I. Mục tiêu bài học:
- Nhận dạng và xác định vị trí các cơ quan của ếch trên mẫu mổ.
- Tìm những cơ quan thích nghi với đời sống ở cạn, những cấu tạo chưa hoàn chỉnh.
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích.
- Phối hợp làm việc hợp tác trong nhóm nhỏ.
II. Chuẩn bị:
- Mẫu ếch mổ sẵn.
- Mô hình cấu tạo trong của ếch đồng, mô hình bộ xương ếch.
- Tranh vẽ H36.1, H36.2, H36.3
III. Hoạt động dạy và học:
1- Tổ chức lớp:
2- Kiểm tra:
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS và GV.
- Nội dung:
Hoạt động 1: Tìm hiểu bộ xương ếch
GV cho HS quan sát tranh vẽ H36.1.
? Nêu vai trò bộ xương ếch và ý nghĩa thích nghi vơi đời sống.
*Kết luận:
+Bộ xương ếch gồm: Xương đầu, xương cột sống, xương đai vai, xương đai hông và các xương chi.
+ Chức năng: Tạo bộ khung nâng đỡ cơ thể. Là nơi bám của cơ giúp ếch di chuyển.
Tạo thành khoang bảo vệ não, tuỷ sống và nội quan.
53 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 16/07/2022 | Lượt xem: 241 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học Khối 7 - Chương trình học kì 2, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :
Ngày giảng :
Lớp Lưỡng Cư
Tiết 37: ếch Đồng
I. Mục tiêu bài học:
- Nêu được đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch đồng thích nghi với đời sống vừa nước vừa cạn.
- Trình bày được sự sinh sản và phát triển của ếch đồng.
- Rèn kỹ năng quan sát, phân tích.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh cấu tạo ngoài của ếch đồng.
- Mô hình con ếch.
- Mẫu vật: ếch nuôi trong lồng.
III. Hoạt động dạy và học:
1 - Tổ chức
2- Kiểm tra bài cũ:
? Nêu đặc điểm chung và vai trò của lớp cá?
3- Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Đời sống
Cho HS tìm hiểu thông tin trong SGK.
? ếch đồng thường sống ở đâu?
? Thức ăn của ếch đồng là những loại gì?
Tìm hiểu thông tin trong SGK.
Kết luận:
+ ếch thường sống ở những nơi ẩm ướt, gần bờ nước(ao, hồ, ...).
+ ếch thường ăn sâu bọ, cua, cá con, giun, ... kiếm mồi vào ban đêm. Là động vật biến nhiệt.
* Kết luận: - ếch có đời sống vừa ở nước , vừa ở cạn.
- Kiếm ăn vào ban đêm.
- Có hiện tượng trú đông.
- Là động vật biến nhiệt
Hoạt động 2: Cấu tạo ngoài và di chuyển
Cho HS quan sát cách di chuyển của ếch ở trên cạn và dưới nước.
? ở trên cạn ếch di chuyển như thế nào?
? ở dưới nước ếch di chuyển như thế nào?
- GV y/c HS quan sát H35.1, 2, 3. --> Hoàn thành bảng SGK.
? Nêu đặc điểm ngoài của ếch thích nghi với đới sống ở cạn?
? Đặc điểm cấu tạo ngoaidf của ếch thích nghi với đới sống ở nước?
- GV treo abngr phụ nghi nội dung các đặc điểm thích nghi ---> Y/c HS giải thích ý nghĩa thích nghi của từng đặc điểm.
- GV chốt lại bảng chuẩn.
a. Cách di chuyển:
Quan sát cách di chuyển của ếch qua mẫu vật.
Kết luận:
ếch có 2 cách di chuyển: Nhảy cóc ở trên cạn và bơi ở dưới nước.
b – Cấu tạo ngoài:
- HS dựa vào kết quả quan sát -> Tự hoàn thành bảng 1.
- HS thảo luận trong nhóm thống nhất ý kiến.
- HS giải thích ý nghĩa thích nghi -> Lớp bổ sung.
Đặc điểm hình dạng và cấu tạo
ý nghĩa thích nghi
- Đầu dẹp nhọn, khớp với thân thành 1 khối thuôn nhọn về phía trước
- Mắt và lỗ mũi ở vị trí cao trên đầu ( Mũi thông với khoang miệng và phổi, vừa ngửi vừa thở )
- Da trần phủ chất nhầy và ẩm dễ thấm khí.
- Mắt có mí giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ.
- Chi 5 phần, có ngón chia đốt linh hoạt.
- Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón.
-> Giảm sức cản của nước khi bơi.
