Giáo án Sinh 12 bài 30: Quá trình hình thành loài (tt)

Bài 30. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI (TT)

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

 Giải thích được quá trình hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hoá.

 Giải thích được sự cách li về tập tính và cách li sinh thái dẫn đến hình thành loài mới

 Biết được tại sao phải bảo vệ đa dạng sinh học của các loài cây hoang dại cũng như các giống cây trồng nguyên thuỷ

2. Kỹ năng:

 Rèn luyện kỹ năng so sánh , phân tích , tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức.

 Rèn kỹ năng làm việc độc lập với SGK

3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ sự đa dạng sinh học của các loài cây hoang dại cũng như các giống cây trồng nguyên thuỷ.

II. Phương tiện dạy học:

 Sưu tầm các hình học có liên quan đến bài học.

 Hình 30 SGK

III. Phương pháp giảng dạy:

 Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận, giải thích tìm tòi bộ phận.

 

doc2 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 5549 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh 12 bài 30: Quá trình hình thành loài (tt), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: …/…/……… Ngày giảng: Tiết: Tuần: Bài 30. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI (TT) Mục tiêu: 1. Kiến thức: Giải thích được quá trình hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hoá. Giải thích được sự cách li về tập tính và cách li sinh thái dẫn đến hình thành loài mới Biết được tại sao phải bảo vệ đa dạng sinh học của các loài cây hoang dại cũng như các giống cây trồng nguyên thuỷ 2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng so sánh , phân tích , tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức. Rèn kỹ năng làm việc độc lập với SGK 3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ sự đa dạng sinh học của các loài cây hoang dại cũng như các giống cây trồng nguyên thuỷ. Phương tiện dạy học: Sưu tầm các hình học có liên quan đến bài học. Hình 30 SGK Phương pháp giảng dạy: Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận, giải thích tìm tòi bộ phận. Lên lớp: Ổn định lớp Giới thiệu thầy cô dự giờ (nếu có). Kiểm tra bài cũ: câu 1, 2, 3 trang 129. - Giải thích vai trò của cách li địa lí trong quá trình hình thành loài mới? - Tại sao quần đảo lại được xem là phòng thí nghiệm ng.cứu quá trình hình thành loài mới? Giảng bài mới: Dẫn nhập: Hình thành loài mới cùng khu vực địa lí có điểm gì giống và khác so với hình thành loài khác khu vực địa lí ? Cụ thể như thế nào ta vào bài... Bài 30. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI (TT) Hoạt động thầy giáo Hoạt động học sinh Nội dung * Yêu cầu HS đọc thông tin SGK và cho biết: - Ví dụ trên minh hoạ điều gì ? - Giải thích ? - Từ ví dụ trên có thể rút ra kết luận gì về quá trình hình thành loài ? - Do đâu mà có sự cách ly tập tính ? - Vậy trong cùng khu vực địa lí ngoài con đường hình thành loài vừa xét còn có con đường nào khác không ? * Có thể cho ví dụ về cỏ băng, cỏ sâu róm trên bãi bồi sông Vônga và ví dụ SGK. - Từ 2 ví dụ trên có thể rút ra kết luận gì về con đường hình thành loài bằng con đường sinh thái ? - Hình thành loài bằng con đường cách li sinh thái thường xảy ra đối với đối tượng nào ? - Thế nào là lai xa ? Lai xa gặp những trở ngại gì ? Vì sao cơ thể lai xa thường không có khả năng sinh sản ? - Có phải cơ thể lai xa nào cũng bất thụ và không thể tạo thành loài mới không ? Để khắc phục trở ngại khi lai xa người ta có thể làm gì ? - Tại sao đa bội hoá lại khắc phục được trở ngại đó ? Người ta tiến hành như thế nào ? - Trình bày thí nghiệm của Kacpexenco, lai cải bắp và cải củ - Ngoài 2 ví dụ ở SGK có thể nêu thêm ví dụ về nguồn gốc cỏ Saprtina từ 2 loài cỏ gốc Châu Âu và Châu Mỹ. - Vì sao lai xa và đa bội hoá là con đường hình thành loài phổ biến ở thực vật bậc cao nhưng rất ít gặp ở động vật ? - Sự xuất hiện 1 cá thể lai xa được coi là loài mới chưa ? * HS thực hiện lệnh: - Loài cá cùng sống trong 1 cái ao nhưng do tập tính giao phối khác nhau (1 con đứng im để giao phối; 1 con bơi mới GP hoặc chỉ sống trong hang, con thì thích sống trong rông, rêu,...) ® loài mới. - Hình thành loài mới bằng cách ly tập tính. - Do đột biến. - Con đường sinh thái. - Động vật ít di chuyển. * Thảo luận nhóm dựa trên kiến thức đã học và cử đại diện trả lời. * Nhận xét, đánh giáthống nhất nội dung * Dựa vào kiến thức đã học trả lời được, để khắc phục trở ngại khi lai xa người ta đa bội hoá cơ thể lai xa * HS thảo luận và cho ý kiến: II. HÌNH THÀNH LOÀI CÙNG KHU VỰC ĐỊA LÍ: 1. Hình thành loài bằng cách li tập tính và cách li sinh thái: a. Hình thành loài bằng cách li tập tính: Các cá thể của 1 quần thể do đột biến có được kiểu gen nhất định làm thay đổi 1 số đặc điểm liên quan tới tập tính giao phối thì những cá thể đó sẽ có xu hướng giao phối với nhau tạo nên quần thể cách li với quần thể gốc. Lâu dần, sự khác biệt về vốn gen do giao phối không ngẫu nhiên cũng như các nhân tố tiến hoá khác cùng phối hợp tác động có thể sẽ dẩn đến sự cách li sinh sản và hình thành nên loài mới. b. Hình thành loài bằng cách li sinh thái: - Hai quần thể của cùng một loài sống trong 1 khu vực địa lí nhưng ở hai ổ sinh thái khác nhau thì lâu dần có thể dẫn đến cách li sinh sản và hình thành loài mới. - Hình thành loài bằng con đường sinh thái là phương thức thường ở thực vật và động vật ít di động xa như thân mềm, sâu bọ. 2. Hình thành loài nhờ lai xa và đa bội hoá: - Lai xa là phép lai giữa 2 cá thể thuộc 2 loài khác nhau, hầu hết cho con lai bất thụ. - Trong trường hợp cây sinh sản vô tính, động vật trinh sản lại có thể hình thành loài mới bằng lai xa. - Đa bội hoá (thể song nhị bội) là trường hợp con lai khác loài được đột biến làm nhân đôi toàn bộ bộ NST. - Loài mới được hình thành nhờ lai xa kèm đa bội hoá có bộ NST lưỡng bội của cả bố và mẹ nên chúng giảm phân bình thường và hoàn toàn hữu thụ. - Lai xa và đa bội hóa là cơ chế hình thành loài phổ biến ở thực vật, rất ít gặp ở động vật vì ở động vật cơ chế cách li sinh sản giữa hai loài rất phức tạp, nhất là ở nhóm có hệ thần kinh phát triển. sự đa bội hóa lại thường gây nên những rối loạn về giới tính. 5. Củng cố: HS đọc và nhờ phần tóm tắt in nghiêng trong khung ở cuối bài. 6. Bài tập về nhà: Hoàn thành các câu hỏi sau bài học trong SGK, SBT.

File đính kèm:

  • docbai 30.doc
Giáo án liên quan