BÀI 33: HẠT VÀ CÁC BỘ PHẬN CỦA HẠT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Học xong bài này HS phải:
1. Kiến thức:
- Mô tả được các bộ phận của hạt: Hạt gồm vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ.
- Nêu phôi gồm rễ mầm, thân mầm, lá mầm và chồi mầm. Phôi có 1 lá mầm( Ở cây 1 lá mầm ) hay 2 lá mầm (ở cây 2 lá mầm)
2. Kỹ năng: Hình thành kỹ năng thực hành, quan sát và rèn luyện tính khéo léo, cẩn thận.
3. Thái độ: Biết cách bảo quản và chọn hạt giống tốt, bảo vệ cây trồng.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY - HỌC:
1. Chuẩn bị của GV:
+ Tranh về các bộ phận của hạt đỗ đen và hạt ngô .
+ Mẫu vật thật: 1số hạt đỗ đen, hạt ngô đã lên mầm.
+ Dụng cụ thực hành: kim mũi mác, kính lúp cầm tay . . .
+ Bảng phụ.
2. Chuẩn bị của HS:
+ Hạt đỗ và hạt ngô đã ngâm nước hoặc để trên bông ẩm trước 3-4 ngày.
+ Kẻ vào vở bài tập bảng theo mẫu trong SGK .
2 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 8941 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 6 tiết 41: Hạt và các bộ phận của hạt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21 Ngày soạn 03/01/2014
Tiết 41 Ngày dạy 06/01/2014
BÀI 33: HẠT VÀ CÁC BỘ PHẬN CỦA HẠT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Học xong bài này HS phải:
1. Kiến thức:
- Mô tả được các bộ phận của hạt: Hạt gồm vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ.
- Nêu phôi gồm rễ mầm, thân mầm, lá mầm và chồi mầm. Phôi có 1 lá mầm( Ở cây 1 lá mầm ) hay 2 lá mầm (ở cây 2 lá mầm)
2. Kỹ năng: Hình thành kỹ năng thực hành, quan sát và rèn luyện tính khéo léo, cẩn thận.
3. Thái độ: Biết cách bảo quản và chọn hạt giống tốt, bảo vệ cây trồng.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY - HỌC:
1. Chuẩn bị của GV:
+ Tranh về các bộ phận của hạt đỗ đen và hạt ngô .
+ Mẫu vật thật: 1số hạt đỗ đen, hạt ngô đã lên mầm.
+ Dụng cụ thực hành: kim mũi mác, kính lúp cầm tay . . .
+ Bảng phụ.
2. Chuẩn bị của HS:
+ Hạt đỗ và hạt ngô đã ngâm nước hoặc để trên bông ẩm trước 3-4 ngày.
+ Kẻ vào vở bài tập bảng theo mẫu trong SGK .
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: 6A1:……..........................................................; 6A4:…........................................................…;
6A3:………............ ..........................................; 6A5:……........................................................;
6A6:….…..........................................................
2. Kiểm tra bài cũ: Dựa vào đặc điểm nào để phân biệt quả khô và quả thịt? Hãy kể tên 3 loại quả khô và 3 loại quả thịt?
3. Hoạt động dạy và học:
* Mở bài: Cho biết hạt do bộ phận nào tạo thành? (noãn phát triển thành). Vậy hạt có những bộ phận nào, trong bài hôm nay thầy cùng các em sẽ tìm hiểu
Hoạt động 1: Tìm hiểu các bộ phận của hạt:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu hs lấy mẫu vật đã chuẫn bị ở nhà ra để trên bàn.
- GV phát dụng cụ tách bóc vỏ hạt và kính lúp cầm tay cho các nhóm.
- Dựa vào phần lệnh và hình vẽ 33.1, 33.2 HS tự làm .
- GV treo tranh câm H33.1 và 33.2 yêu cầu 1vài hs lên bảng chỉ trên tranh các bộ phận của hạt.
- Dựa vào kết quả các em vừa tìm được, hãy hoàn thành bảng đã chuẩn bị trước ở nhà
- GV mời 2 HS lên điền vào 2cột của bảng
- GV nhận xét – hoàn thành kiến thức.
- Yêu cầu HS nhắc lại hạt gồm những bộ phận nào, vị trí và chức năng của từng bộ phận?
a) HS thực hiện lệnh 1 trong mục 1
- Lấy mẫu vật để trên bàn .