-> Khi bơi vừa thở vừa quan sát.
-> Giúp hô hấp trong nước.
-> Bảo vệ mắt, giữ mắt khỏi bị khô, nhận biết âm thanh trên cạn.
-> Thuận lợi cho việc di chuyển.
-> Tạo thành chân bơi để vảy nước.
Hoạt động 3: Sinh sản và phát triển
Cho HS tìm hiểu thông tin trong SGK, quan sát H35.4.
? ếch thường sinh sản vào thời gian nào trong năm? Đặc điểm sinh sản của ếch như thế nào?
? So sánh sự sinh sản và phát triển của ếch với cá?
? Trong quá trình phát triển của nòng nọc có những đặc điểm gì?
Tự thu thập thông tin, quan sát hình vẽ trong SGK.
Kết luận:
* Sinh sản: - Vào cuối mùa xuân, đầu mùa hè.
- Thụ tinh ngoài, đẻ trứng.
* Tập tính: ếch đực ôm lưng ếch cái, đẻ trứng ở các bờ nước.
* Phát triển: Trứng --> Nòng nọc --> ếch.
( Phát triển có biến thái )
4. Củng cố:
Cho HS đọc phần kết luận trong SGK.
? Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với điều kiện sống ở nước, ở cạn?
5. Hướng dẫn về nhà:
HS về nhà học và trả lời các câu hỏi trong SGK.
Chuẩn bị giờ sau thực hành.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Ngày soạn :
Ngày giảng :
Tiết 38: Thực hành:
Quan sát cấu tạo trong của ếch đồng trên mẫu mổ
I. Mục tiêu bài học:
- Nhận dạng và xác định vị trí các cơ quan của ếch trên mẫu mổ.
- Tìm những cơ quan thích nghi với đời sống ở cạn, những cấu tạo chưa hoàn chỉnh.
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích.
- Phối hợp làm việc hợp tác trong nhóm nhỏ.
II. Chuẩn bị:
- Mẫu ếch mổ sẵn.
- Mô hình cấu tạo trong của ếch đồng, mô hình bộ xương ếch.
- Tranh vẽ H36.1, H36.2, H36.3
III. Hoạt động dạy và học:
1- Tổ chức lớp:
2- Kiểm tra:
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS và GV.
- Nội dung:
Hoạt động 1: Tìm hiểu bộ xương ếch
GV cho HS quan sát tranh vẽ H36.1.
? Nêu vai trò bộ xương ếch và ý nghĩa thích nghi vơi đời sống.
*Kết luận:
+Bộ xương ếch gồm: Xương đầu, xương cột sống, xương đai vai, xương đai hông và các xương chi.
+ Chức năng: Tạo bộ khung nâng đỡ cơ thể. Là nơi bám của cơ giúp ếch di chuyển.
Tạo thành khoang bảo vệ não, tuỷ sống và nội quan.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các nội quan
GV cho HS quan sát H36.2 và H36.3.
? Hệ mạch dưới da của ếch là hệ mạch gì?
? Cấu tạo trong của ếch gồm những bộ phận nào?
HS các nhóm quan sát hình vẽ.
* Kết luận:
* Hệ tiêu hoá: ống bài tiết: Miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột, h. môn
Tuyến bài tiết: Gan, mật, tuỵ
* Hệ tuần hoàn: - Tim 3 ngăn: 2 tâm nhĩ, 1 tâm thất.
- Có 2 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu pha.
* Hệ hô hấp: - Phổi có cấu tạo đơn giản.
- Hô hấp bằng da là chủ yếu.
* Hệ bài tiết: Gồm thận và bóng đái.
* Hệ thần kinh: - Não : Bán cầu não, não giữa, não trung gian, tiểu não và hành tuỷ.
- Các dây thần kinh.
* Hệ sinh dục: - Con cái: Có 2 buồng trứng và 2 ống dẫn trứng.
- Con đực có 2 tinh hoàn, không có cơ quan giao cấu.
4. Củng cố- Kiểm tra đánh giá:
GV nhận xét các nhóm thực hành.
Kiểm tra và đánh giá một số bài thu hoạch của HS.
5. Hướng dẫn về nhà:
Tìm hiểu đặc điểm các cơ quan bên trong của ếch.
So sánh với cá.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Ngày soạn :
Ngày giảng :
Tiết 39: đa dạng và đặc điểm chung của lớp lưỡng cư
I. Mục tiêu bài học:
- Nêu được những đặc điểm để phân biệt ba bộ trong lớp Lưỡng cư ở Việt Nam.
- Nêu được đặc điểm nơi sống và tập tính tự vệ các đại diện của các bộ lưỡng cư kể trên.
