TiÕt 21: ĐẶC ĐIỂM BÊN NGOÀI CỦA LÁ
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: - Nêu được các đặc điểm bên ngoài của lá gồm: cuống/bẹ lá, phiến lá.
- Phân biệt được 3 kiểu gân lá. Phân biệt các loại lá đơn và lá kép, các kiểu xếp lá trên cành, các loại gân trên phiến lá.
2. Kỹ năng: -Thu thập các dạng và kiểu phân bố lá
3. Thái độ: - Giáo dục hs chăm sóc cây xanh ở trường, nhà.
II. Phương tiện:
- Gv: Chuẩn bị H: 19.1 19.5(sgk).
- Hs: Mang mẫu vật các loại lá.
III. Tiến trình lên lớp:
1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số HS
2/ Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra 1 số kiến thức cũ có liên quan đến bài mới như:
+ Cơ quan sinh dưỡng của cây gồm những bộ phận nào?
- HS: cơ quan sinh dưỡng của cây gồm: rễ, thân, lá.
- GV: Cấu tạo ngoài của thân cây gồm những bộ phận nào?
- HS: Thân cây gồm: thân chính, cành, chồi ngọn và chồi nách.
34 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2286 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học 6 tiết 21 đến 35, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 02/11/2013
Ngày dạy: 04/11/2013
CHƯƠNG IV: LÁ
TiÕt 21: ĐẶC ĐIỂM BÊN NGOÀI CỦA LÁ
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: - Nêu được các đặc điểm bên ngoài của lá gồm: cuống/bẹ lá, phiến lá.
- Phân biệt được 3 kiểu gân lá. Phân biệt các loại lá đơn và lá kép, các kiểu xếp lá trên cành, các loại gân trên phiến lá.
2. Kỹ năng: -Thu thập các dạng và kiểu phân bố lá
3. Thái độ: - Giáo dục hs chăm sóc cây xanh ở trường, nhà.
II. Phương tiện:
- Gv: Chuẩn bị H: 19.1 19.5(sgk).
- Hs: Mang mẫu vật các loại lá.
III. Tiến trình lên lớp:
1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số HS
2/ Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra 1 số kiến thức cũ có liên quan đến bài mới như:
+ Cơ quan sinh dưỡng của cây gồm những bộ phận nào?
- HS: cơ quan sinh dưỡng của cây gồm: rễ, thân, lá.
- GV: Cấu tạo ngoài của thân cây gồm những bộ phận nào?
- HS: Thân cây gồm: thân chính, cành, chồi ngọn và chồi nách.
3/ Giảng bài mới:
Vào bài: Như chúng ta đã biết, lá là cơ quan sinh dưỡng của cây. Vậy, lá có đặc điểm gì? Để trả lời câu hỏi này ta cùng tìm hiểu qua bài 19: đặc điểm bên ngoài của lá.
GV: Ghi tên bài lên bảng
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoat động 1: Quan sát để nhận dạng đặc điểm bên ngoài của lá.
-Gv: Treo tranh 19.1(tranh câm)- Yêu cầu hs lên bảng:
H: Hãy x.đ các bộ phận của lá?
-Hs: Xác định: Cuống lá, phiến lá, gân lá.
a . -Gv: Dẫn dắt vào phần phiến lá
-Gv: Yêu cầu hs quan sát hình 19.2, kết hợp mầu vật thảo luận:
H: Nhận xét: Hình dạng, kích thước, màu sắc, diện tích của phiến lá so với cuống lá?
Hs: Hình dạng đều có bảng dẹt, kích thước khác nhau, màu xanh, diện tích của phiến lá lớn hơn cuống lá.
H: Phiến lá to có chức năng gì ? Điều đó có ý nghĩa như thế nào với cây ?
Hs: Có c.năng thu nhận nhiều ánh sáng, có ý nghĩa tổng hợp được chất hữu cơ để nuôi cây.
-Gv: Nhận xét, bổ sung: Cho hs thấy được câu trả lời của câu hỏi đầu bài: Phiến lá thu nhận ánh sáng, có ý nghĩa tổng hợp chất hữu cơ cho cây.
-Gv: Lưu ý cho hs có 1 số lá có màu đỏ, tím...Do sắc tố quy định (vẫn có diệp lục).
b. -Gv: Yêu cầu hs tìm hiểu t.tin và quan sát mặt dưới của lá. Hoạt đông theo nhóm (Mẫu vật: lá gai, lá dâu, lá rẽ quạt, lá lúa, lá địa liền, lá lục bình).
- Hs: quan sát theo nhóm.
-Gv: Sau khi hs quan sát cho hs trả lời:
H: Hãy so sánh gân lá của 6 loại gân lá trên ?
