Giáo án Sinh học 8 bài 20 đến 33

§20. HÔ HẤP VÀ CÁC CƠ QUAN HÔ HẤP

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Hs trình bày được kháiniệm hô hấp và vai trò hô hấp với cơ thể sống.

- Xác định được trên hình các cơ quan hô hấp ở người và nêu được chức năng của chúng.

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng:

- Quan sát hình, sơ đồ phát hiện kiến thức.

- Hoạt động nhóm

3. Thái độ:

Giáo dục ý thức bảo vệ cơ quan hô hấp.

II. PHƯƠNG PHÁP

Hoạt động nhóm và giải quyết vấn đề.

III. PHƯƠNG TIỆN

Gv: Tranh vẽ phóng to sgk, bảng phụ

Hs: Ôn lại cơ quan hô hấp của thú

 

doc38 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2968 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học 8 bài 20 đến 33, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 21: Ngày soạn: Chương IV: HÔ HẤP §20. HÔ HẤP VÀ CÁC CƠ QUAN HÔ HẤP MỤC TIÊU Kiến thức: Hs trình bày được kháiniệm hô hấp và vai trò hô hấp với cơ thể sống. Xác định được trên hình các cơ quan hô hấp ở người và nêu được chức năng của chúng. Kỹ năng: Rèn kỹ năng: Quan sát hình, sơ đồ phát hiện kiến thức. Hoạt động nhóm Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ cơ quan hô hấp. PHƯƠNG PHÁP Hoạt động nhóm và giải quyết vấn đề. PHƯƠNG TIỆN Gv: Tranh vẽ phóng to sgk, bảng phụ Hs: Ôn lại cơ quan hô hấp của thú TIẾN TRÌNH Ổn định tổ chức ( 1’) : Bài cũ (15’) : Chảy máu ĐM và TM có gì khác nhau về cách biểu hiện và xử trí. Bài mới: Nêu vấn đề(1’) : Gv viết sơ đồ lên bảng: O2 O2 Máu nước mô tế bào CO2 CO2 ? Nhờ đâu máu lấy được O2 để cung cấp cho các TB và thải được CO2 ra khỏi cơ thể? Hs: Nhờ hô hấp, nhờ sự thở ra hít vào… Gv: Hô hấp là gì? Hô hấp có vai trò ntn đối với cơ thể sống? Triển khai: Hoạt động 1( 12’) : I - Tìm hiểu về hô hấp và vai trò của nó đối với cơ thể sống Hoạt động của gv Hoạt động của hs Cho hs đọc o ở sgk tr.64 và quan sát hình 20.1 Hướng dẫn các nhóm thảo luận theo nội dung câu hỏi: ? Hô hấp là gì? Hô hấp có liên quan gì đến các hoạt động sống của TB và cơ thể? ? Hô hấp gồm những giai đoạn chủ yếu nào? ? Sự thở có ý nghĩa gì đối với hô hấp? - Cho các nhóm tình bày đáp án. - Nhận xét đánh giá kết quả của các nhóm => Giải thích thêm về vai trò của hô hấp. gluxit + O2 ATP + CO2 + H2O ATP: cần cho mọi hoạt động sống của TB cơ thể. Gv: Em có kết luận gì về hô hấp và vai trò của hô hấp? Tự đọc o, quan sát hình vẽ g ghi nhớ kiến thức Thảo luận nhóm g tìm đáp án thống nhất. + Cung cấp O2 tham gia vào các phản ứng tạo ATP cung cấp cho mọi hoạt động sống của TB và cơ thể, đồng thời thải loại CO2. + 3 giai đoạn chủ yếu: Sự thở (thông khí ở phổi), trao đổi khí ở phối, trao đổi khí ở TB. g giúp lưu thông khí ở phổi tạo đk cho trao đổi khí diễn ra liên tục ở TB. - Đại diện nhóm trình bày các nhóm khác bổ sung. - Hs nghe và ghi. *Kết luận: - Hô hấp: là quá trính cung cấp O2 cho các TB cơ thể và thải CO2 ra ngoài. - Nhờ hô hấp mà O2 được lấy vào để oxi hóa các chất hữu cơ tạo năng lượng cần cho mọi hoạt đông sống của cơ thể. - Hô hấp gồm 3 giai đoạn: Sự thở, sự trao đổi khí ở phối, trao đổi khí ở TB. Hoạt động 2 (20’) : II - Tìm hiểu các cơ quan hô hấp ở người và chức năng của chúng Hoạt động của gv Hoạt