Giáo án Sinh 12 bài 45: Dòng năng lượng trong hệ sinh thái

Bài 45: DÒNG NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ SINH THÁI

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức

 Sau khi học xong bài này, học sinh cần:

 Mô tả được một cách khái quát về dòng năng lượng trong hệ sinh thái.

 Khái niệm về hiệu suất sinh thái.

 Giải thích được sự tiêu hao năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng.

 Có thể giải thích được sự tiêu hao năng lượng ở các bậc dinh dưỡng.

2. Kỹ năng

 Rèn kỹ năng phân tích, so sánh, tổng hợp.

 Kỹ năng phân tích các hình minh hoạ SGK.

 Có ý thức bảo vệ môi trường sống.

II. Phương tiện dạy học:

 Sưu tầm các hình học có liên quan đến bài học.

 Hình 45.1, 45.2, 45.3, 45.4 SGK.

 

doc2 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3784 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh 12 bài 45: Dòng năng lượng trong hệ sinh thái, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết: Tuần: Bài 45: DÒNG NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ SINH THÁI Mục tiêu: 1. Kiến thức Sau khi học xong bài này, học sinh cần: Mô tả được một cách khái quát về dòng năng lượng trong hệ sinh thái. Khái niệm về hiệu suất sinh thái. Giải thích được sự tiêu hao năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng. Có thể giải thích được sự tiêu hao năng lượng ở các bậc dinh dưỡng. 2. Kỹ năng Rèn kỹ năng phân tích, so sánh, tổng hợp. Kỹ năng phân tích các hình minh hoạ SGK. Có ý thức bảo vệ môi trường sống. Phương tiện dạy học: Sưu tầm các hình học có liên quan đến bài học. Hình 45.1, 45.2, 45.3, 45.4 SGK. Phương pháp giảng dạy: Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận, giải thích tìm tòi bộ phận. Lên lớp: Ổn định lớp Giới thiệu thầy cô dự giờ (nếu có). Kiểm tra bài cũ: câu 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 200. Giảng bài mới: Dẫn nhập: Baøi 45: DOØNG NAÊNG LÖÔÏNG TRONG HEÄ SINH THAÙI Hoạt động thầy giáo Hoạt động học sinh Nội dung * Trong hệ sinh thái có những dạng năng lượng nào ? - Ánh sáng Mặt Trời có phổ ánh sáng chiếu xuống Trái Đất gồm những dải chủ yếu nào ? - SVSX sử dụng ánh sáng nào để quang hợp ? - Cây xanh có thể được đồng hoá loại ánh sáng nào và chiếm bao nhiêu % ? - Vì sao càng lên bậc dinh dưỡng cao hơn năng lượng càng giảm dần ? Yêu cầu Hs quan sát hình 45.2 SGK. - Hướng dẫn học sinh thực hiện lệnh trong SGK ? - Thế nào là hiệu suất sinh thái ? - Phần lớn năng lượng bị tiêu hao do đâu ? * Đặt vấn đề: hiệu suất sinh thái là gì ? - Mức độ chuyển hoá năng lượng mạnh hay yếu là phụ thuộc vào yếu tố nào ? - Tại sao động vật đẳng nhiệt (chim, thú) có hiệu suất sinh thái thấp hơn so với động vật biến nhiệt ? * HS thảo luận nhóm và cho ý kiến: ánh sáng, gió,… - Tia hồng ngoại , dãy sáng nhìn thấy - Cây xanh chỉ sử dụng được tia sáng nhìn thấy và chỉ sử dụng khoảng 0,2-0,5% * HS nghiên cứu SGK và trả lời: * HS thực hiện theo lệnh, thảo luận và trả lời: - Do một phần bị thất thoát. - Là tỉ lệ % chuyển hoá năng lượng qua các bật dinh dưỡng - Do quá trình hô hấp, tạo nhiệt, bài tiết, rụng lá ở thực vật, rụng lông, lột xác ở động vật. * HS quan sát hình 45.3, đọc SGK, thảo luận và trả lời: - Phụ thuôc từng hệ sinh thái, từng phần loài trong hệ sinh thái. - Vì, chúng cần có nguồn năng lượng lớn để duy trì nhiệt độ cơ thể do đó sự tăng khối lượng cơ thể của SVĐN cũng kém hơn. (Ứng dụng trong chăn nuôi: cùng một lượng rau cỏ nhu nhau nhưng thu được prôtêin thịt cá cao hơn gấp 1,5 lần nuôi chim, 2 – 2,5 lần nuôi trâu, bò.) I. Dòng năng lượng trong hệ sinh thái: 1. Phân bố năng lượng trên trái đất: - Mặt trời là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho sự sống trên trái đất và nó phụ thuộc vào thành phần tia sáng. - Sinh vật sản xuất chỉ sử dụng được những tia sáng nhìn thấy (50% bức xạ) cho quan hợp - Quang hợp chỉ sử dụng khoảng 0,2-0,5% tổng lượng bức xạ để tổng hợp chất hữu cơ 2. Dòng năng lượng trong hệ sinh thái: - Năng lượng được truyền từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao. Càng lên bậc dinh dưỡng cao hơn thì năng lượng càng giảm. - Trong hệ sinh thái năng lượng được truyền một chiều từ SVSX qua các bậc dinh dưỡng, tới môi trường, còn vật chất được trao đổi qua chu trình dinh dưỡng. II. Hiệu suất sinh thái: - Hiệu suất sinh thái là tỉ lệ % chuyển hoá năng lượng qua các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái. - Hiệu suất sinh thái của bậc dinh dưỡng sau tích luỹ được thường là 10% so với bậc trước liền kề. 5. Củng cố: HS đọc và nhờ phần tóm tắt in nghiêng trong khung ở cuối bài. 6. Bài tập về nhà: Hoàn thành các câu hỏi sau bài học trong SGK, SBT.

File đính kèm:

  • docBAI45.doc