I.Mục tiêu bài học:
Sau khi học xong bài này học sinh có khả năng:
1.Kiến thức:
-Phát biểu được khái niệm cảm ứng ở động vật.
-Phân biệt được cảm ứng động vật với cảm ứng thực vật.
-Hiểu và phân tích được sự tiến hóa của tổ chức thần kinh ở các nhóm động vật khác nhau.
2. Kỹ năng:
Rèn luyện cho học sinh kỹ năng phân tích tranh vẽ, kỹ năng hoạt động nhóm.
Phát triển kỹ năng tư duy logic: so sánh, hệ thống hóa, khái quát hóa.
3. Thái độ:
Củng cố niềm tin vào khoa học.
14 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 5500 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 11 nâng cao - Bài 26: Cảm ứng ở động vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sinh viên: Nguyễn Thị Như Ngọc GVHD: Đặng Thị Dạ Thuỷ
Lớp: Sinh 4A
GIÁO ÁN SINH HỌC 11 NÂNG CAO
Bài 26: CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT
I.Mục tiêu bài học:
Sau khi học xong bài này học sinh có khả năng:
1.Kiến thức:
-Phát biểu được khái niệm cảm ứng ở động vật.
-Phân biệt được cảm ứng động vật với cảm ứng thực vật.
-Hiểu và phân tích được sự tiến hóa của tổ chức thần kinh ở các nhóm động vật khác nhau.
2. Kỹ năng:
Rèn luyện cho học sinh kỹ năng phân tích tranh vẽ, kỹ năng hoạt động nhóm.
Phát triển kỹ năng tư duy logic: so sánh, hệ thống hóa, khái quát hóa.
3. Thái độ:
Củng cố niềm tin vào khoa học.
II.Phương pháp dạy học:
-Quan sát tranh- tìm tòi bộ phận.
-Hỏi đáp- tìm tòi bộ phận.
III.Phương tiện dạy học:
-Sơ đồ hệ thần kinh các nhóm động vật khác nhau.
-Phiếu học tập.
IV.Nội dung trọng tâm:
-Các hình thức cảm ứng ở các nhóm động vật khác nhau
-Sự tiến hóa của tổ chức thần kinh và hình thức cảm ứng của các nhóm động vật từ thấp đến cao trong bậc thang tiến hóa.
V.Tiến trình tổ chức tiết học:
1. Ổn định lớp: (5 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
-Nêu khái niệm cảm ứng ở thực vật? Cho ví dụ minh họa? Nhận xét gì về mức độ và hiệu quả cảm ứng ở thực vật?
3. Bài mới:
Đặt vấn đề:
Ở bài trước chúng ta đã tìm hiểu các hiùnh thức cảm ứng ở thực vật. Động vật tiến hóa hơn thực vật là có hệ thần kinh để điều khiển các hoạt động của cơ thể. Vậy tính cảm ứng của động vật có gì khác so với thực vật? Và ở các nhóm động vật có tổ chức thần kinh khác nhau thì hình thức cảm ứng của chúng có gì khác nhau? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nội dung này trong bài hôm nay.
Hoạt động 1: Khái niệm cảm ứng động vật.
T.gian (1)
Hoạt động giáo viên
(2)
Hoạt động học sinh
(3)
Nội dung ghi bảng
(4)
15 phút
Nhắc lại khái niệm cảm ứng?
Động vật cũng phải tồn tại và phát triển cũng cần trả lời lại kích thích của môi trường có đúng không?
Cho ví dụ một phản ứng trả lời kích thích ở động vật?
Những ví dụ trên đều là những hình thức cảm ứng của động vật.
Vậy cảm ứng động vật là gì?
GV nhận xét câu trả lời của học sinh, bổ sung và ghi bảng.
Theo dõi hai ví dụ sau:
1/ Khi nhỏ một giọt môi trường chứa trùng roi lên tấm kính, quan sát dưới kính hiển vi sẽ thấy trùng roi bơi tản không đều trong môi trường nước. Nếu ta dùng đèn chiếu và chiếu về một phía của tấm kính sẽ thấy trùng roi tập trung về phía được chiếu sáng.
2/ Khi chân ta vô tình giẫm phải lửa thì chân rụt ngay lại.
Có nhận xét gì đối tượng tiếp nhận kích thích và tốc độ phản ứng trong hai ví dụ trên?
GV thông báo cả hai hình thức trên đều là hình thức cảm ứng của động vật nhưng riêng dạng thứ hai được gọi là phản xạ.
Thế nào là phản xạ?