- Nêu được vai trò của Lưỡng cư đối với con người.
- Nêu được những đặc điểm chung của Lưỡng cư.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh một số loài lưỡng cư: H37.1.
Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy và học:
1- Tổ chức lớp:
2- Kiểm tra bài cũ:
? Nêu đặc điểm hệ hô hấp và hệ tuần hoàn của ếch? So sánh với cá?
3- Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Đa dạng về thành phần loài
Cho HS tìm hiểu phần thông tin trong SGK.
Giới thiệu các bộ lưỡng cư.
Cho HS quan sát H37.1.
? Cá cóc Tam Đảo có những đặc điểm gì?
? ếch giun có những đặc điểm gì?
Cho HS thực hiện lệnh trong SGK.
Tìm hiểu thông tin và quan sát hình vẽ.
Kết luận:
+ Lưỡng cư có khoảng 4000 loài, chia làm 3 bộ chính:
. Bộ lưỡng cư có đuôi(Cá cóc Tam đảo): Thân dài, đuôi dẹp, 4 chi gần bằng nhau. Hoạt động chủ yếu về ban đêm.
. Bộ lưỡng cư không đuôi(ếch đồng): Có số lượng loài lớn. Có đặc điểm là thân ngắn, 2 chi sau dài hơn 2 chi trước: Những loài phổ biến trong bộ: ếch cây, ễnh ương, cóc nhà, ... Chúng hoạt động chủ yếu về ban đêm.
. Bộ lưỡng cư không chân(ếch giun): Không có chân, thân dài.
Hoạt động 2: Đa dạng về môi trường sống và tập tính
Cho HS quan sát các đại diện của lưỡng cư qua hình vẽ.
Thực hiện lệnh và hoàn chỉnh bảng trong SGK.
Tìm hiểu thông tin và thực hiện lệnh.
Hoàn chỉnh bảng trong SGK.
Bảng: Một số đặc điểm sinh học của lưỡng cư
Tên đại diện
Đặc điểm nơi sống
Hoạt động
Tập tính tự vệ
1. Cá cóc Tam Đảo
Chủ yếu trong nước
Ban đêm
Trốn chạy ẩn nấp
2. ễnh ương lớn
ưa sống ở nước hơn
Ban đêm
Doạ nạt
3. Cóc nhà
ưa sống trên cạn
Chiều và đêm
Tiết nhựa độc
4. ếch cây
Chủ yếu sống trên cây, bụi rậm
Ban đêm
Trốn chạy ẩn nấp
5. ếch giun
Chui luồn trong đất xốp
Cả ngày và đêm
Trốn chạy ẩn nấp
Hoạt động 3: Đặc điểm chung của Lưỡng cư
Cho HS thực hiện lệnh trong SGK.
? Nêu đặc điểm chung của Lưỡng cư?
Thực hiện lệnh trong SGK.
Kết luận:
+ Lưỡng cư là ĐV có xương sống, thích nghi với đời sống vừa nước vừa cạn.
Da trần ẩm ướt. Di chuyển bằng 4 chi.
Hô hấp bằng da và phổi.
Hệ tuần hoàn tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn. Máu pha đi nuôi cơ thể.
Thụ tinh ngoài. Nòng nọc phát triển qua nhiều biến thái.
Là ĐV biến nhiệt.
Hoạt động 4: Vai trò của Lưỡng cư
Cho HS tìm hiểu thông tin trong SGK.
? Lưỡng cư có những vai trò gì?
? Cần phải bảo vệ Lưỡng cư bằng cách nào?
Tìm hiểu thông tin và trả lời câu hỏi.
Kết luận:
+ Vai trò:
. Làm thực phẩm cho người. Một số làm thuốc.
. Diệt sâu bọ, bảo vệ mùa màng.
* Bảo vệ:
. Gây nuôi những loài có ý nghĩa kinh tế.
4. Củng cố:
Cho HS đọc kết luận trong SGK.
Kiểm tra các câu hỏi trong SGK.
5. Hướng dẫn về nhà:
HS về nhà học thuộc các câu hỏi trong SGH.
Đọc mục “Em có biết”.
Tìm hiểu thằn lằn.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Ngày soạn :
Ngày giảng :
Lớp bò sát
Tiết 40: Thằn lằn bóng đuôi dài
I. Mục tiêu bài học
- Nêu được những điểm giống nhau và khác nhau giữa đời sống của thằn lằn bóng đuôi dài với ếch đồng.
- Nêu được những đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với điều kiện sống ở cạn.
