thủ công, khăn lau, thước kẻ, bút chì. III. Hoạt động dạy và học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Giới thiệu bài. * Ổn định tổ chức: * Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra đồ dùng học tập. - Nhận xét, đánh giá. * Giới thiệu bài: Ghi đầu bài. 2. Phát triển bài. a. Hướng dẫn quan sát và nhận xét. * GV cho HS xem bài mẫu: + Đặc điểm, màu sắc, hình dáng của con gà con? + Gà con có gì khác so với gà lớn? b. Giáo viên hướng dẫn mẫu: Đưa tranh quy trình. Xé, dán hình con gà con. + Xé hình thân gà. - Lấy giấy màu vàng xé hình chữ nhật. - Xé 4 góc của hình chữ nhật; xé chỉnh sửa. + Xé hình đầu gà: Xé một hình vuông nhỏ. - Xé 4 góc, xé chỉnh sửa cho gần tròn. + Xé hình đuôi gà: Xé hình tam giác. + Xé hình chân gà: Xé hai hình tam giác nhỏ hơn đuôi. - Dùng bút màu vẽ mỏ và mắt của gà con. + Hướng dẫn dán hình: - Sắp xếp hình thân gà, hình đầu gà, hình đuôi gà và chân gà lên giấy A4. - Dán các chi tiết trên lên giấy nền (A4). - Cho HS quan sát hình con gà con hoàn chỉnh. c. Học sinh thực hành. - HS thực hành trên giấy nháp theo quy trình hướng dẫn. - GV quan sát hướng dẫn thêm. 3. Kết luận: - Để có hình con gà con, cần phải xé mấy bộ phận? - Nhận xét về tinh thần học tập, ý thức tổ chức kỷ luật của HS trong giờ học. - Chuẩn bị cho bài sau. - HS vệ sinh lớp học. - HS lấy đồ dùng. - HS quan sát và trả lời câu hỏi. - HS quan sát. - HS thực hành trên giấy nháp. - Có các bộ phận: đầu gà, thân gà, đuôi gà. ------------------------@&?--------------------------- Ngày soạn: 12/11/2013.( Soạn giảng bù) Ngày giảng: Thứ năm ngày 14 tháng 11 năm 2013. TiÕt 1: To¸n: TiÕt 39: LUYỆN TẬP. Những kiến thức học sinh đã biết có liên quan đến bài học Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành - Học sinh đã nhận biết và đọc, viết được các số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 0, 10 các dấu , =, biết làm tính cộng trong phạm vi 3, 4, 5 - Biết làm tính trừ trong phạm vi đã học; biết biểu thị tình huớng trong hình vẽ bằng phép tính thích hợp. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Biết làm tính trừ trong phạm vi đã học; biết biểu thị tình huống trong hình vẽ bằng phép tính thích hợp. - Mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ. 2. Kỹ năng: Biết làm tính. 3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức trong giờ học. II. Chuẩn bị / Đồ dùng dạy học: 1. Giáo viên: Bộ đồ dùng dạy toán lớp 1. 2. Học sinh: SGK. Bộ đồ dùng, bảng con, que tính. III. Hoạt động dạy và học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Giới thiệu bài. * Ổn định tổ chức: * Kiểm tra bài cũ: - Bảng con: 4 - 2 = 4 - 3 = 3 + 1 = 4 - 1 = - Nhận xét đánh giá. * Giới thiệu bài: Ghi đầu bài. 2. Phát triển bài. + Bài 1 (57): Tính. - Cho HS làm bảng con. - Lưu ý viết thẳnh cột. - Nhận xét đánh giá. + Bài 2 (57): Số? + Bài 3 (57): 4 – 1 – 1 = 2 4 - 1 - 2 = 1 4 - 2 - 1 = 1 + Bài 5 (57): Viết phép tính thích hợp. - Nhận xét đánh giá. 3. Kết luận: Đọc phép trừ trong phạm vi 4. - Về học thuộc bảng trừ vừa học. - Hát. - Bảng con: 4 - 2 = 2 4 - 3 = 1 3 + 1 = 4 4 - 1 = 3 - HS nêu miệng. - Nêu cách tính rồi tính. - HS làm vào SGK. 3 HS làm bảng phụ. - Nhận xét đánh giá. - HS làm vào SGK, 2 HS làm bảng phụ. - Nhận xét đánh giá. - Quan sát tranh nêu bài toán. - Cài phép tính vào bảng cài. 3 + 1 = 4 4 – 1 = 3 **************** Tiết 2 + 3: Học vần KIỂM TRA ĐỊNH KỲ (Đề trường) **************** Tiết 4: Tự nhiên & Xã hội Bài 10: ÔN TẬP CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE. Những kiến thức học sinh đã biết có liên quan đến bài học. Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành. - Học sinh đã biết được các bộ phận bên ngoài cơ thể. Cách giữ vệ sinh thân thể, biết cần ăn và uống hàng ngày. - Kể về những hoạt động, trò chơi mà em thích. - Biết tư thế ngồi học, đi, đứng có lợi cho sức khỏe. - Có ý thức tự giác thực hiện những điều đã học vào cuộc sống hàng ngày. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Củng cố các kiến thức cơ bản về các bộ phận của cơ thể và các giác quan. - HS khá giỏi nêu được các việc thường làm vào các buổi trong một ngày như: buổi sáng đánh răng, rửa mặt; buổi trưa ngủ trưa; buổi tối đánh răng. 2. Kỹ năng: Có thói quen vệ vinh cá nhân hằng ngày. 3. Thái độ: Có ý thức tự giác thực hiện những điều đã học vào cuộc sống hàng ngày. * GDBVMT: Biết mối quan hệ giữa môi trường và sức khỏe. - Biết yêu quý chăm sóc cơ thể của mình. - Hình thành thói quen giữ vệ sinh thân thể, vệ sinh ăn uống, vệ sinh môi trường xung quanh. * GDKNS: Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin: Quan sát phân tích sự cần thiết lợi ích của vận động và nghỉ ngơi thư giãn. - Kỹ năng tự nhận thức: Tự nhận xét các tư thế đi, đứng, ngồi học của bản thân. - Phát triển kỹ năng giao tiếp thông qua các hoạt động học tập. II. Chuẩn bị / Đồ dùng dạy học: 1. Giáo viên: SGK. Phóng to các hình trong SGK. 2. Học sinh: SGK, VBT. - Tranh ảnh về các hoạt động học tập, vui chơi HS thu thập được và mang đến lớp. III. Hoạt động dạy và học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Giới thiệu bài. * Ổn định tổ chức: * Kiểm tra bài cũ: - Kể những hoạt động nghỉ ngơi, giải trí có lợi cho sức khoẻ của em? - Nhận xét, đánh giá. * Giới thiệu bài: Ghi đầu bài. 2. Phát triển bài. Hoạt động 1: GV nêu câu hỏi. - Hãy kể tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể. - Cơ thể người gồm mấy phần? - Chúng ta nhận biết thế giới xung quanh bằng những bộ phận nào của cơ thể? - Nếu thấy bạn chơi súng cao su, em sẽ khuyên bạn như thế nào? - Thấy bạn lấy vật cứng chọc vào tai, em khuyên bạn điều gì, vì sao? * Kết luận: Các bộ phận của cơ thể chúng ta đều quan trọng, chúng ta phải biết bảo vệ các cơ quan đó. Hoạt động 2: Kể lại việc vệ sinh cá nhân hàng ngày - Hàng ngày từ sáng đến lúc đi ngủ em làm những công việc gì cho bản thân? - Gợi ý em yếu: Buổi sáng em thức dậy lúc mấy giờ, buổi trưa em thường ăn gì, em có đánh răng rửa mặt trước khi đi ngủ không?... * GVNhắc lại các việc vệ sinh cá nhân nên làm hàng ngày để HS khắc sâu và có ý thức thực hiện. 3. Kết luận: - Thi kể tên nhanh những bộ phận của cơ thể người. - Kể nhanh những việc vệ sinh cá nhân nên làm. - Nhận xét giờ học. - Chuẩn bị bài sau: Gia đình. - HS trả lời - Ngồi ngay ngắn… - HS xung phong trả lời từng câu hỏi, các em khác bổ sung. - Mắt, tai, tay, đầu... 3 phần: đầu, mình, tay chân. - Nhìn bằng mắt, nghe bằng tai, ngửi bằng mũi, nóng lạnh bằng tay... - Không chơi súng vì có thể bắn vào mắt bạn... - HS tự trả lời. - Thảo luận theo cặp từ 2 đến 3 hoạt động, sau đó trình bày trước lớp, em khác bổ sung. - HS nhớ và kể lại các việc làm vệ sinh cá nhân trong 1 ngày. - HS thi kể. ------------------------@&?---------------------------

File đính kèm:

  • docTUẦN 10SANG12.13.doc
Giáo án liên quan