Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 23: Tôm sông (Bản hay)

I. Mục tiêu bài học:

- HS biết được vì sao tôm sông xếp vào lớp giáp xác thuộc ngành chân khớp. Giải thích được các đặc điểm cấu tạo ngoài tôm thích nghi với đời sống ở nước. Trình bày được đặc điểm dinh dưỡng sinh sản của tôm.

- Rèn kĩ năng quan sát tranh và mẫu, kĩ năng làm việc theo nhóm.

- GD ý thức yêu thích bộ môn.

II. Chuẩn bị:

- Tranh cấu tạo ngoài của tôm- Mẫu vật tôm sông

- Bảng phụ ghi nội dung bảng 1

- Mỗi nhóm mang tôm sông, tôm chín.

III. Tiến trình lên lớp:

1) ổn định lớp ( 1)

2) Kiểm tra bài cũ: (6)

? Nêu đặc điểm chung của ngành thân mềm và vai trò của ngành thân mềm

3) Bài mới:

Giới thiệu bài mới: chân khớp là một ngành khá quen thuộc với chúng ta. Tuy nhiên chúng ta cần biết chúng gồm những đại diện nào và vai trò của chúng ra sao.

 

doc2 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 16/07/2022 | Lượt xem: 233 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 23: Tôm sông (Bản hay), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án tuần 12 Chương V: ngành chân khớp Lớp giáp xác Tiết 23 Tôm sông I. Mục tiêu bài học: - HS biết được vì sao tôm sông xếp vào lớp giáp xác thuộc ngành chân khớp. Giải thích được các đặc điểm cấu tạo ngoài tôm thích nghi với đời sống ở nước. Trình bày được đặc điểm dinh dưỡng sinh sản của tôm. - Rèn kĩ năng quan sát tranh và mẫu, kĩ năng làm việc theo nhóm. - GD ý thức yêu thích bộ môn. II. Chuẩn bị: - Tranh cấu tạo ngoài của tôm- Mẫu vật tôm sông - Bảng phụ ghi nội dung bảng 1 - Mỗi nhóm mang tôm sông, tôm chín. III. Tiến trình lên lớp: 1) ổn định lớp ( 1’) 2) Kiểm tra bài cũ: (6’) ? Nêu đặc điểm chung của ngành thân mềm và vai trò của ngành thân mềm 3) Bài mới: Giới thiệu bài mới: chân khớp là một ngành khá quen thuộc với chúng ta. Tuy nhiên chúng ta cần biết chúng gồm những đại diện nào và vai trò của chúng ra sao.... Thời gian Nội dung Phương pháp thực hiện *Hoạt động 1: Tìm hiểu Cấu tạo ngoài và di chuyển . a) cấu tạo ngoài. * Cơ thể tôm gồm: - Đầu ngực: + Mắt, râu: Định hướng phát hiện mồi . + Chân hàm: Giữ và xở lí mồi + Chân ngực: Bò và bắt mồi - Bụng: + Chân bụng: Bơi, giữ thăng bằng, ôm trứng( con cái). + Tấm lái: Lái giúp tôm nhảy. b) Di chuyển - Bò - Bơi: tiến lùi - Nhảy. *Hoạt động 2: Tìm hiểu về dinh dưỡng và sinh sản 2) Dinh dưỡng. - Tiêu hóa: + Tôm ăn tạp hoạt động về đêm . + Thức ăn được tiêu hóa ỏ dạ dày, hấp thụ ở ruột. - Hô hấp thở bằng mang - Bài tiết: Qua tuyến bài tiết. 3) Sinh sản - Tôm phân tính: + Con đực càng to + Con cái ôm trứng bảo vệ. - Lớn lên qua lột xác nhiều lần * Hoạt động 3: Tổng kết dặn dò - GV hướng dẫn HS quan sát mẫu tôm→ thảo luạn nhóm các câu hỏi : + Cơ thể tôm gồm mấy phần ? + Nhận xét màu sắc vỏ tôm ? + Bóc một vài khoanh vỏ→ nhận xét độ cứng. - GV chốt lại kiến thức . - GV cho HS quan sát tôm sống ở các địa điểm khác nhau→ giải thích ý nghĩa hiện tượng tôm có màu sắc khác nhau? + Khi nào tôm có màu hồng ? * Các phần phụ và chức năng . - GV yêu cầu HS quan sát tôm theo các bước : + Quan sát mẫu đối chiếu H22.1 SGK xác định tên vị trí các phần phụ trên con tôm? + Quan sát tôm hoạt động để xác định chức năng phần phụ - GV yêu cầu HS hoàn thành bảng 1 SGK tr.75. - GV treo bảngphụ gọi HS dán các mảnh giấy rời. - GV gọi HS nhắc lại tên, chức năng các phần phụ. * Di chuyển : - Tôm có những hình thức di chuyển nào ? + Hình thức nào thể hiện bản năng tự vệ của tôm? - GV cho HS thảo luận các câu hỏi + Tôm kiếm ăn vào thời gian nào trong ngày? thức ăn của tôm là gì ? + Vì sao người ta dùng thính thơm để làm mồi cất vó tôm ? - GV cho HS đọc thông tin SGK chốt lại kiến thức. - GV cho HS quan sát tôm→ phân biệt đâu là tôm đực tôm cái - thảo luận + Tôm mẹ ôm trứng có ý nghĩa gì ? + Vì sao ấu trùng tôm phải lột xác nhiều lần để lớn lên? Yêu cầu hs đọc phần kết luận sgk Trả lời các câu hỏi sgk Học bài theo câu hỏi SGK Chuẩn bị thực hành: Tôm còn sống 2 con/ nhóm

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_7_tiet_23_tom_song_ban_hay.doc
Giáo án liên quan