- So sánh cấu tạo ngoài và sự sinh sản của thằn lằn bóng đuôi dài với ếch đồng để thấy cấu tạo của thằn lằn thích nghi với đời sống ở cạn.
- Miêu tả được sự cử động của thân và được phối hợp với trật tự cử động của các chi trong sự di chuyển. Đặc điểm của sự di chuyển bằng cách bò sát.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh cấu tạo ngoài của thằn lằn.
- Mô hình con thằn lằn.
- Mẫu vật con thằn lằn.
- Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy và học:
1- Tổ chức
2- Kiểm tra bài cũ:
? Nêu đặc điểm chung và vai trò của lớp lưỡng cư?
3- Bài mới:
GV giới thiệu mở bài.
Hoạt động 1: Tìm hiểu về dời sống.
- GV y/c HS n.cứu thong tin SGK, làm bài tập: So sánh đặc điểm đời ssóng của thằn lằn với ếch đồng.
- GV kẻ phiếu học tập lên bảng, gọi 1 HS lên hoàn thành bảng.
- GV chốt lại kiến thức.
- HS tự thu nhận thông tin, kết hợp với kiến thức đã học để hàon thành phiếu học tập.
- 1 HS lên trình bày.
Đặc điểm
Thằn lằn
ếch đồng
Nơi sống và hoạt động
- Sống và bắt mồi ở nơi kho ráo
- Sống và bắt mồi ở nơi ẩm ướt cạnh ác khu vực nước.
Thời gian kiếm mồi
Ban ngày
Ban đêm
Tập tính
- Thích phơi nắng
- Trú đông trong các hốc đất khô ráo
- Thích ở nơi tối hoặc có bóng râm
- Trú đong trong các hốc đất ẩm bên vực nước hoặc trong bùn.
Sinh sản
- Thụ tinh trong
- Trứng có vỏ dai
- Phát triển trực tiếp
- Thụ tinh ngoài
- Phát triển qua biến thái.
- Qua bài học trên GV y/c HS rút ra kết luận
? Nêu đặc điểm sinh sản của thằn lằn?
? Vì sao số lượng trứng của thằn lằn lại ít?
? Vỏ trứng trằn lằn có ý nghĩa gì với đời sống ở cạn?
- HS tự rút ra KL
* Kết kuận:
+ Đời sống: - Sống nơi kho ráo, thích phơi nắng.
ăn sâu bọ
Có tập tính trú đông
Là Đv biến nhiệt
+ Sinh sản: Thụ tinh trong
- Trứng có vỏ dai, nhiều noãn hoàng, phát triển trực tiếp.
Hoạt động 2: Cấu tạo ngoài và di chuyển
Cho HS tìm hiểu thông tin trong SGK, quan sát tranh và mô hình, quan sát mẫu vật.
? Đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn?
Cho HS thực hiện lệnh, hoàn chỉnh bảng trong SGK.
a. Cấu tạo ngoài:
Tìm hiểu thông tin, quan sát tranh, mô hình và mẫu vật.
Hoàn chỉnh bảng.
Bảng: Đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn bóng đuôi dài
thích nghi với đời sống ở cạn
STT
Đặc điểm cấu tạo ngoài
ý nghĩa thích nghi
1
Da khô, có vảy sừng bao bọc
Ngăn cản sự thoát hơi nước của cơ thể
2
Có cổ dài
Phát huy được các giác quan nằm trên đầu, tạo điều kiện bắt mồi dễ dàng
3
Mắt có mi cử động, có nước mắt
Bảo vệ mắt, giữ nước mắt để màng mắt không bị khô
4
Màng nhĩ nằm trong 1 hốc nhỏ bên đầu
Bảo vệ màng nhĩ và hướng các dao động âm thanh vào màng nhĩ
5
Thân dài, đuôi rất dài
Động lực chính của sự di chuyển
6
Bàn chân có 5 ngón có vuốt
Tham gia sự di chuyển trên cạn
Cho HS quan sát sự di chuyển của thằn lằn, tìm hiểu thông tin trong SGK. Quan sát H38.2.
? Thằn lằn di chuyển như thế nào?
b. Di chuyển
HS quan sát thằn lằn di chuyển, quan sát hình vẽ trong SGK.
Kết luận:
+ Thằn lằn di chuyển uốn mình liên tục, đuôi và thân có sự co duỗi với sự hỗ trợ của các chi và vuốt sắc làm con vật bám sát vào đất và tiến lên phía trước.
4. Củng cố:
Cho HS đọc phần Kết luận trong SGK.
Kiểm tra các câu hỏi trong SGK.
5. Hướng dẫn về nhà:
HS về nhà học và trả lời các câu hỏi trong SGK.