GV cần nhấn mạnh lại thực chất phản xạ cũng là một dạng cảm ứng nhưng ở mức độ cao hơnlà ở các động vật có tổ chức thần kinh.
Một quả tim vừa mới tách ra khỏi cơ thể vẫn còn đập. Đó có phải là phản xạ không? Vì sao?
Qua phân tích hai ví dụ trên, mức độ, tính chính xác của cảm ứng và hình thức cảm ứng phụ thuộc những yếu tố nào?
Từ khái niệm cảm ứng động vật vừa học, hãy phân biệt với hiện tượng cảm ứng thực vật đã học?
Nếu học sinh hỏi lại hiện tượng cụp lá của cây trinh nữ cũng diễn ra nhanh.
GV có thể dẫn chứng bằng các số liệu: Hưng phấn lan truyền trên giả túc amíp với tốc độ vài mm/s. Động vật càng phát triển thì tốc độ lan truyền xung thần kinh càng nhanh: ruột khoang từ 1cm/s-24cm/s, ếch lệnh vận động cơ là 30cm/s. Ở người đạt 150cm/s. Nếu chân ta vô tình giẫm phải gai chẳng hạn thì chỉ sau 6‰ giây tin đã truyền về tủy sống. Trong khi ở thực vật tốc độ lan truyền kích thích từ lông tuyến cây gọng vó đến con mồi là 20mm/s. Cho dù phản ứng ở cây trinh nữ cỏ nhanh cũng chỉ đạt 3mm/s và cũng chỉ xung quanh vị trí bị kích thích chứ không lan truyền đi xa.
HS suy nghĩ trả lời.
Học sinh cho ví dụ.
HS tham khảo sách giáo khoa kết hợp phân tích ví dụ ở đầu bài để trả lời.
1/ Trùng roi: chưa có HTK, trả lời chậm.
2/ Người: đã có hệ thần kinh, trả lời nhanh.
HS suy nghĩ trả lời
Phụ thuộc mức độ tổ chức hệ thần kinh.
Không. Vì không có sự tham gia của trung ương thần kinh, không có cơ quan phân tích, trả lời kích thích.
Cảm ứng thực vật: diễn ra chậm, biểu hiện dưới hai hình thức ứng động và hướng động.
Cảm ứng động vật: diễn ra nhanh, phong phú về hình thức, mức độ và tính chính xác cao.
I. Khái niệm cảm ứng động vật:
-Khái niệm:
Cảm ứng là khả năng tiếp nhận và phản ứng lại các kích thích của môi trường ngoài (cũng như môi trường trong) cơ thể đảm bảo cho cơ thể sinh vật tồn tại và phát triển.
Cảm ứng động vật là khả năng cơ thể động vật tiếp nhận và trả lời lại các kích thích của môi trường đảm bảo cho động vật tồn tai và phát triển.
Ví dụ: Gà con thấy vật cử động như hình con giun thì chạy ngay lại.
Mức độ, tính chính xác của cảm ứng và hình thức cảm ứng phụ thuộc mức độ tổ chức hệ thần kinh.
Hình thức cảm ứng ở động vật đã có tổ chức thần kinh được gọi là phản xạ.
Hoạt động 2: Cảm ứng ở các nhóm động vật khác nhau.
(1)
(2)
(3)
(4)
20 phút
Chuyển ý: Hình thức cảm ứng của động vật phụ thuộc chặt chẽ vào sự phát triển của hệ thống thần kinh. Vậy ở các nhóm động vật có hệ thần kinh khác nhau thì hình thức cảm ứng của chúng khác gì nhau?
Cho học sinh quan sát tranh. Dựa vào kiến thức đã học hãy sắp xếp các nhóm sinh vật theo các loại hình thần kinh và xếp chúng vào sơ đồ tiến hóa của hệ thần kinh?
Vậy ở mỗi nhóm động vật này mức độ và hình thức cảm ứng có đặc điểm như thế nào?
Để trả lời câu hỏi này, các em hãy nghiên cứu
HS quan sát tranh, thảo luận và lên bảng viết dưới dạng sơ đồ:
HTK dạng l ưới
Chưa có HTK
HTK d ạng chu ỗi h ạch
II. Cảm ứng ở các nhóm động vật khác nhau:
(1)
(2)
(3)
(4)
sách giáo khoa để hoàn thành phiếu học tập sau.
Lưu ý học sinh là HTK dạng ống sẽ học ở tiết sau.
Gọi học sinh từng nhóm trả lời.