Giống nhau.
H: Có mấy kiểu gân lá ? gồm kiểu nào ?
3 kiểu.
-Hs: Trả lời.
-Gv: Nhận xét, bổ sung trên tranh (mẫu vật) cho hs thấy 3 kiểu gân lá.
H: Hãy tìm 3 loại gân lá khác nhau ?
-Hs: Xác định trên mẫu vật thật.
-Gv: Cho hs nhận xét bổ sung...
c. Phân biệt lá đơn lá đơn và lá kép.
Gv: Treo tranh 19.4. Yêu cầu hs quan sát tìm hiểu:
H: Vì sao lá mồng tơi là lá đơn? lá hoa hồng là lá kép ?
H: Hãy lấy VD 1lá đơn, 1 lá kép ?
-Hs: Trả lời.
-Gv: Cho hs nhận xét, bổ sung...
Hoạt đông 2: Tìm hiểu các cách xếp lá trên thân và cành.
-Gv: Cho hs quan sát H: 19.5 (gv giới thiệu tranh). Yêu cầu hs làm b.t theo nhóm: (gv: treo bảng phụ).
-Hs: Hoạt động theo nhóm, hoàn thành b.t.
-Gv: Gọi đại diện nhóm lên bảng .
Hs: Cử đại diện nhóm lên làm bài tập.
-Gv: Cho hs nhận xét, bổ sung, hoàn thành bảng chuẩn:
Stt Stt
Tên cây
Kiểu xếp lá trên cây
số lá mọc trên mấu thân
Kiểu xếp lá
1
Lá cây dâu
1
mọc cách
2
Lá cây dừa cạn
2
mọc đối
3
Lá cây dây huỳnh
3, 4, 5
mọc vòng
...
-Gv: Cho hs rút ra kết luận:
H: Em có nhận xét gì về cách bố trí của các lá trên cây?
Giúp cho lá nhận được nhiều ánh sáng.
H: Có mấy kiểu xếp lá trên thân, cành? gồm những kiểu nào ? Có chức năng gì ?
-Hs: Trả lời, bổ sung ...
-Gv: Nhận xét, bổ sung.
1. Đặc điểm bên ngoai của lá.
a. Phiến lá.
Phiến lá có màu lục, dạng bản dẹt, là phần rộng nhất của lá. Giúp lá hứng được nhiều ánh sáng.
b. Gân lá.
- Có 3 kiểu gân lá:
+ Gân hình mạng: Lá gai, lá dâu...
+ Gân hình song song: Lá lúa, lá ngô...
+ Gân hình cung: Lá lục bình...
c. Lá đơn lá đơn và lá kép.
- Lá đơn: Có cuống nằm ngay dưới chồi nách, mỗi cuống chỉ mang một phiến, cả cuống và phiến rụng cùng một lúc.
- Lá kép: Có cuống chính phân nhánh thành nhiều cuống con, mỗi cuống con mang lá chét. Chồi nách chỉ có một cuống chính. Lá chét rụng trước, cuống chính rụng sau.
2. Các cách xếp lá trên thân và cành.
Lá xếp trên cây theo 3 kiểu:
+ Mọc cách.
+ Mọc đối.
+Mọc vòng.
Lá trên các mấu thân xếp so le nhau giúp lá thu nhận được nhiều ánh sáng.
4/Củng cố:
Hs: Đọc phần ghi nhớ sgk.
- GV: trong các nhóm lá sau nhóm nào gồm toàn lá có gân song song?
a/ lá hành, lá nhã, lá bưởi.
b/ Lá rau muống, lá cải, lá lốt.
c/ Lá lúa, lá mồng tơi, lá bí đỏ.
d/ Lá tre, lá lúa, lá cỏ.
- HS: d
- GV: Trong các nhóm lá sau, nhóm nào gồm toàn lá đơn?
a/ Lá dâm bụt, lá phượng, lá dâu.
b/ Lá trúc đào, lá hoa hồng, lá lốt.
c/ Lá ổi, lá dâu, lá mít.
d/ Lá hoa hồng, láphượng, lá khế.
- HS: c
- GV: lá có đa dạng không? Đặc điểm nào chứng tỏ lá đa dạng?
- HS: lá rất đa dạng thể hiện ở các đặc điểm: phiến lá có nhiều hình dạng và kích thước rất khác nhau, có nhiều kiểu gân lá, có lá đơn, lá kép…
5/ Hướng dẫn học ở nhà:
- Học bài.
- Trả lời câu hỏi SGK/tr64.