Tìm hiểu phần “Em có biết”
Tìm hiểu cấu tạo trong của thằn lằn.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Ngày soạn :
Ngày giảng :
Tiết 41: cấu tạo trong của Thằn lằn
I. Mục tiêu bài học:
- Nêu được đặc điểm cấu tạo trong của thằn lằn thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn.
- So sánh sự tiến hoá các cơ quan: Bộ xương, tuần hoàn, hô hấp, thần kinh của thằn lằn và ếch đồng.
- Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh.
- Phối hợp làm việc, hợp tác trong nhóm nhỏ.
II. Đồ dùng dạy học:
- Mô hình cấu tạo trong của thằn lằn.
- Tranh H39.1, H39.2, H39.3, H39.4.
III. Hoạt động dạy và học:
1- Tổ chức
2- Kiểm tra bài cũ:
? Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với điều kiện sống?
- Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Bộ xương
Cho HS quan sát tranh bộ xương thằn lằn.
- GV giải thích: Xuất hiện xương sườn cùng với xương mỏ ác làm thành lồng ngực có tầm quan trọng trong sự hô hấp ở cạn.
- GV y/c HS đối chiếu bộ xương thằn lằn với bộ xương ếch.
? Nêu đặc điểm bộ xương thằn lằn so với bộ xương ếch?
+ Thằn lằn xuất hiện xương sườn -> tham ra QT hô hấp.
+ Đốt sống cổ gồm 8 đốt -> cử động linh hoạt.
+ Cột sống dài.
+ Đai vai khớp với cột sống -> chi trước linh hoạt.
=> Tất cả các đặc điểm đó thích nghi với đời sống ở cạn.
Quan sát tranh bộ xương thằn lằn và thực hiện lệnh.
* Kết luận: Bộ xương gồm:
+ Xương đầu.
+ Xương cột sống:
- Đốt sống cổ: 8 đốt --> cổ rất linh hoạt, phạm vi quan sát rộng.
- Đốt sống thân: mang xương sườn, một số kết hợp với xương mỏ ác làm thành lồng ngực bảo vệ nội quan và tham gia vào hô hấp.
- Đốt sống đuôi dài. Tăng ma sát cho sự vận chuyển trên cạn.
+ Xương chi: Xương đai và các xương chi.
Hoạt động 2: Các cơ quan dinh dưỡng
Cho HS quan sát tranh vẽ H39.2, H39.3 trong SGK.
? Hệ tiêu hoá của thằn lằn gồm những bộ phận nào?
? Những Đ Đ nào khác với hệ tiêu hoá của ếch?
? Khả năng hấp thụ lại nước có ý nghĩa gì với thằn lằn khi sống ở cạn?
? Hệ tuần hoàn của thằn lằn có gì giống và khác của ếch?
? Hệ hô hấp của thằn lằn khác ếch ở điểm nào? ý nghĩa?
=> Tuần hoàn và hô hấp phù hợp với đời sống ở cạn.
? Nước tiểu cuae thằn lằn liên quan gì đến đới sống ở cạn? ( chống mất nước)
Cho HS hoàn chỉnh bảng.
Quan sát các hình vẽ và so sánh các hệ cơ quan của thằn lằn với ếch theo bảng sau:
* Hệ tiêu hoá.
- ống tiêu hoá phân hoá rõ.
- Ruọt già có khả năng hấp thụ lại nước.
* Hệ tuần hoàn:
- Tim 3 ngăn: 2 tâm nhĩ, 1 tâm thất.
- Có 2 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu pha.
* Hệ hô hấp:
- Phổi có nhiều vách ngăn.
- Sự thông khí nhờ xuất hiện các cơ liên sườn.
* Hệ bài tiết:
- Có thận sau.
- Xoang huyệt có khả năng hấp thụ lại nước --> nước tiểu đặc.
Bảng: Đặc điểm các cơ quan dinh dưỡng của thằn lằn so với ếch
Các nội quan
Thằn lằn
ếch
Hô hấp
Phổi có nhiều ngăn. Cơ liên sườn tham gia vào hô hấp
Phổi đơn giản, ít vách ngăn.
Chủ yếu hô hấp bằng da
Tuần hoàn
Tim 3 ngăn, tâm thất có vách hụt (máu ít pha trộn hơn)
Tim 3 ngăn (2 tâm nhĩ và 1 tâm thất, máu pha trộn nhiều hơn)
Bài tiết
Thận sau.
Xoang huyệt có khả năng hấp thụ lại nước (nước tiểu đặc)
Thận giữa.
Bóng đái lớn.
