Giáo án Sinh học 9 - Học kì 2 - Trường THCS Trà Thanh

Tuần 20

CHƯƠNG VI: ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC

 Tiết 37 - Bài 31: CÔNG NGHỆ TẾ BÀO

A. Chuẩn bị chung:

 I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức:

 - HS hiểu được công nghệ tế bào là gì? Trình bày được công nghệ tế gồm những công đoạn chủ yếu nào và hiểu được tại sao cần thực hiện các công đoạn đó.

 - Trình bày được những ưu điểm của nhân giống vô tính trong ống nghiệm và phương hướng ứng dụng phương pháp nuôi cấy mô và tế bào trong chọn giống.

 2. Kĩ năng: phân tích, tổng hợp, hoạt động nhóm.

 3.Thái độ: Giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ giới sinh vật.

II. Trọng tâm-phương pháp

 1. Trọng tâm: phần 1, 2. Chủ yếu phần 2

 2. Phương pháp: nêu và giải quyết vấn đề, làm việc theo nhóm.

 

doc141 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 620 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học 9 - Học kì 2 - Trường THCS Trà Thanh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20 CHƯƠNG VI: ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC Ngày soạn: 25/12/2012 Ngày dạy: Tiết 37 - Bài 31: CÔNG NGHỆ TẾ BÀO A. Chuẩn bị chung: I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - HS hiểu được công nghệ tế bào là gì? Trình bày được công nghệ tế gồm những công đoạn chủ yếu nào và hiểu được tại sao cần thực hiện các công đoạn đó. - Trình bày được những ưu điểm của nhân giống vô tính trong ống nghiệm và phương hướng ứng dụng phương pháp nuôi cấy mô và tế bào trong chọn giống. 2. Kĩ năng: phân tích, tổng hợp, hoạt động nhóm. 3.Thái độ: Giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ giới sinh vật. II. Trọng tâm-phương pháp 1. Trọng tâm: phần 1, 2. Chủ yếu phần 2 2. Phương pháp: nêu và giải quyết vấn đề, làm việc theo nhóm. III. Chuẩn bị: 1. GV: - Tranh vẽ H 31 SGK. - Tư liệu các thành tựu về nhân giống vô tính và nuôi cấy mô trong ống nghiệm. 2. HS: Nghiên cứu bài trả lời câu hỏi phần lệnh SGK. B. Tiến trình DH: I. Ổn đinh tổ chức(1p) II. Kiểm tra bài cũ ( 4 p) H: Di truyền học tư vấn có chức năng gì? Tại sao phụ nữ không nên sinh con ở độ tuổi ngoài 35? III. Giảng bài mới(39p) 1. Mở bài: Di tuyền học có ứng dụng rất lớn trong đời sống của con người cũng như trong các ngành khoa học kĩ thuật, đó là những ứng dụng nào? Ta nghiên cứu bài mới. 2. Bài giảng: I. Hoạt động 1: Khái niệm công nghệ tế bào Mục tiêu: HS hiểu được khái niệm công nghệ tế bào và nắm được các công đoạn chủ yếu. Tgian Hoạt động của GV Hoạt động của HS 15p I. Khái niệm công nghệ tế bào. - Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục I: + Công nghệ tế bào là gì? + Để nhận được mô non, cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh hoàn toàn giống với cơ thể gốc người ta phải thực hiện những công việc gì? + Tại sao cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh lại có kiểu gen như dạng gốc? - Khái quát lại. - HS thảo luận theo bàn thống nhất ý kiến nêu được: + Khái niệm ( SGK) + 2 công đoạn. + Các cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh lại có kiểu gen như dạng gốc vì ở cơ thể hoàn chỉnh được sinh ra từ 1 tế bào của dạng gốc có bộ gen nằm trong nhân tế bào và được sao chép. - Đại diện HS trả lời, lớp nhận xét. @ Tiểu kết: - Công