I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- HS vận dụng kiến thức đã học và kĩ năng phân tích thí nghiệm để biết được những chất Lá cần sử dụng để chế tạo tinh bột.
- HS phát biểu được khái niệm đơn giản về quang hợp.
- Viết được sơ đồ tóm tắc quá trình quang hợp.
- í nghĩa của hợp ở cõy xanh
2. Kỹ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích thí nghiệm.
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm và hoạt động cá nhân.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức bảo vệ cây xanh.
- Giáo dục ý thức yêu thích môn học.
*GDMT: Lồng ghép, liên hệ
- Quang hợp góp phần điều hòa khí hậu, làm trong lành không khí (cân bằng hàm lượng khí cac bô níc và ô xi, tạo độ ẩm cho môi trường, một mắc xích cho chu trình nước ), có ý nghĩa quan trọng đối tự nhiênvà con người -> HS có ý thức bảo vệ thực vậtvà phát triển cây xanh ở địa phương, trồng cây gây rừng
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Học sinh: Ôn lại kiến thức về Lá, sự vận chuyển các chất của rễ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
(?) Lá cây chế tạo ra tinh bột trong điều kiện nào? Mô tả lại thí nghiệm để chứng minh?
4 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 16/07/2022 | Lượt xem: 246 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 24: Quang hợp (Tiếp theo) - Nguyễn Thị Kim Tuyến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:4/11/2013
Tiết 24
Quang hợp (tiếp)
* Chuẩn kiến thức
- Giải thích được quang hợp là quá trình lá cây hấp thụ ánh sáng mặt trời để biến đổi chất vô cơ (nước, CO2, muối khoáng) thành chất hữu cơ (đường, tinh bột) và thải ô xi làm không khí luôn được cân bằng.
- Giải thích việc trồng cây cần chú ý đến mật độvà thời vụ.
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- HS vận dụng kiến thức đã học và kĩ năng phân tích thí nghiệm để biết được những chất Lá cần sử dụng để chế tạo tinh bột.
- HS phát biểu được khái niệm đơn giản về quang hợp.
- Viết được sơ đồ tóm tắc quá trình quang hợp.
- í nghĩa của hợp ở cõy xanh
2. Kỹ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích thí nghiệm.
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm và hoạt động cá nhân.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức bảo vệ cây xanh.
- Giáo dục ý thức yêu thích môn học.
*GDMT: Lồng ghép, liên hệ
- Quang hợp góp phần điều hòa khí hậu, làm trong lành không khí (cân bằng hàm lượng khí cac bô níc và ô xi, tạo độ ẩm cho môi trường, một mắc xích cho chu trình nước ), có ý nghĩa quan trọng đối tự nhiênvà con người -> HS có ý thức bảo vệ thực vậtvà phát triển cây xanh ở địa phương, trồng cây gây rừng
II. Đồ dùng dạy học
- Học sinh: Ôn lại kiến thức về Lá, sự vận chuyển các chất của rễ.
III. Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
(?) Lá cây chế tạo ra tinh bột trong điều kiện nào? Mô tả lại thí nghiệm để chứng minh?
2. Bài mới
* Giới thiệu bài
HOẠT Đệ̃NG GV - HS
NỘI DUNG GHI BẢNG
gv
Như vậy, qua bài trước chúng ta đã biết được rằng khi có ánh sáng thì Lá cây có thể tạo ra tinh bột và nhả khí Oxi ra môi trường. Vậy để chế tạo những chất đó thì Lá cây cần dùng những chất gì?
Tiết 24
Quang hợp (tiếp)
Hoạt động 1: Tìm hiểu cây cần những chất gì để chế tạo tinh bột?
- Mục tiêu: Thông qua thí nghiệm, HS biết được cây cần: nước, khí cácboníc, ánh sáng, diệp lục để chế tạo ra tinh bột.
HOẠT Đệ̃NG GV - HS
NỘI DUNG GHI BẢNG
1. Cây cần những chất gì để chế tạo tinh bột?
Gv
Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin 1-SGK/70.
(?)
Để chế tạo ra tinh bột thì Lá cây cần chất gì?
Hs
Để chế tạo ra tinh bột thì Lá cây cần nước.
Gv
Nước được lấy từ đất nhờ lông hút và vận chuyển lên Lá qua mạch gỗ.
Gv
Như vậy để chế tạo ra tinh bột thì Lá cây cần nước, ngoài nước ra thì Lá cây cần chất nào khác? Để giải đáp được câu hỏi đó ta hãy tìm hiểu thí nghiệm sau.
a. Thí nghiệm
Gv
Yêu cầu HS độc lập quan sát H21.5 và đọc thông tin trong SGK/70, 71 để nhận biết các bước thí nghiệm?
- Các bước thí nghiệm: SGK
Hs
Tự nghiên cứu hình và thông tin SGK để biết được các bước thí nghiệm.
(?)
Nêu các bước thí nghiệm?