Hoạt động 3: Thần kinh và giác quan
Cho HS tìm hiểu thông tin trong SGK.
Quan sát H39.4.
? Bộ não của thằn lằn có cấu tạo như thế nào so với bộ não ếch?
? Nêu đặc điểm các giác quan của thằn lằn?
Cho HS quan sát mô hình não thằn lằn.
Tìm hiểu thông tin, quan sát hình vẽ trong SGK.
Kết luận:
+ Bộ não của thằn lằn phát triển hơn so với ếch: Có não trước và tiểu não phát triển. Liên quan đến đời sống phức tạp hơn.
+ Giác quan: Tai có màng nhĩ nằm sâu trong hốc nhỏ. Chưa có vành tai.
Mắt cử động rất linh hoạt. Mắt có mi và tuyến lệ
4. Củng cố:
Cho HS đọc kết luận trong SGK.
Kiểm tra các câu hỏi trong SGK.
5. Hướng dẫn về nhà:
HS về nhà học và trả lời các câu hỏi trong SGK.
Tìm hiểu đa dạng và đặc điểm chung của bò sát.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Ngày soạn :
Ngày giảng :
Tiết 42: đa dạng và đặc điểm chung
của lớp bò sát
I. Mục tiêu bài học:
- Phân biệt được 3 bộ bò sát thường gặp: Bộ có vảy, bộ rùa và bộ cá sấu bằng những đặc điểm cấu tạo ngoài.
- Nêu được đặc điểm cấu tạo ngoài và tập tính của một số loài khủng long thích nghi với đời sống của chúng.
- Nêu được đặc điểm chung và vai trò của bò sát.
- Giáo dục ý thức học tập và tìm hiểu bộ môn.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh sự đa dạng của bò sát.
- Tranh một số loài khủng long.
III. Hoạt động dạy và học:
1- Tổ chức
2- Kiểm tra bài cũ:
? Trình bày đặc điểm cấu tạo trong của thằn lằn thích nghi với đời sống ở cạn?
3- Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Đa dạng của bò sát
Cho HS tìm hiểu thông tin, quan sát H40.1 trong SGK.
? Nêu đặc điểm của bộ rùa, bộ có vảy, bộ cá sấu?
Tìm hiểu phần thông tin và quan sát các hình vẽ trong SGK.
Kết luận:
+ Lớp bò sát rất đa dạng. Có 6500 loài và được chia thành 3 bộ.
. Bộ có vảy(Thằn lằn, rắn): Hàm ngắn, răng nhỏ. Không có mai và yếm. Trứng có màng dai.
. Bộ cá sấu(Cá sấu xiêm): Hàm dài, răng lớn, trứng có vỏ đá vôi. Không có mai và yếm.
. Bộ rùa(Rùa, ba ba): Hàm không có răng. Trứng có vỏ đá vôi. Có mai và có yếm.
Hoạt động 2: Các loài khủng long
Cho HS tìm hiểu thông tin trong SGK. Quan sát H40.2.
? Bò sát cổ đã phát triển như thế nào?
Cho HS thực hiện lệnh trong SGK.
Cho HS tìm hiểu phần thông tin trong SGK, thực hiện lệnh.
? Nguyên nhân khủng long bị tiêu diệt?
? Những điều kiện khí hậu như thế nào khiến bò sát bị tiêu diệt?
a. Sự ra đời và thời đại phồn thịnh của khủng long:
Tìm hiểu thông tin và thực hiện lệnh.
Quan sát H40.2.
Kết luận:
+ Tổ tiên của bò sát hình thành cách đây khoảng 280 – 230 triệu năm. Bò sát cổ đã phát triển rất mạnh mẽ. Đây là thời kỳ phồn thịnh nhất của bò sát. Gọi là thời đại bò sát(Thời đại khủng long). Có nhiều loài bò sát to lớn thích nghi với những môi trường sống khác nhau.
b. Sự diệt vong của khủng long:
Tìm hiểu phần thông tin.
Thực hiện lệnh.
Kết luận:
+ Nguyên nhân:
Do điều kiện sống, khí hậu không thuận lợi.
Do sự cạnh tranh giữa chim và thú.
Vì vậy đa số các loài khủng long bị tiêu diệt. Chỉ còn một số loài cỡ nhỏ thích nghi với điều kiện sống tồn tại đến ngày nay.
Hoạt động 3: Đặc điểm chung của bò sát
Cho HS thực hiện lệnh.
? Nêu các đặc điểm chung của bò sát?
Thực hiện lệnh SGK và rút ra đặc điểm chung.
Kết luận:
+ Bò sát là lớp ĐVCXS thích nghi với điều kiện sống ở cạn.