nghệ tế bào là ngành kĩ thuật về qui trình ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc mô để tạo ra cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh. - Công nghệ tế bào gồm 2 công đoạn chủ yếu: + Tách tế bào hoặc mô từ cơ thể rồi mang nuôi cấy để tạo mô sẹo. + Dùng hoóc môn sinh trưởng kích thích mô sẹo, phân hoá thành cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh. II. Hoạt động 2: Ứng dụng công nghệ tế bào. Mục tiêu: HS nắm được phương pháp nhân giống vô tính trong ống nghiệm, ứng dụng nuôi cấy tế bào và mô trong chọn giống cây trồng. Tgian Hoạt động của GV Hoạt động của HS 25p II. Ứng dụng công nghệ tế bào. 1. Nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở cây trồng. - Nghiên cứu thông tin mục 1 SGK. Quan sát H 31.a ® f: Sơ đồ nhân giống mía bằng nuôi cấy mô. + Quan sát H 31 . a ® f, em hãy nêu các bước tiến hành nhân giống vô tính? + Nêu những ưu điểm và triển vọng của phương pháp? Cho ví dụ. - Khái quát lại vấn đề - Giảng thêm: Phương pháp này còn giúp cho việc bảo tồn một số nguồn gen quí hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng. 2. Ứng dụng trong chọn giống cây trồng. - GV giới thiệu các khâu chính trong tạo giống cây trồng: + Tạo vật liệu mới để chọn lọc. + Chọn lọc, đánh giá để tạo giống mới. - Nêu vấn đề: Người ta tiến hành nuôi cấy mô tạo vật liệu mới cho chọn giống cây trồng bằng cách nào? Cho ví dụ. - Khái quát lại. 3. Nhân bản vô tính ở động vật. - Nghiên cứu thông tin SGK + Nhân bàn vô tính thành công ở động vật có ý nghĩa nhu thế nào? + Em hãy kể một số thành tựu nhân giống vô tính ở động vật mà em biết? - Khái quát lại - GV thông báo thêm: + Đại hoc Texas ở Mỹ nhân bản thành công hươu sao, lợn. + Ở Trung Quốc, tháng 8 năm 2001 dê nhân bản đã đẻ sinh đôi. - Cá nhân tự nghiên cứu thông tin SGK gh nhớ kiến thức nêu được: + Các công đoạn như sgk + Ưu điểm và triển vọng. + Ví dụ: Hoa phong lan,... - Đại diện HS trả lời, lớp nhận xét. - Nghe và ghi nhớ kiến thức. - Cá nhân tự thu thập thông tin, hội ý theo bàn thống nhất ý kiến. - Đại diện HS trả lời, lớp nhận xét. - Cá nhân tự thu thập thông tin SGK và các tư liệu sưu tầm, hội ý theo bàn thống nhất ý kiến. - Đại diện HS trả lời, lớp nhận xét. @ Tiểu kết: 1. Nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở cây trồng. - Qui trình: Tách mô nuôi cấy mô sẹo cây con ươm trong nhà lưới Trồng trên đồng. - Ưu điểm: + Tăng nhanh số lượng cây trồng. + Rút ngắn thời gian tạo cây con. + Bảo tồn một số nguồn gen thực vật quí hiếm. - Thành tựu: nhân giống ở khoai tây, mía, phong lan. 2. Ứng dụng nuôi cấy tế bào và mô trong chọn giống cây trồng. Chọn dòng tế bào xô ma biến dị để tạo giống cây trồng mới. 3. Nhân bản vô tính ở động vật. Ý nghĩa: + Nhân nhanh nguồn gen động vật quí hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. + Tạo cơ quan nội tạng của động đã được chuyển gen người để thay thế cho các cơ quan nội tạng đã bị hỏng.Ví dụ ở cừu, bò. & 3. Củng cố - Luyện tập (4p) H: Công nghệ tế bào là gì? Công đoạn chủ yếu của công nghệ tế bào. 4. Nhận xét – Dặn dò(1p) - Tinh thần học tập của HS - HS đọc mục em có biết. - Học bài theo nội dung câu hỏi 1, 2 SGK. - Nghiên cứu bài 32 công nghệ gen và trả lời nội dung câu hỏi phần lệnh SGK. C. Rút kinh nghiệm: Tuần 20 Ngày soạn: /01/2013 Ngày dạy: Tiết 38 - Bài 32: CÔNG NGHỆ GEN A. Chuẩn bị chung: I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - HS hiểu được kĩ thuật gen là gì và trình bày được kĩ thuật gen bao gồm những khâu nào? - Hiểu được công nghệ gen, công nghệ sinh học là gì? Trình bày được các lĩnh vực chính của công nghệ sinh học hiện đại và vai trò của từng lĩnh vực trong sản xuất đời sống. 2. Kĩ năng: thu thập và xử lí thông tin, phân tích, tổng hợp, hoạt động nhóm. 3. Thái độ: Giáo dục cho học sinh lòng yêu thích bộ môn. II. Trọng tâm - phương pháp 1. Trọng tâm: phần 1, 2 2. Phương pháp: nêu và giải quyết vấn đề, làm việc theo nhóm. II. Chuẩn bị: 1. GV: - Sơ đồ H 32 SGK. - Các thành tựu về công nghệ gen. 2. HS: Nghiên cứu bài trả lời câu hỏi phần lệnh SGK. B. Tiến trình DH: I. Ổn định tổ chức(1p) II. Kiểm tra bài cũ (4p) H: Công nghệ tế bào là gì? Gồm những công đoạn chủ yếu nào? III. Giảng bài mới(35p) 1. Mở bài: Một trong những ứng dụng tiếp theo của di truyền học đó là công nghệ gen. Vậy công nghệ gen có ứng dụng gì? ta nghiên cứu bài mới. 2. Bài giảng: I. Hoạt động 1: Khái niệm kĩ thuật gen và công nghệ gen Mục tiêu: + HS hiểu được kĩ thuật gen là gì? + Nêu được các khâu chủ yếu của kĩ thuật gen, học sinh hiểu được công nghệ gen. Tgian Hoạt động của GV Hoạt động của HS 15p I. Khái niệm kĩ thuật gen và công nghệ gen. - Nghiên cứu thông tin SGK và H 32: Sơ đồ chuyển gen vào tế bào vi khuẩn đường ruột ( E Cô li) và trả lời câu hỏi mục s SGK. - Lưu ý: Cho HS lên trình bày các khâu của kĩ thuật gen trên tranh. - GV hoàn chỉnh lại nội dung. - Cá nhân tự thu thập thông SGK, thảo luận theo bàn thống nhất ý kiến. Yêu cầu nêu được: + Khái niệm ( như sgk ) + Mục đích: để sản xuất ra các sản phẩm hàng hoá trên quy mô công nghiệp. + 3 khâu chủ yếu ( như sgk ) + Khái niệm công nghệ gen ( như sgk ) - Đại diện nhóm trả lời, lớp nhận xét. @ Tiểu kết: - Kĩ thuật gen là tập hợp những phương pháp tác động định hướng lên ADN cho phép chuyển gen từ một cá thể của 1 loài sang cá thể loài khác. - Kĩ thuật gen gồm 3 khâu cơ bản: + Tách ADN NST của tế bào cho và tách phân tử ADN dùng làm thể truyền từ vi khuẩn hoặc vi rút. + Tạo ADN tái tổ hợp. + chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận, tạo điều kiện cho gen đã ghép được biểu hiện. - Công nghệ gen là ngành kĩ thuật về qui trình ứng dụng kĩ thuật gen. II. Hoạt động 2: Ứng dụng công ghệ gen Mục tiêu: HS nêu được công nghệ gen được ứng dụng trong việc tạo giống cây trồng biến đổi gen, tạo động vật biến đổi gen. Tgian Hoạt động của GV Hoạt động của HS 13p II. Ứng dụng công nghệ gen. - Nêu vấn đề: Trong sản xuất và đời sống, kĩ thuật gen được ứng dụng trong các lĩnh vực nào? - Chia lớp thành 3 – 6 nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu 1 ứng dụng về: + Cách thực hiện. + Mục đích, thành tựu. + Nêu ví dụ. - Khái quát lại từng vấn đề. - Lưu ý: Thành tựu chuyển gen vào động vật còn rất hạn chế vì các hiệu quả phụ do gen được chuyển gây ra ở động vật biến đổi gen. - HS dựa vào thông tin SGK nêu được 3 lĩnh vực. - Đại diện HS trả lời, lớp nhận xét. - Cá nhân tự thu thập thông tn sgk, thảo luận nhóm thống nhât ý kiến. - Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét bổ sung. - Nghe và ghi nhớ @ Tiểu kết: 1. Tạo ra các chủng vi sinh vật mới. - Tạo ra các chủng vi sinh vật mới có khả năng sản xuất nhiều loại sản phẩm sinh học với số lượng lớn và giá thành rẻ.mã hóa Insulin vào E. Coli tạo hocmon Insulin giá thành rẻ. - VD: Cấy gen 2. Tạo giống cây trồng biến đổi gen. - Trên thế giới: Bằng kĩ thuật gen đưa nhiều gen qui định các đặc điểm quí vào cây trồng. - Ở Việt Nam: Chuyển được gen kháng rầy nâu, kháng sâu vào một số cây trồng. 