Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 35: Cấu tạo trong của cá chép - Nguyễn Xuân Thùy

1.MỤC TIÊU

1.1.Kiến thức :

 -Biết được những đặc điểm cấu tạo, chức năng của các hệ cơ quan tiêu hoá, tuần hoàn, hô hấp, bài tiết, thần kinh của cá chép.

 -Giải thích được những đặc điểm cấu tạo trong phù hợp, thích nghi với đời sống ở nước.

1.2. Kỹ năng:

 -Rèn kĩ năng quan sát, phân tích tranh tự rút ra kết luận bài.

 -Rèn kỹ năng hoạt động, thảo luận nhóm.

1.3.Thái độ :

- Giáo dục HS ý thức hơn trong học tập và yêu thích bộ môn.

2. TRỌNG TÂM

 - Các cơ quan dinh dưỡng

3.CHUẨN BỊ

3.1.Giáo viên :

- Tranh Sơ đồ hệ tuần hoàn của cá, tranh cấu tạo trong cá chép. Mô hình bộ não cá

3.2.Học sinh :

- Dụng cụ học tập, tập ghi bài, SGK sinh 7

 - Kiến thức cũ cần ôn: Cấu tạo các hệ cơ quan trong cơ thể cá

 

doc3 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 16/07/2022 | Lượt xem: 235 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 35: Cấu tạo trong của cá chép - Nguyễn Xuân Thùy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 33 - Tiết : 35 Tuần dạy : 18 CẤU TẠO TRONG CỦA CÁ CHÉP 1.MỤC TIÊU 1.1..Kiến thức : -Biết được những đặc điểm cấu tạo, chức năng của các hệ cơ quan tiêu hoá, tuần hoàn, hô hấp, bài tiết, thần kinh của cá chép. -Giải thích được những đặc điểm cấu tạo trong phù hợp, thích nghi với đời sống ở nước. 1.2. Kỹ năng: -Rèn kĩ năng quan sát, phân tích tranh tự rút ra kết luận bài. -Rèn kỹ năng hoạt động, thảo luận nhóm. 1.3.Thái độ : - Giáo dục HS ý thức hơn trong học tập và yêu thích bộ môn. 2. TRỌNG TÂM - Các cơ quan dinh dưỡng 3.CHUẨN BỊ 3.1.Giáo viên : - Tranh Sơ đồ hệ tuần hoàn của cá, tranh cấu tạo trong cá chép. Mô hình bộ não cá 3.2.Học sinh : - Dụng cụ học tập, tập ghi bài, SGK sinh 7 - Kiến thức cũ cần ôn: Cấu tạo các hệ cơ quan trong cơ thể cá 4.TIẾN TRÌNH 4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện : Lớp 7A1; Lớp 7A2..; Lớp 7A3 4.2.Kiểm tra miệng 4.3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC HĐ1:Tìm hiểu cấu tạo, hoạt động của hệ tiêu hoá GV: yêu cầu HS nghiên cứu thông tin sgk và chia nhóm thảo luận trả lời câu hỏi ?Hệ tiêu hoá của cá gồm những thành phần nào? (ống tiêu hoá và tuyến tiêu hoá ) ?Chức năng của mỗi thành phần? ( ND thực hành) HS: nhớ lại kiến thức ở baì thực hành mổ cá, chia nhóm thảo luận trả lời câu hỏi. HS:Đại diện nhóm phát biểu, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV: chốt lại kiến thức đúng và hướng dẫn HS rút ra kết luận. HĐ2:Tìm hiểu hệ tuần hoàn và hệ hô hấp ?Cơ quan hô hấp của cá là gì? ( Mang) ?Đặc điểm cấu tạo của mang cá?Chức năng? ?Hãy giải thích cử động há ngậm liên tiếp của miệng kết hợp với những cử động khép mở liên tục của nắp mang cá?( cá há miệng, nước từ ngoài vào, mang đóng lại giữ nước có ôxi thực hiện trao đổi khí.Cá ngậm miệng nắp mang mở đưa nước ra ngoài) ?Tại sao trong các bể nuôi cá, người ta thường thả thêm rong hoặc cây thuỷ sinh? (Cá hô hấp thải cacbonic cho cây quang hợp, cây quang hợp thải ôxi cho cá hô hấp) GV: treo tranh sơ đồ hệ tuần hoàn cá hướng dẫn HS quan sát( xác định các ngăn tim, các mũi tên màu đỏ chỉ chiều vận chuyển máu trong vòng tuần hoàn GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm thực hiện bài tập điền từ mục 2/108 SGK HS: quan sát tranh, thực hiện bài tập điền từ, 2 nhóm phát biểu đáp án của bài tập điền từ . * Yêu cầu thực hiện được: 1-tâm nhĩ, 2-tâm thất, 3-động mạch chủ bụng 4-các động mạch mang, 5-động mạch chủ lưng 6-mao mạch ở các cơ quan, 7-tĩnh mạch, 8-tâm nhĩ HS: lên chỉ vào sơ đồ hệ tuần hoàn cá, trình bày sự vận chuyển