Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 1-21

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Học sinh nêu được đặc điểm chủ yếu của cơ thể sống.

- Phân biệt vật sống và vật không sống.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng tìm hiểu đời sống hoạt động của sinh vật.

3. Thái độ

- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC

- Tranh ảnh về một vài nhóm sinh vật, sử dụng hình vẽ 2.1 SGK.

III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG

1. Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số.

- Làm quen với học sinh.

- Chia nhóm học sinh.

2.Kiểm tra bài cũ

3.Bài mới

 Mở đầu như SGK.

 

doc186 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 16/07/2022 | Lượt xem: 185 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 1-21, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 Tiết 1 Ngày soạn: 3/ 9/ 06 Ngày dạy: 7/ 9/ 06 Bài 1: Đặc điểm của cơ thể sống I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Học sinh nêu được đặc điểm chủ yếu của cơ thể sống. - Phân biệt vật sống và vật không sống. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng tìm hiểu đời sống hoạt động của sinh vật. 3. Thái độ - Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, yêu thích môn học. II. Đồ dùng dạy và học - Tranh ảnh về một vài nhóm sinh vật, sử dụng hình vẽ 2.1 SGK. III. Tiến trình bài giảng 1. ổn định tổ chức - Kiểm tra sĩ số. - Làm quen với học sinh. - Chia nhóm học sinh. 2.Kiểm tra bài cũ 3.Bài mới Mở đầu như SGK. Hoạt động 1: Nhận dạng vật sống và vật không sống Mục tiêu: HS nhận dạng vật sống và vật không sống qua biểu hiện bên ngoài. Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV cho học sinh kể tên một số; cây, con, đồ vật ở xung quanh rồi chọn 1 cây, con, đồ vật đại diện để quan sát. - GV yêu cầu học sinh trao đổi nhóm (4 người hay 2 người) theo câu hỏi. - Con gà, cây đậu cần điều kiện gì để sống? - Cái bàn có cần những điều kiện giống như con gà và cây đậu để tồn tại không? - Sau một thời gian chăm sóc đối tượng nào tăng kích thước và đối tượng nào không tăng kích thước? - GV chữa bài bằng cách gọi HS trả lời. - GV cho HS tìm thêm một số ví dụ về vật sống và vật không sống. - GV yêu cầu HS rút ra kết luận. - HS tìm những sinh vật gần với đời sống như: cây nhãn, cây cải, cây đậu... con gà, con lợn ... cái bàn, ghế. - Chọn đại diện: con gà, cây đậu, cái bàn. - Trong nhóm cử 1 người ghi lại những ý kiến trao đổi, thống nhất ý kiến của nhóm. - Yêu cầu thấy được con gà và cây đậu được chăm sóc lớn lên còn cái bàn không thay đổi. - Đại diện nhóm trình bày ý kiến, nhóm khác nhận xét, bổ sung. Kết luận: - Vật sống: lấy thức ăn, nước uống, lớn lên, sinh sản. - Vật không sống: không lấy thức ăn, không lớn lên, không sinh sản. Hoạt động 2: Đặc điểm của cơ thể sống Mục tiêu: HS thấy được đặc điểm của cơ thể sống là trao đổi chất để lớn lên. Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV cho HS quan sát bảng SGK trang 6, GV giải thích tiêu đề của cột 2 và cột 6 và 7. - GV yêu cầu HS hoạt động độc lập, GV kẻ bảng SGK vào bảng phụ. - GV chữa bài bằng cách gọi HS trả lời, GV nhận xét. - GV hỏi:- qua bảng so sánh hãy cho biết đặc điểm của cơ thể sống? - HS quan sát bảng SGK chú ý cột 6 và 7. - HS hoàn thành bảng SGK trang 6. - 1 HS lên bảng ghi kết quả của mình vào bảng của GV, HS khác theo dõi, nhận xét, bổ sung. - HS ghi tiếp các VD khác vào bảng. Kết luận: - Đặc điểm của cơ thể sống là: + Trao đổi chất với môi trường. + Lớn lên và sinh sản. 4. Củng cố - GV cho HS trả lời câu hỏi 1 và 2 SGK. 5. Hướng dẫn học bài ở nhà - Học bài và trả lời câu hỏi SGK - Chuẩn bị: 1 số tranh ảnh về sinh vật trong tự nhiên. Tiết 2 Ngày soạn: 3/ 9/ 06 Ngày dạy: 8/ 9/ 06 Bài 2: Nhiệm vụ của sinh học I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Học sinh nắm được một số VD để thấy sự đa dạng của sinh vật cùng với những mặt lợi, hại của chúng. - Biết được 4 nhóm sinh vật chính: động vật, thực vật, vi khuẩn, nấm. - Hiểu được nhiệm vụ của sinh học và thực vật học. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng so sánh. 3. Thái độ - Giáo dục ý thức yêu thiên nhiên và môn học. II. Đồ dùng dạy và học - Tranh phóng to về quang cảnh tự nhiên có 1 số động vật và thực vật khác nhau. Tranh về đại diện 4 nhóm sinh vật chính (hình 2.1 SGK). III. Tiến trình bài giảng 1. ổn định tổ chức - Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ - Đặc điểm chung của mọi cơ thể sống? 3. Bài mới Mở bài: Như SGK hay dùng tranh ảnh về nhiều loài sinh vật để vào bài. Hoạt động 1: Sinh vật trong tự nhiên Mục tiêu: HS nắm được giới sinh vật đa dạng, sống ở nhiều nơi và có liên quan đến đời sống con người. a. Sự đa dạng của thế giới sinh vật Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV: yêu cầu HS làm bài tập mục s trang 7 SGK. - Qua bảng thống kê em có nhận xét về thế giới sinh vật? (gợi ý: Nhận xét về nơi sống, kích thước? Vai trò đối với người? ...) - Sự phong phú về môi trường sống, kích thước, khả năng di chuyển của sinh vật nói lên điều gì? - HS hoàn thành bảng thống kê trang 7 SGK (ghi tiếp 1 số cây, con khác). - Nhận xét theo cột dọc, bổ sung có hoàn chỉnh phần nhận xét. - Trao đổi trong nhóm để rút ra kết luận: sinh vật đa dạng. b. Các nhóm sinh vật Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Hãy quan sát lại bảng thống kê có thể chia thế giới sinh vật thành mấy nhóm? - HS có thể khó xếp nấm vào nhóm nào, GV cho HS nghiên cứu thông tin SGK trang 8, kết hợp với quan sát hình 2.1 SGK trang 8. - Thông tin đó cho em biết điều gì? - Khi phân chia sinh vật thành 4 nhóm, người ta dựa vào những đặc điểm nào? ( Gợi ý: + Động vật: di chuyển + Thực vật: có màu xanh + Nấm: không có màu xanh (lá) + Vi sinh vật: vô cùng nhỏ bé) - HS xếp loại riêng những ví dụ thuộc động vật hay thực vật. - HS nghiên cứu độc lập nội dung trong thông tin. - Nhận xét; sinh vật trong tự nhiên được chia thành 4 nhóm lớn: vi sinh vật, nấm, thực vật và động vật. - HS khác nhắc lại kết luận này để cả lớp cùng ghi nhớ. Kết luận: - Sinh vật trong tự nhiên được chia thành 4 nhóm lớn: vi sinh vật, nấm, thực vật và động vật. Hoạt động 2: Nhiệm vụ của sinh học Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK trang 8 và trả lời câu hỏi: - Nhiệm vụ của sinh học là gì? - GV gọi 1-3 HS trả lời. - GV cho 1 học sinh đọc to nội dung: nhiệm vụ của thực vật học cho cả lớp nghe. - HS đọc thông tin SGK từ 1-2 lần, tóm tắt nội dung chính để trả lời câu hỏi. - HS nghe rồi bổ sung hay nhắc lại phần trả lời của bạn. - HS nhắc lại nội dung vừa nghe. Kết luận: - Nhiệm vụ của sinh học. - Nhiệm vụ của thực vật học (SGK trang 8) 4. Củng cố - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: - Thế giới sinh vật rất đa dạng được thể hiện như thế nào? - Người ta đã phân chia sinh vật trong tự nhiên thành mấy nhóm? hãy kể tên các nhóm? - Cho biết nhiệm vụ của sinh học và thực vật học? 5. Hướng dẫn học bài ở nhà - Học bài và trả lời câu hỏi SGK - Ôn lại kiến thức về quang hợp ở sách ‘Tự nhiên xã hội” của tiểu học. - Sưu tầm tranh ảnh về thực vật ở nhiều môi trường. Tuần 2 Tiết 3 Ngày soạn:10/ 9/ 06 Ngày dạy:14/ 9/ 06 Bài 3: Đặc điểm chung của thực vật I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Học sinh nắm được đặc điểm chung của thực vật. - Tìm hiểu sự đa dạng phong phú của thực vật. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng quan sát, so sánh. kĩ năng hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. 3. Thái độ - Giáo dục lòng yêu tự nhiên, bảo vệ thực vật. II. Đồ dùng dạy và học - GV: Tranh ảnh khu rừng vườn cây, sa mạc, hồ nước... - HS: Sưu tầm tranh ảnh các loài thực vật sống trên Trái Đất. Ôn lại kiến thức về quang hợp trong sách “Tự nhiên xã hội” ở tiểu học. III. Tiến trình bài giảng 1. ổn định tổ chức - Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ - Kể tên một số sinh vật sống trên cạn, dưới nước và ở cơ thể người? - Nêu nhiệm vụ của sinh học? 3. Bài mới Hoạt động 1: Sự phong phú đa dạng của thực vật Mục tiêu: HS thấy được sự đa dạng và phong phú của thực vật. Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân và: Quan sát tranh, ghi nhớ kiến thức. - Hoạt động nhóm 4 người + Thảo luận câu hỏi SGK trang 11. - GV quan sát các nhóm có thể nhắc nhở hay gợi ý cho những nhóm có học lực yếu. - GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Yêu cầu sau khi thảo luận HS rút ra kết luận về thực vật. - GV tìm hiểu có bao nhiêu nhóm có kết quả đúng, bao nhiêu nhóm cần bổ sung. - HS quan sát hình 3.1 tới 3.4 SGK trang 10 và các tranh ảnh mang theo. Chú ý: Nơi sống của thực vật, tên thực vật. - Phân công trong nhóm: + 1 bạn đọc câu hỏi (theo thứ tự cho cả nhóm cùng nghe) + 1 bạn ghi chép nội dung trả lời của nhóm. VD: + Thực vật sống ở mọi nơi trên Trái Đất, sa mạc ít thực vật còn đồng bằng phong phú hơn. + Cây sống trên mặt nước rễ ngắn, thân xốp. - HS lắng nghe phần trình bày của bạn, bổ sung nếu cần. Kết luận: - Thực vật sống ở mọi nơi trên Trái Đất chúng có rất nhiều dạng khác nhau, thích nghi với môi trường sống. Hoạt động 2: Đặc điểm chung của thực vật Mục tiêu: HS nắm được đặc điểm chung cơ bản của thực vật. Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Yêu cầu HS làm bài tập mục s SGK trang 11. - GV kẻ bảng này lên bảng. - GV chữa nhanh vì nội dung đơn giản. - GV đưa ra một số hiện tượng yêu cầu HS nhận xét về sự hoạt động của sinh vật: + Con gà, mèo, chạy, đi. + Cây trồng vào chậu đặt ở cửa sổ 1 thời gian ngọn cong về chỗ sáng. - Từ đó rút ra đặc điểm chung của thực vật. - HS kẻ bảng SGK trang 11 vào vở, hoàn thành các nội dung. - HS lên bảng trình bày. - Nhận xét: động vật có di chuyển còn thực vật không di chuyển và có tính hướng sáng. - Từ bảng và các hiện tượng trên rút ra những đặc điểm chung của thực vật. Kết luận: - Thực vật có khả năng tạo chất dinh dưỡng, không có khả năng di chuyển. 