Giáo án sáng tuần 9 lớp 1

 

I. Mục tiêu:

1 Kiến thức: Bước đầu biết cách thực hiện đứng đưa hai tay dang ngang và đứng đưa hai tay lên cao chếch chữ V (thực hiện bắt chước theo giáo viên).

2. Kỹ năng: Thực hiện các tư thế.

3. Thái độ: HS có thái độ yêu thích môn học.

II. Chuẩn bị / Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên: Sân trường sạch sẽ an toàn. Chuẩn bị còi TD.

2. Học sinh: Trang phục.

III. Nội dung và phương pháp lên lớp:

 

doc21 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1148 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án sáng tuần 9 lớp 1, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 9 Ngày soạn: 01/11/2013. Ngày giảng: Thứ hai ngày 4 tháng 11 năm 2013. Tiết 1: Thể dục: Bài 9: ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ - THỂ DỤC RLTT CƠ BẢN Những kiến thức học sinh đã biết có liên quan đến bài học Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành - Học sinh đã biết những quy định khi tập thể dục. Biết cách chơi một số trò chơi. Biết thực hiện đội hình, đội ngũ, tư thế đứng cơ bản, đứng đưa hai tay ra trước. - Bước đầu biết cách thực hiện đứng đưa hai tay dang ngang và đứng đưa hai tay lên cao chếch chữ V (thực hiện bắt chước theo giáo viên). I. Mục tiêu: 1 Kiến thức: Bước đầu biết cách thực hiện đứng đưa hai tay dang ngang và đứng đưa hai tay lên cao chếch chữ V (thực hiện bắt chước theo giáo viên). 2. Kỹ năng: Thực hiện các tư thế. 3. Thái độ: HS có thái độ yêu thích môn học. II. Chuẩn bị / Đồ dùng dạy học: 1. Giáo viên: Sân trường sạch sẽ an toàn. Chuẩn bị còi TD. 2. Học sinh: Trang phục. III. Nội dung và phương pháp lên lớp: Nội dung Phương pháp tổ chức A. Phần mở đầu: - Cán sự báo cáo sĩ số. - GV nhận lớp, phổ biến nội dung. - Kiểm tra trang phục, sức khỏe của HS. - Chạy chậm thành một vòng tròn. - Chơi trò chơi “Diệt các con vật có hại” - Tập lại tư thế: Đứng cơ bản và đứng đưa hai tay ra trước. - Nhận xét. B. Phần cơ bản: 1. Ôn: Tập hợp hàng dọc, đứng nghiêm, đứng nghỉ. - Cả lớp ôn 2 lần. - GV quan sát sửa sai, nhận xét. - Chia tổ tập luyện - Tổ trưởng điều khiển. + GV đi đến từng tổ quan sát nhắc nhở, kết hợp sửa chữa những động tác sai cho HS. + GV cho các tổ thi đua tập. - Nhận xét * Ôn: Tư thế đứng cơ bản, đứng đưa hai tay ra trước (2 lần). 2. Học đứng đưa hai tay dang ngang (2 - 4 lần). + GV vừa làm mẫu lần 1, hô nhịp chậm. - GV tập mẫu, giải thích HS tập theo lần 2. + Cho HS tập lần 2. + GV nhận xét. + Lần 3: GV chỉ làm mẫu những nhịp cần nhấn mạnh. + Lần 4: GV hô nhịp HS tập. + Nhận xét, sửa sai. + Cán sự lớp điều khiển cả lớp tập. + GV quan sát sửa sai. - Tập phối hợp. * Học đứng đưa hai tay lên cao chếch chữ V (2 - 4 lần). + GV vừa làm mẫu lần 1, hô nhịp chậm. - GV tập mẫu, giải thích HS tập theo lần 2. + Cho HS tập lần 2. + GV nhận xét. + Lần 3: GV chỉ làm mẫu những nhịp cần nhấn mạnh. + Lần 4: GV hô nhịp HS tập. + Nhận xét, sửa sai. + Cán sự lớp điều khiển cả lớp tập. + GV quan sát sửa sai. + Chia tổ luyện tập. + GV quan sát sửa sai. + Các tổ trình diễn. - Nhận xét, đánh giá. - GV cho cả