3. Tạo động vật biến đổi gen. - Trên thế giới: chuyển gen sinh trưởng của bò vào lợn - Ở Việt Nam: Chuyển gen tổng hợp hoóc môn sinh trưởng ở người vào cá trạch III. Hoạt động 3: Khái niệm công nghệ sinh học Mục tiêu: HS nêu được các lĩnh vực của công nghệ sinh học và vai trò Tgian Hoạt động của GV Hoạt động của HS 8p III. Khái niệm công nghệ sinh học. - Nghiên cứu TT SGK + Công nghệ sinh học là gì? Công nghệ sinh học gồm những lĩnh vực nào? +Tại sao công nghệ sinh học là hướng ưu tiên đều tư và phát triển trên Thế giới và ở Việt Nam? - Khái quát lại. - Cá nhân tự đọc thông tin SGK ghi nhớ kiến thức. - Thảo luận theo bàn thống nhất ý kiến. Yêu cầu nêu được: + Khái niệm và các lĩnh vực ( như sgk ) + Vì có giá trị kinh tế và xã hội cao. - Đại diện HS trả lời, lớp nhận xét. @ Tiểu kết: - Là một nghành công nghệ sử dụng tế bào sống và các quá trình sinh học để tạo ra các sản phẩm sinh học cần thiết cho con người. - Các lĩnh vực của công nghệ sinh học: + Công nghệ lên men. + Công nghệ tế bào. + Công nghệ enzim. + Công nghệ chuyển nhân và chuyển phôi. + Công nghệ sinh học sử lí môi trường. + Công nghệ gen. + Công nghệ sinh học y dược. & 3. Củng cố - Luyện tập (4p) H: Kĩ thuật gen là gì? gồm những khâu cơ bản nào? H: Trong sản xuất và đời sống, công nghệ gen được ứng dụng trong lĩnh vực chủ yếu nào? 4. Nhận xét – Dặn dò( 1p ) - Sự chuẩn bị của HS - HS học bài theo nội dung câu hỏi 1, 2, 3 SGK. - Đọc mục: Em có biết - Trả lời câu hỏi bài ôn tập. C. Rút kinh nghiệm: Tuần 21 Ngày soạn: 01/01/2012. Ngày dạy: Tiết 39 - Bài 34: THOÁI HÓA DO TỰ THỤ PHẤN VÀ DO GIAO PHỐI GẦN A. Chuẩn bị chung: I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - HS hiểu và trình bày được nguyên nhân thoái hoá của tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật. - Trình bày được phương pháp tạo dòng thuần ở cây giao phấn ( cây ngô) 2. Kĩ năng: - Rèn luyên kĩ năng phân tích, so sánh và rút ra kiến thức cho học sinh. - Rèn luyện khả năng tư duy trừu tượng. 3.Thái độ: Giáo dục cho học sinh ý thức học tập bộ môn II. Trọng tâm-phương pháp 1. Trọng tâm: phần 1, 2 và 3 2. Phương pháp: trực quan, nêu và giải quyết vấn đề, làm việc theo nhóm. III. Chuẩn bị: 1. GV: Nội dung so sánh Tự thụ phấn ở cây giao phấn Giao phối gần ở động vật 1. Khái niệm 2. Biểu hiện - Hình 43.1, 43.2 SGK. 2. HS:Nghiên cứu bài và trả lời câu hỏi phần lệnh SGK. B. Tiến trình dạy học I. Ổn đinh tổ chức(1p) II. Kiểm tra bài cũ: (4’) * Câu hỏi: Tại sao người ta cần chọn tác nhân cụ thể khi gây đột biến? III. Giảng bà mới(35p) 1. Mở bài: Đối với những cây giao phấn mà cho tự thụ phấn, đối với động vật cho giao phối gần dẫn tới hiện tượng thoái hoá. Vậy nguyên nhân nào dẫn tới hiện tượng trên ta nghiên cứu bài mới. 2. Bài giảng: I. Hoạt động 1: Hiện tượng thoái hoá Mục tiêu: - HS nhận biết được hiện tượng thoái hóa ở động vật và thực vật. Từ đó, hiểu khái