- Làm bài tập sau: sưu tầm 1 số lá đẹp, ép vào giữa những tờ báo cho đến khi héo, dùng băng keo dán lá vào 1 tờ bìa rồi phơi khô, ghi chú vào dưới lá các thông tin: tên lá, kiểu gân lá, lá đơn, lá kép, cách xếp lá trên thân và cành.
- Đọc phần: “Em có biết”.
- Nghiên cứu bài 20 trả lời các câu hỏi sau:
+ Biểu bì có đặc điểm và chức năng gì?
+ Thịt lá có cấu tạo như thế nào giúp nó thực hiện được chức năng chế tạo chất hữu cơ?
+ Gân lá có chức năng gì?
__________________________________
Ngày soạn: 02/11/2013
Ngày dạy: 06/11/2013
TiÕt 22: CẤU TẠO TRONG CỦA PHIẾN LÁ
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: - Hs biết được đặc điểm bên trong phù hợp với chức năng của phiến lá.
- Giải thích được đặc điểm màu sắc 2 mặt của phiến lá.
2. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng quan sát, nhận biết.
3. Thái độ: - Giáo dục hs yêu thích bộ môn
II. Phương tiện:
- Gv: Chuẩn bị H: 20.1;20.2. (mô hình cấu tạo trong của phiến lá).
- HS: Xem kĩ bài ở nhà.
III. Tiến trình lên lớp:
1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số HS
2/ Kiểm tra bài cũ:
H: Nêu đặc điểm bên ngoài của lá? Các cách sắp xếp của lá trên cây ?Ý nghĩa?
3/ Giảng bài mới:
Vào bài: - Vì sao lá có thể tự tạo chất dinh dưỡng cho cây? Ta chỉ có thể giải đáp được điều này khi hiểu rõ cấu tạo bên trong của phiến lá.
GV: Ghi tên bài lên bảng
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
- Gv: Dẫn dắt: Cho hs quan sát H: 20.1. trả lời:
H: Cấu tạo của phiến lá gồm mấy phần?
3 phần: Biểu bì, thịt lá, gân lá.
- Gv: Chuyển ý: Chúng ta sẽ tìm hiểu từng bộ phận củ phiến lá...
Hoat động 1: Tìm hiểu cấu tạo và chức năng của biểu bì.
- GV treo tranh : lớp tế bào biểu bì mặt trên và lớp tế bào biểu bì mặt dưới, trạng thái của lỗ khí, yêu cầu HS quan sát, kết hợp với nghiên cứu thông tin SGK, tự nhận biết kiến thức.
H: Những đặc điểm nào của lớp biểu bì phù hợp với chức năng bảo vệ phiến lá và cho ánh sáng chiếu vào những tế bào bên trong?
- HS: Đặc điểm: là những tế bào không màu trong suốt, có vách dày, trên biểu bì có lỗ khí.
H: hoạt động nào của lỗ khí giúp lá trao đổi khí và thoát hơi nước?
- HS: Hoạt động đóng mở của lỗ khí.
- GV giải thích sơ về cơ chế đóng mở của lỗ khí: ban ngày, khi cây quang hợp, CO2 trong tế bào giảm, năng lượng được tạo ra, làm màng tế bào hạt đậu hấp thụ 1 lượng lớn ion từ các tế bào bên cạnh, nhờ đó nước thẩm thấu vào tế bào hạt đậu, làm tế bào trương lên -> lỗ khí mở ra. Ban đêm, qua hô hấp tế bào sữ dụng hết năng lượng, tế bào mất nước, xẹp xuống -> lỗ khí đóng lại. (Khi cây thiếu nước lá bị héo, lỗ khí cũng đóng lại làm hạn chế sự thoát hơi nước của cây).
H:Tóm lại, biểu bì có cấu tạo như thế nào? Chức năng gì?
- HS trả lời, rút ra kết luận.
-Gv: Nhận xét, bổ sung, liên hệ thực tế về hiện tượng thoát hơi nước qua lá: khi đi qua cánh rừng (Rừng Đặc dụng ĐăkHà), thấy có cảm giác rất mát là nhờ sự thoát hơi nước qua lá. Hiện tượng đóng mở lỗ khí cũng phụ thuộc vào nhiệt độ bên ngoài...
Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo và chức năng của thịt lá.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, quan sát hình 20.4, tự thu nhận thông tin.
- HS quan sát hình, nghiên cứu thông tin, nhận biết kiến thức.
- GV yêu cầu 1 HS lên chỉ trên mô hình các phần của thịt lá.
- HS chỉ ra các phần của thịt lá trên mô hình, các HS còn lại theo dõi, nhận xét.