+ Da khô, có vảy sừng.
+ Chi yếu, có vuốt sắc.
+ Phổi có nhiều vách ngăn.
+ Tim 3 ngăn có vách hụt, máu pha đi nuôi cơ thể.
+ Thụ tinh trong, trứng có vỏ dai.
+ Là ĐV biến nhiệt.
Hoạt động 4: Vai trò
Cho HS tìm hiểu thông tin.
? Nêu các vai trò của bò sát?
Tự tìm hiểu thông tin và rút ra kết luận.
Kết luận:
+ ích lợi:
. Có ích cho nông nghiệp: Tiêu diệt sâu bọ, diệt chuột.
. Có giá trị thực phẩm quý: Rùa, ba ba,...
. Làm dược phẩm: Rắn, trăn.
. Sản phẩm mỹ nghệ:
+ Tác hại:
. Một số gây độc cho người
4. Củng cố:
Cho HS đọc phần kết luận trong SGK.
Kiểm tra các câu hỏi trong SGK.
5. Hướng dẫn về nhà:
Hướng dẫn HS học theo câu hỏi trong SGK.
Đọc mục “Em có biết”.
Tìm hiểu chim bồ câu.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Ngày soạn :
Ngày giảng :
Lớp chim
Tiết 43: Chim bồ câu
I. Mục tiêu bài học:
- Tìm hiểu đời sống và giải thích được sự sinh sản của chim bồ câu là tiến bộ hơn thằn lằn bóng đuôi dài.
- Giải thích được cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn.
- Phân biệt được kiểu bay vỗ cánh của chim bồ câu với kiểu bay lượn của chim hải âu.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh vẽ cấu tạo ngoài của chim bồ câu.
- Mô hình chimbồ câu.
- Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy và học:
1- Tổ chức
2- Kiểm tra bài cũ:
? Nêu đặc điểm chung và vai trò của lớp bò sát?
3- Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Đời sống
Cho HS tìm hiểu thông tin trong SGK.
? Chim bồ câu thường sống ở những đâu?
? Thân nhiệt của chim bồ câu như thế nào?
? Chim bồ câu sinh sản như thế nào?
Tự tìm hiểu thông tin.
Kết luận:
+ Tổ chim của chim bồ câu hiện nay là từ bồ câu núi, thích nghi với điều kiện sống hoang dã, bay lượn.
+ Thân nhiệt của chim bồ câu cao, ổn định. Là ĐV hằng nhiệt.
+ Thụ tinh trong, đẻ trứng. Trứng có vỏ dai và nhiều noãn hoàn. Được chim bố và chim mẹ ấp, sau 3 tuần thì nở thành chim non. Chim non được chim bố và chim mẹ mớm bằng sữa diều.
Hoạt động 2: Cấu tạo ngoài và di chuyển
Cho HS quan sát tranh cấu tạo ngoài của chim bồ câu, kết hợp với mô hình chim bồ câu.
? Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với điều kiện sống?
a. Cấu tạo ngoài:
Quan sát tranh và mô hình chim bồ câu, kết hợp với tranh trong SGK.
Tự hoàn chỉnh bảng trong SGK.
Kết luận:
+ Đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu:
Bảng1: Đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu
Đặc điểm cấu tạo ngoài
ý nghĩa thích nghi
Thân: Hình thoi
Giảm sức cản không khí khi bay
Chi trước: Cánh chim
Quạt gió (động lực của sự bay), cản không khí khi hạ cánh
Chi sau: 3 ngón trước,1 ngón saul
Giúp chim bám chặt vào cành câu và khi hạ cánh
Lông ống: Có các sợi lông làm thành phiến mỏng
Làm cho cánh chim khi giang ra tạo nên một diện tích rộng
Lông tơ: Có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp
Giữ nhiệt, làm cơ thể nhẹ
Mỏ: Mỏ sừng bao lấy hàm, không có răng
Làm đầu chim nhẹ
Cổ: Dài, khớp đầu với thân
Phát huy tác dụng của giác quan, bắt mồi, rỉa lông
Cho HS tìm hiểu thông tin. Quan sát H41.3 và thực hiện lệnh.
? Chim bồ câu có kiểu bay vỗ cánh khác với kiểu bay lượn của chim hải âu như thế nào?
b. Di chuyển:
Tìm hiểu thông tin.
Quan sát H41.3
Hoàn thành bảng 2.
