KIỂM TRA HỌC KÌ I
I/ MỤC ĐÍCH KIỂM TRA.
1. Kiến thức:
Chương I: Menđen và di truyền học.
- HS nêu được khái niệm biến dị tổ hợp.
- HS vận dụng nội dung quy luật phân li giải quyết bài tập lai một cặp tính trạng.
Chương II: Nhiễm sắc thể.
- Giải thích vì sao bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính lại được duy trì ổn định qua các thế hệ cơ thể.
Chương III: ADN và gen
- Nêu được cấu tạo hóa học của phân tử ARN.
- Trình bày được các bước lắp ráp mô hình ADN.
Chương IV: Biến dị.
- Nêu được khái niệm đột biến gen và các dạng đột biến gen và vai trò của đột biến gen.
2. Đối tượng: HS trung bình - khá
3 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2119 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 9 tiết 36: Kiểm tra học kì I - Trường THCS Liêng Trang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 18 Ngày soạn: 06/12/2013
Tiết 36 Ngày dạy: /12/2013
KIỂM TRA HỌC KÌ I
I/ MỤC ĐÍCH KIỂM TRA.
1. Kiến thức:
Chương I: Menđen và di truyền học.
- HS nêu được khái niệm biến dị tổ hợp.
- HS vận dụng nội dung quy luật phân li giải quyết bài tập lai một cặp tính trạng.
Chương II: Nhiễm sắc thể.
- Giải thích vì sao bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính lại được duy trì ổn định qua các thế hệ cơ thể.
Chương III: ADN và gen
- Nêu được cấu tạo hóa học của phân tử ARN.
- Trình bày được các bước lắp ráp mô hình ADN.
Chương IV: Biến dị.
- Nêu được khái niệm đột biến gen và các dạng đột biến gen và vai trò của đột biến gen.
2. Đối tượng: HS trung bình - khá
II/ HÌNH THỨC KIỂM TRA: Tự luận 100%.
III/ MA TRẬN.
1. Ma trận:
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Chương I: Các thí nghiệm của Menđen
Nêu được khái niệm biến dị tổ hợp
Vận dụng quy luật di truyền giải quyết các bài tập lai 1 cặp tính trạng
30 % = 75đ
33.3% = 25đ
66.7% = 50đ
Chương II: Nhiễm sắc thể
Giải thích vì sao bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính lại được duy trì ổn định qua các thế hệ cơ thể
10 % = 25đ
100% = 25đ
Chương III: ADN và gen
Nêu đặc điểm cấu tạo hóa học của ARN.
Trình bày các bước lắp ráp mô hình ADN
30 % = 75đ
33.3% = 25đ
66.7% = 50đ
Chương IV. Biến dị
Nêu được khái niệm đột biến gen và các dạng đột biến gen. Vai trò của đột biến gen.
30% = 75đ
100% = 75đ
Tổng:
Điểm 250đ = 100 %
Số câu
125đ = 50%
3 câu
75đ = 30%
2 câu
50đ = 20%
1 câu
2/ Đề kiểm tra:
Câu 1:(25đ) Biến dị tổ hợp là gì? Biến dị tổ hợp xuất hiện ở hình thức sinh sản nào?
Câu 2:(25đ) Nêu đặc điểm cấu tạo hóa học của phân tử ARN?
Câu 3:(50đ) Cho lai hai giống cà chua quả đỏ thuần chủng và cà chua quả vàng thuần chủng thu được F 1 toàn quả đỏ. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2. Biện luận và viết sơ đồ lai từ P -> F2.
Câu 4:(75đ) a/ Thế nào là đột biến gen? có mấy dạng đột biến gen. Kể tên.
b/ Nêu vai trò của đột biến gen trong thực tiễn sản xuất?
Câu 5:(25đ) Giải thích vì sao bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính lại được duy trì ổn định qua các thế hệ cơ thể ?
Câu 6:(50đ) Trình bày các bước lắp ráp mô hình ADN ?
IV/ ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM.
Câu 1
25 điểm
- Biến dị tổ hợp là sự tổ hợp lại các tính trạng của P làm xuất hiện các tính trạng khác P.
- Biến dị tổ hợp xuất hiện ở những loài sinh sản hữu tính.
12,5đ
12,5đ
Câu 2
25 điểm
- ARN cấu tạo từ các nguyên tố: C, H, O, N và P.
- ARN thuộc đại phân tử (kích thước và khối lượng nhỏ hơn ADN).
- ARN cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là các nuclêôtit (ribônuclêôtit A, U, G, X) liên kết tạo thành 1 chuỗi xoắn đơn.
25đ
Câu 3
50 điểm
- Biện luận:
+ Theo đề bài ra ta có: F1 thu được 100% quả đỏ => TT quả đỏ là trội
Quy ước: + A quy định tính trạng quả đỏ.
+ a quy định tính trạng quả vàng.
=> Cây cà chua quả đỏ thuần chủng có KG: AA; Cây quả vàng t/c có KG: aa
- Sơ đồ lai:
Pt/c: AA (quả đỏ) X aa (quả vàng)
GP: A a
F1: 100% hoa đỏ
F1: tự thụ phấn: Aa (quả đỏ) X Aa (quả đỏ )
GF1 A,a A,a
F2: KG: 1AA : 2Aa : 1aa.
KH: 3 quả đỏ : 1 quả vàng
25đ
25đ
Câu 4
75 điểm
- Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới một hoặc một số cặp nucleotit.
- Các dạng đột biến gen:
+ Mất 1 cặp nuclêôtit.
+ Thêm 1 cặp nuclêôtit.
+ Thay thế cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit khác.
- Vai trò của đột biến gen:
+ Đột biến gen thể hiện ra kiểu hình bình thường có hại cho bản thân sinh vật.
+ Đột biến gen đôi khi có lợi cho bản thân sinh vật và con người, rất có ý nghĩa trong chăn nuôi, trồng trọt.
25đ
25đ
12.5đ
12.5đ
Câu 5
25 điểm
Nhờ sự kết hợp 3 quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
- Quá trình nguyên phân sao chép y nguyên bộ NST 2n cho tế bào con.
- Giảm phân tạo giao tử có bộ NST đơn bội (n).
- Thụ tinh kết hợp hai loại giao tử đơn bội đực và cái khôi phục bộ NST 2n.
6.25đ
6.25đ
6.25đ
6.25đ
Câu 6
50 điểm
Bước 1: Lắp mạch 1: theo chiều từ chân đế lên hoặc từ trên đỉnh trục xuống.
Bước 2: Lắp mạch 2: tìm và lắp các đoạn có chiều cong song song tương ứng có mang nuclêotít theo nguyên tắc bổ sung với mạch 1(Lắp từ dưới lên hoặc từ trên xuống)
Bước 3: Kiểm tra tổng thể 2 mạch
12.5đ
25đ
12.5đ
V/ THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG.
Lớp
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
9A1
9A2
9A3
9A4
9A5
9A6
VI/ RÚT KINH NGHIỆM.
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Duyệt của nhà trường Duyệt của tổ chuyên môn GVBM
Trần Thị Ngọc Hiếu Bùi Đình Đương
File đính kèm:
- SINH 9TUAN 18TIET 36.doc