niệm thoái hóa và giao phối cận huyết. - Phương pháp tạo dòng thuần ở cây ngô Tgian Hoạt động của GV Hoạt động của HS 15p I. Hiện tượng thoái hoá - Chia lớp thành 4 nhóm + Nhóm 1, 2 tìm hiểu nội dung 1 + Nhóm 2, 3 tìm hiểu nội dung 2 Thảo luận hoàn thành PHT. Nội dung so sánh Tự thụ phấn ở cây giao phấn Giao phối gần ở động vật 1. Khái niệm 2. Biểu hiện - Khái quát lại bằng bảng kiến thức đúng. - Dựa vào H34.1 và thông tin sgk, phân tích thêm cho HS từng vấn đề. Liên hệ: tránh tự thụ phấn hoặc do giao phối gần. - Nêu vấn đề: + Thoái hóa là hiện tượng như thế nào? + Nêu phương pháp tạo dòng thuần ở cây ngô? - Hoàn chỉnh lại vấn đề. - Cá nhân tự quan sát hình, thu thập thông tin SGK, thảo luận nhóm thống nhất ý kiến. - Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác góp ý nhận xét. - Theo dõi sửa sai( nếu có ) - Dựa vào kiến thức bảng, HS nêu được: + Con cái biểu hiện sức sống kém hơn bố, mẹ. + Cho tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ. - Đại diện HS trả lời, lớp nhận xét. @ Tiểu kết: Nội dung so sánh Tự thụ phấn ở cây giao phấn Giao phối gần ở động vật 1. Khái niệm Hiện tượng ở cây giao phấn, hạt phấn rơi vào đầu nhụy của chính hoa đó. Là giao phối giữa con cái sinh ra từ một cặp bố, mẹ hoặc giữa bố mẹ với con cái. 2. Biểu hiện Phát triển chậm, năng suất giảm, nhiều cây bị chết, bộc lộ các đặc điểm có hại. Sinh trưởng và phát triển yếu, khả năng sinh sản giảm, quái thai, dị tật, bẩm sinh , chết non. - Phương pháp tạo dòng thuần ở cây ngô: cho tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ. II. Hoạt động 2: Nguyên nhân của hiện tượng thoái hoá Mục tiêu: HS hiểu được nguyên nhân do các gen lặn được biểu hiện thành tính trạng. Tgian Hoạt động của GV Hoạt động của HS 10p II. Nguyên nhân của hiện tượng thoái hoá. - Nghiên cứu H 34.3 SGK 1. Qua các thế hệ tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết, tỉ lệ thể đồng hợp và thể dị hợp biến đổi như thế nào? 2. Tại sao tự thụ phấn ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật lại gây ra hiện tượng thoái hoá? - Khái quát lại và giảng thêm: Một số loài thực vật tự thụ phấn nghiêm ngặt( Đậu hà lan, cà chua) ĐV thường xuyên giao phối gần ( Chim bồ câu, chim cu gáy) Không bị thoái hoá khi tự thụ phấn hay giao phối cận huyết vì hiện tại chúng đang mang những cặp gen đồng hợp không gây hại cho chúng. - Cá nhân quan sát hình, thảo luận nhóm thống nhất ý kiến. Yêu cầu nêu được: + Qua các thế hệ tự thụ phấn ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật tỉ lệ thể đồng hợp tăng, thể dị hợp giảm. + Xuất hiện các cặp gen đồng hợp lặn gây hại. - Đại diện nhóm trả lời, lớp nhận xét. @ Tiểu kết Tự thụ phấn bắt buộc đối với cây giao phấn hoặc giao phối gần ở động vật gây ra hiện tượng thoái háo vì tạo ra các gen lặn đồng hợp gây hại III. Hoạt động 3: Vai trò của phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết trong chọn giống. Mục tiêu: HS hiểu được vai trò của 2 trường hợp trên trong chọn giống Tgian Hoạt động của GV Hoạt động của HS 10p III. Vai trò của phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết trong chọn giống. - Nghiên cứu thông tin SGK Tại sao tự thụ phấn và giao phối gần gây ra hiện tượng thoái hóa nhưng những phương pháp này vẫn được người ta sử dụng trong chọn