4. Củng cố - GV củng cố nội dung bài. - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1, 2 SGK 5. Hướng dẫn học bài ở nhà - Tranh cây hoa hồng, hoa cải. - Mẫu cây: dương xỉ, cây cỏ. Tiết 4 Ngày soạn: 10/ 9/ 06 Ngày dạy: 15/ 9/ 06 Bài 4: Có phải tất cả thực vật đều có hoa I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Học sinh biết quan sát, so sánh để phân biệt được cây có hoa và cây không có hoa dựa vào đặc điểm của cơ quan sinh sản (hoa, quả). - Phân biệt cây 1 năm và cây lâu năm. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng quan sát, so sánh. 3. Thái độ - Giáo dục ý thức học tập,bảo vệ chăm sóc thực vật. II. Đồ dùng dạy và học - GV: Tranh phóng to hình 4.1; 4.2 SGK. Mẫu cây cà chua, đậu có cả hoa quả, hạt. - HS sưu tầm tranh cây dương xỉ, rau bợ... III. Tiến trình bài giảng 1. ổn định tổ chức - Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ - Nêu đặc điểm chung của thực vật? - Thực vật ở nước ta rất phong phú, nhưng vì sao chúng ta cần phải trồng thêm và bảo vệ chúng? 3. Bài học Hoạt động 1: Thực vật có hoa và thực vật không có hoa Mục tiêu: - HS nắm được các cơ quan của cây xanh có hoa. - Phân biệt cây xanh có hoa và cây xanh không có hoa. Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Yêu cầu HS hoạt động cá nhân để tìm hiểu các cơ quan của cây cải. - GV đưa ra câu hỏi sau: + Rễ, thân, lá, là............. + Hoa, quả, hạt là............... + Chức năng của cơ quan sinh sản là......... + Chức năng của cơ quan sinh dưỡng là............ - Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm để phân biệt thực vật có hoa và thực vật không có hoa. - GV theo dõi hoạt động của các nhóm, có thể gợi ý hay hướng dẫn nhóm nào còn chậm... - GV chữa bài bảng 2 bằng cách gọi HS của các nhóm trình bày. - GV lưu ý HS cây dương xỉ không có hoa nhưng có cơ quan sinh sản đặc biệt. - GV nêu câu hỏi: Dựa vào đặc điểm có hoa của thực vật thì có thể chia thành mấy nhóm? - GV cho HS đọc mục Ê và cho biết: - - Thế nào là thực vật có hoa và không có hoa? - GV chữa nhanh bằng cách đọc kết quả đúng để HS giơ tay, tìm hiểu số lượng HS đã nắm được bài. - GV dự kiến một số thắc mắc của HS khi phân biệt cây như: cây thông có quả hạt, hoa hồng, hoa cúc không có quả, cây su hào, bắp cải không có hoa... - HS quan sát hình 4.1 SGK trang 13, đối chiếu với bảng 1 SGK trang 13 ghi nhớ kiến thức về các cơ quan của cây cải. + Có hai loại cơ quan: cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản. - HS đọc phần trả lời nối tiếp luôn câu hỏi của GV (HS khác có thể bổ sung). + Cơ quan sinh dưỡng. + Cơ quan sinh sản. + Sinh sản để duy trì nòi giống. + Nuôi dưỡng cây. - HS quan sát tranh và mẫu của nhóm chú ý cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản. - Kết hợp hình 4.2 SGK trang 14 rồi hoàn thành bảng 2 SGK trang 13. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Đại diện của nhóm trình bày ý kiến của mình cùng với giới thiệu mẫu đã phân chia ở trên. - Các nhóm khác có thể bổ sung, đưa ra ý kiến khác để trao đổi. - Dựa vào thông tin Ê trả lời cách phân biệt thực vật có hoa vớ thực vật không có hoa. - HS làm nhanh bài tập s SGK trang 14. Kết luận: - Thực vật có 2 nhóm: thực vật có hoa và thực vật không có hoa. Hoạt động 2: Cây một năm và cây lâu năm Mục tiêu: HS phân biệt được cây 1 năm và cây lâu năm. Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV viết lên bảng 1 số cây như: Cây lúa, ngô, mướp gọi là cây một năm. Cây hồng xiêm, mít, vải gọi là cây lâu năm. - Tại sao người ta lại nói như vậy? - GV hướng cho HS chú ý tới việc các thực vật đó ra hoa kết quả bao nhiêu lần trong vòng đời. - GV cho HS kể thêm 1 số cây loại 1 năm và lâu năm. - HS thảo luận nhóm, ghi lại nội dung ra giấy. Có thể là: lúa sống ít thời gian, thu hoạch cả cây. Hồng xiêm cây to, cho nhiều quả.... - HS thảo luận theo hướng cây đó ra quả bao nhiêu lần trong đời để phân biệt cây 1 năm và cây lâu năm. Kết luận: - Cây 1 năm ra hoa kết quả 1 lần trong vòng đời. - Cây lâu năm ra hoa kết quả nhiều lần trong đời. 4. Củng cố - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1, 2, 3, SGK trang 15 hoặc làm bài tập như sách hướng dẫn. - Gợi ý câu hỏi 3*. 5. Hướng dẫn học bài ở nhà - Học bài và trả lời câu hỏi SGK - Đọc mục “Em có biết” - Chuẩn bị 1 số rêu tường. Tuần 3 Tiết 5 Ngày soạn: 10/ 9/ 06 Ngày dạy: 15/ 9/ 06 Chương I- Tế bào thực vật Bài 5: Kính lúp, kính hiển vi và cách sử dụng I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Học sinh nhận biết được các bộ phận của kính lúp và kính hiển vi. - Biết cách sử dụng kính lúp, các bước sử dụng kính hiển vi. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng thực hành. 3. Thái độ - Giáo dục ý thức bảo vệ kính lúp và kính hiển vi. II. Đồ dùng dạy và học - GV: Kính lúp cầm tay, kính hiển vi. Mẫu: 1 vài bông hoa, rễ nhỏ. - HS: 1 đám rêu, rễ hành. III. Tiến trình bài giảng 1. ổn định tổ chức - Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ - Dựa vào đặc điểm nào để nhận biết thực vật có hoa và thực vật không có hoa? - Kể tên 5 cây trồng làm lương thực? Theo em, những cây lương thực trên thường là cây 1 năm hay lâu năm? 3. Bài mới Hoạt động 1: Kính lúp và cách sử dụng Mục tiêu: HS biết cách sử dụng kính lúp cầm tay. Hoạt động của GV Hoạt động của HS + Vấn đề 1: Tìm hiểu cấu tạo kính lúp. - GV yêu cầu HS đọc thông tin Ê SGK trang 17, cho biết kính lúp có cấu tạo như thế nào? + Vấn đề 2: Cách sử dụng kính lúp cầm tay. - HS đọc nội dung hướng dẫn SGK trang 17, quan sát hình 5.2 SGK trang 17. + Vấn đề 3: Tập quan sát mẫu bằng kính lúp. - GV: Quan sát kiểm tra tư thế đặt kính lúp của HS và cuối cùng kiểm tra hình vẽ lá rêu. - Đọc thông tin, nắm bắt, ghi nhớ cấu tạo. - HS cầm kính lúp đối chiếu các phần như đã ghi trên. - Trình bày lại cách sử dụng kính lúp cho cả lớp cùng nghe. - HS quan sát 1 cây rêu bằng cách tách riêng 1 cây đặt lên giấy, vẽ lại hình lá rêu đã quan sát được trên giấy. Kết luận: + Kính lúp gồm 2 phần: tay cầm bằng kim loại, tấm kính trong lồi 2 mặt. Hoạt động 2: Kính hiển vi và cách sử dụng Mục tiêu: HS nắm được cấu tạo và cách sử dụng hiển vi. Hoạt động của GV Hoạt động của HS + Vấn đề 1: Tìm hiểu cấu tạo kính hiển vi. - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm vì mỗi nhóm (1 bàn) có 1 chiếc kính (nếu không có điều kiện thì dùng 1 chiếc kính chung). - GV kiểm tra bằng cách gọi đại diện của 1-2 nhóm lên trước lớp trình bày. - Bộ phận nào của kính hiển vi là quan trọng nhất? Vì sao? - GV nhấn mạnh: đó là thấu kính vì có ống kính để phóng to được các vật. + Vấn đề 2: Cách sử dụng kính hiển vi - GV làm thao thao tác sử dụng kính để cả lớp cùng theo dõi từng bước. - Nếu có điều kiện GV có thể phát cho mỗi nhóm 1 tiêu bản mẫu để tập quan sát. - Đặt kính trước bàn trong nhóm cử 1 người đọc SGK trang 18 phần cấu tạo kính. - Cả