lớp tập lại các tư thế đã học. - Cả lớp tập 2 lần. + Nhận xét. C. Phần kết thúc: * Hồi tĩnh: - Cho HS nhảy thả lỏng cơ thể. - Đứng tại chỗ vỗ tay hát. * Củng cố: - GV và HS hệ thống nội dung bài học. - Nhận xét giờ học. * Dặn dò: - Về nhà thường xuyên luyện tập thể dục. - Ôn lại bài. * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * **************** Tiết 2: Mỹ thuật: GV chuyên dạy. **************** Tiết 3 + 4: Học vần Bài 35: UÔI ƯƠI Những kiến thức học sinh đã biết có liên quan đến bài học Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành - Học sinh đã biết được 29 chữ cái chữ ghép đôi, vần ui, ưi, ua,….các nét cơ bản, các dấu. - HS đọc được: uôi, ươi, nải chuối, múi bưởi, từ và câu ứng dụng. - Viết được: uôi, ươi, nải chuối, múi bưởi. - Luyện nói từ 2 - 3 câu theo chủ đề: Chuối, bưởi, vú sữa. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: HS đọc được: uôi, ươi, nải chuối, múi bưởi, từ và câu ứng dụng. - Viết được: uôi, ươi, nải chuối, múi bưởi. - Luyện nói từ 2 - 3 câu theo chủ đề: Chuối, bưởi, vú sữa. 2. Kỹ năng: Rèn cho HS kỹ năng nghe, đọc, nói, viết. 3. Thái độ: Giáo dục HS biết chăm sóc và bảo vệ cây. II. Chuẩn bị / Đồ dùng dạy học 1. Giáo viên: Sách Tiếng Việt 1. - Bộ đồ dùng học Tiếng Việt 1. - Tranh minh họa câu ứng dụng, luyện nói. 2. Học sinh: Sách Tiếng Việt 1. - Bộ đồ dùng, bảng con, vở tập viết. III. Hoạt động dạy và học: Tiết 1 Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài. * Ổn định tổ chức: * Kiểm tra bài cũ: - Viết: ui, ưi, đồi núi. - Đọc bài SGK. - Nhận xét, đánh giá. * Giới thiệu bài: Ghi đầu bài. 2. Phát triển bài. Dạy vần: uôi. * HS nhận diện vần uôi. - GV viết vần uôi lên bảng lớp. Đọc mẫu. - Giới thiệu chữ viết thường. - Vần uôi gồm mấy âm ghép lại, vị trí các âm? * Đánh vần: - Uôi: u - ô - i - uôi. (GV chỉnh sửa, phát âm cho HS). - Cài uôi. - Có vần uôi muốn có tiếng chuối thêm âm và dấu gì? - Cài: chuối. - Tiếng chuối gồm âm vần và dấu gì? - GV đánh vần: chuối: chờ - uôi - chuối - sắc - chuối. - GV đưa tranh nhận xét? - GV ghi bảng: nải chuối. - Tìm tiếng, từ có vần uôi. Dạy vần: ươi (Các bước dạy tương tự vần uôi) - So sánh uôi và ươi? * Đọc từ ứng dụng: - GV ghi bảng: tuổi thơ túi lưới buổi tối tươi cười - Đọc mẫu, giải thích từ. * Hướng dẫn viết chữ ghi vần, ghi từ. - GV nêu quy trình, viết cho HS quan sát. uċ, ưΠ, nải chuĒ, múi bư▫ - Nhận xét đánh giá. 3. Kết luận. - Học vần gì mới? - Học bài và chuẩn bị bài sau - Bảng con ui, ưi, đồi núi. 2 em. - Đọc CN - ĐT. - Âm u, ô và i. Âm u đứng trước, âm u đứng giữa âm i đứng sau. - Đánh vần CN - N - ĐT. - Cài uôi, đọc. - Thêm âm ch và dấu sắc. - Cài chuối. - Âm ch, vần uôi, dấu sắc - Đánh vần CN - N - ĐT. - Nải chuối. - HS đọc từ mới: CN - N - ĐT. - Muối, buổi, tuổi,... - Giống nhau âm i đứng sau, khác nhau âm đứng trước. - HS quan sát và đọc tuổi thơ túi lưới buổi tối tươi cười - Đọc CN - ĐT. - Nêu tiếng có vần vừa học. tuổi, buổi, lưới, cười. - HS viết bảng con. Uôi, ươi. Tiết 2 Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài. * Ổn định tổ chức: * Kiểm tra bài cũ: - Đọc bài