động của hs Cho hs đọc o sgk, quan sát H20.2, 20.3 sgk tr.65, xem bảng 20 tr.66 Tổ chức các nhóm thảo luận theo nội dung (‚ ở tr.66) ? Hệ hô hấp gồm những cơ quan nào? Cấu tạo và chức năng của các cơ quan đó? Cho các nhóm trình bày đáp án. Nhận xét ggiới thiệu trên tranh vẽ cac bộ phận g chức năng đồng thời treo bảng kiến thức để hs đối chiếu. Cá nhân tự đọco, quan sát hình vẽ, xem bảng gghi nhớ kiến thức. Thảo luận nhóm để thống nhất Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung. Nghe, quan sát vàđối chiếu bảng kiến thức g rút ra kết luận Cơ quan Đặc điểm cấu tạo Chức năng Đường dẫn khí Mũi Có nhiều lông mũi Có lớp niêm mạc tiết chất nhầy Có lớp mao mạch dày đặc Giữ bụi, diệt khuẩn, làm ẩm không khí. Làm ấm khôngkhí Họng Có tuyến amiđan và tuyên VA chứa nhiếu TB lim phô Tiết khoáng thể để vô hiệu hóa tác nhân gây nhiễm Thanh quản Gồm nhiều mảnh sụn khớp với nhau (sụn giáp lớn nhất) Có nắp thanh quản (sụn thanh nhiệt) 1 bên có những dây thanh âm. Đậy kín đường hô hấp để thức ăn khỏi lọt vào khi nuốt. Phát âm (tiến nói là do sự phối hợp của âm với sự tham gia của lưỡi, răng và môi) Khí quản Cấu tạo bởi 15-20 vòng sụn khuyết xêpó chồng lên nhau. Có lớp niêm mạc tiết chất nhầy với nhiều lông rung chuyển liên tục. g Thức ăn dễ di chuyển g Giữ các hạt bụi nhỏ và quét chúng ra khỏi khí quản Phế quản Cấu tạo bởi các vòng sụn nhỏ nơi tiếp xúc với phế nang thì không có vòng sụn mà có các vòng cơ và tậ cùng là các phế nang. g không khí lưu thông 2 lá phổi - Lá phải có 3 thuỳ - Lá trái có 2 thuỳ - Bao ngoài lá phổi có 2 lớp màng, giữa là lớp dịch. - Đơn vị cấu tạo của phổi là phế nang tập hợp thành cụm và được bao bởi màng mao mạch dày đặc (700-800 triệu phế nang) g Bảo vệ, giảm ma sát, làm phổi nở rộp và xốp. g Trao đổi khí giữa môi trường ngoài với máu trong mao mạch phổi. - Giải thích: Trong suốt đường dẫn khí đều có hệ thống mao mạch và lớp dịch nhầy. ? Những đặc điểm cấu tạo nào của đường dẫn khí có tác dụng làm ẩm, ấm không khí và bảo vệ? ? Chức năng của đường dẫn khí và 2 lá phổi? ? Đường dẫn khí có chức năng làm ấm k2 nhưng tại sao mùa đông ta vẫn bị nhiễm lạnh vào phổi? g biện pháp bảo vệ. ? Giải thích hiện tượng hắt xì, mũi đỏ khi ra đường lạnh… *Kết luận: - Cơ quan hô hấp gồm: + Đường dẫn khí g dẫn khí vào ra, ngăn lại, làm ấm, làm ẩm không khí và diệt khuẩn, bảo vệ phổi. + Phổi có nhiều phế nang g thực hiện sự trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường ngoài. Củng cố (5’) : Hô hấp là gì? Quá trình hô hấp gồm những giai đoạn nào? Các TP chủ yếu của hệ hô hấp và chức năng của chúng. Hướng dẫn về nhà( 1’) : Đọc sgk và bài ghi. Trả lời các câu hỏi sgk, hoàn thiện BT ở vở. Đọc mục Em có biết Xem bài 21. Tiết 22: Ngày soạn: §21. HOẠT ĐỘNG HÔ HẤP MỤC TIÊU Kiến thức: Hs trình bày được các đặc điểm chủ yếu trong cơ chế thông khí ở phổi. Trình bày được cơ chế trao đổi khí ở phổi và ở tế bào. Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát tranh hình và thông tin g phát hiện kiến thức. Vận dụng kiến thức liên quan giải thích hiện tượng thực tế. Hoạt động nhóm Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ, rèn luyện cơ quan hô hấp để có sức khỏe tốt. PHƯƠNG PHÁP Hoạt động nhóm và giải quyết vấn đề. PHƯƠNG TIỆN Gv: Tranh vẽ phóng to sgk, bảng 21 tr.69 sgk. TIẾN TRÌNH Ổn định tổ chức (1’) : Bài cũ (5’) : Hs1: Các cơ quan hô hấp có cấu tạo phù hợp với cn ntn? Hs2: Hô hấp gồm những giai đoạn nào? Mối liên quan giữa các gia đoạn đó? Bài mới: Nêu vấn đề (1’) : Sự thông khí và sự trao đổi khí ở phổi diễn ra ntn? Triển khai: Hoạt động 1 (15’) : I - Tìm hiểu cơ chế thông khí ở phổi Hoạt động của gv Hoạt động của hs - Hướng dẫn hs đọc sgk và quan sát H 21.1 - Treo bảng H21.1 cho các nhóm thảo luận theo nội dung ? Vì sao các xương sường được nâng lên thì thể tích lồng ngực lại tăng và ngược lại? ? Thực chất sự thông khí ở phổi là gì? - Tiếp tục nêu câu hỏi ? Cở lồng ngực đã phối hợp hoạt động như thế nào để tăng giảm thể tích lồng ngực? ? Dung tích phổi khi hít vào, thở ra bình thường và gắng sức có thể phụ thuộc vào các yếu tố nào? Cho các nhóm báo cáo Qua nhận xétgkết luận Vì sao ta cần tập thở? - Cá nhân đọc bài ở mục I thu thập và xử lý thông tin - Thảo luận nhóm g thống nhất yêu cầu: gXương sườn nâng lên, cơ liên sườn và cơ hoành co =>lồng ngực được kéo lên phía trên, đồng thời được nhô ra từ phía trước=>V tăng + Xương sườn hạ xuống,cơ liên sườn và cơ hoành dãn=>lồng ngực thu nhỏ và thu về vị trí cũ + Sự thông khí ở phổi nhờ cử động hô hấp(hít vào,thở ra) =>Cơ liên sườn ngoài co làm tập hợp xương ức và xương sườn có điểm tựa linh động với cột sống sẽ chuyển theo 2 hướng lên trên và ra 2 bên - Cơ hoành co làm lồng ngực mở rộng thêm về phía dưới ép xuống khoang bụng - Cơ liên sườn ngoài và cơ hoành dãn=>V lồng ngực giảm + Đại diện nhóm trình bày các nhom khác bổ sung *Kết luận: - Sự thông khí ở phổi nhờ cử động hô hấp(hít vào, thở ra). - Các cơ liên sườn, cơ hoành, cơ bụng phối hợp với xương ức xương sườn trong cử động hô hấp -Dung tích phổi phụ thuộc vàogiới tính, tầm vóc, tình trạng sức khoẻ, luyện tập… Hoạt động 2 (17’) : II - Tìm hiểu sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào Hoạt động của gv Hoạt động của hs - Hướng dẫn hs đọc bài,quan sát hình vẽ và xem bảng 21 sgk trg 69 - Nêu câu hởi thảo luận ? Sự trao đổi khí ở phổivà ở TB thực hiện theo cơ chế nào? ? Nhận xét thành phần CO2 và O2 khi hít vào và thở ra ? Do đâu có sự chênh lệch nồng độ các chất khí? - Nhận xét,đánh giá kết quả hoạt động của các nhóm - Dùng tranh: sự V/C máu để phân tích O2 O2 phế nang máu tế bào CO2 CO2 Do sự chênh lệch nộng độ các chấtg khuyếch tán - Cá nhân tự đọc bài,quan sát hình vẽgthu thập tài liệu - Trao đổi nhóm để hoàn thiện kiến thức - Đại diện nhóm trình bày các nhóm khác bổ sung + Sự trao đổi khí ở phổi thực chất là sự trao đổi giữa mao mạch phế nang và phế nang + Sự trao đổi khí ở TB là sự trao đổi giữa TB với mao mạch * Kết luận: - Sự trao đổi khí ở phổi O2 phế nang máu CO2 - Sự trao đổi khí ở TB O2 Máu tế bào CO2 Củng cố ( 5’) : Nhờ hđ của các cơ quan nào, bộ phận nào mà không khí ở phổi thường xuyên đổi mới? Thực chất trao đổi khí ở phổi là gì? Thực chất trao đổi khí ở TB là gì? Qua bài học em hiểu thêm được những gì? Hướng dẫn về nhà (1’) : Đọc sgk và bài ghi Trả lời các câu hỏi sgk Xem bài 22 ********************* Tiết 23: Ngày soạn: §22. VỆ SINH HÔ HẤP MỤC TIÊU Kiến thức: Hs trình bày được tác hại của tác nhân gây ô nhiễm không khí đối với hoạt động hô hấp. Giải thích được cơ sở khoa học của việc luyện tập TDTT đúng cách. Đề ra các biện pháp luyện tập để có 1 hệ hô hấp khỏe mạnh và tích cự hành động ngăn ngừa các tác nhân gây ô nhiễm không khí. Kỹ năng: Rèn kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế, hoạt dộng nhóm. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ giữ gìn cơ quan hô hấp, ý thức bảo vệ môi trường. PHƯƠNG PHÁP Hoạt động nhóm và giải quyết vấn đề. PHƯƠNG TIỆN Gv: Số liệu, tranh tư liệu về ô nhiễm không khí và tác hại. Hs: Tìm hiểu các bệnh về đường hô hấp. TIẾN TRÌNH Ổn định tổ chức (1’) : Bài cũ (5’) : Thực chất sự trao đổi khí ở phổi và ở TB là gì? Dung tích sống là gì? Làm thế nào để tăng dung tích sống? Bài mới: Nêu vấn đề ( 1’) : Tìm những ví dụ về những trường hợp có bệnh hay tổn thương hệ hô hấp mà em biết. Vậy nguyên nhân gây ra các hậu quả tai hại đó là gì? Triển khai: Hoạt động 1 (15’) : I - Xây dựng biện pháp bảo vệ hô hấp tránh các tác nhân có hại Hoạt động của gv Hoạt động của hs - Cho hs đọc o sgk, xem bảng 22 tr.72 - Nêu câu hỏi để hs thảo luận ? Có những tác nhân nào gây hại tới hoạt động hô hấp? ? Các biện pháp bảo vệ hô hấp tránh các tác nhân gây hại? - Kẻ bảng để hs lên điền - Cá nhân đọc tài liệugtìm kiến thức - Hoạt động nhómghoàn thiện kiến thức + Bụi, khí độc hại: NOx, COx, nicôtin, các vi sinh vật… Biện pháp Tác dụng 1 - Trống nhiều cây xanh nơi công sở, đường phố, trường học, bệnh viện, nhà ở… - Nên đeo khẩu trang khi dọn vệ sinh & nơi có bụi. - Điều hoà thành phần không khí (O2 & CO2) theo hướng có lợi cho hô hấp. - Hạn chế ô nhiễm từ bụi 2 - Đảm bảo nơi ở, làm việc có nắng, gió, tránh ẩm thấp. - Thường xuyên dọn vệ sinh, không khạc nhổ bừa bãi. - Hạn chế ô nhiễm từ các vsv gây hại (bệnh). 3 - Hạn chế sd các thiết bị có thải khí độc hại - Không hút thuốc & vận động mọi người bỏ thuốc - Hạn chế ô nhiễm không khí từ các khí độc(NOx, SOx, CO, nicotin…) - Nhận xét & chốt lại 3 vấn đề: + Bảo vệ môi trường chung + Bảo vệ môi trường làm việc + Bảo vệ môi trường bản thân. Em đã làmgì để tham gia bảo vệ môi trường? * Kết luận: - Các tác nhân gây hại cho đường hô hấp: bụi, chất khí độc, vsv gây nên các bệnh: lao phổi, viêm phổi, ung thư phổi … - Biện pháp bảo vệ hô hấp tránh các tác nhân gây hại: + XD môi trường trong sạch + Không hút thuốc lá + Đeo khẩu trang khi làm việc ở nơi có nhiều bụi Hoạt động 2 ( 16’) : II - Xây dựng biện pháp tập luyện để có một hệ hô hấp khỏe mạnh Hoạt động của gv Hoạt động của hs - Cho hs đọc tài liệu sgk - Thảo luận theo tài liệu ở sgk trang 73 ? Vì sao khi luyện tập thể thao đúng cách thì có được dung tích sống lí tưởng? ? Giải thích vì sai khi thở sâu & giảm số nhịp thở trong mỗi phút sẽ tăng hiệu quả hô hấp? - Gợi ý cho hs nêu được các ý g - Đưa ra bài tập để hs so sánh - Một người thở ra 18 nhịp /phút mỗi nhịp hít vào 400ml không khí => + khí lưu thông/phút: 400x18=7200 ml + khí vô ích ở khoảng chết (ở trong đường dung dịch khí)150mlx18=2700 + khí hữu ích vào tới phế nang: 7200-2700=5400ml - Nếu người đó thở sâu: 12 nhịp/phút, mỗi nhịp