nhóm nghe đọc kết hợp với hình 5.3 SGK trang 18 để xác đinh các bộ phận của kính. - Trong nhóm nhắc lại 1-2 lần để cả nhóm cùng hiểu rõ đầy đủ cấu tạo của kính. - Các nhóm còn lại chú ý nghe rồi bổ sung (nếu cần). - HS có thể trả lời những bộ phận riêng lẻ như ốc điều chỉnh hay ống kính, gương.... - Đọc mục Ê SGk trang 19 nắm được các bước sử dụng kính. - HS cố gắng thao tác đúng các bước để có thể nhìn thấy mẫu. Kết luận: - Kính hiển vi có 3 phần chính: + Chân kính + Thân kính + Bàn kính 4. Củng cố - Gọi 1-2 HS lên trình bày lại cấu tạo của kính lúp và kính hiển vi. - Nhận xét, đánh giá, cho điểm nhóm học tốt trong giờ. 5. Hướng dẫn học bài ở nhà - Học bài. - Đọc mục “Em có biết” - Chuẩn bị mỗi nhóm mang 1 củ hành tây, 1 quả cà chua chín. Tiết 6 Ngày soạn: 18/ 9/ 06 Ngày dạy: 21/ 9/ 06 Bài 6: Quan sát tế bào thực vật I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Học sinh tự làm được 1 tiêu bản tế bào thực vật (tế bào vảy hành hoặc tế bào thịt quả cà chua chín). 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng sử dụng kính hiển vi. - Tập vẽ hình đã quan sát được trên kính hiển vi. 3. Thái độ - Bảo vệ, giữ gìn dụng cụ. - Trung thực, chỉ vẽ những hình quan sát được. II. Đồ dùng dạy và học + GV: - Biểu bì vẩy hành và thịt quả cà chua chín. - Tranh phóng to củ hành và tế bào vẩy hành, quả cà chua chín và tế bào thịt cà chua. - Kính hiển vi. + HS: Học lại bài kính hiển vi. III. Tiến trình bài giảng 1. ổn định tổ chức - Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ - Nêu chức năng của kính lúp và kính hiển vi? 3. Bài mới Yêu cầu của bài thực hành: - GV kiểm tra phần chuẩn bị của HS theo nhóm đã phân công, các bước sử dụng kính hiển vi (bằng cách gọi 1-2 HS trình bày). - GV yêu cầu HS: + Làm được tiêu bản tế bào cà chua hoặc vẩy hành. + Vẽ lại hình khi quan sát được. + Các nhóm không được nói to và đi lại lộn xộn. - GV phát dụng cụ: Nếu có điều kiện mỗi nhóm (4 người) 1 bộ gồm kính hiển vi, 1 khay đựng dụng cụ như: kinh mũi mác, dao, lọ nước, côngtơhut, gấy thấm, lam kính... - GV phân công: một số nhóm làm tiêu bản tế bào vảy hành, 1 số nhóm làm tiêu bản tế bào thịt cà chua. Hoạt động 1: Quan sát tế bào dưới kính hiển vi Mục tiêu: HS quan sát được 2 loại tế bào biểu bì vảy hành và tế bào thịt quả cà chua SGK trang 21- 22. Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV yêu cầu các nhóm (đã được phân công) đọc cách tiến hành lấy mẫu và quan sát mẫu trên kính. - GV làm mẫu tiêu bản đó để học sinh cùng quan sát. - GV đi tới các nhóm giúp đỡ, nhắc nhở, giải đáp thắc mắc của HS. - HS quan sát hình 6.1 SGK trang 21, đọc và nhắc lại các thao tác, chọn 1 người chuẩn bị kính, còn lại chuẩn bị tiêu bản như hướng dẫn của GV. - Tiến hành làm chú ý ở tế bào vảy hành cần lấy 1 lớp thật mỏng trải phẳng không bị gập , ở 1 tế bào thịt quả cà chua chỉ quệt lớp mỏng. - Sau khi đã quan sát được cố gắng vẽ thật giống mẫu. Hoạt động 2: Vẽ lại hình đã quan sát được dưới kính Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV treo tranh phóng to giới thiệu: + Củ hành và tế bào biểu bì vảy hành. + Quả cà chua và tế bào thịt quả cà chua. - GV hướng dẫn HS cách vừa quan sát vừa vẽ hình. - Nếu còn thời gian GV cho HS đổi tiêu bản của nhóm này cho nhóm khác để có thể quan sát được cả 2 tiêu bản. - HS quan sát tranh đối chiếu với hình