bảng lớp tiết 1. - Nhận xét, đánh giá. * Giới thiệu bài: Ghi đầu bài. 2. Phát triển bài. a. Luyện đọc: Luyện đọc bài tiết 1: - Chỉ theo thứ tự và không theo thứ tự. * Luyện đọc câu ứng dụng. - Ghi bảng: Buổi tối, chị Kha rủ bé chơi trò đố chữ. - Đọc mẫu, hướng dẫn HS đọc. - Kẻ chân tiếng có vần vừa học? - Luyện đọc bài trong SGK. Đọc mẫu, hướng dẫn HS đọc. b. Luyện nói: - Tranh vẽ gì? - Trong 3 loại quả này em thích loại quả nào? - Vườn nhà em trồng loại quả nào? - Màu sắc, hương vị từng loại quả? - Em nào biết chuyện: “Sự tích cây vú sữa”? c. Luyện viết: - Gv yêu cầu HS nêu yêu cầu bài viết và tư thế ngồi viết. - Hướng dẫn HS viết theo mẫu chữ trong vở tập viết. - Nhắc tư thế ngồi viết bài. - Theo dõi, uốn nắn học sinh. - GV nhận xét. 3. Kết luận: - Đọc toàn bài. - Về nhà đọc lại bài. - Chuẩn bị bài 36. 2 HS đọc. - CN - N - ĐT. - Nhận xét tranh SGK. - Đọc CN - ĐT: Buổi tối, chị Kha rủ bé chơi trò đố chữ. - Buổi; phân tích. - Đọc CN – ĐT. - Quả chuối, bưởi, vú sữa. - HS trả lời. - HS trả lời. - HS trả lời. - Thảo luận nhóm đôi trình bày phần thảo luận. - Nhận xét, bổ sung. - Viết bài vào vở. 1, 2 HS. ------------------------@&?------------------------ Ngày soạn: 02/11/2013. Ngày giảng: Thứ ba ngày 5 tháng 11 năm 2013. Tiết 1: Toán Tiết 33: LUYỆN TẬP Những kiến thức học sinh đã biết có liên quan đến bài học Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành - Học sinh đã nhận biết và đọc, viết được các số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 0, 10 các dấu , =, biết làm tính cộng trong phạm vi 3, 4, 5 Biết phép cộng với số 0, thuộc bảng cộng và biết cộng các số trong phạm vi các số đã học I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Biết phép cộng với số 0, thuộc bảng cộng và biết cộng các số trong phạm vi các số đã học 2. Kỹ năng: Biết làm tính 3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức trong giờ học. II. Chuẩn bị / Đồ dùng dạy học 1. Giáo viên: Bộ đồ dùng dạy toán lớp 1, mô hình như SGK 2. Học sinh: SGK. - Bộ đồ dùng, bảng con, que tính III. Hoạt động dạy và học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài * Ổn định tổ chức: * Kiểm tra bài cũ: Làm bảng con: 0 + 3 = 3 ; 3 + 0 = 3 Nhận xét, đánh giá * Giới thiệu bài: Ghi đầu bài lên bảng. 2. Phát triển bài * Hướng dẫn HS làm bài tập * Bài 1 (52): Tính Hướng dẫn: 0 + 1 = 1 1 + 1 = 2 2 + 1 = 3 3 + 1 = 4 - Gọi 2 HS lên bảng, lớp làm bảng con 0 + 2 = 2 0 + 3 = 3 0 + 4 = 4 1 + 2 = 3 1 + 3 = 4 1 + 4 = 5 2 + 2 = 4 2 + 3 = 5 2 + 3 = 5 * Bài 2 (52): Tính - Hướng dẫn: 1 + 2 = 3 2 + 1 = 3 - HS làm sách, 2 HS làm bảng phụ 1 + 3 = 4 1 + 4 = 5 3 + 1 = 4 4 + 1 = 5 - Khi đổi chỗ vị trí các số trong phép cộng thì kết quả không thay đổi * Bài 3 (52): Điền dấu (>, <, =) - Hướng dẫn : 2 < 2 + 3 5 > 2 + 1 - HS làm sách, 1 HS làm bảng phụ - Quan sát HS làm bài * HSKG * Bài 4 (52 ): Viết phép tính thích hợp - GV treo tranh - HS cài phép tính: a, 3 + 2 = 5 b, 0 + 4 = 4 3. Kết luận: - Khi đổi chỗ các số trong phép cộng thì kết quả như thế nào? - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau HS: 