Giáo án Sinh 12 bài 18: Chọn giống vật nuôi và cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp

Chương IV. ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC

Bài 18. CHỌN GIỐNG VẬT NUÔI VÀ CÂY TRỒNG

 DỰA TRÊN NGUỒN BIẾN DỊ TỔ HỢP

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức

 Sau khi học xong bài này, học sinh cần:

 Giải thích được các cơ chế phát sinh biến dị tổ hợp.

 Giải thích được thế nào là ưu thế lai và cơ sở khoa học của ư thế lai.

 Biết được các phương pháp tạo ưu thế lai.

2. Kỹ năng

 Có khả năng ứng dụng ưu thế lai trong sản xuất nông nghiệp.

II. Phương tiện dạy học:

 Hình 18.1, 18.2, 18.3 SGK.

III. Phương pháp giảng dạy:

 Vấn đáp, thảo luận, giải thích tìm tòi bộ phận.

 

doc2 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 5787 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh 12 bài 18: Chọn giống vật nuôi và cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn Ngày giảng Tiết: Tuần: Chương IV. ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC Bài 18. CHỌN GIỐNG VẬT NUÔI VÀ CÂY TRỒNG DỰA TRÊN NGUỒN BIẾN DỊ TỔ HỢP Mục tiêu: 1. Kiến thức Sau khi học xong bài này, học sinh cần: Giải thích được các cơ chế phát sinh biến dị tổ hợp. Giải thích được thế nào là ưu thế lai và cơ sở khoa học của ư thế lai. Biết được các phương pháp tạo ưu thế lai. 2. Kỹ năng Có khả năng ứng dụng ưu thế lai trong sản xuất nông nghiệp. Phương tiện dạy học: Hình 18.1, 18.2, 18.3 SGK. Phương pháp giảng dạy: Vấn đáp, thảo luận, giải thích tìm tòi bộ phận. Lên lớp: Ổn định lớp Giới thiệu thầy cô dự giờ (nếu có). Kiểm tra bài cũ: câu 1, 4 SGK trang 74. Giảng bài mới: Dẫn nhập: Để tạo được giống mới trước tiên chúng ta phải có gì ? (Nguồn nguyên liệu cho chọn lọc). Để có nguồn nguyên liệu đó ta phải làm gì ? Đó cũng chính là nội dung của bài hôm nay mà chúng ta cần nghiên cứu. Bài 18. CHỌN GIỐNG VẬT NUÔI VÀ CÂY TRỒNG DỰA TRÊN NGUỒN BIẾN DỊ TỔ HỢP Hoạt động thầy giáo Hoạt động học sinh Nội dung * Lệnh HS đọc mục I, quan sát hình 18.1 và cho nhận xét: - Trong các quy luật di truyền thì quy luật nào tạo ra nhiều tổ hợp nhất ? - Theo QL PLĐL thì các gen được phân bố như thế nào trên NST - Từng thế hệ có những tổ hợp gen nào (H18.1) ? - Mối quan hệ di truyền giữa các tổ hợp gen ? - Cơ chế phát sinh biến dị tổ hợp trong quá trình tạo dòng thuần là gì ? - Ưu và nhược điểm của phương pháp tạo giống thuần dựa vào nguồn biến dị tổ hợp là gì ? - Phương pháp tạo giống thuần đối với nguồn biến dị tổ hợp là gì ? * Lệnh HS quat sản H18.2 * Đặt vấn đề: - Ưu thế lai là gì ? Cho VD ? - Từ phân tích VD yêu cầu HS đưa ra khái niệm ưu thế lai ? - Cơ sở di truyền của ưu thế lai là gì ? Có những giả thuyết nào ? Trong các giả thuyết đó thì giả thuyết nào được nhiều người thừa nhận nhất ? * Lệnh HS quan sát H18.3. Từ đó có nhận xét gì ? - Muốn tạo được ưu thế lai trước tiên ta phải là gì ? - Tiếp đó ta phải là gì ? - Phương pháp lai nào có ưu thế lai cao nhất ? - Ưu điểm của phương pháp tạo ưu thế lai ? - Nhược điểm của phương pháp tạo ưu thế lai ? - Hãy kể tên các thành tựu tạo giống vật nuôi cây trồng có ưu thế lai cao ở Viết Nam và trên thế giới mà em biết ? * HS thực hiện lệnh và trả lời theo gợi ý câu hỏi do GV đưa ra: - Phân li độc lập. - Các gen nằm trên các NST khác nhau. - Phân li độc lập với nhau. - Đó là sự tổ hợp lại của các gen đã sẵn có trong bố mẹ ® tổ hợp gen mới. * Kiến thức lợp 9. - Hạn chế: Mất nhiều thời gian, công sức để đánh giá từng tổ hợp gen; Tìm cách duy trì một giống thuần chủng khó (vì các gen thường phân li trong giảm phân). * HS nghiên cứu H18.2 SGK. * HS thảo luận, nhớ lại kiến thức lớp 9 để trả lời: * HS thảo luận, nhớ lại kiến thức lớp 9 để trả lời: * HS thực hiện lệnh, thảo luận và trả lời: - Tạo dòng thuần - Lai kinh tế. * HS thảo luận và trả lời: I. Tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp: 1. Cơ chế: - Các gen nằm trên các NST khác nhau sẽ phân li độc lập với nhau nên các tổ hợp gen mới luôn được hình thành trong sinh sản hữu tính. - Chọn lọc ra những tổ hợp gen mong muốn. Mặc dù không đòi hỏi khoa học kĩ thuật phức tạp. - Tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết sẽ tạo ra tổ hợp gen mong muốn. 2. Ví dụ: (SGK) II. Tạo giống lai có ưu thế lai cao: 1. Khái niệm ưu thế lai: - VD: lợn Móng Cái Í lợn Landrat. Thu được F1 (ưu thế lai). - K/n: là hiện tượng con lai có năng suất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển cao vượt trội so với các dạng bố mẹ. 2. Cơ sở di truyền của ưu thế lai: - Giả thuyết siêu trội (có nhiều người công nhận nhất): KG AaBbCc có KH vượt trội so với AABBCC,… aabbcc,… AabbCC,… AABBcc,… 3. Phương pháp tạo ưu thế lai: - Tạo dòng thuần. - Lai các dòng thuần chủng khác nhau để tìm ra tổ hợp có ưu thế lai cao nhất. * Ưu điểm: Tạo ra các con lai có ưu thế lai cao sử dụng vào mục đích kinh tế. * Nhược điểm: - Tốn thời gian và công sức. - Ưu thế lai cao nhất ở F1 và giảm dần qua các thế hệ sau, không dùng con lai làm giống. 4. Ứng dụng: - Viên lúa quốc tế IRRI (tại Manila Philippin) người ta lai khác dòng tạo ra nhiều giống lúa tốt đã trồng ở Việt Nam như IR5, IR8,… 5. Củng cố: HS đọc và nhờ phần tóm tắt in nghiêng trong khung ở cuối bài. 6. Bài tập về nhà: Hoàn thành các câu hỏi sau bài học trong SGK, SBT.

File đính kèm:

  • docBAI18.doc
Giáo án liên quan