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận :So sánh lớp tế bào thịt lá sát với lớp biểu bì mặt trên và lớp tế bào thịt lá sát với lớp biểu bì mặt dưới trả lời các câu hỏi:
H. Chúng giống nhau ở đặc điểm nào? Đặc điểm này phù hợp với chức năng gì?
H. Hãy tìm điểm khác nhau giữa chúng.
H. Lớp tế bào thịt lá nào phù hợp với chức năng chính là chế tạo chất hữu cơ? Lớp tế bào thịt lá nào phù hợp với chức năng chính làchứa và trao đổi khí?
- HS thảo luận nhóm trả lời được:
+ Đều chứa diệp lục. Chức năng là giúp lá thu nhận ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ.
+ Khác nhau: Lớp tế bào phía trên: có dạng dài, xếp sát nhau, chứa nhiều lục lạp, xếp theo chiều thẳng đứng. Lớp tế bào mặt dưới: dạng tròn, xếp không sát nhau, ít lục lạp, xếp lộn xộn.
+ Lớp tế bào phía trên phù hợp với chức năng tông hợp chất hữu cơ, lớp phía dưới phù hợp với chức năng chứa và trao đổi khí.
- GV yêu cầu lần lượt từng nhóm trình bày từng câu, các nhóm còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung.
H.Vậy thịt lá có cấu tạo như thế nào và chức năng gì?
- HS trả lời, rút ra kết luận.
Hoạt động 3: Tìm hiểu cấu tạo và chức năng của gân lá.
-Gv: Dùng mô hình để giới thiệu về phần gân lá, cho hs quan sát. Yêu cầu:
H: Gân lá có cấu tạo và chức năng gì ?
-Hs: Trả lời. Gv: Nhận xét, bổ sung...
1. Biểu bì:
- Lớp tế bào biểu bì trong suốt, vách phía ngoài dày có chức năng bảo vệ và cho ánh sáng xuyên qua.
- Trên biểu bì (mặt dưới lá) có nhiều lỗ khí giúp lá trao đổi và thoát hơi nước.
2. Thịt lá.
- Lớp tế bào thịt lá phía trên là những tế bào xếp sát nhau, có chứa nhiều lục lạp có chức năng thu nhận ánh sáng tổng hợp chất hữu cơ.
- Lớp tế bào thịt lá phía dưới là những tế bào xếp không sát nhau, chứa ít lục lạp có chức năng chứa và trao đổi khí.
3. Gân lá:
Gân lá nằm giữa phần thịt lá, có mạch rây và mạch gỗ. Chức năng vận chuyển các chất.
4/Củng cố:
Hs: Đọc phần ghi nhớ sgk.
- GV treo bảng phụ có nội dung:
- Bao bọc phiến lá là 1 lớp tế bào…………trong suốt nên ánh sáng có thể xuyên qua chiếu vào phần thịt lá. Lớp tế bào biểu bì có màng ngoài rất dày có chức năng……… cho các phần bên trong của phiến lá.
- Lớp tế bào mặt dưới có rất nhiều…………..Hoạt động…………của nó giúp cho lá trao đổi khí và thoát hơi nước ra ngoài.
- Các tế bào thịt lá chứa rất nhiều……………có chức năng thu nhận ánh sáng cần cho việc chế tạo chất hữu cơ.
- Gân lá có chức năng………………các chất cho phiến lá.
- HS điền lần lượt như sau: 1/ biểu bì; 2/ bảo vệ; 3/ lỗ khí; 4/ đóng mở; 5/ lục lạp; 6/ vận chuyển.
5/ Hướng dẫn học ở nhà:
- Học bài.
- Trả lời câu hỏi 1,2,3/SGK/tr67.
- Đọc phần “em có biết”.
- Nghiên cứu bài 21, trả lời các câu hỏi:
+ Việc bịt lá thí nghiệm bằng giấy đen có ý nghĩa gì?
+ Phần nào của lá thí nghiệm chế tạo ra tinh bột? Vì sao em biết?
- Nghiên cứu thí nghiệm 2 SGK, trả lời các câu hỏi:
+ Cành rong trong cốc nào chế tạo được tinh bột ?
+ Hiện tượng nào chứng tỏ cành rong trong cốc đó đã thải ra chất khí? Đó là khí gì?
Ngày soạn: 09/11/2013
Ngày dạy: 11/11/2013
Tiết 23: QUANG HỢP
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
HS tìm hiểu và phân tích thí nghiệm để tự rút ra kết luận: khi có ánh sáng lá có thể chế tạo tinh bột và nhả ra khí oxi.
Giải thích được quang hợp là quá trình lá cây hấp thụ ánh sáng mặt trời biến chất vô cơ (nước, CO2, muối khoáng) Thành chất hữu cơ (đường, tinh bột) và thải ôxi làm không khí luôn được cân bằng.