0 + 3 = 3 ; 3 + 0 = 3 - HS nêu yêu cầu bài - HS làm miệng 0 + 1 = 1 1 + 1 = 2 2 + 1 = 3 3 + 1 = 4 - HS lên bảng, lớp làm bảng con 0 + 2 = 2 0 + 3 = 3 0 + 4 = 4 1 + 2 = 3 1 + 3 = 4 1 + 4 = 5 2 + 2 = 4 2 + 3 = 5 2 + 3 = 5 - Nhận xét, đánh giá - HS nêu yêu cầu bài - HS làm miệng 1 + 2 = 3 2 + 1 = 3 - HS làm sách, 2 HS làm bảng phụ 1 + 3 = 4 1 + 4 = 5 3 + 1 = 4 4 + 1 = 5 - Nhận xét, đánh giá - HS nhắc lại - HS nêu yêu cầu bài - HS làm miệng: 2 < 2 + 3 5 > 2 + 1 - HS làm sách, làm bảng phụ 5 = 0 + 5 2 + 3 > 4 + 0 0 + 3 < 4 1 + 0 = 0 + 1 - Nhận xét, đánh giá - HSKG làm bài 4 - HS nêu yêu cầu bài - Nhận xét tranh, đặt bài toán - HS cài phép tính: a, 3 + 2 = 5 b, 0 + 4 = 4 - Khi đổi chỗ các số trong phép cộng thì kết quả không thay đổi ***************** Tiết 2 + 3: Học vần Bài 36: AY - Â , ÂY Những kiến thức học sinh đã biết có liên quan đến bài học Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành - Học sinh đã biết được 29 chữ cái, chữ ghép đôi, vần ia, ua, ưa, uôi, ươi,… các nét cơ bản, các dấu - HS đọc được: ay, â, ây, máy bay, nhảy dây, từ và câu ứng dụng. - Viết được: ay, â, ây, máy bay, nhảy dây. - Luyện nói từ 2, 3 câu theo chủ đề: Chạy, bay, đi bộ, đi xe. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: HS đọc được: ay, â, ây, máy bay, nhảy dây, từ và câu ứng dụng. - Viết được: ay, â, ây, máy bay, nhảy dây. - Luyện nói từ 2, 3 câu theo chủ đề: Chạy, bay, đi bộ, đi xe. 2. Kỹ năng: Rèn cho HS kỹ năng nghe, đọc, nói, viết. 3. Thái độ: Giáo dục HS giữ an toàn cho bản thân khi vui chơi hoặc tham gia giao thông. II. Chuẩn bị / Đồ dùng dạy học 1. Giáo viên: Sách Tiếng Việt 1 - Bộ đồ dùng học Tiếng Việt 1. - Tranh minh họa câu ứng dụng, luyện nói 2. Học sinh: Sách Tiếng Việt 1. - Bộ đồ dùng, bảng con, vở tập viết III. Hoạt động dạy và học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài * Ổn định tổ chức: * Kiểm tra bài cũ: - Đọc SGK bài: uôi, ươi - Viết bảng con: múi bưởi - Nhận xét, đánh giá * Giới thiệu bài: Ghi đầu bài lên bảng. 2. Phát triển bài a. Nhận diện vần * Dạy vần: ay, bay, máy bay - GV viết ay - đọc mẫu - Viết: ay - Vần ay gồm mấy âm? - Đánh vần: a – y – ay - Đọc trơn: ay - GV cài: ay - Có vần ay muốn có tiếng bay phải thêm âm gì? - Cài: bay - Muốn có tiếng bay phải có âm gì ghép với vần gì, dấu gì? - GV viết: bay - Đánh vần: b - ay - bay - Đọc trơn: bay - GV treo tranh: Tranh vẽ gì? - GV viết: máy bay - Đọc mẫu - Trong từ máy bay tiếng nào có vần đang học? - Tìm tiếng có vần ay? * Dạy vần: â, ây, dây, nhảy dây (tương tự) b. Đọc từ ứng dụng * HSKG đọc trơn - GV viết: cối xay vây cá ngày hội cây cối - GV đọc mẫu, giải nghĩa c. Hướng dẫn viết bảng con: ay, â, ây, máy bay, nhảy dây - GV viết mẫu, nói quy trình viết từng chữ - Hướng dẫn tô khan ay, â, ây, máy bay, nhảy dây - Quan sát HS viết bảng con d. Củng cố: Đọc lại bài Tiết 2 * Luyện đọc * HSKG đọc trơn - Luyện đọc lại bài tiết 1 trên bảng lớp * Đọc câu ứng dụng. - Treo tranh: Tranh vẽ gì? - Viết: Giờ ra chơi bé trai thi chạy, bé gái thi nhảy dây. - Đọc mẫu. - Tìm tiếng có vần: ay, ây. * Đọc SGK: Kiểm tra