máu trong vòng tuần hoàn. HĐ3:Tìm hiểu cơ quan bài tiết GV: yêu cầu hS nghiên cứu thông tin mục 3/108, trả lời câu hỏi: Vị trí, chức năng của thận? HS: nghiên cứu thông tin mục 3, nhớ lại kiến thức đã học ở bài thực hành tiết 34 trả lời câu hỏi. HS: phát biểu cho ra đáp án đúng. HĐ4:Tìm hiểu thần kinh và giác quan GV: hướng dẫn HS quan sát mô hình não cá(chú ý vị trí các thành phần của não, dây thân kinh) GV: yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục II/108sgk, trả lời câu hỏi ? Hệ thần kinh cá gồm những bộ phận nào? (Hệ TK gồm: não, tuỷ sống và các dây thần kinh) ?Bộ não cá chép gồm mấy phần? HS: dựa vào thông tin mục II SGK trả lời câu hỏi. GV: chốt lại kiến thức đúng và bổ sung thêm chức năng của từng phần não. GV: yêu cầu HS dựa vào thông tin đoạn 2 mục II/109 trả lời câu hỏi: ? Ở cá có những giác quan quan trọng nào? Chức năng của từng giác quan? HS: nghiên cứu thông tin/109 SGK trả lời câu hỏi, các HS khác nhận xét, bổ sung. GV: bổ sung thêm vị trí, vai trò của cơ quan đường bên :Là một đường hợp bởi những lỗ nhỏ trên vảy kéo dài từ xương nắp mang đến vây đuôi.Nhờ cơ quan đường bên mà dù cá mù vẫn có thể tìm được mồi. I.CÁC CƠ QUAN DINH DƯỠNG 1. Hệ tiêu hóa +Ống tiêu hoá gồm:Miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột, hậu môn. +Tuyến tiêu hoá: Gan, tuyến ruột +Chức năng: Biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng, thải bã. *Bóng hơi thông với thực quản giúp cá chìm nổi trong nước dễ dàng 2.Tuần hoàn và hô hấp a/ Hệ hô hấp -cá hô hấp bằng mang.Mang gồm nhiều lá mang chứa nhiều mạch máu -Chức năng: Trao đổi khí b/Hệ tuần hoàn -Tim hai ngăn: một tâm nhĩ một tâm thất -Hệ mạch gồm:động mạch, tĩnh mạch, mao mạch -Máu lưu thông theo một vòng tuần hoàn kín 3.Bài tiết -Có hai quả thận màu đỏ nằm sát hai bên cột sống. Thận cá thuộc thận giữa( không còn liên hệ với khoang cơ thể, chất bài tiết theo ống dẫn) -Chức năng lọc từ máu các chất không cần thiết đưa ra ngoài II.HỆ THẦN KINH VÀ GIÁC QUAN 1. Hệ thần kinh +Bộ não nằm trong hợp sọ +Tuỷ sống nằm trong cột sống +Dây thần kinh đi từ não và tuỷ sống đến các cơ quan * Cấu tạo não cá gồm 5 phần: -Não trước kém phát triển -Não trung gian -Não giữa lớn -Tiểu não phát triển phối hợp các hoạt động phức tạp khi bơi -Hành tuỷ 2.Giác quan -Mắt cá chỉ nhìn được vật ở gần -Mũi đánh hơi tìm mồi -Cơ quan đường bên giúp cá nhận bết được những kích thích về áp lực dòng nước, vật cản 4.4.Câu hỏi, bài tập củng cố Nêu các cơ quan bên trong của cá thể hiện sự thích nghi với đời sống và hoạt động trong môi trường nước? (Cấu tạo mang thích hợp với chức năng trao đổi khí trong môi trường nước Bóng hơi giúp cá chìm nổi trong nước dễ dàng) GV giải thích thêm :Mặc dù bóng hhơi thông với thực quản nhưng sự phồng, xẹp của bóng hơi không phải do cá đớp hay nhả không khí mà do thành trong của bóng hơi có nhiều mạch máu và đám tế bào tuyến khí có khả năng hấp thụ hoặc tiết ra khí làm bóng hơi phồng hay xẹp, tạo điều kiện cho cá chìm nổi dễ dàng). +Tuy nhiên bóng hơi không phải là cơ quan thật cần thiết, một số loài cá thiếu bóng hơi vẫn có thể bơi lặn giỏi như cá mập. 4.5. Hướng dẫn HS tự học * Tiết học này : - Học bài,trả lời 2 câu hỏi SGK /109. -Vẽ hình sơ đồ hệ tuần hoàn và sơ đồ não cá vào tập học *Tiết học sau : - Tìm hiểu và nghiên cứu nội dung bài: “Sự đa dạng và đặc điểm chung của cá” - Quan sát tranh hình 34.1 - 34.7 sgk/ 110 - Kẻ bảng sgk/ 111. - Dự đáon trả lời các câu hỏi thảo luận sgk/111 5. RÚT KINH NGHIỆM . . . .

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_7_tiet_35_cau_tao_trong_cua_ca_chep_ngu.doc
Giáo án liên quan