2. Kỹ năng: - Biết cách làm thí nghiệm lá cây quang hợp.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật, chăm sóc cây.
II. Phương tiện:
- Gv: Chuẩn bị trước T.N 1, 2 (tranh 21.1, 21.2).
- HS: Xem kĩ nội dung bài.
III. Tiến trình lên lớp:
1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số HS
2/ Kiểm tra bài cũ:
H: Cấu tạo trong của phiến lá gồm những phần nào? Chức năng mỗi phần là gì?
3/ Giảng bài mới:
Vào bài: Như chúng ta đã biết, cây xanh có khả năng tự chế tạo chất hữu cơ để nuôi sống mình, là do lá có nhiều lục lạp. Vậy lá chế tạo được chất gì và trong điều kiện nào? GV: Ghi tên bài lên bảng
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoat động 1: Xác định chất mà lá câychế tạo được khi có ánh sáng.
-Gv: Giới thiệu những điều cần biết trước khi tìm hiểu T.N: Dùng hình 21.1 để giới thiệu T.N...
-Gv: Gọi 1 đến 2 hs nhắc lại T.N ...
Lưu ý: Cho hs các thao tác như hình a, b, c (sgk).
Yêu cầu hs quan sát k.q T.N thảo luận:
H: Việc bịt lá T.N bằng băng giấy đen nhằm mục đích gì?
Không cho lá cây (phần bịt) thu nhận ánh sáng.
H: phần nào của lá chế tạo được tinh bột ? Vì sao?
Phần không bịt chế tạo được tinh bột, vì có màu xanh.
-Hs: Thảo luận trả lời, nhận xét, bổ sung.
-Gv: Cho bổ sung... Cho hs rút ra kết luận:
H: Qua T.N ta rút ra điều gì ?
-Hs: Chất mà lá cây chế tạo ra được ngoài ánh sáng là tinh bột.
-Gv: Nhận xét, bổ sung, giải thích T.N ( Nếu có thắc mắc )....
Mở rộng: Nhìn chung trong các loại lá cây có nhiều tinh bột, điều này có ý nghĩa rất lớn cho người và ĐV...
Hoạt động 2: Xác định chất khí thải ra trong quá trình lá chế tạo ra tinh bột.
-Gv: Giới thiệu T.N (theo hình 21.2 a, b, c). Yêu cầu hs quán sát, trả lời:
H: Cành rong trong cốc nào chế tạo được tinh bột? vì sao ?
Cành rong trong cốc B, vì cốc B có ánh sáng.
H: Những hiện tượng nào chứng tỏ cành rong trong cốc đó đã thãi ra chất khí ? đó là khí gì ?
Hiện tượng : Đưa que đốm vừa tắt vào miệng ống nghiệm, thì que đốm bùng cháy. Đó chính là khí ôxi.
H: Có thể rút ra kết luận gì qua T.N ?
Chất khí thải ra trong quá trình tạo ra tinh bột đó là ôxi.
-Hs: Thảo luận nhóm trả lời, nhận xét.
-Gv: Nhận xét, bổ sung cho hs liên hệ thực tế:
H: Vì sao khi nuôi cá cảnh người ta bỏ rong đuôi chó vào bể ?
Làm đẹp, cung cấp ôxi cho cá…
1. Xác định chất mà lá cây chế tạo được khi có ánh sáng.
a. Thí nghiệm: ( sgk )
b. Kết luận:
Lá cây chế tạo được tinh bột khi có ánh sáng.
2. Xác định chất khí thải ra trong quá trình lá chế tạo ra tinh bột.
a. Thí nghiệm: ( sgk )
b. Kết luận:
Trong quá trình chế tạo tinh bột, lá nhả khí ôxi ra môi trường ngoài
4/Củng cố:
Hs: Đọc phần ghi nhớ sgk .
- GV: chất mà lá cây chế tạo được khi có ánh sáng:
a/ Khí oxi.
b/ Khí CO2
c/ Tinh bột.
d/ Khí oxi và tinh bột.
- HS: chän c©u tr¶ lêi ®óng nhÊt : c
- GV: Tại sao khi nuôi cá trong bể kính, người ta thường thả thêm vào bể các loại rong?
- HS: Vì trong quá trình chế tạo tinh bột, cây rong đã nhả khí oxi hoà tan trong nước của bể, tạo điều kiện cho cá hô hấp tốt hơn.
5/ Hướng dẫn học ở nhà:
- Học bài
- Trả lời câu hỏi SGK/tr70.