sách. - GV đọc mẫu. - Gọi HS đọc bài. * Luyện nói theo chủ đề: Chạy, bay, đi bộ. - Treo tranh đặt câu hỏi. - Trong tranh vẽ gì? - Hằng ngày em đi học bằng phương tiện nào? - Bố mẹ em đi làm bằng gì? - Chạy, bay, đi bộ cách nào đi nhanh nhất. - Khi nào đi bằng máy bay? - Gọi HS đọc tên bài. - Tổ chức cho HS thảo luận cặp. * Luyện viết vở: Kiểm tra vở. - Bài viết mấy dòng? - GV hướng dẫn, nhắc nhở. - Quan sát HS viết bài. - GV nhận xét 3. Kết luận: Trò chơi “Chỉ đúng, chỉ nhanh” - GV hướng dẫn cách chơi, luật chơi. - Nhận xét tiết học. - Về ôn bài. Chuẩn bị bài sau. 1 HS - HS viết: múi bưởi - HS đọc cá nhân - tổ - lớp - HS đọc lại - Gồm 2 âm: a và y - HS đánh vần cá nhân, tổ, lớp - Đọc trơn: ay - Cài: ay b - Cài: bay - B vần ay - HS phân tích - HS đánh vần cá nhân, tổ, lớp - Đọc trơn - Quan sát, nhận xét: máy bay - HS đọc cá nhân, tổ, lớp - Cả hai tiếng đều có vần ay - HS tìm: may, thay... - So sánh: ay - ây? - HSKG đọc trơn cối xay vây cá ngày hội cây cối - HS đọc thầm, đọc cá nhân - HS nhận biết vần ay, ây có trong từ - Đọc cá nhân, lớp - HS quan sát - Tô theo - Viết bảng con, nhận xét - HS đọc lại bài - HSKG đọc trơn - HS đọc cá nhân, tổ, lớp. - HS: Các bạn thi chạy và nhảy dây - HS đọc thầm, đọc cá nhân: giờ ra chơi bé trai thi chạy, bé gái thi nhảy dây. - HS đọc lại. - HS tìm, đọc lại: chạy, nhảy dây. - Lấy sách. - Nghe GV đọc. - HS đọc bài, nhận xét đánh giá. - HS quan sát, nhận xét. - Chạy, bay, đi bộ. - HS kể. - HS kể. - Bay. - Khi đi xa. - HS đọc tên bài. - Thảo luận cặp - trình bày. - Nhận xét. - HS lấy vở. - HS nêu yêu cầu bài: Bài viết 4 dòng. - HS thực hiện. - HS viết bài vào vở. - HS chơi, nhận xét. - Thực hiện. *************** Tiết 4: Đạo đức Bài 5: LỄ PHÉP VỚI ANH CHỊ, NHƯỜNG NHỊN EM NHỎ (Tiết 1) Những kiến thức học sinh đã biết có liên quan đến bài học Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành - Học sinh đã biết về gia đình và những người trong gia đình, biết vâng lời ông bà cha mẹ. Biết đối với anh chị cần lễ phép, đối với em nhỏ cần nhường nhịn. Yêu quý anh chị trong gia đình. Biết cư xử lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ trong cuộc sống hằng ngày. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Biết đối với anh chị cần lễ phép, đối với em nhỏ cần nhường nhịn, yêu quý anh chị trong gia đình. 2. Kỹ năng: Biết cư xử lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ trong cuộc sống hằng ngày. 3. Thái độ: Biết phân biệt hành vi phù hợp và hành vi không phù hợp về lễ phép với em nhỏ, nhường nhịn em nhỏ. * HSKG biết vì sao cần lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ. - Biết phân biệt hành vi phù hợp và hành vi không phù hợp về lễ phép với em nhỏ, nhường nhịn em nhỏ. * GDKNS: Kỹ năng giao tiếp, ứng xử với những người thân trong gia đình. - Kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề để thể hiện lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ. II. Đồ dùng / Phương tiện dạy học : Vở bài tập đạo đức. III. Hoạt động dạy và học: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Giới thiệu bài * Ổn định