GV bổ sung:
Động vật chưa có tổ chức thần kinh: cơ thể phản ứng lại kích thích bằng sự chuyển trạng thái co rút chất nguyên sinh→ hướng động.
-Treo tranh về HTK thủy tức và giải thích:
HTK dạng lưới mà đại diện là ngành ruột khoang: HTK gồm các tế bào thần kinh và tế bào cảm giác liên kết với nhau thành mạng lưới tỏa khắp cơ thể. Tế bào thần kinh có nhánh liên hệ với tế bào biểu mô cơ hoặc tế bào gai.
Khi tế bào cảm giác tiếp nhận kích thích, xung thần kinh truyền qua mạng lưới thần kinh đến tế bào biểu mô cơ hoặc tế bào gai làm co cơ thể hoặc
phóng gai bắt mồi.
-HTK dạng chuỗi hạch có hai dạng:
+Các ngành giun, cơ thể có đối xứng hai bên, phân biệt đầu đuôi, lưng bụng, tế bào thần kinh tập trung thành dạng chuỗi hạch thần kinh bụng, đặc biệt ở giun đốt phát triển dạng hạch phân đốt.
+Ngành thân mềm và chân khớp: HTK tập trung cao hơn: chỉ còn hạch não, hạch bụng và hạch phủ tạng. Mỗi hạch điều khiển một vùng xác định. Hạch não phát triển làm các quan phát triển. Hạch não tiếp nhận kích thích từ các giác quan và điều khiển hoạt động của cơ thể chính xác hơn.
Kết luận gì về mức độ cảm ứng ở động vật tương ứng với mức độ tiến hóa của hệ thần kinh?
Càng lên các bậc thang tiến hóa, cáu tạo cơ thể sinh vật càng phân hóa, tổ chức thần kinh càng hoàn thiện. Tổ chức thần kinh càng tiến hóa thì phản ứng của cơ thể càng chính xác đảm bảo cho cơ thể thích nghi cao độ với điều kiện môi trường.
1. Cảm ứng ở động vật chưa có tổ chức thần kinh:
(PHT)
2. Cảm ứng ở động vật có tổ chức thần kinh:
a. cảm ứng ở động vật có thần kinh dạng lưới:
(PHT)
b. Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch:
(PHT)
4.Củng cố: (5 phút)
1/ Phân biệt cảm ứng thực vật với cảm ứng động vật?
2/ Thủy tức sẽ phản ứng như thế nào néu ta dùng một chiếc kim nhọn đâm vào thân nó?
3/ Giải thích tại sao khi kích thích vào một phần cơ thể châu chấu, nó chỉ trả lời tại một bộ phận?
5.Dặn dò:- Trả lời các câu hỏi ở cuối bài
- Xem lại bài 43, 48, 52 SGK Sinh học 8.
- Xem trước bài 27.
Lớp:
Nhóm:
Họ và tên:
PHIẾU HỌC TẬP
BÀI 26: CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT
Nghiên cứu mục II.1 & II.2 trong SGK trang 103 để hoàn thành bảng sau:
Bảng so sánh hình thức cảm ứng ở động vật có tổ chức thần kinh khác nhau
Nhóm động vật
Cấu trúc hệ thần kinh
Mức độ phản ứng
Động vật đại diện
Chưa có tổ chức thần kinh
..
..
..
..
..
..
....
Có
tổ
chức thần kinh
Hệ thần kinh dạng lưới
.
..
Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch
.
.
ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP
Nhóm động vật
Cấu trúc hệ thần kinh
Mức độ phản ứng
Động vật đại diện
Chưa có tổ chức thần kinh
Chưa có
Toàn cơ thể
Chậm
Tiêu tốn năng lượng
Trùng đế giày, amip, trùng roi,
Có tổ chức thần kinh
Hệ thần kinh dạng lưới
Bao gồm các tế bào cảm giác và các tế bào thần kinh liên kết với nhau.
Toàn cơ thể
Nhanh, nhưng chưa thật chính xác
Tiêu tốn năng lượng
Thủy tức, sứa,
Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch
Các tế bào thần kinh tập trung thành dạng chuỗi hạch thần kinh bụng (chuỗi hạch bậc thang) có não ở phía đầu, từ đó phát đi hai chuỗi thần kinh bụng hoặc các tế bào thần kinh tập trung hơn thành dạng hạch thần kinh gồm hạch não, hạch ngực và hạch bụng.
Phản ứng định khu
Nhanh, chính xác
Ít tiêu tốn năng lượng.
Giun đất, giun dẹp, cào cào, mực, tôm,
File đính kèm:
- giao an sinh hoc.doc