Giáo án Sinh học Lớp 6 - Bài 2: Nhiệm vụ sinh học - Năm học 2020-2021

B: Hình thành kiến thức ( 30 phút)

Hoạt động 1: Tìm hiểu sự đa dạng của sinh vật trong tự nhiên. (10’)

- Mục tiêu: Trình bày được sự đa dạng và phong phú của sinh vật

- Phương thức hoạt động: Quan sát, tư duy và giải quyết vấn đề trực quan.

- Hình thức: hoạt động cá nhân

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung

- Yêu cầu HS thực hiện câu lệnh trong SGK .

Gợi ý:

+ Cho biết tên một số loại thực vật và động vật trong tự nhiên mà em biết? em biết thông tin gi về chúng?

- Yêu cầu HS tự rút ra nhận xét về thế giới sinh vật: số lượng, nơi ở, kích thước, màu sắc của sinh vật.

- GV bổ sung - Một vài học sinh lên bảng điền vào cột trống.

- Cho một vài ví dụ về một số loài động vật và thực vật, cung cấp một số thông tin về chúng.

- HS tự nhận xét khi hoàn thành bảng

- Rút ra kết luận I. Sự đa dạng của thế giới sinh vật

- Sinh vật trong tự nhiên rất phong phú và đa dạng.

 

docx3 trang | Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 335 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 6 - Bài 2: Nhiệm vụ sinh học - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:01 Ngày thángnăm Ngày soạn:. Ngày dạy: Tiết 2_Bài 2: NHIỆM VỤ CỦA SINH HỌC I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: - Nêu được một vài ví dụ cho thấy sự đa dạng của sinh học cùng với những mặt lợi, hại của chúng. - Kể tên của bốn nhóm sinh vật chính. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng quan sát, tư duy, suy luận. - Rèn khả năng hoạt động nhóm, khai thác thông tin. 3. Thái độ: - Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, yêu thích môn học. 4. Năng lực - Năng lực đọc hiểu và xử lí thông tin, năng lực vận dụng kiến thức - Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực tư duy sáng tạo II. Chuẩn bị bài học 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Sách giáo khoa, giáo án. - Tranh vẽ hoặc ảnh chụp 1 phần quang cảnh tự nhiên. - Tranh vẽ đại diện của 4 nhóm sinh vật chính. 2. Chuẩn bị của học sinh: - Sách vở. III. Tiến trình bài học 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút) - Giữa vật sống và vật không sống có đặc điểm gì khác nhau? - Làm thế nào để nhận biết được một cơ thể sống? 3. Bài mới: A: Hoạt động khởi động (3 phút) - Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung - Dùng tranh quang cảnh tự nhiên giới thiệu bài. Muốn nghiên cứu thế giới sinh vật trong tự nhiên phải thông qua sinh học. - HS chú ý quan sát và lắng nghe. B: Hình thành kiến thức ( 30 phút) Hoạt động 1: Tìm hiểu sự đa dạng của sinh vật trong tự nhiên. (10’) - Mục tiêu: Trình bày được sự đa dạng và phong phú của sinh vật - Phương thức hoạt động: Quan sát, tư duy và giải quyết vấn đề trực quan. - Hình thức: hoạt động cá nhân Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung - Yêu cầu HS thực hiện câu lệnh trong SGK . Gợi ý: + Cho biết tên một số loại thực vật và động vật trong tự nhiên mà em biết? em biết thông tin gi về chúng? - Yêu cầu HS tự rút ra nhận xét về thế giới sinh vật: số lượng, nơi ở, kích thước, màu sắc của sinh vật. - GV bổ sung - Một vài học sinh lên bảng điền vào cột trống. - Cho một vài ví dụ về một số loài động vật và thực vật, cung cấp một số thông tin về chúng. - HS tự nhận xét khi hoàn thành bảng - Rút ra kết luận I. Sự đa dạng của thế giới sinh vật - Sinh vật trong tự nhiên rất phong phú và đa dạng. Hoạt động 2: Các nhóm sinh vật trong tự nhiên (10’) - Mục tiêu: Trình bày được các nhóm sinh vật trong tự nhiên. - Phương thức hoạt động: Quan sát, tư duy và giải quyết vấn đề trực quan. - Hình thức: hoạt động nhóm (theo từng bàn) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung - Yêu cầu học sinh xếp loại riêng ví dụ nào thuộc động vật, thực vật hay không phải động vật, thực vật? Chúng thuộc nhóm nào của sinh vật? - GV treo tranh => giới thiệu đại diện của các nhóm sinh vật trong tự nhiên. - GV giới thiệu sơ lược về thông tin của các nhóm. - Yêu cầu HS cho thêm ví dụ về đại diện của các nhóm - HS trả lời câu hỏi và xác định tên các nhóm sinh vật - Quan sát tranh và đọc phần thông tin trong sách giáo khoa. - Nêu được nơi ở của các nhóm sinh vật trong tranh - Nêu một số ví dụ đại diện cho từng nhóm sinh vật. II. Các nhóm sinh vật trong tự nhiên - Sinh vật trong tự nhiên bao gồm các nhóm lớn sau: vi khuẩn, nấm, thực vật và động vật. - Chúng sống ở nhiều môi trường khác nhau, có quan hệ mật thiết với nhau, với con người. Hoạt động 3: Tìm hiểu nhiệm vụ của sinh học (10’) - Mục tiêu: trình bày được nhiệm vụ của sinh học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung - GV gợi ý: + cho ví dụ về một số sinh vật có ích trong cuộc sống? + Kể 1 số tác hại của 1 số sinh vật mà em biết? + Làm thế nào để nhận biết những sinh vật có lợi hay có hại? - GV diễn giải thêm về nhiệm vụ của sinh học. - HS thảo luận trả lời các câu hỏi gợi ý của giáo viên. - HS đọc phần thông tin trong SGK - Rút ra kết luận về nhiệm vụ của sinh học. III. Nhiệm vụ của sinh học - Là nghiên cứu các hình thái, cấu tạo cũng như sự đa dạng của sinh học nói chung và của thực vật nói riêng để sử dụng hợp lí, phát triển và bảo vệ chúng phục vụ cho đời sống con người. C: Hoạt động luyện tập (3 phút) - Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được. - GV Yêu cầu HS làm bài tập trắc nghiệm. Chọn đáp án đúng: 1/ Trong những nhóm vật sau đây, nhóm nào gồm sinh vật trong tự nhiên? A. Cây tre,con cóc,con khỉ,cây cột điện. B. Cây nến,con mèo,con lật đật,cây xương rồng. C. Cây táo, cây ổi, con gà, con chó. D. Cây cà phê, cái thước kẻ, con dao, con cá. 2/ Đặc điểm chung của cơ thể sống là : A. Có sự trao đổi chất với môi trường. B. Có khả năng di chuyển. C. Có khả năng sinh sản. D. Cả A, B và C. D: Vận dụng, mở rộng (2 phút) - Mục tiêu: + Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học. + Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Là HS em phải làm gì để thực hiện tốt nhiệm vụ của sinh học và thực vật học? E: Hoạt động dặn dò (1 phút) - Học bài và trả lời câu hỏi SGK - Sưu tầm 1 số tranh ảnh về sinh vật trong tự nhiên. - Xem và soạn trước bài “đặc điểm chung của thực vật” * Rút kinh nghiệm bài học:

File đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_6_bai_2_nhiem_vu_sinh_hoc_nam_hoc_2020.docx