hít vào 600ml => + khí lưu thông /phút=600x12=7200ml + khí vô ích:150x18=1800ml + khí hữu ích:7200-1800=5400ml - Nêu câu hỏi ? Hãy đề ra biện pháp gì luyện tập để có hệ hô hấp khoẻ? - Quá trình luyện tập để tăng DTS phụ thuộc vào yếu tố nào? - Cá nhân đọc tài liệu thu nhận kiến thức - Thảo luậnđể thống nhất + Dung tích sống là V không khílớn nhất mà một cơ thể có thể hít vào & thở ra + Dung tích sống phụ thuộc vào dung tích phổi & dung tích khí căn Dung tích phổi phụ thuộc vào dung tích lồng ngực Dung tích lồng ngực phụ thuộc vào sự phát triển của khung xương sườn trong độ tuổi phát triển Dung tích khí căn phụ thuộc vào khả năng co tối đa của các cơ thở, các cơ này phải luyện tập từ bé =>Luyện tập TDTT thường xuyên, đều đặn từ bé g DTS lí tưởng HS phân tích=> KL: Khí thở sâu &giảm nhịp hô hấp /.phút=>tăng hiệu quả hô hấp *Kết luận: - Cần luyện tập TDTT phối hợp với tập hít thở sâu và nhịp hô hấp thường xuyên từ bé gcó hệ hô hấp khoẻ mạnh - Luyện tập TDTT phải vừa sức và từ từ Củng cố (5’) : Qua bài học em hiểu thêm được những gì? Gọi 1 hs đọc KL ở sgk Chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường và bảo vệ chính bản thân mình? Hướng dẫn về nhà (2’) : Đọc sgk & bài ghi. Trả lời các câu hỏi sgk. Đọc mục em có biết. Tìm hiểu hô hấp nhân tạo gtiết tới thực hành. Tiết 24: Ngày soạn: §23. THỰC HÀNH – Hô hấp nhân tạo MỤC TIÊU - Hiểu rõ cơ sở KH của hô hấp nhân tạo. - Năm được trình tự các bước tiến hành hô hấp nhân tạo. - Biết phương pháp hà hơi thổi ngạt và phương pháp ấn lồng ngực. PHƯƠNG PHÁP: Thực hành theo nhóm PHƯƠNG TIỆN Chiếu, gối bông, gạc… TIẾN TRÌNH Ổn định tổ chức(1’) : Bài cũ (5’) : Nêu các tác nhân gây hại cho đường hô hấp và biện pháp bảo vệ. Bài mới: Nêu vấn đề (1’) : Nêu mục tiêu tiết thực hành Triển khai: Hoạt động 1 ( 3’) : I - Tìm hiểu các nguyên nhân gây gián đoạn hô hấp Hoạt động của gv Hoạt động của hs - Có những nguyên nhân nào làm cho hô hấp bị gián đoạn? - Nghiên cứu sgk trả lời g khi bị chết đuối g nước vào phổi cần phải loại bỏ nước g điện giậtg ngắt dòng điện g thiếu khí hay có nhiều khí độc khiêng nạn nhân ra khỏi khu vực Hoạt động 2 ( 25’) : II - Tiến hành hô hấp nhân tạo Hoạt động của gv Hoạt động của hs - Cho hs đọc sgk - Nêu câu hỏi ? Phương pháp hà hơi thổi ngạt được tiến hành ntn? - Nêu chú ý Gv cho hs tiến hành làm theo nhóm - Cá nhân nghiên cứu o =>ghi nhớ thao tác a. Phương pháp hà hơi thổi ngạt. sgk *Chú ý - Nếu miệng nạn nhân bị cứng khó mở g dùng tay bịt miệng và thổi vào mũi - Nếu tim ngừng đập thì có thể vừa thổi ngạt vừa xoa bóp tim. b. Phương pháp ấn lồng ngực: - Tiến hành: sgk Chú ý: - Có thể đạt nạn nhân nằm sấp đầu hơi nghiêng về một bên - Dùng 2 tay & sức nặng của cơ thể ấn vào phần ngực dưới (phía lưng) nạn nhân theo từng nhịp. Củng cố (6’) : Gọi từng nhóm lên tiến hành thao tác & kiểm tra kiến thức. GV nhận xét,đánh giá kết quả & ý thức học tập => rút kinh nghiệm. Làm vệ sinh lớp học Hướng dẫn về nhà (2’) : Viết báo cáo thu hoạch. Ôn kiến thức hệ tiêu hoá ở ĐV lớp 7C + Cơ quan tiêu hoá + Vai trò của hệ tiêu hoá Tìm hiểu các loại thức ăn hàng ngày và thành phần dinh dưỡng của các loại thức ăn đó (môn CN). Tiết 25: Ngày soạn: Chương V: TIÊU HÓA §24. TIÊU HÓA VÀ CÁC CƠ QUAN TIÊU HÓA MỤC TIÊU Kiến thức: HS trình bày được: + Các nhóm chất trong thức ăn + Các hoạt động trong quá trình tiêu hoá + Vai trò của tiêu hoá với cơ thể người Xác định trên hình vẽ các cơ quan tiêu hoá của hệ tiêu hoá Kỹ năng: Rèn kỹ năng: Quan sát tranh hình, sơ đồ phát hiện kiến thức. Tư duy tổng hợp & hoạt động nhóm. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ hệ tiêu hoá PHƯƠNG PHÁP Giải quyết vấn đề + hoạt động nhóm PHƯƠNG TIỆN Tranh vẽ 24.1g24.3, phiếu học tập. TIẾN TRÌNH Ổn định tổ chức (1’) : Bài cũ (2’) : Thu báo cáo thu hoạch giờ thực hành. Bài mới: Nêu vấn đề (1’) : GV:hô hấp có vai trò quan trọng ntn đối với cơ thể HS:trả lời GV(ăn uống cũng cần như thở).nhờ hô hấp mà O2 được cơ thể lấy vào để ÕH các chất dinh dưỡng=>tạo ATP cần cho mọi hoạt động sống của cơ thể.vậy các chất dinh dưỡng được cơ thể lấy từ đâu?,bằng con đường nào? quá trình biến đổi ntn & nhờ những cơ quan nào đảm nhận .để hiểu rỏ=>chương V Bài 24:TIÊU HOÁ & CÁC CƠ QUAN TIÊU HOÁ Triển khai: Hoạt động 1 (17’) : I - Tìm hiểu về thức ăn và các hoạt dộng của quá trình tiêu hóa Hoạt động của gv Hoạt động của hs ? Con người thường ăn những loại T/ăn nào? Những T/ăn đó thuộc loại chất gì? - Giới thiệu : + T/ăn thực vật: gạo, bột… giàu G; rau, quả, củ nhiều vitamin. + T/ăn động vật: thịt, cá, trứng…giàu Pr + L: có nhiều dầu (TV), mỡ ĐV… => Các chất này được chia làm 2 nhóm: chất vô cơ & chât hữu cơ. - Đưa hình 24.1, 24.2 hướng dẫn hs quan sát, đọc tài liệu ở sgk & hình vẽ g hd hs thảo luận theo nội dung ? Các chất nào trong T/ăn không bị biến đổi về mặt hoá học qua quá trình tiêu hoá? ? Các chất nào trong T/ăn bị biến đổi về mặt hoá học qua quá trình tiêu hoá? ? Quá trình tiêu hoá gồm những hoạt động nào ? Hoạt động nào quan trọng? ? Vai trò của quá trình tiêu hoá T/ăn? - Tổ chức các nhóm báo cáo - Nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động của các nhóm g giảng giải (đưa vào hình vẽ) + Cơm, bánh, trứng, cá, thịt, sữa, rau, củ, quả…Các chất có trong T/ăn :G, L, Pr, axit nucleic, vitamin, nước, muối khoáng. - Cá nhận tự đọc tài liệu & quan sát hình vẽ gdự kiến phần trả lời ở bài tập sgk trang 79 - Thảo luận nhóm để thống nhất đáp án + Vitamin, muối khoáng, nước + G, L, Pr, axit nucleic + Ăn, đẩy các chất trong ống tiêu hoá, tiêu hoá T/ăn, hấp thụ các chất dinh dưỡng và thải bã biến đổi T/ăn: gchất dinh dưỡngg cơ thể hấp thụ gcặn bã gthải ra ngoài - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung - T/ăn dù được nấu nướng,chế biến bằng cách nào thì cuối cùng cũng thành chất đơn giản, hấp thụ được thì mới có tác dụng đối với cơ thể g cần phải có hoạt động tiêu hoá - Hoạt động tiêu hoá: + Ăn & uống (đưa T/ăn vào miệng) đây là hoạt động khởi đầug không có ăn thì không có hoạt động tiêu hoá & hấp thụ. + Đẩy T/ăn trong ống tiêu hoá gkhông thể thiếu bởi lẽ không có nóg không có hoạt động tiêu hoá + Tiêu hoá T/ăn: là 1 hoạt động của quá trình tiêu hoá gồm 3 hoat động nhỏ biến đổi vật lí (lí học), tiết dịch tiêu hoá & biến đổi hoá học. + Hấp thụ chất dinh dưỡng:được hấp thụ qua thành ruộtg máug TB cơ thể + Chất cặn bã:dồn nén + hoạt động vsv gây thốig phân