tổ chức: * Kiểm tra bài cũ: - Gia đình em có mấy người? - Mọi người trong gia đình cư xử với nhau như thế nào? - Nhận xét, đáng giá. * Giới thiệu bài: Ghi đầu bài lên bảng. 2. Phát triển bài. a. Hoạt động 1: (Bài tập 1) Quan sát tranh Mục tiêu: Nhận xét tranh nói được việc làm của các bạn trong tranh: - Kể về nội dung tranh. - Tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4. * Nội dung: - Tranh có những ai? - Họ đang làm gì? - Em có nhận xét gì về việc làm đó? - Gọi đại diện nhóm trình bày. * Giáo viên kết luận: T1: Anh cho em quả cam, em nói cảm ơn. Anh rất quan tâm đến em, còn em thì rất lễ phép. T2: Hai chị em đang chơi đồ hàng. Chị giúp em mặc áo cho búp bê. Hai chị em chơi với nhau rất hoà thuận, chị biết giúp đỡ em trong khi chơi. - Anh chị em trong gia đình sống với nhau phải như thế nào? b. Hoạt động 2: Thảo luận. Mục tiêu: Học sinh phân tích được tình huống trong tranh: - Hướng dẫn quan sát BT2 - Giáo viên hỏi: + Nếu em là Lan, em sẽ chia quà như thế nào? + Nếu em là Hùng, em sẽ làm gì trong tình huống đó? - Cho học sinh phân tích các tình huống và chọn ra cách xử lý tối ưu. * Kết luận: Anh chị em trong gia đình phải luôn sống hoà thuận, thương yêu nhường nhịn nhau, có vậy cha mẹ mới vui lòng, gia đình mới yên ấm, hạnh phúc. * Liên hệ - Hãy kể về anh, chị, em của mình? - Em đã lễ phép hay nhường nhịn em nhỏ như thế nào? - Cha mẹ nói gì với em khi đó? * Kết luận: Cần lễ phép với anh chị, nhường nhịn em để cho bố mẹ vui lòng. * Hướng dẫn HS đọc ghi nhớ. 3. Kết luận - Đối với anh chị ta cần làm gì? - Đối với em nhỏ ta cần làm gì? - GVnhận xét tiết học. - Thực hiện theo bài học. - HS trả lời. - Mọi người trong gia đình quan tâm chăm sóc lẫn nhau. - HS trao đổi với nhau về nội dung tranh. Từng em trình bày nhận xét của mình. T1: Anh cho em quả cam, em nói cảm ơn. Anh rất quan tâm đến em, còn em thì rất lễ phép. T2: Hai chị em đang chơi đồ hàng. Chị giúp em mặc áo cho búp bê. Hai chị em chơi với nhau rất hoà thuận, chị biết giúp đỡ em trong khi chơi. - Lớp nhận xét bổ sung ý kiến. - HS quan sát tranh, lắng nghe. - Phải yêu thương hòa thuận, giúp đỡ lẫn nhau. - HS quan sát và nêu nội dung tranh + T1: Bạn Lan đang chơi với em thì được cô cho quà. + T2: Bạn Hùng có chiếc ô tô đồ chơi, em bé nhìn thấy và đòi mượn chơi. - Cho em phần nhiều hơn. - Học sinh có thể nêu ý kiến: + Cho em mượn. + Không cho em mượn. + Cho em mượn nhưng dặn dò em phải giữ gìn đồ chơi cẩn thận. - HS thảo luận nêu ý kiến chọn cách xử lý tốt nhất. - HS kể. - HS kể. - Chị em trên kính dưới nhường Là nhà có phúc mọi đường yên vui. - Lễ phép. - Nhường nhịn. ------------------------@&?------------------------ Ngày soạn: 03/11/2013. Ngày giảng: Thứ tư ngày 6 tháng 11 năm 2013. Tiết 1: Toán Tiết 34: LUYỆN TẬP CHUNG Những kiến thức học sinh đã biết có liên quan đến bài học. Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành. - Học sinh đã nhận biết và đọc, viết được các số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 0, 10 các dấu , =, biết làm tính cộng trong phạm vi 3, 4, 5. - HS làm tính cộng trong phạm vi đã học, cộng với số 0. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: HS làm tính cộng trong phạm vi đã học, cộng với số 0. 2. Kỹ năng: Biết làm tính. 3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức trong giờ học. II. Chuẩn bị / Đồ dùng dạy học: 1. Giáo viên: Bộ đồ dùng dạy toán lớp 1, mô hình như SGK. 2. Học sinh: SGK. Bộ đồ dùng, bảng con, que tính. III. Hoạt động dạy và học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài. * Ổn định tổ chức: * Kiểm tra bài cũ: - Bảng con: 1 + 2 = 3 + 1 = - Bảng lớp: 5 ... 5 + 0 2 + 3 ... 4 + 0 - Nhận xét đánh giá. * Giới thiệu bài: Ghi đầu bài. 2. Phát triển bài. * Bài 1 (Tr 53): Tính miệng. Nhận xét đánh giá. * Bài 2 (Tr 52). 2 + 1 + 2 = 5 3 + 1 + 1 = 5 2 + 0 + 2 = 4 - Nêu cách làm. * Bài 3 (Tr 53): Điền dấu >, <, =? 2 + 3 = 5 2 + 2 > 1 + 2 1 + 4 = 4 + 1 2 + 2 < 5 2 + 1 = 1 + 2 5 + 0 = 2 + 3 - Làm thế nào để điền được dấu >, <, = cho đúng? - GV chữa bài. * Bài 4 (Tr 53): Viết phép tính thích hợp. a. 2 + 1 = 3 hoặc 1 + 2 = 3 b. 1 + 4 = 5 hoặc 4 + 1 = 5 - Nhận xét đánh giá. 3. Kết luận - Nêu cách thực hiện phép tính có ba số. - Về xem lại các bài tập. - Hát - Bảng con: 1 + 2 = 3 3 + 1 = 4 - Bảng lớp. 5 = 5 + 0 2 + 3 > 4 + 0 + HS nêu miệng. + HS làm SGK. 3 HS làm bảng phụ. 2 + 1 + 2 = 5 3 + 1 + 1 = 5 2 + 0 + 2 = 4 + HS làm vở. 2 + 3 = 5 2 + 2 > 1 + 2 2 + 2 < 5 1 + 4 = 4 + 1 2 + 1 = 1 + 2 5 + 0 = 2 + 3 - Ta phải tính. + HS quan sát, nêu miệng a. 2 + 1 = 3 hoặc 1 + 2 = 3 b. 1 + 4 = 5 hoặc 4 + 1 = 5 - Thực hiện từ trái qua phải, lấy hai số đầu cộng với nhau kết quả được bao nhiêu cộng tiếp số thứ ba. **************** Tiết 2 + 3: Học vần Bài 37: ÔN TẬP Những kiến thức học sinh đã biết có liên quan đến bài học. Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành. - Học sinh đã biết được 29 chữ cái chữ ghép đôi, vần ui, uôi, ay,… các nét cơ bản, các dấu. - HS đọc, viết được các vần kết thúc bằng i, y, từ ngữ ứng dụng từ bài 32 đến 37. - Nghe hiểu và kể được 1 đoạn truyện theo tranh truyện kể: Cây khế. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: HS đọc, viết được các vần kết thúc bằng i, y, từ ngữ ứng dụng từ bài 32 đến 37. - Nghe hiểu và kể được 1 đoạn truyện theo tranh truyện kể: Cây khế. 2. Kỹ năng: Rèn cho HS kỹ năng nghe, đọc, nói, viết. 3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức trong giờ học. II. Chuẩn bị / Đồ dùng dạy học: 1. Giáo viên: Sách Tiếng Việt 1. Bảng ôn SGK Tr 76. - Bộ đồ dùng học Tiếng Việt 1. Tranh minh họa câu chuyện. 2. Học sinh: Sách Tiếng Việt 1. Bộ đồ dùng, bảng con, vở tập viết. III. Hoạt động dạy và học: Tiết 1 Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài. * Ổn định tổ chức: * Kiểm tra bài cũ: - Bảng con: cối xay, ngày hội - Bảng lớp: vẩy cá, cây cối. - Đọc câu ứng dụng SGK. - Nhận xét đánh giá. * Giới thiệu bài: Ghi đầu bài. 2. Phát triển bài. . Ôn tập: * Các vần vừa học: - Nêu các vần kết thúc bằng i, y. - GV đưa bảng ôn: - GV treo bảng ôn: Chỉ bảng ôn cho HS đọc các âm hàng ngang. Âm đơn, âm đôi, cột dọc. - Ghép âm cột dọc với âm hàng ngang thành vần