- Nghiên cứu bài: Quang hợp (tt) và trả lời các câu hỏi sau:
+ Lá cây đã sữ dụng những nguyên liệu nào để chế tạo tinh bột? Lá lấy những nguyên liệu đó từ đâu?
+ Thế nào là quang hợp? Viết sơ đồ tóm tắt quá trình quang hợp.
*************************************
Ngày soạn: 09/11/2013
Ngày dạy: 13/11/2013
Tiết 24: QUANG HỢP ( Tiếp theo )
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
Vận dụng kiến thức đã học và kĩ năng phân tích thí nghiệm để biết được những chất lá cần sử dụng để chế tạo tinh bột.
Phát biểu được khái niệm đơn giản về quang hợp.
Viết sơ đồ tóm tắt quá trình quang hợp.
2. Kỹ năng:
Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích thí nghiệm.
Kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
Giáo dục ý thức bảo vệ cây.
Yêu thích môn học.
II. Phương tiện:
- Gv: Chuẩn bị trước T.N (kết quả T.N).
- HS: Xem kĩ nội dung bài.
III. Tiến trình lên lớp:
1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số HS
2/ Kiểm tra bài cũ:
H: Trình bày T.N để xác định chất mà lá cây chế tạo được khi có ánh sáng ?
H: Trình bày T.N để xác định chất khí thải ra trong quá trình lá cây chế tạo tinh bột ?
3/ Giảng bài mới:
Vào bài: Chúng ta đã biết khi có ánh sáng lá tự chế tạo được tinh bột, vậy lá cây cần chất gì để chế tạo tinh bột?
GV: Ghi tên bài lên bảng
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoat động 1: Tìm hiểu những điều kiện cần, để cây chế tạo tinh bột.
-Gv: Yêu cầu hs nhắc lại t.n (sgk). Gv giới thiệu t.n (tranh: 21.5). hoặc kết quả t.n (nếu có).
Sau khi hs quan sát, cho hs hoạt động nhóm:
H: Điều kiện ở chuông A khác với ở chuông B như thế nào ?
Chuông A có thêm cốc nước vôi.
H: Theo em lá cây ở chuông nào không tạo được tinh bột? Vì sao em biết ?.
Lá cây ở chuông A, vì khi thử d.d iốt thì lá không xuất hiện màu xanh tím.
H: Từ kết quả trên, có thể rút ta kết luận gì?
Không có khí cacbonic lá cây không chế tạo được tinh bột.
-Hs: Thảo luận, thống nhất, trả lời ...
-Gv: Nhận xét, bổ sung.
liên hệ thực tế: khi trồng cây phải chú ý bón phân cho cây tươi tốt ...
H: Tại sao phải trồng nhiều cây xanh ở quanh nhà và những nơi công cộng ?
Để hút khí cacbonic và nhả ôxi cho cộng đồng con người cả ĐV.
H: Nêu 1 vài VD để chứng minh cây xanh nhờ quang hợp thải ôxi hút khí cacbonic.
-Hs: trả lời ...
-Gv: Nhận xét, bổ sung... Lưu ý: Nếu thiếu 1 trong các đ.k trên dẫn đến khó khăn trong quá trình Q.H.
Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm quang hợp.
-Gv: Yêu cầu hs trả lời:
H: Lá cây sử dụng những nguyên liệu nào để chế nào tinh bột? nguyên liệu đó kấy từ đâu?
H: Lá cây chế tạo tinh bột trong điều kiện nào?
H: Ngoài việc chế tạo tinh bột lá cây còn tạo ra những sản phẩm hữu cơ nào?
H: Hãy tóm tắt quá trình quang hợp bằng sơ đồ?
-Hs: Trả lời Lên bảng viết sơ đồ quang hợp...
-Gv: Nhận xét, bổ sung. Hệ thống lại sơ đồ quang hợp ... Liên hệ: Cây xanh quang hợp tạo tinh bột (đậu, củ, quả), cung cấp cho sự sống con người ...
1. Cây cần những chất gì để chế tạo tinh bột.
a. Thí nghiệm: (sgk)
b. Kết luận:
Cây cần nước, khí cacbonc, ánh sáng diệp lục để chế tạo tinh bột.
2. Khái niệm về quang hợp.
*Sơ đồ quang hợp:
Ánh sáng
Níc + CO2 Tinh bét + O2
Diệp lục
* Quang hợp là hiện tượng lá cây chế tạo tinh bột ngoài ánh sáng nhờ nước, khí cacbonic và diệp lục.
4/Củng cố:
Hs: Đọc phần ghi nhớ sgk.
- Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng:
1. Trong các bộ phận sau đây của lá, bộ phận nào xảy ra quá trình quang hợp:
a. Lỗ khí b. Gân lá c. Diệp lục d. Cả 3 ý trên
2. Lá cây cần chất khí nào để chế tạo tinh bột ?
a. Khí ôxi b. Khí nitơ c. khí cacbonic d. Cả 3 ý trên
5/ Hướng dẫn học ở nhà:
- Học bài.
- Trả lời câu hỏi và bài tập SGK/tr72
- Đọc phần: “Em có biết”.
- Nghiên cứu bài 22, trả lời các câu hỏi:
+ Những điều kiện bên ngoài nào ảnh hưởng đến quang hợp?
+ Quang hợp của cây xanh có ý nghĩa gì?
Ngày soạn: 16/11/2013
Ngày dạy: 18/11/2013
Tiết 25
ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC ĐIỀU KIỆN BÊN NGOÀI ĐẾN QUANG HỢP, Ý NGHĨA CỦA QUANG HỢP
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: - Hs nêu được những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến quang hợp
- Vận dụng kiến thức để giait thích được ý nghĩa của 1 vài biện pháp kĩ thuật trong trồng trọt.
- Tìm được các Vd thực tế chứng tỏ ý nghĩa quan trọng của quang hợp.
- Giải thích được trồng cây cần chú ý đến mật độ và thời vụ.
2. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng, phân tích, so sánh.
3. Thái độ: - Giáo dục hs ý thức tham gia vào các hoạt động bảo vệ, phát triển cây xanh ở địa phương.
II. Phương tiện:
- Gv: Sưu tầm 1 số tranh về TV ưa sáng và TV ưa tối.
- HS: Xem kĩ bài
III. Tiến trình lên lớp:
1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số HS
2/ Kiểm tra bài cũ:
H: Viết sơ đồ quang hợp ? Nêu khái niệm quang hợp ?
3/ Giảng bài mới:
Vào bài: GV cho HS nhắc lại khái niệm quang hợp và viết sơ đồ tóm tắt quá trình quang hợp.
GV: Ghi tên bài lên bảng
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoat động 1: Tìm hiểu các điều kiện ảnh hưởng đến quang hợp.
-Gv: Yêu cầu hs ngiên cứu t.tin trong sgk. Quan sát 1 số cây ưa sáng, cây ưa tối (tranh sưu tầm).
-Hs: Tìm hiểu t.tin, quan sát tranh...
-Gv: Yêu cầu hs thảo luận:
H: Những điều kiện nào ảnh hưởng đến quang hợp?
Ánh sáng, nhiệt độ, hàm lượng khí cacbônic...
H: Tại sao trong trồng trọt muốn thu hoạch cao, thì không nên trồng cây quá dày?
Trồng dày, ít a.s, cây phát triển yếu...
H: Tại sao có nhiều cây cảnh trồng trong nhà vẫn xanh tốt ? cho Vd ?
Vì cây cảnh phần nhiều là những cây ưa tối, ít tạo hoa, kết trái. VD: Cây mộc lan, trúc nhật ...
-Hs: Thống nhất, trả lời ...
-Gv: Cho hs nhận xét, bổ sung ...
H: Tại sao muốn cây sinh trưởng tốt cần phải chống nóng, chống rét cho cây ?
Để giữ nhiệt độ thích hợp cho cây phát triển.
Gv: Liên hệ cho hs thấy: Những người làm rau thường lấy lá làm giàn che để chống nóng, dùng rơm tủ lên gốc cây để chống rét cho cây...
Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa của quang hợp.
Gv: Yêu cầu hs n.cứu t.tin và những hiểu biết thực tế để trả lời:
H: Khí ôxi cần cho sự hô hấp ở những sinh vật nào?
Tất cả các SV, kể cả con người.
H: Hô hấp của nhiều SV và con người thãi nhiều khí cacbonic, nhưng vì sao khí này vẫn không tăng ?
Vì nhiều cây xanh, tham gia quang hợp, cân bằnglượng khí này trong không khí ...
H: Chất hữu cơ do quang hợp của cây xanh chế tạo, được những SV nào sử dụng?
Tất cả các SV, kể cả con người.
H: Hãy kể sản phẩm mà chất hữu cơ do cây xanh quang hợp đã cung cấp đời sống cho con người ?
Lương thực, thực phẩm, gỗ, cũi, sợi, vải, thuốc ...
-Hs: Lần lượt trả lời.
-Gv: Nhận xét, bổ sung, liên hệ thực tế: Cho hs thấy ý nghĩa quang hợp của cây xanh với đời sống...
1. Những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến quá trình quang hợp.
- Các điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến quá trình quang hợp là: Ánh sáng, nước, hàm lượng khí cacbonic và nhiệt độ.
- Các cây khác nhau đòi hỏi các điều kiện đó cũng khác nhau.