thải ra ngoài => Như vậy các hoạt động của quá trình tiêu hoá luôn gắn kết chặt chẽ với nhau. ? Qua những thông tin trên em rút ra kết luận ìg về: + loại thức ăn? + Hoạt động tiêu hóa? + Vai trò của tiêu hóa thức ăn? *Kết luận: - Thức ăn gồm: chất hữu cơ và chất vô cơ. - Hoạt động tiêu hóa bao gồm: ăn và uống, đẩy thức ăn, tiêu hóa thức ăn, hấp thụ chất dinh dưỡng và thải phân. - Nhờ quá trình tiêu hóa mà thức ăn biến đổi thành chất dinh dưỡng được hấp thụ vào cơ thể và chất cặn bã thải ra ngoài. ? Quá trình tiêu hóa thức ăn được thực hiện bởi những hoạt động của cơ quan nào? Hoạt động 2 ( 17’) : II - Tìm hiểu các cơ quan tiêu hóa Hoạt động của gv Hoạt động của hs ? Em hãy kể tên các cơ quan tiêu hóa ở thú? - Hướng dẫn hs quan sát H24.3 và đọc o và ở hình vẽ. ? Kể tên các cơ quan tiêu hóa ở người - Kẻ bảng & gọi 2 hs lên ghi - Đưa H24.3(không có chú thích ) - Gọi hs lên xác định các cơ quan trên tranh ? Cho biết các cơ quan tiêu hoá ở người - Nhận xét & giới thiệu khái quát ? Việc xác định vị trí các cơ quan tiêu hoá cólợi gì? Ý nghĩa ntn? - Nhận xét đánh giá - Qua những thông tin vừa biết g KL về các cơ quan tiêu hoá - Nhớ kiến thức ở lớp 7 để trả lời - Quan sát H24.3 đọc chú thích & ghi nhớ - Hoàn thành ‚ sgk tr 80vào vở bài tập. 2 hs: hs1: các cơ quan trong ống tiêu hoá hs2:các cơ quan tuyến tiêu hoá - HS tự xác định các cơ quan trên cơ thể mình - + Bảo vệ các cơ quan tiêu hoá + Xử lí 1 số trường hợp cần thiết *Kết luận: + Các cơ quan trong ống tiêu hoá: miệng (răng lưỡi)¨họng g thực quản g dạ dày g ruột (ruột non, ruột già, ruột thẳng) ghậu môn + tuyến tiêu hoá: + tuyến nước bọt + tuyến gan + tuyến tuỵ + tuyến vị + tuyến ruột Củng cố ( 5’) : Qua bài học em hiểu thêm được những gì? Gọi 1 hs đọc phần kết luận sgk . Để đảm bảo sức khỏe cũng như hoạt động tiêu hóa dễ dàng thì trong khẩu phần ăn uống hằng ngày chúng ta phải chú ý điều gì? Liên hệ bản thân. Bài tập: Đánh dấu vào câu trả lời đúng. Các chất trong thức ăn gồm: Chất vô cơ, chất hữu cơ, muối khoáng. Chất hữu cơ, vitamin, prôtêin, lipít. Chất vô cơ, chất hữu cơ. Vai trò của tiêu hóa là: Biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng. Biến đổi về mặt lí học và hóa học. Thải các chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Hấp thụ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Cả a, b, c, d. Chỉ a và c. Hướng dẫn về nhà (2’) : Đọc sgk và bài ghi. Hoàn thành BT vào vở. Vẽ hình 24.3 và tự xác định vị trí các cơ quan tiêu hóa trên cơ thể mình. Đọc mục em có biết. Xem bài 25 và kẻ bảng 25 tr.82 (theo nhóm). Tiết 26: Ngày soạn: §25. TIÊU HÓA Ở KHOANG MIỆNG MỤC TIÊU Kiến thức: Trình bày được các hoạt động tiêu hóa diễn ra ở trong khoang miệng. Trình bày được hoạt động nuốt và đảy thức ăn từ khoang miệng qua thực quản xuống dạ dày. Kỹ năng: Rèn kỹ năng Nghiên cứu thông tin, tranh hình tìm kiếm kiến thức. Khái quát hóa kiến thức. Hoạt động nhóm. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ giữ gìn răng miệng, ý thức trong khi ăn không cười đùa. PHƯƠNG PHÁP Hoạt động nhóm và giải quyết vấn đề. PHƯƠNG TIỆN Gv: Tranh vẽ 25.1 g 25.3 Hs: Kẻ bảng theo nhóm TIẾN TRÌNH Ổn định tổ chức (1’) : Bài cũ (5’) : Vai trò của tiêu hóa trong đời sống của con người? Câu 3 sgk tr.80 Bài mới: Nêu vấn đề (1’) : Hệ tiêu hóa của con người bắt đầu từ cơ quan nào? Quá trình tiêu hóa bắt đầu từ cơ quan nào? Triển khai: Hoạt động 1 ( 16’) : I - Tìm hiểu sự tiêu hóa ở khoang miệng Hoạt động của gv Hoạt động của hs - Cho hs quan sát H25.1, đọc o sgk và hướng dẫn hoạt động nhóm. ? Khi đưa thức ăn vào miệng sẽ có những hoạt động nào xảy ra? ? Khi nhai cơm, bánh mì lâu tỏng miệng cảm thấy có vị ngọt, vì sao? ? Điền các cụm từ để hoàn thiện bảng 25 tr.82. - Cá nhân đọc o và hoạt động nhóm để hoàn thiện câu hỏi. + Tiết nước bọt, nhai, đảo trộn thức ăn, hoạt động của enzim, tạo viên thức ăn. + Có vị ngọt vì tinh bột trong cơm đã chịu tác dụng của enzim amilaza trong nước bọt g đường mantozơ. Biến đổi t/ăn ở khoang miệng Các hoạt động tham gia Các TP tham gia hoạt động Tác dụng của hoạt động Biến đổi lý học Tiết nước bọt Nhai Đảo trộn thức ăn. Các tuyên nước bọt Răng Răng, lưỡi, các cơ môi và má Làm ướt và mềm thức ăn Làm mềm và nhuyễn thức ăn Tạo viên thức ăn vừa nuốt. Biến đổi hóa học Hoạt động của eizim amilaza trong nước bọt Enzim amilaza Biến đổi 1 phần tinh bột (chín) trong thức ăn thành đương mantôzơ - Cho các nhóm báo cáo kết quả. - Đại diện nhóm trình bày - Nhận xét => Kết luận - Rút ra kết luận Hoạt động 2 ( 15’) : II - Tìm hiểu về nuốt và đảy thức ăn qua thực quản Hoạt động của gv Hoạt động của hs - Cho hs đọc o ở sgk và quan sát hình vẽ - Hướng dẫn thảo luận nhóm theo nội dung: ? Nuốt diễn ra nhờ hoạt động của cơ quan nào là chủ yếu và có tác dụng gì? ? Lực đẩy viên thức ăn qua thực quản xuống dạ dày đã được tạo ra ntn? ? Thức ăn qua thực quản có được biến đổi gì về mặt lí học và hóa học không? - Cho các nhóm báo cáo. - Nhận xét, đánh giá kết quả. => Kết luận ? Tại sao khi ăn, uống không được cười đùa? ? Tại sao trước khi đi ngủ không nên ăn kẹo, đường? - Quan sát hình vẽ và đọc o. - Trao đổi nhóm để thống nhất + Nhờ lưỡi chủ yếu có tác dụng đẩy viên thức ăn từ khoang miệng xuống thực quản. + Sự co giãn phối hợp nhịp nhàng của các cơ thực quản. + Thời gian qua thực quản rất nhanh (2-4s) nên có thể coi như không biến đổi gì về mặt lý học và hóa học. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung. *Kết luận: - Nhờ hoạt động của lưỡi thức ăn được đẩy xuống thực quản. - Thức ăn qua thực quản xuống dạ dày nhờ hoạt động của các cơ thực quản. Củng cố (5’) : Qua bài học em hiểu thêm những gì? Gọi 1 hs đọc phần kết luận Bài tập: Quá trình tiêu hóa ở khoang miệng gồm: Biến đổi lí học. Nhai, đảo trộn thức ăn. Biến đổi hóa học. Tiết nước bọt Cả a, b, c, d. Chỉ a và c. Loại thức ăn được biến đổi về mặt hóa học ở khoang miệng là: Pr, L, tinh bột Tinh bột chín Pr, tinh bột, hoa quả Bánh mì, mỡ thực vật Hướng dẫn về nhà (2’) : Đọc sgk và bài ghi. Trả lời các câu hỏi sgk Đọc mục em có biết Chuẩn bị thực hành. ********************* Tiết 27: Ngày soạn: §26. THỰC HÀNH – Tìm hiểu hoạt động của enzim trong nước bọt MỤC TIÊU Hs biết đặt các thí nghiệm để tìm hiểu những điều kiện bảo đảm cho enzim hoạt động. Hs biết rút ra kết luận từ kết quả so sánh giữa thí nghiệm với đối chứng.

File đính kèm:

  • docGIAO AN SINH 8.doc