giống? - Hoàn chỉnh lại nội dung. - Cá nhân tự thu thập thông tin SGK, hội ý theo bàn. Yêu cầu nêu được: + Vì dùng để củng cố và duy trì một số tính trạng mong muốn + Tạo dòng thuần. + Phát hiện ra các gen xấu để loại ra khỏi quần thể. - Đại diện HS trả lời, lớp nhận xét. @ Tiểu kết Trong chọn giống người ta dùng phương pháp này để: + Củng cố và duy trì một số tính trạng mong muốn. + Tạo dòng thuần chuẩn bị lai khác domhg tạo ưu thế lai. + Phát hiện gen xấu loại bỏ khỏi quần thể. & 3. Củng cố luyện tập(4’) H: Vì sao tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật qua nhiều thế hệ có thể gây ra hiện tượng thoái hoá? Cho ví dụ? H: Mục đích của hai phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần trong chọn giống? 4. Nhận xét-Dặn dò(1p) - Sự chuẩn bị của HS. - Học sinh học bài theo nội dung câu hỏi 1,2 SGK - Nghiên cứu bài: ưu thế lai và trả lời câu hỏi phần lệnh SGK. C. Rút kinh nghiệm Kết thúc Kết thúc Tuần 21 Ngày soạn: 01/01/2012. Ngày dạy: Tiết 38 - Bài 35: ƯU THẾ LAI A. Chuẩn bị chung: I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - HS trình bày được khái niệm ưu thế lai, cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai. - Trình bày được các phương pháp thường dùng để tạo ưu thế lai. - Hiểu và trình bày được khái niệm lai kinh tế và phương pháp thường dùng để tạo cơ thể lai kinh tế ở nước ta. 2. Kĩ năng:quan sát, nghiên cứu, so sánh để rút ra kiến thức và hoạt động nhóm. 3.Thái độ: Giáo dục cho học sinh ý thức học tập, tôn trọng thành tựu khoa học. II. Trọng tâm-phương pháp: 1. Trọng tâm: phần 1, 2 và 3. 2. Phương pháp: trực quan, nêu và giải quyết vấn đề, làm việc theo nhóm. III. Chuẩn bị: 1. GV: - Tranh vẽ H 35: Hiện tượng ưu thế lai ở cây ngô. - Tài liệu tham khảo 2. HS: Nghiên cứu bài và trả lời câu hỏi phần lệnh SGK. B. Tiến trình dạy học I. Ổn đinh tổ chức(1p) II. Kiểm tra bài cũ: (4’) *Câu hỏi: Vì sao tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật qua nhiều thế hệ có thể gây ra hiện tượng thoái hoá? Cho ví dụ? III. Giảng bài mới(35p) 1. Mở bài: Các em đã hiểu được nguyên nhân của sự thoái hoá giống do tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần, cũng như ý nghĩa của chúng trong chọn giống. Hôm nay chúng ta nghiên cứu một thành tựu quan trọng nữa của ngành chọn giống là ưu thế lai. 2. Bài giảng: I. Hoạt động 1: Hiện tượng ưu thế lai Mục tiêu: HS hiểu được ưu thế lai là gì? Lấy được ví dụ về hiện tượng ưu thế lai Tgian Hoạt động của GV Hoạt động của HS 13p I. Hiện tượng ưu thế lai. - Nghiên cứu thông tin mục I SGK. Quan sát H 35 và nghiên cứu thông tin hình vẽ. + Em cho biết cây và bắp ngô của cơ thể lai F1 ( H. b) có đặc điểm gì khác với cây và bắp ở cây bố mẹ? + Ưu thế lai là gì? + Ưu thế lai được biểu hiện rõ nhất khi nào? Lấy VD về ưu thế lai ở động vật và thực vật? ® - Khái quát lại - Cá nhân tự thu thập thông tin SGK, hội ý theo bàn thống nhất ý kiến. Yêu cầu nêu được: + Cây và bắp F1: To hơn, phát triển mạnh hơn, năng suất cao hơn cây bố mẹ. + Khái niệm ( như sgk ) + Biểu hiện rõ nhất ở F1. VD: Lai các thứ cây trồng: cà chua hồng Việt Nam X Cà chua Ba Lan Lai các nòi vật nuôi: Gà đông cảo X Gà ri thuộc cùng một loài Lai giữa 2 loài khác nhau: Vịt X Ngan. - Đại diện HS trả lời, lớp nhận xét. @ Tiểu kết - Ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh hơn, phát triển mạnh hơn, chống chịu tốt hơn, các tính trạng năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội cả hai bố mẹ. - Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ. II. Hoạt động 2: Nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai Mục tiêu: HS hiểu được nguyên nhân là do sự tập trung các gen trội có lợi ở cơ thể lai F1 Tgian Hoạt động của GV Hoạt động của HS 10p II. Nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai. - Nghiên cứu thông tin SGK Cho học sinh làm bài tập: + Một dòng thuần mang gen trội lai với một dòng thuần mang gen trội sẽ cho cơ thể lai F1 ntn? P: AAbbCC X aaBBcc + Tại sao ưu thế lai giảm dần qua các thế hệ? GV phân tích thêm thông tin - Hỏi thêm: Muốn khắc phục hiện tượng trên cần có biện pháp gì? - Khái quát lại. - Cá nhân tự thu thập thông tin SGK và hiểu biết bản thân nêu được: + Khi lai 2 dòng thuần, ưu thế lai biểu hiện rõ nhất vì hầu hết các gen ở trạng thái dị hợp. + Vì: Có hiện tượng phân li tạo các cặp gen đồng hợp vì vậy các gen dị hợp giảm dần. - Đại diện HS trả lời, lớp nhận xét. - Dựa vào hiểu biết bản thân, HS nêu được: Dùng phương pháp nhân giống vô tính bằng giâm, chiết, ghép. - Đại diện HS trả lời, lớp nhận xét. @ Tiểu kết: - Là sự tập trung các gen trội có lợi ở cơ thể lai F1. - Các gen lặn ở trạng thái dị hợp không biểu hiện ra ngoài kiểu hình. - Ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ. III. Hoạt động 3: Các phương pháp tạo ưu thế lai Mục tiêu: HS nêu được phương pháp tạo ưu thế lai ở cây trồng và vật nuôi Tgian Hoạt động của GV Hoạt động của HS 12p III. Các phương pháp tạo ưu thế lai. 1. Ở cây trồng - Nghiên cứu thông tin mục I SGK Để tạo ưu thế lai ở thực vật người ta dùng phương pháp lai nào? Lấy ví dụ cụ thể? - Khái quát lại - GV giảng thêm về lai khác dòng và lai khác thứ. Ví dụ chứng minh. 2. Ở vật nuôi - Nêu vấn đề: + Để tạo ưu thế lai người ta dùng phép lai nào? Nêu khái niệm phép lai đó? Cho ví dụ cụ thể. + Tại sao không dùng con lai để nhân giống? - Khái quát lại. - Mở rộng: + Lai kinh tế thường dùng con cái trong nước. + Áp dụng kĩ thuật giữ tinh đông lạnh. - Cá nhân tự thu thập thông tin SGK, hội ý theo bàn thống nhất ý kiến nêu được: 2 phương pháp là lai khác dòng và lai khác thứ. + Vi dụ: sgk - Đại diện HS trả lời, lớp nhận xét. - Cá nhân tự thu thập thông tin SGK, hội ý theo bàn. Yêu cầu nêu: + Dùng phép lai kinh tế . + Nêu khái niệm. + Ví dụ ( sgk ) + Vì thế hệ tiếp theo có sự phân li dẫn đến sự gặp nhau của các gen lặn gây hại. - Đại diện HS trả lời, lớp nhận xét. @ Tiểu kết: 1. Phương pháp tạo ưu thế lai ở cây trồng. - Để tạo ưu thế lai chủ yếu người ta dùng phương pháp lai khác dòng: Tạo hai dòng tự thụ phấn rồi cho chúng giao phấn với nhau. - Để tạo giống mới dùng phương pháp lai khác thứ. 2. Phương pháp tạo ưu thế lai ở vật nuôi. - Để tạo ưu thế lai dùng phép lai kinh tế. - Lai kinh tế là phép lai giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc hai dòng thuần khác nhau rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm, không dùng nó làm giống. & 3. Củng cố - Luyện tập(4p) H: Ưu thế lai là gì? Cho biết cơ sở di truyền của hiện tượng trên? H: Tại sao không dùng cơ thể lai F1 để nhân giống? H: Lai kinh tế là gì? VD? 4. Nhận xét-Dặn dò(1p) - Sự chuẩn bị của HS. - Học sinh học bài theo nội dung câu hỏi 1, 2, 3 SGK. - Nghiên cứu bài 36: Các phương pháp chọn lọc trả lời câu hỏi phần lệnh SGK. C. Rút kinh nghiệm Tuần 22 Ngày soạn: 08/01/2012. Ngày dạy: Tiết 41 - Bài 38: THỰC HÀNH: TẬP DƯỢT CÁC THAO TÁC GIAO PHẤN A. Chuẩn bị chung: I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - HS phải nắm được các thao tác giao phấn ở cây tự thụ phấn và cây giao phấn. - Củng cố kiến thức về lai giống. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện HS kĩ năng phân tích, so sánh - Kĩ năng thực hành 3. Thái độ: Giáo dục cho học ý thức chăm sóc cây trồng. II. Trọng tâm-phương pháp 1. Trọng tâm: tập dượt các thao tác thụ phấn 2. Phương pháp: thực hành, làm việc theo nhóm. III. Chuẩn bị: 1. GV: - Tranh H38 SGK tr112 - Hai khóm lúa hoặc ngô dùng làm thí nghiệm - Dụng cụ: Kéo, kẹp nhỏ, bao cách li, ghim, cọc cắm. - Băng hình về các thao tác giao phấn ( nếu có ) - Hoa bầu, bí 2. HS:Nghiên cứu bài thực hành và mang theo dụng cụ đã phân công. B. Tiến trình dạy học I. Ổn đinh tổ chức(1p) II. Kiểm tra bài cũ (4p) *Câu hỏi: Trong chọn giống cây trồng, người ta đã sử dụng những phương pháp nào? Phương pháp nào được xem là cơ bản? III. Giảng bà mới(35p) 1. Mở bài: Các em đã nắm được các phương pháp chọn lọc và hiểu biết về thành tựu chọn giống ở nước ta. Hôm nay chúng ta nghiên cứu về các thao tác giao phấn 2. Bài giảng I. Hoạt động 1: Tìm hiểu về phương pháp giao phấn Mục tiêu: HS nêu được các bước của phương pháp giao phấn Tgian Hoạt động của GV Hoạt động của HS 10p I. Thao tác giao phấn - Chia lớp thành 4 – 6 nhóm. - Yêu cầu: Trình bày các bước tiến hành giao phấn ở cây lúa. - GV có thể tiến hành như sau: + Treo tranh H 36.2 sgk cho HS quan sát thảo luận trả lời. + Cho HS xem băng hình Nếu cho HS xem băng hình thì: + Nêu rõ yêu cầu cần nắm + Cho HS xem ít nhất 2 lần. - Đánh giá kết quả các nhóm. - Lưu ý HS cách lựa chọn cây mẹ như thế nào trước khi thụ phấn. - Các nhóm tập trung xem tranh hay băng hình thảo luận nhóm thống nhất ý kiến. Chú ý các thao tác cắt vỏ trấu, rắc phấn, bao túi nilong, - Đại diện nhóm trình bày ý kiến, nhóm khác theo dõi nhận xét bổ sung. @ Tiểu kết: Giao phấn gồm các bước: 1: Cắt vỏ trấu để lộ rõ nhị đực. 2: Khử đực ở cây làm mẹ. 3: Sau khi khử nhị đực, bao bông lúa để lai bằng giấy kính mờ, có ghi ngày lai và tên của người thực hiện 4: Nhẹ tay nâng bông lúa chưa cắt nhị và lắc nhẹ bông lúa đã khử nhị đực. 5: Bao bông lúa đã được lai bằng giấy kính mờ và buộc thẻ có ghi ngày tháng người thực hiện, công thức lai. II. Hoạt động 2: Tập dượt thao tác giao phấn. Mục tiêu: HS làm được các thao tác giao phần theo nhóm. Tgian Hoạt động của GV Hoạt động của HS 20p II.Tập dượt thao tác giao phấn. - Hướng dẫn HS trên mẫu vật thật. - Yêu cầu các nhóm tiến hành thụ phấn theo đúng trình tự trên. Theo dõi và giúp đỡ nhóm thực hiện. - Kiểm tra kết quả các nhóm. - GV có thể sử dụng các phiếu kiểm tra để các nhóm đánh giá kết quả lẫn nhau. - Các nhóm tiến hành thụ phấn. - Nhóm báo cáo kết quả. II. Hoạt động 2: Viết thu hoạch Mục tiêu: HS tự trình bày được các bước của giao phấn. Tgian Hoạt động của GV Hoạt động của HS 10p III. Viết thu hoạch - GV yêu cầu: + Trình bày

File đính kèm:

  • docGiao An Sinh Hoc Lop 9 HK2.doc