2. Quang hợp của cây xanh có ý nghĩa gì ?
Các chất hữu cơ và khí ôxi do quang hợp của cây xanh tạo ra cần cho sự sống của hầu hết các sinh vật trên trái đất kể cả con người.
4/Củng cố:
Hs: Đọc phần ghi nhớ sgk.
- GV: Vì sao cần trồng cây đúng thời vụ?
a/ Đáp ứng về nhu cầu ánh sáng cho cây quang hợp.
b/ Đáp ứng về nhiệt độ cho cây quang hợp.
c/ Cây được phát triển trongthời tiết phù hợp sẽ thoả mãn được những đòi hỏi về các điều kiện bên ngoài, giúp cho sự quang hợp của cây.
d/ Cả a và b.
- HS: d
- GV: Những điều kiện bên ngoài nào đã ảnh hưởng đến quá trình quang hợp?
- HS: Các điều kiện: ánh sáng, nhiệt độ, hàm lượng CO2, nước -> ảnh hưởng đến quang hợp.
5/ Hướng dẫn học ở nhà:
- Học bài
- Trả lời câu hỏi và bài tập SGK/tr76
- Nghiên cứu bài 23, trả lời các câu hỏi:
+ Muốn chứng minh được cây có hô hấp không ta phải làm thí ngiệm gì?
+ Hô hấp là gì? Vì sao hô hấp có ý nghĩa quan trọng đối với cây?
*********************************
Ngày soạn: 16/11/2013
Ngày dạy: /11/2013
Tiết 26: CÂY CÓ HÔ HẤP KHÔNG ?
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: - Giải thích được ở cây hô hấp diễn ra suốt ngày đêm, dùng ooxxi để phân hủy chất hữu cơ thành CO2 , H2O và sản sinh năng lượng.
- Giải thích được khi đất thoáng, rễ cây hô hấp mạnh tạo điều kiện cho rễ hút nước và hút khoáng mạnh mẽ.
2. Kỹ năng: - Biết cách làm thí nghiệm lá cây hô hấp.
3. Thái độ: - Giáo dục hs yêu thích bộ môn.
II. Phương tiện:
- Gv: Chuẩn bị tranh:23.1; các dụng cụ của hình: 23.2 (sgk).
- HS: Xem kĩ bài.
III. Tiến trình lên lớp:
1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số HS
2/ Kiểm tra bài cũ:
* H: Trình bày những điều kiện ảnh hưởng đến quá trình quang hợp ?
3/ Giảng bài mới:
Vào bài: Lá cây thực hiện quang hợp dưới ánh sáng đã nhả ra khí oxi. Vậy lá cây có hô hấp không? Lám thế nào để biết được?
GV: Ghi tên bài lên bảng
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoat động 1: Tìm hiểu thí nghiệm để chứng minh hiện tượng hô hấp ở cây.
-Gv: Yêu cầu hs nghiên cứu t.tin và quan sát hình 23.1( gv giới thiệu tranh).
-Hs: Quan sát tranh, tìm hiểu thí nghiệm...
-Gv: Yêu cầu 1,2 hs nhắc lại cách tiến hành T.N.
-Hs: Nhắc lại cách bố trí T.N của nhóm Lan-Hải.
Gv: Qua T.N trên cho hs thảo luận nội dung:
H: Không khí trong chuông điều có chất gì? vì sao em biết?
Đều có khí cacbonic, vì theo thiết kế T.N (làm đục nước vôi trong).
H: Vì sao trên mặt nước vôi trong chuông A có lớp ván đục dày hơn?
Vì có nhiều lượng khí cacbonic.
H: Từ kết quả T.N 1 ta có thể rút ra điều gì?
Kết luận của T.N.
-Hs: Thảo luận, đại diện nhóm lên trả lời.
-Gv: Cho hs nhân xét, bổ sung...
-GV: Tiếp tục cho hs tìm hiểu T.N 2. Yêu cầu hs quan sát H: 23.2 (1 số dụng cụ như hình: 23.2). Cho hs thảo luận:
H: An và Dũng sẽ bố trí T.N như thế nào? Thử kết quả T.N ra sao, để biết cây lấy ôxi trong khí?
-Hs: Thảo luận trả lời ....
-Gv: Nhận xét, bổ sung: Cách bố trí T.N: Đặt cây trồng trong cốc cho vào cốc thuỷ tinh lớn đậy tấm kính lên trên bao túi đen lại (khoảng 3,4 giờ). Thử kết quả T.N: Tháo túi bóng đen, lấy tấm kính, đưa que đốm vừa cháy, lập
File đính kèm:
- SINH HOC 6.doc