Bảng 2: So sánh kiểu bay vỗ cánh và bay lượn
Các động tác bay
Kiểu bay vỗ cánh
(Chim bồ câu)
Kiểu bay lượn
(Chim hải âu)
Cánh đập liên tục
+
Cánh đập chậm rãi và không liên tục
+
Cánh dang rộng mà không đập
+
Bay chủ yếu dựa vào sự nâng đỡ của không khí và sự thay đổi các luồng gió
+
Bay chủ yếu dựa vào động tác vỗ cánh
+
4. Củng cố:
Cho HS đọc phần kết luận trong SGK.
? Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với điều kiện sống?
? So sánh kiểu bay vỗ cánh và kiểu bay lượn?
5. Hướng dẫn về nhà:
Hướng dẫn HS tìm hiểu các câu hỏi trong SGK.
Đọc mục “Em có biết”.
Chuẩn bị giờ sau thực hành.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Ngày soạn :
Ngày giảng :
Tiết 44: Thực hành: quan sát bộ xương, mẫu mổ chim bồ câu
I. Mục tiêu bài học:
- Phân tích được đặc điểm của bộ xương chim bồ câu thích nghi với đời sống bay.
- Xác định vị trí và đặc điểm cấu tạo của các hệ cơ quan: Tiêu hoá, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết.
- Rèn kỹ năng quan sát, nhận biết, phân tích.
- Làm việc hợp tác trong nhóm nhỏ.
II. Chuẩn bị:
- Tranh bộ xương chim bồ câu.
- Tranh cấu tạo trong của chim bồ câu.
- Mẫu mổ chim bồ câu.
III. Hoạt động dạy và học:
1- Tổ chức
2- Kiểm tra:
? Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với điều kiện sống?
3- Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Quan sát bộ xương chim bồ câu
Cho HS quan sát bộ xương chim bồ câu trên tranh vẽ và mô hình.
? Bộ xương chim bồ câu gồm có những phần nào?
Hướng dẫn HS nêu đặc điểm cấu tạo của bộ xương chim bồ câu theo bảng:
Các nhóm quan sát bộ xương kết hợp với mô hình.
Tự xác định các thành phần của bộ xương.
Kết luận:
. Bộ xương của chim bồ câu gồm:
Xương đầu, xương thân, xương chi.
. Xương của chim nhẹ, xốp, mỏng, vững chắc, thích nghi với sự bay.
Bảng: Đặc điểm cấu tạo của bộ xương chim bồ câu
Các bộ phận của bộ xương
Đặc điểm cấu tạo
ý nghĩa với sự bay
Hoạt động 2: Quan sát các nội quan trên mẫu mổ
Cho HS thực hiện lệnh: Quan sát các nội quan trên mẫu mổ kết hợp với hình vẽ và hoàn chỉnh bảng trong SGK.
Các nhóm quan sát cấu tạo trong trên mẫu mổ kết hợp với tranh.
Hoàn chỉnh bảng trong SGK.
Bảng: Thành phần cấu tạo của một số hệ cơ quan
Các hệ cơ quan
Các thành phần cấu tạo trong hệ
Tiêu hoá
1-2-3-4-5-14
Hô hấp
10-11
Tuần hoàn
8-9
Bài tiết
13
4. Củng cố và kiểm tra đánh giá:
GV nhận xét giờ thực hành của các nhóm.
Gọi HS đại diện các nhóm lên chỉ các hệ cơ quan trên mẫu mổ và trên tranh vẽ.
Kiểm tra, đánh giá các nhóm qua giờ thực hành.
5. Hướng dẫn về nhà:
HS về nhà tìm hiểu cấu tạo trong của chim bồ câu.
Ngày soạn :
Ngày giảng :
Tiết 45: cấu tạo trong của chim bồ câu
I. Mục tiêu bài học:
- Nêu được hoạt động của các cơ quan dinh dưỡng: tiêu hoá, tuần hoàn, bài tiết, hô hấp và cơ quan sinh sản, thần kinh, giác quan.
- Phân tích được đặc điểm cấu tạo của chim thích nghi với điều kiện sống bay.
- Rèn kỹ năng phân tích, so sánh.
- Giáo dục ý thức tìm hiểu bộ môn.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh vẽ các hệ cơ quan bên trong của chim bồ câu.
- Mô hình cấu tạo trong của chim bồ câu.
- Mô hình bộ não chim.
III. Hoạt động dạy và học:
1- Tổ chức
2- Kiểm tra bài cũ:
? Hãy kể các cơ quan dinh dưỡng của chim bồ câu?
3- Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Các cơ quan dinh dưỡng
Cho HS tìm hiểu thông tin trong SGK.
? Cơ quan tiêu hoá của chim bồ câu hoàn chỉnh hơn bò sát
File đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_khoi_7_chuong_trinh_hoc_ki_2.doc