Hs
Gv
Chiếu các bước thí nghiệm và yêu cầu HS đọc lại:
- Đặt 2 chậu cây vào chỗ tối trong 2 ngày.
- Đặt mỗi chậu cây lên một tấm kính ướt.
- Dùng 2 chuông thuỷ tinh A và B úp ra ngoài mỗi chậu cây.
- Cho thêm vào chuông A 1 cốc nước vôi trong.
- Đặt cả 2 chuông thí nghiệm ra nơi có nắng.
- Sau 5-6h ngắt Lá của mỗi cây để thử tinh bột bằng dung dịch Iôt loãng
Gv
Cho HS quan sát thí nghiệm ở bước cho 2 cây vào chỗ tối.
(?)
Cho 2 chậu cây vào chỗ tối trong 2 ngày nhằm mục đích gì?
Hs
Để tinh bột ở Lá bị tiêu hết.
Gv
Người ta để 2 chậu cây ở nơi tối trong 2 ngày để cây sử dụng hết tinh bột ở trong Lá từ đó kết quả thu được sẽ chính xác.
Gv
Cho HS quan sát tiếp thí nghiệm đến bước cho thêm vào chuông A một cốc nước vôi trong.
(?)
Người ta cho một cốc nước vôi trong vào chuông A nhằm mục đích gì?
Hs
Để nước vôi trong hấp thụ hết khí cácboníc của không khí trong chuông
Gv
Chúng ta biết rằng trong thành phần của không khí có khí cácboníc và người ta đã cho vào chuông A một cốc nước vôi trong để nó hấp thụ hết khí này trong chuông. Như vậy ở trong chuông A sẽ không có khí Cacbonic còn trong chuông B do không có nước vôi trong nên vẫn có khí Cacbonic.
Gv
Cho HS quan sát tiếp thí nghiệm à thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi mục s - SGK/72.
(?)
Điều kiện thí nghiệm của cây trong chuông A khác với cây trong chuông B ở điểm nào?
Hs
Cây trong chuông B trồng trong điều kiện có khí cacbonic còn cây trong chuông A trồng trong điều kiện không có khí Cacbonic.
(?)
Lá cây trong chuông nào không thể chế tạo được tinh bột? Vì sao em biết?
- Kết quả:
HS
Lá cây trong chuông A không thể chế tạo được tinh bột. Vì khi cho Lá cây vào thử tinh bột trong dung dịch Iôt thì chỉ có Lá cây ở chuông B xuất hiện màu xanh tím đặc trưng.
Lá cây trong chuông B chế tạo ra tinh bột còn Lá cây trong chuông A không chế tạo được tinh bột.
(?)
Từ kết quả đó ta có thể rút ra được kết luận gì?
Hs
b Kết luận: Không có khí cacbonic thì Lá cây không thể chế tạo được tinh bột.
Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm về quang hợp.
- Mục tiêu: HS nắm được khái niệm về quang hợp, viết sơ đồ quang hợp.
HOẠT Đệ̃NG GV - HS
NỘI DUNG GHI BẢNG
2. Khái niệm về quang hợp
Gv
Yêu cầu HS nghiêm cứu thông tin SGK/72 và trả lời câu hỏi mục s-SGK/72.
(?)
Viết sơ đồ quá trình quang hợp?
Hs
(?)
Từ sơ đồ trên, Lá cây sử dụng những nguyên liệu nào để chế tạo tinh bột? Những nguyên liệu đó được lấy từ đâu?
Hs
- Nước: do rễ cây hút lên.
- Khí cacbonic: Lá lấy từ không khí
(?)
Lá chế tạo được tinh bột trong điều kiện nào?
Hs
Nhờ có chất diệp lục trong Lá và dưới tác dụng của sánh sáng mặt trời.
(?)
à Quang hợp là gì?
- Khái niệm:
Hs
Quang hợp là quá trình Lá cây nhờ có chất diệp lục, sử dụng nước, khí cácboníc và năng lượng của ánh sáng mặt trời để chế tạo ra tinh bột và nhả ra khí Ôxi.
- Sơ đồ quá trình quang hợp:
Khí Ôxi
(Lá nhả ra ngoài
môi trường)
Nước
(rễ hút
từ đất)
Khí Cacbonic
(Lá lấy từ
không khí)
Tinh bột
(trong Lá)
ánh sáng
Chất diệp lục
+
+
Gv
Giới thiệu: Từ tinh bột cùng với muối khoáng hoà tan, Lá cây còn chế tạo được nhiều loại chất hữu cơ khác cần thiết cho cây, nhưng khí chế tạo những chất này, Lá cây không cần ánh sáng như chế tạo ra tinh bột.
Gv
Yêu cầu HS đọc kết luận chung.
* Kết luận chung: SGK
3. Củng cố
-Trả lời câu hỏi 3 (SGK/72)
4. Hướng dẫn về nhà
- Học bài, làm bài tập vào VBT.
- Đọc “Em có biết”
File đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_6_tiet_24_quang_hop_tiep_theo_nguyen_th.doc