vẽ của nhóm mình, phân biệt vách ngăn tế bào. - HS vẽ hình vào vở. 4. Củng cố - HS tự nhận xét trong nhóm về thao tác làm tiêu bản, sử dụng kính, kết quả. - GV đánh giá chung buổi thực hành (về ý thức, kết quả), - Yêu cầu HS lau kính, xếp lại vào hộp và vệ sinh lớp học. 5. Hướng dẫn học bài ở nhà - Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2 SGK trang 27. - Sưu tầm tranh ảnh về hình dạng các tế bào thực vật. Tuần 4 Tiết 7 Ngày soạn: 19/ 9/ 06 Ngày dạy: 22/ 9/ 06 Bài 7: Cấu tạo tế bào thực vật I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Học sinh nắm được các cơ quan của thực vật đều được cấu tạo bằng tế bào. - Những thành phần cấu tạo chủ yếu của tế bào. - Khái niệm mô. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng quan sát hình vẽ, thu thập kiến thức. - Kĩ năng nhận biết kiến thức. 3. Thái độ - Giáo dục ý thức học tập, lòng yêu thích môn học. II. Đồ dùng dạy và học - GV: Tranh phóng to hình 7.1; 7.2; 7.3; 7.4 ; 7.5 SGK. - HS: Sưu tầm tranh ảnh về tế bào thực vật. III. Tiến trình bài giảng 1. ổn định tổ chức - Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra hình vẽ tế bào thực vật HS đã làm trước ở nhà. 3. Bài mới VB: Cho HS nhắc lại đặc điểm của tế bào biểu bì vảy hành đã quan sát được hôm trước. GV có thể đặt câu hỏi: có phải tất cả các cơ quan của thực vật đều có cấu tạo giống vảy hành không? Hoạt động 1: Hình dạng kích thước của tế bào Mục tiêu: HS nắm được cơ thể thực vật được cấu tạo bằng tế bào, tế bào có nhiều hình dạng. Hoạt động của GV Hoạt động của HS + Vấn đề 1: Tìm hiểu hình dạng của tế bào - GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân nghiên cứu SGK ở mục I trả lời câu hỏi: Tìm điểm giống nhau cơ bản trong cấu tạo rễ, thân, lá? - GV lưu ý có thể HS nói là nhiều ô nhỏ đó là 1 tế bào. - GV cho HS quan sát lại hình SGK, tranh hình dạng của tế bào ở 1 số cây khác nhau, nhận xét về hình dạng của tế bào. - Yêu cầu HS quan sát kĩ hình 7.1 SGK trang 23 và cho biết: trong cùng 1 cơ quan tế bào có giống nhau không? - GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK. - GV nhận xét ý kiến của HS, yêu cầu HS rút ra nhận xét về kích thước tế bào. - GV thông báo thêm số tế bào có kích thước nhỏ (mô phân sinh ngọn) tế bào sợi gai dài... - GV yêu cầu HS rút ra kết luận. - HS quan sát hình 7.1; 7.2; 7.3 SGK trang 23 và trả lời câu hỏi: - HS thấy được điểm giống nhau đó là cấu tạo bằng nhiều tế bào. - HS quan sát tranh đưa ra nhận xét: tế bào có nhiều hình dạng. - HS đọc thông tin và xem bảng kích thước tế bào trang 24 SGK, tự rút ra nhận xét. - HS trình bày, bổ sung cho đầy đủ. - Kích thước của tế bào khác nhau. Kết luận: - Cơ thể thực vật được cấu tạo bằng tế bào. - Các tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau. Hoạt động 2: Cấu tạo tế bào Mục tiêu: HS nắm được 4 thành phần chính của tế bào: vách tế bào, màng tế bào, chất tế bào, nhân. Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV yêu cầu HS nghiên cứu độc lập nội dung SGK trang 24. - GV treo tranh câm: sơ đồ cấu tạo tế bào thực vật. - Gọi HS lên bảng chỉ các bộ phận của tế bào trên tranh. - GV cho nhận xét có thể đánh giá điểm. - GV mở rộng: chú ý lục lạp trong chất tế bào có chứa diệp lục làm cho hầu hết cây có màu xanh và góp phần vào quá trình quang hợp. - GV tóm tắt, rút ra kết luận để HS ghi nhớ thành phần cấu tạo chủ yếu của tế bào. - HS đọc thông tin SGK trang 24, kết hợp quan sát hình 7.4 SGK trang 24. - Xác định được các bộ phận của tế bào rồi ghi nhớ kiến thức. - Từ 1-3 HS lên bảng chỉ tranh và nêu được chức năng từng bộ phận, HS khác nghe và bổ sung. Kết luận: - Tế bào gồm: + Vách tế bào + Màng sinh chất + Chất tế bào + Nhân. Hoạt động 3: Mô Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV treo tranh các loại mô yêu cầu HS quan sát và đưa câu hỏi: - Nhận xét cấu tạo hình dạng các tế bào của cùng 1 loại mô, của các loại mô khác nhau? - Rút ra kết luận: mô là gì? - GV bổ sung thêm vào kết luận của HS: chức năng của các tế bào trong 1 mô nhất là mô phân sinh làm cho các cơ quan của thực vật lớn lên. - HS quan sát tranh, trao đổi nhanh trong nhóm đưa ra nhận xét ngắn gọn. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Kết luận: - Mô gồm một nhóm tế bào giống nhau cùng thực hiện 1 chức năng. 4. Củng cố - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1, 2, 3 cuối bài. - HS giải ô chữ nhanh, đúng, GV đánh giá điểm. 5. Hướng dẫn học bài ở nhà - Học bài và trả lời câu hỏi SGK. - Đọc mục “Em có biết” - Ôn lại khái niệm trao đổi chất ở cây xanh (lớp dưới). Tiết 8 Ngày soạn: 25/ 9/ 06 Ngày dạy: 28/ 9/ 06 Bài 8: Sự lớn lên và phân chia của tế bào I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Học sinh trả lời được câu hỏi: Tế bào lớn lên như thế nào? Tế bào phân chia như thế nào? - HS hiểu được ý nghĩa của sự lớn lên và phân chia tế bào ở thực vật chỉ có những tế bào mô phân sinh mới có khả năng phân chia. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng quan sát hình vẽ, tìm tòi kiến thức. 3. Thái độ - Giáo dục thích môn học. II. Đồ dùng dạy và học - GV: Tranh phóng to hình 8.1; 8.2 SGK trang 27. - HS: Ôn lại khái niệm trao đổi chất ở cây xanh. III. Tiến trình bài giảng 1. ổn định tổ chức - Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ - Kích thước của tế bào thực vật? - Nêu những thành phần chủ yếu của tế bào thực vật? 3. Bài mới Hoạt động 1: Hình dạng, kích thước của tế bào Mục tiêu: HS nắm được tế bào lớn lên nhờ trao đổi chất. Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV yêu cầu HS: + Hoạt động theo nhóm. + Nghiên cứu SGK. + Trả lời 2 câu hỏi mục thông tin SGK trang 27. - GV gợi ý: - Tế bào trưởng thành là tế bào không lớn thêm được nữa và có khả năng sinh sản. - Trên hình 8.1 khi tế bào phát triển bộ phận nào tăng kích thước bộ phận nào nhiều lên? - GV: từ những ý kiến HS đã thảo luận trong nhóm yêu cầu HS trả lời tóm tắt 2 câu hỏi trên. Gọi bổ sung và rút ra kết luận. - HS đọc thông tin mục Ê kết hợp hợp quan sát hình 8.1 SGK trang 27. - Trao đổi nhóm, thảo luận ghi lại ý kiến sau khi đã thống nhất ra giấy. - Có thể HS chỉ thấy rõ: tăng kích thước. - Từ gợi ý của GV học sinh phải thấy được vách tế bào lớn lên, chất tế bào nhiều lên, không bào to ra. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Kết luận: - Tế bào con có kích thước nhỏ, lớn dần lên thành tế bào trưởng thành nhờ quá trình trao đổi chất. Hoạt động 2: Sự phân chia của tế bào Mục tiêu: HS nắm được quá trình phân chia của tế bào, tế bào mô phân sinh mới phân chia. Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV yêu cầu HS ng

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_6_tiet_1_21.doc
Giáo án liên quan