I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS hiểu được đặc điểm cấu tạo mang tôm, hệ tiêu hoá, hệ thần kinh.
- Giải thích được đặc điểm thích nghi với đời sống.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng mổ động vật không xương sống.
- Biết sử dụng dụng cụ mổ.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức cẩn thận, làm việc khoa học.
- Giáo dục lòng yêu thích bộ môn.
II – CÁC KĨ NĂNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC:
- Kĩ năng hợp tác trong nhóm. Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm được phân công.
- Kĩ năng quản lí thời gian.
III – CÁC PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC:
- Thực hành – thí nghiệm, trực quan, vấn đáp – tìm tòi.
3 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 12/07/2022 | Lượt xem: 281 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 24, Bài 23: Thực hành mổ và quan sát tôm sông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp 7D. Tiết TKB: Ngày giảng:..tháng 10 năm 2012. Sĩ số: 23 vắng: ......
TIẾT 24. BÀI 23: THỰC HÀNH:
MỔ VÀ QUAN SÁT TÔM SÔNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS hiểu được đặc điểm cấu tạo mang tôm, hệ tiêu hoá, hệ thần kinh.
- Giải thích được đặc điểm thích nghi với đời sống.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng mổ động vật không xương sống.
- Biết sử dụng dụng cụ mổ.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức cẩn thận, làm việc khoa học.
- Giáo dục lòng yêu thích bộ môn.
II – CÁC KĨ NĂNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC:
- Kĩ năng hợp tác trong nhóm. Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm được phân công.
- Kĩ năng quản lí thời gian.
III – CÁC PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC:
- Thực hành – thí nghiệm, trực quan, vấn đáp – tìm tòi.
IV. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Tranh vẽ cấu tạo ngoài của tôm sông, bộ đồ mỗ cho 4 tổ
2. Học sinh:
- Xem trước cách mổ tôm sông, vật mẫu: tôm sông
V. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra việc đem mẫu vật của các nhóm
2. Bài mới:
- Tôm được chọn làm đại diện của lớp giáp xác nói riêng, ngành chân khớp nói chung. Tôm tương đối dễ mổ, quan sát và có cấu tạo rất tiêu biểu.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
HOẠT ĐỘNG 1: (10/)
Mổ và quan sát mang tôm
- GV nêu mục đích thực hành và hướng dẫn HS thực hành trên tranh vẽ
- HS thực hành:
+ Mổ khoang mang tôm theo 2 bước hướng dẫn
1. Yêu cầu
- Cũng cố mổ ĐVKXS
- Nêu đặc điểm thích nghi của lá mang với chức năng hô hấp dưới nước ?
- HD HS trả lời, tiểu kết
+ Khẽ gỡ 1 chân ngực kèm theo lá mang ở gốc
+ Dùng kính lúp để quan sát.
+ Chú thích vào hình vẽ (ở vở bài tập)
- HS thảo luận nhóm
2. Dụng cụ thực hành
- GV chuẩn bị theo SGK.
- HS chuẩn bị mẫu vật theo nhóm.
3. Đối tượng thực hành:
- Tôm sông
HOẠT ĐỘNG 2: (25/)
Mổ và quan sát cơ quan tiêu hoá
- GV nêu mục đích thực hành, giới thiệu tranh vẽ thể hiện cách mổ và yêu cầu HS trình bày cách tiến hành
- GV hướng dẫn HS thực hành:
+ Cách găm đinh ghim
+ Cách mổ bằng kéo
- GV kiểm tra trên mẫu
- Chú thích vào hình vẽ các phần: hạch não, vòng hầu, chuỗi thần kinh ngực và bụng
- GV hướng dẫn HS viết thu hoạch.
- HS trình bày cách tiến hành
- HS thực hành:
+ Găm con tôm nằm sấp trong khay mổ bằng 4 đinh ghim
+ Mổ theo các bước hướng dẫn trên tranh vẽ
+ Đổ nước ngập cơ thể tôm
+ Dùng kẹp khẽ nâng tấm lưng vừa cắt bỏ ra ngoài
+ Dùng kéo và kẹp gỡ bỏ toàn bộ nội tạng và quan sát.
- HS chú thích
- HS ghi chép
4. Các bước tiến hành
- Tôm sông: rửa sạch khay – làm chết bằng hoá chất – dùng dao mổ theo hướng dẫn sgk 23.1.
- Lấy chân ngực có mang ra – dùng kính lúp quan sát ba bộ phận cấu tạo của mang: có lông phủ, thành túi mang mỏng, bám vào gốc chân ngực.
5. Thu hoạch
3. Kiểm tra – đánh giá: (4/)
- HS chú thích các hình vẽ ở bảng
- Trình bày đặc điểm thích nghi với chức năng hô hấp dưới nước của mang tôm ?
- Đánh giá buổi thực hành: Tinh thần chuẩn bị, kỉ luật trong thực hành, kết quả đạt được
4. Hướng dẫn về nhà: (1/)
- Kể tên 1 số Giáp xác khác, nêu vài đặc điểm của nó
- Chuẩn bị mẫu vật là con cua đồng
File đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_7_tiet_24_bai_23_thuc_hanh_mo_va_quan_s.doc