Giáo án Sinh 6 tiết 31: Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên

I/ MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Nắm được khái niệm đơn giản về sinh sản sinh dưỡng tự nhiên

- Tìm được một số ví dụ về sinh sản sinh dưỡng tự nhiên.

- Nắm được các biện pháp tiêu diệt cỏ dại có hại cây trồng và giải thích cơ sở khoa học của những biện pháp đó.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích mẫu.

3. Thái độ:

- Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật

 

doc3 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2931 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh 6 tiết 31: Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16. Tiết 31 Ngày soạn: 26/11/2013 Ngày dạy: 03/12/2013 CHƯƠNG V: SINH SẢN SINH DƯỠNG Bài 26: SINH SẢN SINH DƯỠNG TỰ NHIÊN I/ MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Nắm được khái niệm đơn giản về sinh sản sinh dưỡng tự nhiên - Tìm được một số ví dụ về sinh sản sinh dưỡng tự nhiên. - Nắm được các biện pháp tiêu diệt cỏ dại có hại cây trồng và giải thích cơ sở khoa học của những biện pháp đó. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích mẫu. 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật II/ CHUẨN BỊ 1.Chuẩn bị của giáo viên: - Bảng phụ bảng SGK tr.88. - Tranh phóng to hình 26.1 – 26.4. - Mẫu vật: rau má, sái đất, củ gừng, củ dong ta củ nghệ (có mầm), cỏ gấu, cỏ tranh, củ khoai lang có chồi, lá thuốc bỏng, lá sống đời có mầm,… 2.Chuẩn bị của học sinh: - Kẻ bảng SGK tr.88 vào vở - Ôn lại kiến thức rễ, thân, lá biến dạng. - Chuẩn bị mẫu theo nhóm đủ các hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên như SGK. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số học sinh 2. Kiểm tra bài cũ: Dạy chương mới 3. Bài mới : SINH SẢN SINH DƯỠNG TỰ NHIÊN Giới thiệu bài: Ở một số cây có hoa rễ, thân, lá của nó ngoài chức năng nuôi dưỡng cây còn có thể tạo thành cây mới. Vậy cây mới đó được hình thành như thế nào? Phát triển bài: Hoạt động 1: Sự tạo thành cây mới từ rễ, thân, lá ở một số cây có hoa Hoạt động 1: Sự tạo thành cây mới từ rễ, thân, lá ở một số cây có hoa Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm -> trả lời câu hỏi mục 6SGK tr.87 - GV cho HS trao đổi kết quả - GV yêu cầu HS hoàn thành bảng trong vở -> sau đó lên hoàn thành bảng phụ GV đã chuẩn bị trước. - GV nhận xét -> yêu cầu HS rút ra kết luận. - HS hoạt động nhóm -> trả lời câu hỏi mục 6SGK tr.87 - Đại diện nhóm trình bày ý kiến. - Cá nhân HS nhớ lại kiến thức đã học về rễ, thân, lá biến dạng và kết quả thảo luận củ nhóm -> hoàn thành bảng - HS rút ra kết luận. Một số loại cây trong điều kiện thích hợp (đất ẩm, nơi ẩm…)có khả năng tạo được cây mới từ cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá) Nội dung bảng BẢNG HỌC TẬP Tên cây Sự tạo thành cây mới Mọc từ phần nào của cây? Phần đó thuộc loại CQ nào? Trong ĐK nào? Rau má Thân bò Cơ quan sinh dưỡng Có đất ẩm Gừng Thân rễ Cơ quan sinh dưỡng Nơi ẩm Khoai lang Rễ củ Cơ quan sinh dưỡng Nơi ẩm Lá thuốc bỏng Lá Cơ quan sinh dưỡng Đủ độ ẩm Hoạt động 2: Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên của cây Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung - GV yêu cầu cá nhân HS hoàn thành yêu cầu mục 6SGK tr.88 - GV gọi vài HS đọc kết quả -> nhận xét, sửa chữa -> cho HS hình thành khái niệm sinh sản sinh dưỡng tự nhiên. - GV hỏi: 1. Tìm trong thực tế những cây nào có khả năng sinh sản sinh dưỡng? (GV có thể giới thiệu: cây hoa đá, cỏ gấu, cỏ tranh, sài đất,...) 2. Tại sao trong thực tế, tiêu diệt cỏ dại rất khó? Nêu biện pháp tiêu diệt cỏ dại và cơ sở khoa học của biện pháp đó? - Cá nhân HS hoàn thành yêu cầu mục 6SGK tr.88 - HS đọc kết quả -> tự sửa chữa -> hình thành khái niệm sinh sản sinh dưỡng tự nhiên. - HS trả lời: 1. Củ gừng, củ dong ta, lá trường sinh, cỏ tranh, cỏ gấu,…….. 2. Muốn diệt cỏ dại phải nhặt bỏ toàn bộ phần thân rễ ngầm ở dưới đất, vì cỏ dại có khả năng sinh sản bằng thân rễ nên chỉ cần xót lại mẫu thân rễ từ đó cũng có thể mọc chồi, ra rễ và phát triển thành cây mới rất nhanh. Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là hiện tượng hình thành cá thể mới từ một phần của cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá) Những hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên thường gặp ở cây có hoa là: sinh sản bằng thân bò, thân rễ, rễ củ, lá,…. 4. Củng cố đánh giá: Câu 1: Cỏ dại SS bằng thân rễ: cỏ tranh, cỏ gấu, …Muốn diệt trừ phải loại bỏ hết phần rễ dưới đất, vì chỉ cần sót lại một mẫu rễ từ đó nó có thể mọc chồi, ra rễ và phát triễn thành cây mới. Câu 2: Khoai tây SS bằng thân củ, củ khoai tây là 1 phần thân nằm trong đất phình to thành củ chứa chất dự trữ. Nếu quan sát kỹ ta sẽ thấy trên củ khoai có những vảy nhỏ che chồi non ở bên trong. Khoai chọn làm giống xếp chúng lên giàn tre, để nơi thoáng mát, có as chiếu vào. 1 thời gian chồi củ khoai tây sẽ mọc mầm (mỗi củ có nhiều mầm) người ta có thể lấy cả củ hoặc cắt thành nhiều mẫu để đem trồng. Câu 3: Muốn cho khoai lang không mọc mầm thì phải bảo quản ở nơi khô ráo. Người ta thường trồng khoai lang bằng dây: sau khi thu hoạch củ, dây khoai được thu lại, chọn những dây bánh tẻ (không non, không già) cắt thành những đoạn ngắn có cả ngọn rồi giâm xuống luống đất đã chuẩn bị sẵn. Để tiết kiệm và có thời gian thu hoạch ngắn, người ta không trồng khoai lang bằng củ. 5. Dặn dò: - Học bài và trả lời câu hỏi cuối SGK - Chuẩn bị cắm cành rau muống vào cốc, bát đất ẩm - Ôn lại bài “Vận chuyển các chất trong thân” Bổ xung kiến thức sau tiết dậy ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ..........................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docTuan16 Tiet31 Bai26SINH SAN SINH DUONG TU NHIENdoc.doc