- Nhận dụng cụ tách bóc vỏ và kính lúp.
- HS tự làm và quan sát để tìm ra tất ả các bộ phận của hạt đỗ đen và hạt ngo.
- Lên bảng chỉ tranh " hs khác nhận xét, bổ sung.
b. HS viết phần trả lời câu hỏi của bảng đã kẻ sẵn trong vở
- Hoàn thành bảng đã kẻ trước ở nha.
- 2 HS lên điền – HS khác nhận xét, bổ sung.
- Nhắc lại các bộ phận của hạt.
Bảng chuẩn
Câu hỏi
Trả lời
Hạt đỗ đen
Hạt ngô
Hạt gồm những bộ phận nào?
+ Bộ phận nào bao bọc và bảo vệ hạt?
+ Phôi gồm những bộ phận nào? chức năng của phôi?
+ Phôi có mấy lá mầm?
+ Chất dinh dưỡng dự trữ của hạt chứa ở đâu?
- Vỏ, phôi, chất dinh dưỡng dự trữ
- Vỏ hạt
- Rễ mầm, thân mầm, lá mầm và chồi mầm
- 2 lá mầm
- Lá mầm
- Vỏ, phôi, chất dinh dưỡng dự trữ
- Vỏ hạt
- Rễ mầm, thân mầm, lá mầm và chồi mầm
- 1 lá mầm
- Phôi nhũ
Tiểu kết :
- Hạt gồm + Vỏ: Bao bọc bên ngoài có chức năng che chở và bảo vệ các bộ phận bên trong.
+ Phôi gồm: Rễ mầm, thân mầm, lá mầm và chồi mầm; Phôi có 1 hoặc 2 lá mầm có chức năng phát triển thành cây mới.
+ Chất dinh dưỡng dự trữ: chứa trong phôi nhũ hoặc lá mầm có chức năng chứa chất dinh dưỡng dự trữ.
Hoạt động 2: Phân biệt hạt hai lá mầm và hạt một l mầm:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Dựa vào bảng trên hãy tìm ra điểm giống và khác nhau giữa hạt đỗ đen và hạt ngô?
+ Trước hết là điểm giống nhau?
+ Tìm điểm khác nhau?
- Mời 1 vài HS nhận xét, bổ sung hoặc nhắc lại
- Yêu cầu đọc thông tin SGK/ 109" trả lời câu hỏi:
+ Hạt 2 lá mầm khác hạt 1lá mầm ở điểm nào?
+ Thế nào là cây 2 lá mầm và cây 1 lá mầm?
- Thảo luận cả lớp để tìm ra điểm giống và khác nhau của 2loại hạt trên
+ Giống: có vỏ, phôi: rễ mầm, thân mầm, lá mầm và chồi mầm.
+ Khác:
ĐĐ phân biệt
Đỗ đen
Hạt ngô
Phôi
Chất dd
2 lá mầm
2 lá mầm
1 lá mầm
Ơ phôi nhũ
Hs bổ sung hoặc nhắc lại
Đọc thông tin – trả lời câu hỏi
- Hạt 2 lá mầm: phôi có 2 lá mầm
- Hạt 1 lá mầm: phôi có 1 lá mầm
+ Cây 2 lá mầm: phôi của hạt có 2 lá mầm
Cây 1 lá mầm: phôi của hạt có 1 lá mầm
*Tiểu kết: - Hạt 2 lá mầm : phôi có 2 lá mầm.VD hạt đậu đen, hạt bí. - Hạt 1 lá mầm : phôi có 1 lá mầm.VD hạt ngô, hạt lúa.
IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
1. Củng cố: Qua bài học này em biết được những gì?
- Giáo dục bảo vệ môi trường:GV liên hệ: Hạt là một cơ quan sinh sản của cây, cần có ý thức trách nhiệm đối với việc bảo vệ các cây xanh, các loại hạt.
- Hãy cho biết để cho hạt giống nảy mầm thành cây con phát triển bình thường ta cần chọn những hạt giống như thế nào? ( hạt giống to, chắc, mẩy, không sứt sẹo và không sâu bệnh )
2. Dặn dò:
- Sưu tầm một số loại quả và hạt: quả chò, quả cải, quả bồ công anh, quả đậu bắp, quả cây xấu hổ .
- Kẻ trước bảng /111 SGK
* Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- Sinh 6 - Tiet 41.doc