mới. * Đọc từ ngữ ứng dụng. - GV ghi bảng lớp: đôi đũa, tuổi thơ, mây bay. - Giải nghĩa 1 số từ khó hiểu. - GV đọc mẫu từ. * Tập viết: - GV viết mẫu, nêu quy trình viết. tuĔ thơ, mây bay - GV nhận xét, chỉnh sửa. 3. Kết luận. - GV chỉ bảng lớp cho HS đọc. - Bảng con: cối xay, ngày hội. - Bảng lớp: vẩy cá, cây cối. 2 HS. - HS nêu. - HS đọc CN - N - ĐT. - HS đọc CN - N - ĐT. - HS đọc thầm. - CN - N - ĐT. đôi đũa, tuổi thơ, mây bay. 2 HS đọc. - HS tô khan, viết bảng con. Tiết 2 Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài. * Ổn định tổ chức: * Kiểm tra bài cũ: - Đọc bài bảng lớp tiết 1. - Nhận xét đánh giá. * Giới thiệu bài: Ghi đầu bài. 2. Phát triển bài. a. Luyện đọc: - Nhắc lại bài ôn tiết 1. - Đọc đoạn thơ ứng dụng SGK. Gió từ tay mẹ Ru bé ngủ say Thay cho gió trời Giữa trưa oi ả. - Tìm tiếng có vần kết thúc bằng i, y. * Đọc bài trong SGK. - Hướng dẫn HS đọc. b. Luyện viết: - GV HD HS viết, nêu cách viết. - GV nhắc nhở nền nếp trước khi viết bài. - GV nhận xét. c. Kể chuyện: - GV kể cả câu chuyện lần 1. - GV kể lần 2 theo tranh. Tranh 1: Người anh lấy vợ ra ở riêng, chia cho em mỗi một cây khế ở góc vườn. Người em ra làm nhà cạnh cây khế và ngày ngày chăm sóc cây. Cây khế ra rất nhiều trái to và ngọt. Tranh 2: Một hôm có một con đại bàng từ đâu bay tới. Đại bàng ăn khế và hứa sẽ đưa người em ra một hòn đảo có rất nhiều vàng bạc, châu báu. Tranh 3: Người em theo đại bàng ra hòn đảo và nghe lời đại bàng chỉ nhặt một ít vàng bạc. Trở về người em trở nên giàu có. Tranh 4: Người anh sau khi nghe chuyện của em liền bắt em đổi cây khế để lấy nhà cửa, ruộng vườn của mình. Tranh 5: Nhưng khác với em người anh lấy quá nhiều vàng bạc. Khi bay ngang qua biển, đại bàng đuối sức vì chở quá nặng, nó xả cánh người anh bị rơi xuống biển. - GV giúp đỡ HS kể cả câu chuyện. Ý nghĩa: Câu chuyện khuyên ta không nên tham lam. 3. Kết luận - Đọc lại bài ôn. - Xem trước bài 38: ao, eo. 2 HS đọc. - CN - ĐT. - Quan sát tranh, thảo luận. Về tấm lòng người mẹ đối với người con. - CN đọc trơn đoạn thơ. Gió từ tay mẹ Ru bé ngủ say Thay cho gió trời Giữa trưa oi ả. - HS tìm, đọc to tiếng đó. - Đọc CN - ĐT. - HS viết bài vào vở. - HS nghe. - Thảo luận, tập kể trong nhóm. - Thi kể trước lớp. Tranh 1: Người anh lấy vợ ra ở riêng, chia cho em mỗi một cây khế ở góc vườn. Người em ra làm nhà cạnh cây khế và ngày ngày chăm sóc cây. Cây khế ra rất nhiều trái to và ngọt. Tranh 2: Một hôm có một con đại bàng từ đâu bay tới. Đại bàng ăn khế và hứa sẽ đưa người em ra một hòn đảo có rất nhiều vàng bạc, châu báu. Tranh 3: Người em theo đại bàng ra hòn đảo và nghe lời đại bàng chỉ nhặt một ít vàng bạc. Trở về người em trở nên giàu có Tranh 4: Người anh sau khi nghe chuyện cuả em liền bắt em đổi cây khế để lấy nhà cửa, ruộng vườn của mình. Tranh 5: Nhưng khác với em người anh lấy quá nhiều vàng bạc. Khi bay ngang qua biển, đại bàng đuối sức vì chở quá nặng, nó xả cánh người anh bị rơi xuống biển. - HS đọc. **************** Tiết 4: Thủ công Bài 5: XÉ, DÁN HÌNH

File đính kèm:

  • docTUẦN 9SANG 12.13.doc
Giáo án liên quan